-
Thông tin
-
Quiz
Chính sách 4 không với tham nhũng của Singapore và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam | Tiểu luận Xây dựng đảng
Tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự ra đời và phát triển của bộ máy Nhà nước. Các quốc gia có các điều kiện về xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau. Ở mỗi giai đoạn phát triển của từng quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Chính sách 4 không với tham nhũng của Singapore và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam | Tiểu luận Xây dựng đảng
Tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự ra đời và phát triển của bộ máy Nhà nước. Các quốc gia có các điều kiện về xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau. Ở mỗi giai đoạn phát triển của từng quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Mục Lục
Phần mở đầu..........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
Phần nội dung........................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG
THAM NHŨNG Ở SINGAPORE........................................................................4
1.Một số khái niệm cơ bản....................................................................................4
2. Thực trạng phòng chống tham nhũng ở Singapore...........................................8
NỘI DUNG VÀ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH “4 KHÔNG VỚI
THAM NHŨNG” Ở SINGAPORE.....................................................................10
1.Nội dung chính sách “4 không với tham nhũng” ở Singapore.........................10
2, Phân tích chính sách “4 không với tham nhũng” của Singapore.....................11
KINH NGHIỆM VÀ GIÁ TRỊ TỪ CHÍNH SÁCH “4 KHÔNG VỚI THAM
NHŨNG” CỦA SINGAPORE CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM.............13
1.Thực trạng tham nhũng và phòng chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay..13
2.Kinh nghiệm và giá trị từ chính sách “4 không với tham nhũng” của Singapore
có thể áp dụng cho công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam................16
Phần kết luận.......................................................................................................20
Tài liệu tham khảo...............................................................................................21 1 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tệ nạn tham
nhũng đang ngày càng tăng lên và hết sức phức tạp, khó lường cả về hình thức,
tính chất và quy mô. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tham
nhũng trở thành một gánh nặng lớn đối với công cuộc chống đói nghèo, lạc hậu.
Mặc dù công cuộc chống tệ nạn tham nhũng đã có được những tiến bộ nhất định
những tệ nạn này vẫn là một nguy cơ mang tính toàn cầu, đe dọa sự phát triển
của xã hội, do vẫn còn tồn tại rất nhiều rào cản trong cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng. Chính vì vậy
, mọi quốc gia đều coi chống tham nhũng là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Nhiều cách thức nhằm đem lại hiệu
quả cho cuộc chiến chống tham nhũng đã được nhiều quốc gia thực hiện. Họ
thành lập những cơ quan chống tham nhũng, ban hành các quy tắc ứng xử cho
các quan chức chính phủ... Tuy nhiên, mặc cho những cố gắng và nỗ lực đó,
tham nhũng vẫn hoành hành như một một căn bệnh ung thư trong xã hội. Theo
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Thế giới 2016,
Singapore đứng ở vị trí thứ 7 và là quốc gia Châu Á duy nhất có vị trí cao nhất tại bảng xếp hạng.
Trong vòng gần 50 năm qua, Singapore đã có những bước tiến hết sức
ngoạn mục; từ một đất nước nghèo nàn, Singapore đã vươn lên trở thành một
trong những nền kinh tế phát triển của châu Á. Một trong những yếu tố quyết
định tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Singapore chính là quyết tâm của
Chính phủ nước này trong việc tạo ra một môi trường trong sạch, không có tham
nhũng. Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2012,
Singapore là quốc gia trong sạch thứ năm trên thế giới. Vấn đề tham nhũng hiện
nay đang là một thách thức sống còn cho sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Giải quyết vấn đề tham nhũng không còn là vấn đề riêng của quốc gia nào, nó
trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước. Do đó, sự thành công của
Singapore với chính sách “4 không với tham nhũng” có thể là tham khảo tốt cho
nhiều quốc gia trong công cuộc phòng chống tham nhũng, trong đó có Việt
Nam. Trên cơ sở phân tích chính sách phòng chống tham nhũng của Singapore,
rút ra một số kinh nghiệm, giá trị áp dụng cho Việt Nam trong việc phòng chống tham nhũng
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu 2
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích chính sách phòng chống tham nhũng của
Singapore, rút ra những kinh nghiệm, giá trị có thể áp dụng cho công cuộc
phòng chống tham nhũng ở Việt Nam b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách phòng chống tham nhũng của Singapore.
Thứ hai, tìm ra những ưu, khuyết điểm của chính sách phòng chống tham nhũng của Singapore.
Thứ ba, rút ra những giá tri có thể tham khảo cho Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích – tổng
hợp, thống kê, phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
3. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm: Phần mở đầu, phần nội dung gồm ba chương, phần kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục. 3 Phần nội dung CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG Ở SINGAPORE
1. Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự ra đời và phát
triển của bộ máy Nhà nước. Các quốc gia có các điều kiện về xã hội, văn hóa,
chính trị, kinh tế khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau. Ở mỗi
giai đoạn phát triển của từng quốc gia, khái niệm tham nhũng cũng đưa ra tương
ứng theo từng thời kỳ, do đó khó có thể có một khái niệm chung nhất về tham
nhũng cho mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị, tham nhũng cũng không phải là
một khái niệm bất biến xuyên qua các thời kỳ phát triển đối với từng quốc gia, khu vực.
- Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng: Hành vi tham nhũng phải bao
gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau:
Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền
hạn. Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền
hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, sỹ quan,
hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp
của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền
hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó; Ngoài ra, theo Bộ luật Hình sự
2015, chủ thể của các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ còn có thể là người có
chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao. Sự lợi dụng, lạm
dụng thông qua: hoặc là chức năng chính quyền; hoặc là chức năng tổ chức, lãnh
đạo; hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao;
hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận.
Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ
vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt 4
được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng). Đây là dấu hiệu bắt
buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp
luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng trên thì không bị coi là hành vi
tham nhũng mà bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.
b. Nguyên nhân dẫn đến hành vi và phân loại tham nhũng
Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời nó
cũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia. Về cơ bản mỗi
quốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Tuy
nhiên, dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng của
các nước trên thế giới, thấy rằng tuy có điểm riêng nhưng cũng có một số
nguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng, đó là:
Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan
cho tham nhũng nảy sinh, phát triển. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
cho rằng nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố:
Quyền lực công và lòng tham cá nhân.
Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực của
một giai cấp nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp
khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho
những con người cụ thể, những người đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực
công, nếu không có cơ chế kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm
quyền. Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá
nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực
công phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng.
Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”.
Tham nhũng là hệ quả tất yếu của của nền kinh tế kém phát triển, quản lý
kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém. Thực tế cho thấy ở các quốc gia có nền kinh tế
phát triển, quản lý công khai, minh bạch, văn minh thì tham nhũng xảy ra ít hơn.
Ngược lại, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân
trí chưa cao thì ở đó tham nhũng phức tạp hơn.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thực thi pháp luật
yếu kém cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng. Cơ chế, chính
sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hỡ” tạo
cho những người có chức vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính. 5
Phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái
đặc biệt là suy thoái tư tưởng chính trị. Họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích
tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân, gia đình, họ hàng mình; nhất
là trong điều kiện khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tiêu cực tới
đạo đức của đội ngũ công chức.
Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều
kiện cho những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng,
vòi vĩnh nhận quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ. Thực tế ở các
nước phát triển có trình độ dân trí cao thì tham nhũng ít xảy ra hơn là những
nước đang phát triển và kém phát triển với trình độ dân trí thấp, người dân chưa
có điều kiện tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính
phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức nhà
nước sách nhiễu, ăn hối lộ của người dân, doanh nghiệp. Một số cơ chế “xin -
cho”, đó là “mảnh đất màu mỡ” của tham nhũng.
Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công
chức chưa thỏa đáng. Một khi cán bộ, công chức Nhà nước chưa thể sống no
ấm, đầy đủ với tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm
thu nhập từ chính công việc, chức vụ mà nhà Nước giao cho mình kể cả tham nhũng.
c. Các hình thức tham nhũng
- Tham nhũng vật chất: là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu
cầu vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản... Đây là dạng tham nhũng phổ
biến và dễ nhận thấy. Trước đây, tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp
người có quyền lực với thủ đoạn chủ yếu là dùng quyền lực được giao để chiếm
đoạt tài sản của nhà nước, của công dân nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay
tham nhũng vật chất đã lan rộng ra mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp
người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy
thuốc… Tại nhiều quốc gia đang phát triển, tham nhũng vật chất đã trở thành
nguồn sống chủ yếu của một bộ phận quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong xã hội.
- Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi
dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền
cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ
vụ lợi. Tham nhũng quyền lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau như:
Lạm dụng, vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp được nhà nước và xã
hội trao cho; tạo ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những 6
lợi ích không hợp pháp; lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực
nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực
cao hơn… Điển hình cho dạng tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá
nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm
giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức,
đơn vị kinh tế, tài chính. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham
quyền cố vị” chính là biểu hiện rõ nét nhất của dạng tham nhũng này.
Dưới góc độ phân loại học, tham nhũng còn được thể hiện ở các dạng sau:
- Tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ: Theo Bộ công cụ phòng, chống tham
nhũng của Liên hợp quốc, tham nhũng lớn là loại tham nhũng xâm nhập đến tận
những cấp bậc cao nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự
quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh
tế. Tham nhũng nhỏ là tham nhũng liên quan đến việc đổi chác một số tiền nhỏ,
việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử
dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ. Như vậy, có thể thấy, tham
nhũng lớn thường diễn ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước, với các hiện
tượng phổ biến như: tham ô tài sản, lập dự án ma, dự án khống để rút tiền, hối lộ
các quan chức cấp cao của bộ máy nhà nước để trúng thầu các dự án lớn, “lại
quả” khi ký kết hợp đồng mua sắm tài sản công…; tham nhũng nhỏ là dạng
tham nhũng phổ biến bởi các hiện tượng như: bồi dưỡng phong bì cho bác sĩ
trong bệnh viện; thu học phí cao hơn quy định của nhà nước trong các trường
học; nạn mãi lộ trong cảnh sát giao thông, hiện tượng nhũng nhiễu, vòi vĩnh của
cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước…
- Tham nhũng chính trị: là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu
kết giữa những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những
quan chức cấp cao trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay
tìm cách tác động thiên lệch vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một
cá nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó. Như vậy, có thể hiểu
tham nhũng chính trị là sự lạm dụng quyền lực chính trị được giao để thu lợi
riêng, với mục đích tăng quyền hoặc tăng tài sản. Biểu hiện của dạng tham
nhũng này là: dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị của mình để can thiệp
vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách,
đạo luật, thỏa thuận…) một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi; mua bán, trao
đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền lực, chạy chức, chạy quyền, sau đó
dùng vị trí của mình để trục lợi cá nhân…
- Tham nhũng hành chính: là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các
hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính. Ở đó những 7
người được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành
chính để gây khó khăn cho công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân.
Biểu hiện của tham nhũng hành chính là: hạch sách, nhũng nhiễu trong việc thực
hiện một thủ tục, một quyết định cụ thể nào đó mà công dân, tổ chức có quyền
được hưởng từ cơ quan hành chính nhà nước; thiên vị trong thực hiện pháp luật…
- Tham nhũng kinh tế: là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý
kinh tế như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài
sản… được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước
về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước. Biểu hiện
của tham nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công
dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị
nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để
tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội…
- Ngoài ra, tham nhũng còn được thể hiện dưới các dạng như: Tham
nhũng công, tham nhũng tư; tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể; tham
nhũng xuyên quốc gia, tham nhũng trong nội bộ quốc gia; tham nhũng trực tiếp,
tham nhũng gián tiếp; tham nhũng chủ động (đưa hối lộ), tham nhũng bị động (nhận hối lộ)…
2. Thực trạng phòng chống tham nhũng ở Singapore
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Singapore đã ra luật phòng, chống
tham nhũng, bổ sung quyền hạn điều tra cho CPIB, tăng mức hình phạt đối với
tội tham nhũng. Năm 1989, Đạo luật tham nhũng được thông qua, trao cho toà
án quyền đóng băng và tịch thu tài sản của người phạm tội tham nhũng. Đến
năm 1999, Đạo luật này được thay thế bằng một luật mới là Luật chống tham
nhũng . Luật chống tham nhũng của Singapore hiện nay gồm 37 điều, quy định
rất chặt chẽ và cụ thể về những vấn đề cơ bản như: Khái niệm tiền tham nhũng,
việc bổ nhiệm Chủ tịch và nhân viên Cơ quan điều tra tham nhũng; các hình
phạt áp dụng, thẩm quyền của các Ủy viên công tố trong việc điều tra chống
tham nhũng… và nhiều vấn đề khác nhằm đảm bảo cho việc đấu tranh chống
tham nhũng hiệu quả hơn. Điều đáng nói là, mọi điều khoản trong Luật chống
tham nhũng đều thích hợp đối với bất kỳ nhân viên công vụ nào; hơn nữa những
người giữ chức vụ càng cao, thì bị xử phạt càng nặng. Thêm vào đó, như đã đề
cập ở trên Luật này cũng thường xuyên được bổ sung để phù hợp với sự thay đổi
của thời cuộc, cũng như xóa tan mọi “vùng cấm” trong việc phòng chống tham
nhũng ở đảo quốc này. Ngoài hệ thống luật pháp được xây dựng chặt chẽ, hình 8
phạt nghiêm minh; Singapore còn thành lập được một cơ quan độc lập phòng
chống tham nhũng. CPIB trên thực tế do người Anh thành lập từ năm 1952 song
lúc đầu hoạt động còn hạn chế bởi hệ thống pháp luật và ý thức của công chức
còn rất yếu. Tuy nhiên, ngay sau khi lên nắm chính quyền, Lý Quang Diệu đã cơ
cấu tổ chức lại cơ quan này. Theo đó, cơ quan này tách khỏi các cơ quan nhà
nước khác, trực thuộc thẳng Thủ tướng, có toàn quyền điều tra và kết tội tham
nhũng. CPIB có quyền tự do hành động để xử lý kẻ tham nhũng bất kể kẻ đó ở
vị trí xã hội nào, thuộc đảng phái chính trị nào , thuộc sắc tộc hay tín ngưỡng
nào. Chính vì vậy, không ai và không có cấp nào có thể có ý kiến hay can thiệp
nhằm làm sai lệch kết quả điều tra, xử án. Thành viên của CPIB thường là
những nhân viên cảnh sát chuyên về lĩnh vực điều tra tham nhũng nên họ có
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động điều tra, nghiên cứu. Hơn nữa, các thành
viên CPIB hoạt động chuyên trách nên họ dành toàn bộ thời gian và công sức
cho công việc. Thêm vào đó, Cục điều tra có quyền bắt giữ những người bị tình
nghi tham nhũng mà không cần cơ quan công an cho phép. Các nhân viên CPIB
còn có các quyền đặc biệt khác như quyền điều tra theo thẩm quyền của cảnh sát
được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự mà không cần sự phê chuẩn của cơ
quan công tố, quyền điều tra tài khoản ngân hàng, cổ phần, tài khoản mua bán,
tài khoản chi tiêu hoặc bất kỳ tài khoản nào khác… Điều này cho phép CPIB
phát hiện kịp thời và ngăn chặn hiệu quả các hành vi tham nhũng. 9 CHƯƠNG II:
NỘI DUNG VÀ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH “4 KHÔNG
VỚI THAM NHŨNG” Ở SINGAPORE
1. Nội dung chính sách “4 không với tham nhũng” ở Singapore
Chính sách “4 không với tham nhũng” là chính sách phòng chống tham
nhũng của Singapore được áp dụng từ năm 1994.
Một là, Không dám tham nhũng
Theo chế tài của Chính phủ Singapore, một người được Nhà nước tuyển
vào ngạch công chức, quan chức Chính phủ, thì hàng tháng buộc phải trích một
tỷ lệ tiền lương để gửi quỹ tiết kiệm. Lúc đầu là 5%, sau đó tăng dần theo tỷ lệ
tăng lương. Đối với quan chức cấp càng cao thì tỷ lệ phần trăm trích ra gửi tiết
kiệm càng nhiều (có thể tới mấy chục phần trăm của lương hàng tháng). Số tiền
đó do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo hồ sơ công chức. Nhưng khi nghỉ hưu,
số tiền ấy hoàn toàn thuộc về công chức đó.
Tuy nhiên, nếu bất kỳ quan chức, công chức nào phạm tội tham nhũng, dù
chỉ bị xử lý hành chính buộc thôi việc ra khỏi ngạch công chức, thì toàn bộ số
tiền kia sẽ bị Nhà nước trưng thu. Quan chức cấp càng cao thì số tiền bị trưng
thu càng lớn, có khi lớn gấp nhiều lần số tiền tham nhũng. Vì lẽ đó mà hạn chế
được tệ nạn tham nhũng.
Hai là, không thể tham nhũng
Cũng theo quy định của Nhà nước Singapore, hàng năm viên chức, công
chức, quan chức từ Trung ương tới cơ sở đều phải làm tờ khai báo một lần vào
thời gian quy định. Việc làm này nhằm để báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về
các tài sản của bản thân và của vợ (chồng), bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết
kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức quý, ô tô, nhà ở. Đối với số tài sản tăng lên so
với năm trước thì phải giải trình rõ nguồn gốc hợp pháp. Với số tài sản tăng lên
không giải trình rõ được nguồn gốc thì có thể bị coi là do tham nhũng mà có nên
sẽ bị trưng thu. Ngoài ra, Nhà nước còn quy định: Các công chức, viên chức,
quan chức Chính phủ không được phép vay nợ một khoản tiền quá lớn, vượt quá
tổng số tiền của 3 tháng lương. Rõ ràng với quy định thứ hai này, khó ai có thể tham nhũng.
Ba là, không cần phải tham nhũng
Với chế độ tiền lương ở Singapore, Chính phủ nước này có quy định mức
trả tiền lương đảm bảo cho công chức, viên chức, quan chức từ cấp cao như Thủ
tướng tới người bình thường như người làm công việc bảo mẫu đều đủ sống theo 10
mức sống chung của xã hội Singapore. Ngoài ra, còn có thể chu cấp cho gia
đình, bảo đảm cho con học hành.
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa mức thu nhập của người lao động ở đây
khá lớn. Lương thấp nhất của người làm công việc bảo mẫu là hơn 400 đôla
Singapore (1 SGD xấp xỉ 17.000 VND), lương cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng từ
10.000 đến 20.000 SGD, lương của Thủ tướng là 40.000 SGD/tháng. Chính vì
vậy nên không ai cần tham nhũng.
Bốn là, không được tham nhũng
Nhà nước Singapore có những quy định làm cho các quan chức, công
chức khi muốn nhận một thứ tài sản, tiền hoặc hiện vật nào đó ngoài tiền lương,
thì rất phiền toái. Các quan chức, công chức chỉ được nhận quà với trị giá 100
SGD trở xuống. Nếu trên mức đó thì người được tặng phải tìm cách từ chối,
hoặc muốn nhận thì phải làm báo cáo xin phép lãnh đạo trực tiếp có ý kiến cho
phép mới được nhận. Với giá trị phần quà vượt mức cho phép 100 SGD thì
người nhận phải nộp công quỹ tính ra bằng tiền. Số tiền nộp lại này đưa vào tài
khoản của "Quỹ nộp phạt" do nhận quà quá mức quy định. Còn nếu ai "dấm dúi"
hối lộ và nhận hối lộ khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì sẽ bị xử lý theo luật
hình sự - bất luận người đó giữ chức vụ gì.
2, Phân tích chính sách “4 không với tham nhũng” của Singapore.
a. Ưu điểm của chính sách “4 không với tham nhũng” của Singapore
Sự nghiêm ngặt của chính sách giúp kiểm soát tốt tình trạng tham nhũng,
xây dựng một nền văn hóa “phi tham nhũng”, từ cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà
nước đến hành vi ứng xử hàng ngày của công chức và sự phản ứng với tệ tham
nhũng ngay trong nhận thức và hành động của mỗi người dân trên bình diện toàn xã hội.
Quy định kê khai rạch ròi, không có lỗ hổng, khó khăn để lách luật.
Tạo ra sự yên tâm cho lãnh đạo, hạn chế tham nhũng, minh bạch hóa
Chính phủ; đồng thời tạo đà cho cán bộ nhà nước dành hết tâm sức cho việc
quản lý, hoạch định chính sách.
Chú trọng đầu tư vào giáo dục công, mức lương cao đã thu hút những
người tài giỏi vào các cơ quan, tổ chức Chính phủ, củng cố đội ngũ quan chức
Nhà nước và loại bỏ sự cần thiết phải nhận hối lộ.
Chính phủ đã tạo ra một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng (CPIB)
hiệu quả. Cơ quan này trực thuộc Thủ tướng và được toàn quyền hành động
chống lại bất cứ trường hợp tham nhũng bất kể ở cấp nào, vị trí, đảng phái nào, màu da, dân tộc nào. 11
b. Nhược điểm của chính sách “4 không với tham nhũng” của Singapore
Chính sách quá nghiêm ngặt đôi khi sẽ có trường hợp xử phạt nhầm lẫn.
Người thực thi công việc sẽ bị cứng nhắc, theo một quy chuẩn nhất định, không
có sự cân nhắc tình cảm.
Quy trình kiểm tra giám sát tốn kém, tốn nhiều công sức. 12 CHƯƠNG III
KINH NGHIỆM VÀ GIÁ TRỊ TỪ CHÍNH SÁCH “4 KHÔNG VỚI THAM
NHŨNG” CỦA SINGAPORE CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
1. Thực trạng tham nhũng và phòng chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay
a. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Thời gian qua, tình trạng tham nhũng, tiêu cực đã xảy ra ở nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với quy mô khác nhau, trong đó có những vụ, việc
xảy ra ở những ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm với quy mô lớn, thủ đoạn tinh
vi, mức độ sai phạm lớn, làm thất thoát hoặc thiệt hại nặng nề đối với tài sản của
Nhà nước và nhân dân, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Trước thực
trạng đó, Đảng ta đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao trong
công tác phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý đối với các vụ việc tham
nhũng, tiêu cực, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Trong lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý hành chính công: Tham nhũng gắn
liền với việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Tình hình này diễn ra phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực quản lý kinh
tế, văn hóa, giáo dục, y tế, lao động, xã hội. Nổi lên là các hành vi lợi dụng, lạm
dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư của
Nhà nước để trục lợi; hiện tượng vòi vĩnh, đưa và nhận hối lộ; cố ý làm trái
trong các hoạt động cấp phép, chứng nhận, các hoạt động dịch vụ hành chính
công; các hoạt động thanh tra, kiểm tra; tuyển sinh, tuyển dụng, thi cử…, điển
hình như vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG; vụ cổ phần hóa Cảng Quy
Nhơn; các dự án, gói thầu liên quan đến Đinh Ngọc Hệ; vụ Tổng Công ty thép Thái Nguyên…
Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính: Tình trạng tham ô tài sản, thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ xảy ra ở nhiều ngân hàng thương
mại. Một bộ phận lãnh đạo, nhân viên các ngân hàng thoái hóa, biến chất được
các doanh nghiệp thông đồng với đối tượng vay nhận hồ sơ thế chấp không hợp
lệ, hồ sơ giả để vay tiền, dẫn đến hàng nghìn tỷ đồng bị thất thoát, hàng trăm cán
bộ, nhân viên ngành ngân hàng và giám đốc các doanh nghiệp bị truy tố trước
pháp luật. Một số vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, như vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); các vụ án Phạm
Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Hứa Thị Phấn, Trần Phương Bình và đồng 13
phạm phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
Trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản: Những công trình để xảy ra thất
thoát tài sản liên quan đến các hành vi tham nhũng ở hầu hết các khâu, các giai
đoạn từ khâu lập và phê duyệt dự án, khảo sát, thiết kế, duyệt kế hoạch vốn, đấu
thầu, tư vấn giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình… Điển hình như
vụ Công an tỉnh Thái Bình khởi tố Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản
về tội lạm quyền trong việc giúp vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ)
thay đổi kết quả đấu thầu các dự án đất đai trên địa bàn để trục lợi.
Bên cạnh đó, xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn, như lợi dụng, lạm
dụng chức vụ, quyền hạn, sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, thông đồng,
móc ngoặc với các đối tượng bên ngoài để chiếm đoạt tài sản Nhà nước; lập
chứng từ khống, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức để trục lợi (điển hình như
vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại 67 tỷ
đồng xảy ra tại Công ty tài chính cao su, Công ty Minh Hằng, tỉnh Bình Dương);
thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí, nhất là trong công tác quản lý đấu
thầu, đấu giá tài sản công (điển hình là vụ án thiếu trách nhiệm gây thiệt hại 120
tỷ đồng xảy ra tại Công ty Unimex Hà Nội và các đơn vị liên quan); lợi dụng sơ
hở trong công tác quản lý, giám sát, triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ
bảo đảm an sinh xã hội để thông đồng, móc ngoặc làm sai quy định về tiêu
chuẩn, đối tượng và lập khống hồ sơ, chứng từ để trục lợi, như: các dự án hỗ trợ
đồng bào dân tộc, chế độ chính sách do bị chất độc màu da cam, hỗ trợ dịch
bệnh COVID-19, hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi; lợi dụng thông tin, truyền
thông, báo chí để “tống tiền” doanh nghiệp, cá nhân… Thực trạng trên đây cho
thấy tình hình tội phạm tham nhũng rất phức tạp và đáng báo động, đòi hỏi công
tác phòng, chống tham nhũng cần kiên trì, đồng bộ và quyết liệt hơn nữa để có
thể ngăn chặn, đẩy lùi một cách hiệu quả loại tội phạm nguy hiểm này.
b. Thực trạng phòng chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm
nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể
hiện một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong
công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể, năm 2018, Việt Nam đạt
33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng,
kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về
PCTN. Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng
(sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều. Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra 14
và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp PCTN như: đề cao tính liêm chính
trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức... Vì vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt
37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng
lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là
mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam
và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định
những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam.
Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành
động quyết liệt, thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của
cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương trong công tác PCTN. Cụ
thể, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập “với
mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng thêm một bước”.
Trong nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, có 56.572 đảng viên bị xử lý kỷ luật,
trong đó có 16.259 cấp ủy viên các cấp. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến
hành kiểm tra 13 tổ chức đảng và 33 đảng viên. Qua kiểm tra, kết luận các tổ
chức đảng, đảng viên đều có khuyết điểm, vi phạm, trong đó đề nghị thi hành kỷ
luật bằng hình thức khiển trách 3 tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 13 đảng viên
(khiển trách 7, cảnh cáo 6). Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị đã kiểm tra
15.898 tổ chức đảng và 55.217 đảng viên, trong đó số tổ chức đảng có vi phạm
là 10.478, phải thi hành kỷ luật 791 tổ chức đảng; số đảng viên có vi phạm là
42.757, trong đó phải thi hành kỷ luật 20.344 trường hợp.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm
2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 45 nghị
quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và
phòng, chống tham nhũng; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua,
ban hành 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511 nghị
định, 413 nghị quyết, 160 quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực,
tham nhũng; đã thi hành kỷ luật 53.306 đảng viên với hơn 60 cán bộ thuộc diện
Trung ương quản lý, trong đó có 16 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị.
Trong năm 2019, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh mẽ với nhiều chủ
trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế,
từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ
vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của
nước ta trên trường quốc tế. Nổi bật là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể
chế trên các lĩnh vực đời sống: “Cụ thể là Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN.
Quốc hội đã thông qua 18 luật, 20 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành 100 nghị định, 119 nghị quyết, 37 quyết định, 33 chỉ thị. Như vậy, 15
tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn
90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên
Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị),
22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang”. Những tháng đầu năm 2020,
Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN yêu cầu tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10
vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Có
thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:
- Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu
sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;
- Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;
- Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số
hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện
tượng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi
hơn trong giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn
thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa
nghiêm. Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm soát tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế,
vướng mắc; vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là
tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ.
2. Kinh nghiệm và giá trị từ chính sách “4 không với tham nhũng”
của Singapore có thể áp dụng cho công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam
Có thể thấy, từ trong lịch sử vấn đề tham nhũng cũng để lại cho Singapore
nhiều nhức nhối. Thế nhưng với những chính sách hợp lý, biện pháp hữu hiệu;
Singapore đã thành công trong việc phòng, chống tham nhũng, làm cho đất nước
ổn định, xã hội thịnh vượng. Đây cũng chính là một trong nhiều lý do giải thích
tại sao quốc gia này lại có sự phát triển nổi trội trong khu vực. Chúng ta có thể
rút ra những kinh nghiệm giải quyết vấn đề phòng, chống tham nhũng từ thực
tiễn của Singapore cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam như sau: 16
Một là, kinh nghiệm giải quyết vấn đề tham nhũng của Singapore đã cho
thấy, vấn đề phòng chống tham nhũng là vấn đề thời sự, chẳng riêng của thời đại
nào, chẳng riêng của dân tộc nào. Nếu quốc gia nào lơ là, coi nhẹ vấn đề này thì
đều phải trả giá đắt. Kinh nghiệm của Singapore còn chỉ rõ, muốn thành công
trong sự nghiệp cam go này thì trước hết đòi hỏi những người đứng đầu bộ máy
nhà nước đó phải là những con người có thực tài, biết đặt lợi ích dân tộc lên
hàng đầu. Đặc biệt, họ phải có quyết tâm mạnh mẽ, ý chí kiên quyết, dám dũng
cảm đấu tranh với những thế lực cản trở sự phát triển của đất nước . Đồng thời,
cần nâng cao năng lực Chính phủ, năng lực điều hành, vấn đề quan trọng cần
phải có chính sách tuyển dụng nhân tài dựa vào những cơ chế công khai hóa, có
tính cạnh tranh và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức hành chính đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ. Đặc biệt cần bổ nhiệm đúng người tài, đức vào bộ máy lãnh đạo.
Hai là, vấn đề tham nhũng thường có cơ hội bùng phát nếu hệ thống luật
pháp yếu, hình phạt không nghiêm khắc, thiếu tính răn đe. Cho nên muốn giải
quyết vấn đề này, điều quan trọng nhất là cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu,
quyết liệt để ngăn chặn và đẩy lùi nạn tham nhũng “từ gốc” và “tận gốc”, đặc
biệt phải xây dựng được hệ thống luật pháp hoàn thiện, chặt chẽ, xử phạt
nghiêm minh, không thiên vị, không châm chước. Đối với các vụ tham nhũng
liên quan đến cán bộ lãnh đạo, dù cán bộ đó ở cấp nào, đương chức, đã chuyển
công tác hoặc đã nghỉ hưu phải được xem xét đầy đủ trách nhiệm về hành chính
lẫn hình sự không kể người đó là ai, tuyệt đối không được “nặng dưới, nhẹ trên”.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản bộ máy nhà nước, xây
dựng cơ chế quản lý năng động và thông thoáng; đặc biệt cần xóa bỏ các thủ tục
hành chính phiền hà, nhất là ở những khâu, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
Ba là, giải quyết vấn đề tham nhũng muốn đạt hiệu quả cao thì còn cần
phải có một cơ quan chống tham nhũng đủ mạnh, hoạt động độc lập. Ở Singpore
đó là CPIB - cơ quan được trao “quyền lực tuyệt đối”, hoàn toàn độc lập trong
điều tra, xét xử tội phạm tham nhũng. Và thực tế đã chứng minh những nước,
lãnh thổ khác có cơ quan phòng chống tham nhũng độc lập đều có thành tích
chống tham nhũng cao như Iceland, Đan Mạch, Phần Lan, Hồng Kông… Chính
vì vậy, việc thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập, có thực quyền và có
khả năng điều tra phát hiện các vụ tham nhũng từ nhỏ đến lớn là việc nên làm ở
tất cả các quốc gia. Nhưng điều cần nhấn mạnh là cơ quan này phải được tổ
chức gọn nhẹ, tuyệt đối liêm khiết; và bất kỳ nhân viên nào bị kết tội tham
nhũng phải bị trừng trị đích đáng và bị đuổi ra khỏi ngành - theo cách làm rất
đúng đắn của đảo quốc Sư tử. 17
Bốn là, vấn đề tham nhũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân là khó khăn về đời sống. Hiểu được điều đó, nhiều quốc gia trong
lịch sử đã tìm cách hỗ trợ kinh tế cho hàng ngũ quan lại, đó là chế độ “dưỡng
liêm” . Hiện nay Singapore có chế độ đãi ngộ hết sức hậu hĩ đối với các công
chức nhà nước với mức lương cao nhất thế giới, xếp trên cả những quốc gia phát
triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản… Singpore cho rằng một mức lương cao, tương
ứng với giá trị chất xám, có tính cạnh tranh với khu vực tư nhân không những
giúp công chức nhà nước giảm bớt khó khăn về đời sống để khỏi sa ngã bởi
nghịch cảnh, mà còn cung ứng những điều kiện vật chất cần thiết để họ theo
đuổi cuộc sống thanh cao, liêm khiết, cống hiến hết mình cho công việc. Tuy
nhiên ở các nước khác, trong đó có Việt Nam chế độ đãi ngộ của nhà nước đối
với cán bộ, công chức vẫn chưa thỏa đáng, mức lương thấp và có khoảng cách
rất lớn đối với khu vực tư nhân, nước ngoài. Theo đó, dòng máu chất xám không
chỉ bị chảy ra khu vực tư nhân, nước ngoài, mà tham nhũng cũng có cơ hội nảy
sinh. Chính vì vậy, muốn những người tham gia vào bộ máy nhà nước khỏi lún
sâu vào bước đường tham nhũng, thì một trong những biện pháp hàng đầu là
phải quan tâm đúng mực đến đời sống của họ. Đó là cách giải quyết “từ gốc” và
có nhiều tác động nhất đến quá trình hạn chế tham nhũng trong xã hội.
Năm là, công tác phòng chống tham nhũng muốn thành công không chỉ
đòi hỏi quyết tâm, ý chí sắt đá của những người đứng đầu nhà nước, cơ quan
pháp luật mà còn cần sự tham gia của các cơ quan truyền thông, báo chí, người
dân… Theo đó, cần sử dụng báo chí, truyền thông như một công cụ hữu hiệu
cho cuộc vận động toàn dân chống tham nhũng; đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên
truyền nhân dân, giáo dục học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại của tham nhũng đối
với vận mệnh quốc gia, tạo ra văn hóa chống tham nhũng trong xã hội. Tham
nhũng luôn được xem là “quốc nạn” trong bất kỳ bộ máy nhà nước nào. Và đấu
tranh để phòng ngừa, ngăn chặn tệ tham nhũng là một công việc hoàn toàn
không đơn giản. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về chính sách phòng chống
tham nhũng khá thành công của Singapore thiết nghĩ sẽ góp những kinh nghiệm
quý báu trong việc tìm ra “lời giải” cho công cuộc phòng ngừa và chống tham
nhũng có hiệu quả ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có vấn đề tham
nhũng nghiêm trọng và phức tạp.
Tại sao Việt Nam , với chế độ xã hội và hình thái kinh tế ru việt lại bị
đánh giá là một trong những nước tham nhũng nghiêm trọng tại châu Á , trong
khi , Singapore nước cùng khu vực Đông Nam Á và đa số là người gốc Trung
Quốc - có cùng bản sắc văn hóa với chúng ta lại được đánh giá là một trong
những đất nước trong sạch nhất ? Có người cho rằng : vì Singapore là một nước 18
nhỏ nên dễ quản lý , vậy thì các cấp chính quyền địa phương của Việt Nam đã
quản lý tốt được địa phương mình chưa ? Vấn đề là ở chỗ , cơ chế phòng , chống
tham nhũng của chúng ta chỉ đông đảo chứ không tinh nhuệ , thiếu cơ quan điều
tra , việc nắm bắt thông tin còn chậm chạp , các biện pháp đặt ra theo kiểu ai
thích thì làm không thích thì thôi chứ không có chế tài , kiểm soát , chế tài đặt ra
với người tham nhũng nặng về tù đày hơn là phạt tiền (đánh thẳng vào lợi ích
kinh tế của người tham nhũng) . Để đạt được thành công như Singapore , trên cơ
sở kinh nghiệm ph òng , chống tham nhũng thực tiễn của Singapore , Việt Nam
nên sửa đổi một số điều khoản trong Luật Phòng , chống tham nhũng theo hướng :
- Thành lập một đơn vị phòng chống tham nhũng chuyên biệt , tự quản và
ở mức độ nào đó độc lập . Nếu có một đơn vị như vậy và họ được toàn quyền
với những vụ án tham nhũng lớn không có sự can thiệp của một hệ thống các
đơn vị nói trên , sẽ không cần một cơ quan điều phối , chỉ đạo.
Tội phạm tham nhũng có đặc điểm là bí mật , cố tình che giấu , không dễ
lần theo các dấu vết mà đòi hỏi những kỹ thuật , cách tiếp cận , thẩm quyền đặc
biệt , ví dụ kiểm tra báo cáo tài chính . Chính vì vậy nếu không có một đơn vị
chuyên biệt đủ năng lực và thẩm quyền , việc đối phó với tội phạm sẽ rất khó khăn .
Các nước đều có một đơn vị ít nhiều có tính chất như vậy . Ở Việt Nam lại
có khá nhiều cơ quan tham gia phòng chống tham nhũng , từ công an , công tố
đến Thanh tra Chính phủ , với nhiều nguồn thông tin khác nhau . Do vậy có sự
phân tán về trách nhiệm và đã dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền , gây khó
cho việc thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng
- Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa đủ sức là một luật
phòng, chống tham nhũng đúng nghĩa - một đạo luật mang tính hình sự , với đầy
đủ chế tài và điều kiện thực thi Luật của Việt Nam có nhiều điều khoản " phòng
” , nhưng chưa đủ các điều khoản để " chống " tham nhũng hiệu quả . Thậm chí
một số hình phạt có trong luật cũng chưa được thực thi vì chưa có vụ án nào
trong đó các khâu điều tra , khởi tố tỏ ra đủ mạnh để dẫn đến các hình phạt đó .
Luật Phòng chống tham nhũng cần nhất là nêu đầy đủ thế nào là tham nhũng và
cách xử lý tham nhũng việc thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng ở Việt
Nam đang tạo ra những trở ngại khiến những người thực lòng muốn chống tham
nhũng nản lòng , thất vọng . 19 Phần kết luận
Tham nhũng và chống tham nhũng luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của
mọi người, vẫn đang là cuộc chiến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hoàn
thiện các biện pháp phòng chống tham nhũng trước hết phải hoàn thiện hệ thóng
văn bản pháp luật. Để từ đó những người thực thi pháp luật có được cơ sở pháp
lý vững chắc để có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ mà mình được gao phó. Đây
là một việc không dễ dàng, không thể hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham
nhũng ngay mà cần có sự chung tay, giúp sức của toàn xã hội. Dựa trên cơ sở
những kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Singapore, một quốc gia đang
thực hiện rất tốt việc phòng chống tham nhũng với những chính sách chặt chẽ đã
được thực hiện thành công, rút ra những giá trị nhằm hoàn thiện chính sách của Việt Nam.
Tóm lại, cuộc chiến chống tham nhũng ở bất kỳ quốc gia nào cũng luôn
là một công việc quan trọng có tính sống còn đối với quốc gia ấy. Muốn đạt
được kết quả tốt thì một trong những phương pháp hay chính là học tập và kế
thừa những kinh nghiệm quý báu từ những quốc gia đã đạt được thành công
trong đó Singapore là một điển hình. Để từ đó chúng ta có cách áp dụng sao cho
phù hợp với tình hình riêng của quốc gia mình. 20