Chính cương Đảng Cộng Sản Việt Nam - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam. Làm rõ nội dung của Chính cương 2/1951 Chính cương Đảng lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 có bố cục gồm ba chương: Chương I: Thế giới và Việt Nam; Chương II: Xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam; Chương III: Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
4 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chính cương Đảng Cộng Sản Việt Nam - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam. Làm rõ nội dung của Chính cương 2/1951 Chính cương Đảng lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 có bố cục gồm ba chương: Chương I: Thế giới và Việt Nam; Chương II: Xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam; Chương III: Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

47 24 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|47206521
lOMoARcPSD|47206521
3.1.2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam. Làm rõ nội dung của
Chính cương 2/1951
Chính cương Đảng lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 bố cục gồm ba
chương: Chương I: Thế giới và Việt Nam; Chương II: hội Việt Nam cách mạng
Việt Nam; Chương III: Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam.
Nội dung chính của Chính cương được thể hiện trên các phương diện sau:
Tính chất của Cách mạng Việt Nam
Giai đoạn này, Cách mạng Việt Nam có ba tính chất:
Dân chủ, nhân dân một phần thuộc địa nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang
đấu tranh lẫn nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ
nhân dân tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình
kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc,
cách mạng sản kiểu mới cách mạng sản) gọi cách mạng Việt Nam cách mạng
dân tộc, dân chủ, nhân dân. Đồng cTrường Chinh giải thích: Gọi cách mạng dân tộc
vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc. Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ
giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân. Gọi cách mạng nhân dân
do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy. Đồng thời, Chính cương còn khẳng định: Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa hội. Đây một quá
trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu xóa bỏ những di tích phong kiến nửa
phong kiến, thực hiện triệt để người cày ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ
dân chủ nhân dân.
Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên
thực hiện chủ nghĩa xã hội.
lOMoARcPSD|47206521
Ba giai đoạn này không tách rời nhau, liên hệ mật thiết, xen kẽ với nhau.
đường lối, chính sách của Đảng sẽ được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung ương
tiếp theo dựa trên thực tiễn lịch sử cách mạng.
Đối tượng của Cách mạng Việt Nam
Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể lúc này là đế quốc được đánh
dấu bằng sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải
đương đầu với kẻ thù chính thực dân đế quốc. Tiêu diệt được kẻ thù này chúng ta mới có
được độc lập dân tộc.
Trong nước, tàn của chế độ vẫn còn, chúng biến tướng thành tay sai phản
động. Đó là bè lũ phong kiến tay sai sẵn sàng bắt tay với giặc ngoại xâm mà ra sức chống
phá cách mạng. Chính vì thế, chúng ta phải sáng suốt nhận định kẻ thù của cách mạng để
đưa ra được những sách lược phù hợp.
Nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam
Trên sở nhận định kẻ thù mục tiêu của cuộc cách mạng, Đảng ta xác định
ba nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất cho quốc
gia, dân tộc
Thứ hai, Xoá bỏ những tàn tích phong kiến nửa phong kiến, làm cho người cày
có ruộng
Thứ ba, Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt hoàn thành
giải phóng dân tộc. Vì có giải phóng dân tộc thì mới chặt đứt được tay sai phong kiến. Có
độc lập dân tộc thì mới thể đi lên xây dựnghội chủ nghĩa để đem lại cuộc sống ấm
no cho nhân dân. hơn lúc nào hết, chúng ta phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng
chiến để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Lực lượng của Cách mạng Việt Nam
lOMoARcPSD|47206521
Đó tập hợp các lực lượng bao gồm các giai tầng yêu nước. Họ những người
công nhân bị bóc lột trong xưởng máy, người nông y bị cướp mất ruộng, tiểu
sản, tư sản dân tộc yêu nước, sẵn sàng vì cuộc chiến tranh chính nghĩa. Ngoài ra còn phải
quy tụ những thân (địa chủ) yêu nước tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp phần tử
đó họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là công nông, lao động trí óc.
Giai cấp công nhân giai cấp lãnh đạo cách mạng. Điều này được Chính cương
nêu rất rõ: "Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng lao động Việt Nam là
Đảng của giai cấp công nhân của nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng
phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực
hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa
số, thiểu số ở Việt Nam”.
Chính sách của Đảng
Để cụ thể hóa Đảng đưa ra 15 chính sách nhằm đẩy phát triển chế độ dân chủ nhân
dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa hội đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. 15
chính sách sự tổng hợp các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể bao gồm: (1) Kháng chiến; (2)
Chính quyền nhân dân; (3) Mặt trận dân tộc thống nhất; (4) Quân đội; (5) Kinh tế tài
chính; (6) Cải cách ruộng đất; (7) Vǎn hoá giáo dục; (8) Đối với tôn giáo; (9) Chính sách
dân tộc; (10) Đối với vùng tạm bị chiếm; (11) Ngoại giao; (12) Đối với Miên, Lào; (13)
Đối với ngoại kiều; (14) Đấu tranh cho hòa bình dân chủ thế giới; (15) Thi đua ái
quốc.
Như vậy, Chính cương đã xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa
đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này đế quốc Pháp bọn can thiệp Mỹ, bọn phong kiến
phản động, kẻ thù chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
Nhiệm vụ bản của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ đánh đuổi đế quốc xâm
lược, giành độc lập thống nhất thật sự cho dân tộc; xoá bỏ những tàn tích phong kiến
và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây
lOMoARcPSD|47206521
dựng sở cho chủ nghĩa hội. Ba nhiệm vụ đó quan hệ khăng khít với nhau, song
nhiệm vụ chính trước mắt lúc đó là hoàn thành giải phóng dân tộc.
Động lực của cách mạng nhân dân, bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu sản
thành thị, trí thức, tư sản dân tộc và những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Nền tảng
của nhân dân công nhân, nông dân trí thức. Người lãnh đạo giai cấp công nhân.
Đó một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa hội; một
quá trình đấu tranh lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn; các giai đoạn ấy không tách rời nhau
mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn một nhiệm vụ trung tâm,
phải tập trung lực lượng để thực hiện nhiệm vụ trung tâm đó. Chính cương cũng đã đề ra
các chính sách lớn để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở để kiến thiết quốc
gia.
| 1/4

Preview text:

lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521
3.1.2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam. Làm rõ nội dung của
Chính cương 2/1951
Chính cương Đảng lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 có bố cục gồm ba
chương: Chương I: Thế giới và Việt Nam; Chương II: Xã hội Việt Nam và cách mạng
Việt Nam; Chương III: Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam.
Nội dung chính của Chính cương được thể hiện trên các phương diện sau:
Tính chất của Cách mạng Việt Nam
Giai đoạn này, Cách mạng Việt Nam có ba tính chất:
Dân chủ, nhân dân và một phần thuộc địa nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang
đấu tranh lẫn nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ
nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình
kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc,
cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng
dân tộc, dân chủ, nhân dân. Đồng chí Trường Chinh giải thích: Gọi là cách mạng dân tộc
vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc. Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ
giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân. Gọi là cách mạng nhân dân vì nó
do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy. Đồng thời, Chính cương còn khẳng định: Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá
trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa
phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên
thực hiện chủ nghĩa xã hội. lOMoARcPSD|47206521
Ba giai đoạn này không tách rời nhau, mà liên hệ mật thiết, xen kẽ với nhau. Và
đường lối, chính sách của Đảng sẽ được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung ương
tiếp theo dựa trên thực tiễn lịch sử cách mạng.
Đối tượng của Cách mạng Việt Nam
Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể lúc này là đế quốc được đánh
dấu bằng sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải
đương đầu với kẻ thù chính thực dân đế quốc. Tiêu diệt được kẻ thù này chúng ta mới có
được độc lập dân tộc.
Trong nước, tàn dư của chế độ cũ vẫn còn, chúng biến tướng thành tay sai phản
động. Đó là bè lũ phong kiến tay sai sẵn sàng bắt tay với giặc ngoại xâm mà ra sức chống
phá cách mạng. Chính vì thế, chúng ta phải sáng suốt nhận định kẻ thù của cách mạng để
đưa ra được những sách lược phù hợp.
Nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam
Trên cơ sở nhận định kẻ thù và mục tiêu của cuộc cách mạng, Đảng ta xác định rõ
ba nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho quốc gia, dân tộc
Thứ hai, Xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng
Thứ ba, Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành
giải phóng dân tộc. Vì có giải phóng dân tộc thì mới chặt đứt được tay sai phong kiến. Có
độc lập dân tộc thì mới có thể đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa để đem lại cuộc sống ấm
no cho nhân dân. Và hơn lúc nào hết, chúng ta phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng
chiến để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Lực lượng của Cách mạng Việt Nam lOMoARcPSD|47206521
Đó là tập hợp các lực lượng bao gồm các giai – tầng yêu nước. Họ là những người
công nhân bị bóc lột trong xưởng máy, là người nông dày bị cướp mất ruộng, là tiểu tư
sản, tư sản dân tộc yêu nước, sẵn sàng vì cuộc chiến tranh chính nghĩa. Ngoài ra còn phải
quy tụ những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử
đó họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là công nông, lao động trí óc.
Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Điều này được Chính cương
nêu rất rõ: "Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng lao động Việt Nam là
Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là
phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực
hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa
số, thiểu số ở Việt Nam”.
Chính sách của Đảng
Để cụ thể hóa Đảng đưa ra 15 chính sách nhằm đẩy phát triển chế độ dân chủ nhân
dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. 15
chính sách là sự tổng hợp các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể bao gồm: (1) Kháng chiến; (2)
Chính quyền nhân dân; (3) Mặt trận dân tộc thống nhất; (4) Quân đội; (5) Kinh tế tài
chính; (6) Cải cách ruộng đất; (7) Vǎn hoá giáo dục; (8) Đối với tôn giáo; (9) Chính sách
dân tộc; (10) Đối với vùng tạm bị chiếm; (11) Ngoại giao; (12) Đối với Miên, Lào; (13)
Đối với ngoại kiều; (14) Đấu tranh cho hòa bình và dân chủ thế giới; (15) Thi đua ái quốc.
Như vậy, Chính cương đã xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa
đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ, bọn phong kiến
phản động, kẻ thù chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là đánh đuổi đế quốc xâm
lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xoá bỏ những tàn tích phong kiến
và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây lOMoARcPSD|47206521
dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Ba nhiệm vụ đó quan hệ khăng khít với nhau, song
nhiệm vụ chính trước mắt lúc đó là hoàn thành giải phóng dân tộc.
Động lực của cách mạng là nhân dân, bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản
thành thị, trí thức, tư sản dân tộc và những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Nền tảng
của nhân dân là công nhân, nông dân và trí thức. Người lãnh đạo là giai cấp công nhân.
Đó là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội; là một
quá trình đấu tranh lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn; các giai đoạn ấy không tách rời nhau
mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trung tâm,
phải tập trung lực lượng để thực hiện nhiệm vụ trung tâm đó. Chính cương cũng đã đề ra
các chính sách lớn để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở để kiến thiết quốc gia.