Chiều Hôm Nhớ Nhà - Tài liệu tổng hợp

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi tiếng trong nền thơ Nôm Việt Nam thế kỷ XIX. Bài thơ này thể hiện nỗi buồn, lòng nhớ nhà của những người xa xứ, một chủ đề phổ biến trong văn hóa Việt. Bài thơ đã để lại nhiều dư ba trong lòng bạn đọc: "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
3 trang 11 giờ trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chiều Hôm Nhớ Nhà - Tài liệu tổng hợp

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi tiếng trong nền thơ Nôm Việt Nam thế kỷ XIX. Bài thơ này thể hiện nỗi buồn, lòng nhớ nhà của những người xa xứ, một chủ đề phổ biến trong văn hóa Việt. Bài thơ đã để lại nhiều dư ba trong lòng bạn đọc: "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi tiếng trong
nền thơ Nôm Việt Nam thế kỷ XIX. Bài thơ này thể hiện nỗi buồn, lòng nhớ nhà của những
người xa xứ, một chủ đề phổ biến trong văn hóa Việt. Bài thơ đã để lại nhiều dư ba trong lòng
bạn đọc:
"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".
Tận dụng vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn để tạo nên bức tranh đẹp và u buồn, hòa mình vào
không khí dễ thương của làng quê. Người làm thơ biểu lộ sự đau khổ và nhớ nhà qua việc
nhắc nhở về hương sắc của làng quê, làm đẩy lực người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc
với quê hương. Bài thơ không chỉ là bức tranh về cảnh đẹp của chiều hôm, mà còn là biểu
tượng cho tâm hồn những người xa xứ, những kẻ lưu lạc, những người mang theo nỗi nhớ về
quê hương trong lòng.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề với hình ảnh ánh hoàng hôn trên bức tranh của một buổi chiều
viễn xứ:
"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn "
Tác giả sử dụng hai chữ "bảng lảng" để mô tả ánh sáng của hoàng hôn, tạo nên một bức tranh
tinh tế và độc đáo. Từ "bảng lảng" có ý chỉ sự mơ hồ, không rõ ràng, tạo ra một hiệu ứng ánh
sáng lờ mờ. Trong bức tranh của tác giả, ánh hoàng hôn bao phủ cả không gian gần xa, làm
cho mọi thứ trở nên mơ hồ và mịn màng. Điều này không chỉ tạo nên một bối cảnh đẹp mắt mà
còn làm nổi bật sự huyền bí và thấm đẫm cảm xúc của buổi chiều. Ngoài ra, sự chuyển động
của thời gian và không gian cũng được thể hiện qua tiếng ốc và tiếng trống đồn. Tiếng ốc "xa
đưa vẳng" như là giọng hát của khoảnh khắc, một âm thanh buồn bã và xa vời, tăng cường
thêm vào cảm xúc của người đọc. Tiếng trống đồn trên chòi cao càng làm cho không gian trở
nên lớn lên, khiến nỗi buồn của lữ khách trở nên sâu sắc hơn. Bà Huyện Thanh Quan đã tận
dụng ngôn từ và âm thanh một cách khéo léo, để lại ấn tượng sâu sắc về cảm xúc và vẻ đẹp
của hoàng hôn trong lòng người đọc.
Trong cảnh chiều ấy, con người hiện ra:
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Chiều tà, ngư ông cùng con thuyền nhẹ trôi theo dòng sông về viễn phố (bến xa) với tâm trạng
của một "ngư ông" - ông chài nhàn hạ, thoải mái. Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn
của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi. Cùng lúc đó, lũ trẻ đưa trâu về
chuồng, trở lại "cô thôn", cử chỉ "gõ sừng" của mục đồng thật hồn nhiên, vô tư, yêu đời. Đó là
hai nét vẽ về con người, hai bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã vô cùng thân thuộc đáng yêu.
Hai câu luận tiếp theo mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ vơ của người lữ khách trên
nẻo đường tha hương nghìn dặm.
"Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu, sương sa khách bước dồn".
Ngàn mái xào xạc trong "gió cuốn"; gió mỗi lúc một mạnh. Cánh chim mỏi bay gấp về rừng tìm
tổ. Sương sa mù mịt dặm liễu. Và trên con đường sương gió ấy, lạnh lẽo ấy chỉ có một người
lữ khách, một mình một bóng đang "bước dồn" tìm nơi nghỉ trọ. Hai hình ảnh "chim bay mỏi" và
"khách bước dồn" là hai nét vẽ đăng đôi, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc
lõng giữa ”gió cuốn" và "sương sa", đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê
gớm. Câu thơ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Đảo ngữ làm nổi bật cái bao la của
nẻo đường xa miền đất lạ
Hai câu kết hội tụ, dồn nén lại tình thương nhớ. Nữ sĩ cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết:
"Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".
Chương Đài là điển tích nói về chuyện li biệt, nhớ thương, tan hợp của lứa đôi Hàn Hoành và
Liễu thị đời nhà Hán xa xưa. Bà Huyện Thanh Quan đã vận dụng điển tích ấy một cách sáng
tạo. "Chương Đài" và "lữ thứ" trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn li biệt
của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày
một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai
cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. "Hàn ôn” là nóng lạnh, "nỗi
hàn ôn" là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi
buồn thương không sao kể xiết.
Bài thơ được làm theo thể thơ Đường luật mầu mực, phong vị cổ điển, lời ít ý nhiều cùng
với ngôn ngữ thơ điêu luyện, chắt lọc… Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ tinh tế mà
đượm buồn. Bên cạnh đó, nhà thơ Sử dụng điển cổ: Chương Đài để thể hiện sự mong mỏi xa
cách giữa tác giả và người thân, quê hương gia đình.
"Chiều hôm nhớ nhà" là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, chứa đựng tình cảm thương nhớ
và bâng khuâng. Bài thơ này là như một bức tranh sống động về không gian quê hương, với
những hình ảnh đẹp nhưng buồn bã về ngôi nhà cũ, con đường quen thuộc và những kỷ niệm
hạnh phúc. Bà Huyện Thanh Quan biểu đạt tâm trạng như một bức tranh với những chi tiết tinh
tế, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh để làm đậm chất lãng mạn và thơ mộng của bức tranh này.
| 1/3

Preview text:

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi tiếng trong
nền thơ Nôm Việt Nam thế kỷ XIX. Bài thơ này thể hiện nỗi buồn, lòng nhớ nhà của những
người xa xứ, một chủ đề phổ biến trong văn hóa Việt. Bài thơ đã để lại nhiều dư ba trong lòng bạn đọc:
"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".
Tận dụng vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn để tạo nên bức tranh đẹp và u buồn, hòa mình vào
không khí dễ thương của làng quê. Người làm thơ biểu lộ sự đau khổ và nhớ nhà qua việc
nhắc nhở về hương sắc của làng quê, làm đẩy lực người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc
với quê hương. Bài thơ không chỉ là bức tranh về cảnh đẹp của chiều hôm, mà còn là biểu
tượng cho tâm hồn những người xa xứ, những kẻ lưu lạc, những người mang theo nỗi nhớ về quê hương trong lòng.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề với hình ảnh ánh hoàng hôn trên bức tranh của một buổi chiều viễn xứ:
"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn "
Tác giả sử dụng hai chữ "bảng lảng" để mô tả ánh sáng của hoàng hôn, tạo nên một bức tranh
tinh tế và độc đáo. Từ "bảng lảng" có ý chỉ sự mơ hồ, không rõ ràng, tạo ra một hiệu ứng ánh
sáng lờ mờ. Trong bức tranh của tác giả, ánh hoàng hôn bao phủ cả không gian gần xa, làm
cho mọi thứ trở nên mơ hồ và mịn màng. Điều này không chỉ tạo nên một bối cảnh đẹp mắt mà
còn làm nổi bật sự huyền bí và thấm đẫm cảm xúc của buổi chiều. Ngoài ra, sự chuyển động
của thời gian và không gian cũng được thể hiện qua tiếng ốc và tiếng trống đồn. Tiếng ốc "xa
đưa vẳng" như là giọng hát của khoảnh khắc, một âm thanh buồn bã và xa vời, tăng cường
thêm vào cảm xúc của người đọc. Tiếng trống đồn trên chòi cao càng làm cho không gian trở
nên lớn lên, khiến nỗi buồn của lữ khách trở nên sâu sắc hơn. Bà Huyện Thanh Quan đã tận
dụng ngôn từ và âm thanh một cách khéo léo, để lại ấn tượng sâu sắc về cảm xúc và vẻ đẹp
của hoàng hôn trong lòng người đọc.
Trong cảnh chiều ấy, con người hiện ra:
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Chiều tà, ngư ông cùng con thuyền nhẹ trôi theo dòng sông về viễn phố (bến xa) với tâm trạng
của một "ngư ông" - ông chài nhàn hạ, thoải mái. Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn
của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi. Cùng lúc đó, lũ trẻ đưa trâu về
chuồng, trở lại "cô thôn", cử chỉ "gõ sừng" của mục đồng thật hồn nhiên, vô tư, yêu đời. Đó là
hai nét vẽ về con người, hai bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã vô cùng thân thuộc đáng yêu.
Hai câu luận tiếp theo mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ vơ của người lữ khách trên
nẻo đường tha hương nghìn dặm.
"Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu, sương sa khách bước dồn".
Ngàn mái xào xạc trong "gió cuốn"; gió mỗi lúc một mạnh. Cánh chim mỏi bay gấp về rừng tìm
tổ. Sương sa mù mịt dặm liễu. Và trên con đường sương gió ấy, lạnh lẽo ấy chỉ có một người
lữ khách, một mình một bóng đang "bước dồn" tìm nơi nghỉ trọ. Hai hình ảnh "chim bay mỏi" và
"khách bước dồn" là hai nét vẽ đăng đôi, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc
lõng giữa ”gió cuốn" và "sương sa", đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê
gớm. Câu thơ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Đảo ngữ làm nổi bật cái bao la của
nẻo đường xa miền đất lạ
Hai câu kết hội tụ, dồn nén lại tình thương nhớ. Nữ sĩ cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết:
"Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".
Chương Đài là điển tích nói về chuyện li biệt, nhớ thương, tan hợp của lứa đôi Hàn Hoành và
Liễu thị đời nhà Hán xa xưa. Bà Huyện Thanh Quan đã vận dụng điển tích ấy một cách sáng
tạo. "Chương Đài" và "lữ thứ" trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn li biệt
của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày
một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai
cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. "Hàn ôn” là nóng lạnh, "nỗi
hàn ôn" là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi
buồn thương không sao kể xiết.
Bài thơ được làm theo thể thơ Đường luật mầu mực, phong vị cổ điển, lời ít ý nhiều cùng
với ngôn ngữ thơ điêu luyện, chắt lọc… Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ tinh tế mà
đượm buồn. Bên cạnh đó, nhà thơ Sử dụng điển cổ: Chương Đài để thể hiện sự mong mỏi xa
cách giữa tác giả và người thân, quê hương gia đình.
"Chiều hôm nhớ nhà" là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, chứa đựng tình cảm thương nhớ
và bâng khuâng. Bài thơ này là như một bức tranh sống động về không gian quê hương, với
những hình ảnh đẹp nhưng buồn bã về ngôi nhà cũ, con đường quen thuộc và những kỷ niệm
hạnh phúc. Bà Huyện Thanh Quan biểu đạt tâm trạng như một bức tranh với những chi tiết tinh
tế, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh để làm đậm chất lãng mạn và thơ mộng của bức tranh này.