-
Thông tin
-
Quiz
Chính luận chính trị môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Chính luận chính trị môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Chính luận chính trị môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Chính luận chính trị môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
CÔNG TÁC BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU
TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG THỜI
ĐẠI MỚI TẠI CÁC CẤP CƠ SỞ - NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP
Từ khi ra đời cho đến nay, Internet đã phát triển không ngừng, cùng với đó là
sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube,
Instagram, Linkedin, Zingme, Google…) tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia,
dân tộc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Khái niệm “không gian mạng” bắt
đầu xuất hiện từ những năm 1990 trên thế giới khi có sự bùng nổ của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 3. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình
đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, “không gian mạng” mang đến
không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng đã và
đang trở thành công c甃⌀ hàng đầu để các thế lực th địch lợi d甃⌀ng chống phá, chuyển
hóa chính trị, khủng bố. Đây thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông
lỏng. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm
v甃⌀ trọng yếu, đòi hỏi mọi người, lực lượng thực thi nhiệm v甃⌀ này trên không gian
mạng phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm v甃⌀, xây
dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng
lý luận của Đảng trước tình hình mới.
Để tuyên truyền những quan điểm sai trái, các thế lực th địch đã sử d甃⌀ng rất
nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau, ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm
hơn, ngày càng tác động được nhiều tầng lớp trong xã hội. Các thủ đoạn có thể kể
đến như: Thủ đoạn tấn công, đả kích trực diện nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, m甃⌀c tiêu, con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng; Lợi d甃⌀ng, cường điệu hóa những hạn chế, khuyết điểm của Đảng và
hệ thống chính trị trong lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống
xã hội để quy kết cho rằng việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư
tưởng chính là nguyên nhân gốc rễ của những hạn chế, khiếm khuyết đó; Bôi nhọ
lãnh t甃⌀, xuyên tạc lý lịch, thân thế sự nghiệp các lãnh t甃⌀, các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước để đi đến phủ nhận con người, phủ nhận hệ tư tưởng mác
xít và vai trò lãnh đạo của Đảng; Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quá trình “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân để thông qua
đối tượng này trực tiếp phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm giảm lòng tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào m甃⌀c tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã
hội; Lợi d甃⌀ng các sự kiện chính trị - xã hội “nhạy cảm”, việc bắt, xử lý số cán bộ cao
cấp về tội tham nhũng; xét xử số đối tượng chống đối vi phạm pháp luật, để lôi kéo,
kích động người dân tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn,
lật đổ; tuyên truyền kích động các hoạt động ly khai, tự trị trong vng đồng bào dân
tộc thiểu số; Móc nối, lôi kéo các đối tượng cơ hội chính trị có cả cán bộ đương chức,
có tướng lĩnh đã nghỉ hưu và thành phần chống đối trong trí thức, văn nghệ sĩ tăng
cường chống Đảng, cổ xúy cho “dân chủ tư sản”, “xã hội dân sự”, “xã hội dân chủ”. ***
Với m甃⌀c tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan
điểm sai trái, th địch của các thế lực th địch trên không gian mạng, căn cứ vào yêu
cầu thực tiễn và nhiệm v甃⌀ c甃⌀ thể mỗi giai đoạn cách mạng, vào Cương lĩnh của Đảng,
cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái,
th địch đã được chú trọng triển khai thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề
như: Nghị quyết số 01-NQ/TW về "Công tác lý luận trong giai đoạn hiện
nay”(3/1992); Nghị quyết số 09-NQ/TW về "Một số định hướng lớn trong công tác
tư tưởng hiện nay” (2/1995); Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường
cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái và hoạt động tán phát tài liệu chống Việt
Nam" (1/2002); Thông báo Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường
nhiệm vụ chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa"
(12/2002); Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường cuộc đấu tranh
chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá"
(4/2009); Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (5/2011) và Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"(1/2012); Chỉ
thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”(5/2016) và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ" (10/2016); Nghị quyết số 35-NQ/TW về "Tăng cường bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới" (10/2018, Nghị quyết số 35-NQ/TW); Kết luận số 53-KL/TW của Ban Bí
thư về "Việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin
sai sự thật, xấu độc trên Internet, mạng xã hội"(6/2019)…
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 22-10-2018) “Về tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trong tình hình mới” nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng,
bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước
và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình,
ổn định để phát triển đất nước. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công
tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm v甃⌀ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn
quân, toàn dân, trong đó cơ quan báo chí các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác,
thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ,
đảng viên, trước hết là người đứng đầu. ***
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, đưa lý luận vào thực tiễn, công
tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
th địch trong tình hình mới còn gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều vướng mắc cần
giải quyết. Đặc biệt việc triển khai thực hiện ở các cấp cơ sở, là nơi gần gũi, tiếp xúc
với Nhân dân, là đối nối quan trọng để đưa các thông tin chính thống đến Nhân dân.
Qua quá trình công tác và tìm hiểu, tác giả xin đưa ra các khó khăn sau:
Một là, các cá nhân trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, th địch chưa thực sự tâm huyết đối với công
tác. Qua cá nhân khảo sát, tại các đơn vị cơ quan các cấp cơ sở được giao nhiệm v甃⌀
tuyên truyền phản bác còn thực hiện công việc trên với tinh thần chưa được cao,
nhiều đơn vị còn thực hiện “cho có”, thực hiện theo chỉ tiêu bằng các số liệu “ảo”
khó kiểm tra, giám sát. Dẫn đến hiệu quả công tác trên không cao mặc d đã hoàn
thành các chỉ tiêu đề ra.
Hai là, kỹ năng chuyên môn của các lực lượng thực hiện công tác bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, th địch còn nhiều
hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng là công tác có chuyên môn cao, nhất là trong thời đại mới với sự tham gia
của các trang mạng xã hội, đòi hỏi người thực hiện công tác này phải có vốn kỹ năng
nhất định trong phân tích, đánh giá, tổng hợp trong phản bác và vốn kỹ năng cần thiết
để sử d甃⌀ng, tận d甃⌀ng Internet để tuyên truyền, phản bác. Các kỹ năng này có thể kể
đến như kỹ năng sử d甃⌀ng Internet, sử d甃⌀ng các trang mạng xã hội, kỹ năng quản lý
các trang thông tin điện tử tuyên truyền và hàng loạt các thủ thuật khác. Trên thực
tế, tại các đơn vị cơ sở, số lượng cá nhân đáp ứng được các kỹ năng trên chiếm tỉ lệ
rất thấp, kể cả những người trẻ, dẫn đến việc áp d甃⌀ng Internet vào công tác trên trong
thời đại mới còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được thực tiễn số lượng truy cập mạng
xã hội của Việt Nam là rất lớn (khoảng 70% dân số), vì vậy các bài viết tuyên truyền
phản bác có sức lan tỏa đến Nhân dân, hiệu quả tuyên truyền không cao. Trong khi
đó, số lượng các đối tượng biết và có kỹ năng cao trong việc sử d甃⌀ng Internet để
tuyên truyền sai trái ngày một tăng lên.
Ba là, sự phối hợp, trong đổi thông tin giữa các cơ quan đơn vị thực hiện nhiệm
v甃⌀ tuyên truyền, phản bác còn chưa được chặt chẽ, đôi khi còn thiếu đồng bộ. Công
tác phối hợp là một trong những mặt công tác mang tính quyết định trong hầu hết
các công tác. Phối hợp chặt chẽ dựng lên một sự đồng bộ chung cho toàn bộ lực
lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp mà đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, th địch là rất cần thiết, giúp đánh
bay được các quan điểm xuyên tạc, lệch lạc của các thế lực th địch. Trên thực tế, sự
phối hợp giữa các đơn vị với nhau còn nhiều thiếu sót, các thông tin trao đổi còn sơ
sài, chưa phản ánh được đầy đủ sự việc, dẫn đến hiệu quả phản bác tuyên truyền chưa
cao, chưa tạo được sự đồng bộ trong triển khai các chiến dịch phản bác, tuyên truyền
hoặc báo cáo xấu các tài khoản địch trên mạng xã hội. Sự phối hợp còn nhiều thiếu
sót kết hợp với sự hời hợt trong việc thực hiện công tác tạo nên sự thiếu chuyên
nghiệp, làm việc để lấy thành tích, chỉ tiêu, chưa đạt được kết quả thực sự đối với
công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, th địch.
Bốn là, trang thiết bị và ngân sách ph甃⌀c v甃⌀ cho quá trình thực hiện công tác
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch còn hạn chế, chưa phát huy tối đa được hiệu quả trong công tác. Bên cạch các
hạn chế về tư tưởng và kỹ năng, một hạn chế đang hiện hữu là sự thiếu h甃⌀t về trang
thiết bị và ngân sách nhà nước ph甃⌀c v甃⌀ cho công tác tuyên truyền phản bác. Trên
thực tế, tại nhiều đơn vị cơ sở, nhất là các đơn vị chủ công trong triển khai thực
hiện các mặt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, th địch còn thiếu h甃⌀t các trang thiết bị thiết yếu để thực hiện
công tác, nhất là trong thời đại mới, thời đại mở với sự phát triển đột phá không
ngừng của Internet, đòi hỏi đơn vị thực hiện công tác phải được trang bị các công
c甃⌀ thiết yếu như đường truyền mạng, máy tính điện thoại kết nối được Internet để
luôn luôn túc trực và có thể phản bác bất cứ quan điểm sai trái nào, đảm bảo sự kịp
thời, chính xác, nâng cao hiệu quả công tác. Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác
còn thiếu các khoản kinh phí nhất định trong việc triển khai các kế hoạch phản bác,
tuyên truyền, báo cáo xấu các tài khoản. Trong đó, tác giả nhận thấy thực sự cần
thiết để nâng cao chất lượng các bài viết tuyên truyền bằng việc trả tiền nhuận bút
cho các cá nhân có bài tuyên truyền tốt, đạt được yêu cầu đề ra, từ đó dần ngày một
nâng cao hơn hiệu quả của công tác trên. ***
Để hạn chế các khó khăn, tác giả xin đưa ra các giải pháp mang tính tham khảo như sau:
Một là, nâng cao nhận thức, ý thức của các cá nhân thực hiện công tác bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, th địch.
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch là công tác khách quan, đấu tranh trực tiếp với các lập luận, quan điểm lệch lạc
của địch, đưa ra các bằng chứng, dẫn chứng khách quan, thuyết ph甃⌀c để ph甃⌀c v甃⌀
công tác tuyên truyền cho Nhân dân, là người trực tiếp viết các bài viết phản bác cho
Nhân dân, vì vậy, công tác này đòi hỏi người các bộ thực hiện phải có ý thức cao và
có hệ thống kiến thức xã hội rộng để từ đó đưa ra được các lập luận sắt đá, tăng tính
thuyết ph甃⌀c cho bài viết tuyên truyền.
Hai là, tăng cường kỹ năng tuyên truyền, phản bác cho các cá nhân thực hiện
công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, th địch. Trong thời đại mở với sự xâm nhập của mạng Internet, đặc biệt là các
mạng xã hội thì mỗi cá nhân làm công tác tuyên truyền cần có những kỹ năng nhất
định trên không gian mạng. Để có được đội ngũ thực hiện tốt công tác trên, cần tận
d甃⌀ng tối đa những người trẻ, những người có vốn kỹ năng và khả năng tiếp cận cao
với công nghệ và mạng Internet. Bên cạnh đó, cần nghiêm túc tổ chức các buổi tập
huấn kỹ năng tuyên truyền, phản bác trên không gian mạng cho các cá nhân tham gia công tác trên.
Ba là, tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị và giữa các lực
lượng trong công tác trên, đảm bảo thông tin trao đổi khách quan, đầy đủ, chính xác,
kịp thời. Sự phối hợp giữa các bên luôn là một trong những yếu tố quan trọng để thực
hiện hiệu quả công tác nào đó, đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, th địch, sự phối hợp tạo nên sự đồng bộ
trong phản bác, tuyên truyền, trong xử lý và giải quyết các khó khăn, từ đó có được
sức mạnh tổng hợp vô cùng lớn, góp phần làm trong sạch không gian mạng. Cần chú
ý tăng cường sự phối hợp giữa các cấp cơ sở và giữa các lực lượng, trong đó lập ra
các nhóm nội bộ trên mạng xã hội Zalo hoặc Facebook để có được thông tin nhanh
chóng nhất. Bên cạnh đó, tổ chức các buổi giao lưu trao đổi giữa các lực lượng về
những mặt đạt được và hạn chế, trao đổi kinh nghiệm cho nhau, các cá nhân thực
hiện công tác trên cần có sự liên lạc với nhau, đảm bảo thông tin phản bác kịp thời và chính xác.
Bốn là, tăng cường hơn nữa sự quan tâm đối với công tác bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, th địch thông qua việc
trang bị các thiết bị thiết yếu đảm bảo cho công tác được thực hiện hiệu quả hơn.
Bằng việc cấp phát, trang bị các trang thiết bị cần thiết, việc tuyên truyền, phản bác
sẽ luôn được thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc trả tiền
nhuận bút cho các bài tuyên truyền sẽ phần nào kích thích hiệu quả phản bác của các
cá nhân, chất lượng bài viết sẽ ngày càng được nâng cao, tránh tình trạng thực hiện
để lấy thành tích hoặc làm “cho có” của các cá nhân. Từ đó, ta có thể từng bước nâng
cao hiệu quả cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, th địch. ***
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, sự bùng nổ của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, sự xâm nhập mạnh mẽ của Internet vào tất cả các lĩnh
vực đời sống, các thế lực th địch đã và đang tận d甃⌀ng triệt để tính mở của Internet,
đặc biệt là mạng xã hội để tiến hành tuyên truyền sai trái, đẩy mạnh xuyên tạc các
chính sách của Đảng ta. Trước tình hình như vậy, chúng ta cần phải quyết tâm hơn
nữa việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phản bác và đặc biệt cần xóa bỏ các sơ hở,
thiếu xót của ta. Trên đây là bài viết “Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, th địch trong thời đại mới tại các cấp cơ
sở - những vướng mắc và giải pháp”. Tác giả hy vọng bài viết trên sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả công tác trên trong thời gian tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị khoá XII, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về "Tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, th địch trong tình hình mới". 2. Website: http://dukcqtw.dcs.vn/ https://hcma2.hcma.vn/ https://hcma.vn/ https://vi.wikipedia.org/