Chính sách của Việt Nam với Mỹ - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Chính sách của Việt Nam với Mỹ - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỚI MỸ VÀ TÁC ĐỘNG TRONG XỬ
LÝ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
1, Cơ sở chính sách đối ngoại của Việt Nam với Mỹ
a, Lịch sử quan hệ Việt – Mỹ
- Đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức
tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam; rạng sáng ngày
12/7/1995 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.
- 25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ
và Việt Nam là đối tác tin cậy với tình hữu nghị trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Quan hệ Việt - Mỹ ngày càng hợp tác toàn diện, phát triển thành quan hệ đối tác
phát triển mạnh mẽ, bao trùm cả chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân.
Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, đóng góp vào
an ninh quốc tế; tham gia vào các quan hệ thương mại cùng có lợi; và tôn trọng
nhân quyền và pháp quyền.
- Quan hệ được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam -
Hoa Kỳ năm 2013, một khuôn khổ tổng thể thúc đẩy quan hệ song phương và
các Tuyên bố chung do Lãnh đạo hai nước ban hành trong các năm 2015, 2016
và vào tháng 5 và tháng 11 năm 2017.
b, Bối cảnh quốc tế sau chiến tranh Lạnh
- Sau Chiến tranh Lạnh, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và đa cực hóa
cùng với sự nổi lên của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang ngày càng
gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến hướng phát triển của quan hệ quốc tế.
- Nhân tố Mỹ: Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mỹ một lợi thế tạm thời
để ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”. Chính sách đối ngoại của Mỹ theo
tư duy chiến lược là củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hệ thống kinh tế,
chính trị toàn cầu, đồng thời sẵn sàng sử dụng vũ lực để ngăn chặn bất kỳ một
hay một nhóm quốc gia nào toan tính cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.
- Nhân tố Trung Quốc: Xu thế đa cực và sự vươn lên của các cường
quốc như Nhật, Liên Bang Nga, Liên minh châu Âu và đặc biệt là Trung Quốc
đã trực tiếp đe dọa đến vị thế của Mỹ. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang
được tăng lên đáng kể, vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng
lên một bước mới, hầu như các nước đều tính tới yếu tố Trung Quốc trong chiến
lược đối ngoại của mình.
- Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc: Sau Chiến tranh Lạnh đến nay,
quan hệ hai nước luôn tồn tại nhiều biến động. Mỹ thực hiện chính sách vừa
hợp tác vừa kiềm chế Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích bản thân của nước Mỹ
bao gồm chiến lược toàn cầu, khu vực và song phương. Mỹ cần giữ quan hệ với
Trung Quốc, không để đổ vỡ hoặc vượt tầm kiểm soát của Mỹ. Ngược lại Trung
Quốc rất cần Mĩ với công cuộc phát triển của mình. Tóm lại vừa hợp tác vừa
đấu tranh là xu thế quan hệ Trung Mỹ từ sau chiến tranh Lạnh tới nay.
=> Những nhân tố từ bối cảnh quốc tế này tạo ảnh hưởng quan trọng
trong việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam.
c, Chủ trương hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn
- Đường lối chung: Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1988) là bước
ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam khi khẳng định đường
lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; Việt Nam là bạn,
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến
trình hợp tác quốc tế và khu vực. - Chủ trương:
+ Tiếp tục quán triệt, nắm vững quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng
nhằm thống nhất nhận thức và hành động, bảo đảm xử lý đúng đắn mối quan hệ
với các nước lớn trong tình hình mới.
+ Thường xuyên nắm chắc tình hình có liên quan đến độc lập, tự chủ và
chủ quyền quốc gia, nhất là động thái của các nước lớn để có đối sách phù hợp
trong quá trình quan hệ hợp tác.
2, Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Mỹ sau Chiến tranh Lạnh
a, Lợi ích của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao với Mỹ
Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại của Việt Nam, Đảng và Nhà nước coi trọng phát triển quan hệ
hợp tác với Hoa Kỳ. Trên cơ sở Tuyên bố chung giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việt Nam đã đạt được nhiều lợi ích
trong mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Có thể kể đến những lợi ích mà Việt
Nam đạt được trong cách lĩnh vực: + Chính trị- An ninh + Kinh tế- Thương mại + Quốc phòng + Khoa học- Công nghệ + Giáo dục + Y tế- Môi trường
+ Giải quyết di sản chiến tranh + Đối thoại nhân quyền
+ Văn hóa, thể thao, du lịch
+ An ninh biển, biển Đông, vấn đề khu vực sông Mê- kông.
b, Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ
Sau khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy về quan hệ
đối ngoại, Việt Nam đã chủ trương chuyển chính sách với Mỹ từ đối đầu sang
hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình.
- Tháng 6/ 1991, Đại hội lần thứ VII đề ra đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, rộng mở “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế” với phương
châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trên cơ sở đường hướng đổi mới
chính sách đối ngoại đó, Đảng và Nhà nước đã xác định việc bình thường hóa
quan hệ với Mỹ là chủ trương đối ngoại quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
+ Đảng đã khẳng định bình thường hóa trong quan hệ với Mỹ tạo cơ hội
cho nước ta tiếp cận một thị trường lớn với tiềm lực về kinh tế mạnh mẽ, nền
công nghệ- khoa học phát triển, đồng thời góp phần tạo dựng một môi trường
quốc tế hòa bình, ổn định, tạo những thuận lợi cho nước ta tập trung vào nỗ lực
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế. Vì vậy, chủ
trương, chính sách của Việt Nam khi bắt đầu xúc tiến các quan hệ với Mỹ là lấy
nội dung hợp tác kinh tế- thương mại làm trọng điểm, trọng tâm của mối quan hệ Việt Mỹ.
+ Bên cạnh đó, trong phương châm đối ngoại mới của Đảng và Nhà nước,
chúng ta cũng xác định việc cải thiện mối quan hệ với các nước lớn (đặc biệt là
Mỹ) có vai trò quan trọng giúp Việt Nam đạt được những lợi ích quốc gia- dân tộc.
- Xuyên suốt các kỳ Đại hội Đảng và quá trình hoạch định chính sách đối
ngoại Việt Nam với các đối tác lớn quan trọng, Hoa Kỳ luôn có vị trí quan
trọng, là đối tác lớn của Việt Nam trong mọi lĩnh vực cả về song phương và đa phương. Cụ thể:
+ Đại hội XII của Đảng đã quán triệt sâu sắc chủ trương chiến lược là
đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước lớn
có vai trò quan trọng đối với phát triển và an ninh của đất nước.
+ Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá: “Quan hệ đối ngoại và hội nhập
quốc tế tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khuôn khổ quan hệ ổn
định và bền vững với các đối tác”.
3, Tác động của chính sách đối ngoại Việt Nam với Mỹ trong xử lý quan hệ với Trung Quốc
a, Vị thế của Việt Nam trong chiến lược Trung - Mỹ
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương những năm vừa qua chứng kiến
những thay đổi to lớn, mang tính bước ngoặt trong việc định hình cục diện mới.
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng tại khu vực này
và trên thế giới. Hơn nữa, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước, vị thế chính trị - ngoại giao Việt Nam không ngừng nâng cao. Chính vì
điều này,Việt Nam có một vị trí quan trọng trong chính sách của cả Trung Quốc và Mỹ.
- Đối với Mỹ: Vị thế của Việt Nam trong mắt Mỹ đang ở mức cao nhất
kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995. Chính sự song trùng lợi ích gia
tăng về mặt chiến lược trong bối cảnh xuất hiện nhiều thách thức an ninh trong
khu vực, đặc biệt là các vấn đề trên Biển Đông, cũng đang thúc đẩy hai nước
xích lại gần nhau hơn. Mỹ không muốn ảnh hưởng của mình ở khu vực này bị
suy yếu. Do đó, việc tăng cường hợp tác với những quốc gia nòng cốt ở khu vực
như Việt Nam là một lựa chọn không thể bỏ qua.1
- Đối với Trung Quốc: Việt Nam là một nước láng giềng có lịch sử lâu
đời và cũng là quốc gia có vị trí là cửa ngõ ở Đông Nam Á và Biển Đông. Cùng
với những diễn biến hiện nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam
có một vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, Trung Quốc đã nhanh chóng thực thi 1
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-luan/-/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/ch
ien-luoc-vong-tuan-hoan-kep-cua-trung-quoc-nhung-danh-gia-buoc-dau-va-mot-so-van-de-dat-ra-doi- voi-viet-nam
chính sách "tấn công quyến rũ", lôi kéo các quốc gia khu vực ĐNA đặc biệt là
Việt Nam vốn là một mắt xích quan trọng kết nối cơ sở hạ tầng của Trung Quốc với Đông Nam Á.
b, Các vấn đề nổi lên trong quan hệ Việt- Trung - Mỹ
Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa năm 1991,
quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, toàn diện và sâu
rộng ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, cùng với đó, quan hệ giữa hai nước vẫn tồn
tại và đối mặt nhiều vấn đề nổi cộm.
- Vấn đề về an ninh biển, biển Đông: Vai trò của Việt Nam trong chiến
lược toàn cầu, khu vực của Trung Quốc ở thế kỷ XXI tuy không quá lớn nhưng
khá rõ ràng. Đồng thời, thách thức của chiến lược này đặt ra đối với Việt Nam
còn lớn hơn cơ hội, đặc biệt thách thức về an ninh chủ quyền quốc gia về biển
đảo, thách thức về sự phụ thuộc về kinh tế, tạo ra sự phụ thuộc về chính trị. Bên
cạnh đó, việc Trung Quốc can thiệp vào vấn đề biển Đông ảnh hưởng nghiêm
trọng tới lợi ích của Mỹ.
- Thế “gọng kìm” của Việt Nam trong mối quan hệ Trung- Mỹ: Cạnh
tranh Trung – Mỹ có thể tạo ra sự bất ổn cho toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương, cũng như sự phân cực về chính trị ngoại giao trong khu vực, khi
Việt Nam phải điều tiết mối quan hệ giữa cả hai bên.
c, Chính sách Việt- Mỹ trong xử lý quan hệ với Trung Quốc
- Ứng phó với chiến lược toàn cầu, khu vực của Trung Quốc: Trong
vấn đề này, Việt Nam cần điều chỉnh, xác định rõ cách thức ứng phó với chiến
lược toàn cầu, khu vực của Trung Quốc cũng như tạo thế và lực đa dạng hóa,
đang phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới.
- Vấn đề an ninh biển Đông:
+ Việt Nam đã thay đổi trong nhận thức về những nguy cơ và lợi ích mà
mối quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ có thể mang lại nhằm củng cố hơn niềm tin của
hai bên2. Chính sách “Bốn không” hay “Ba không, một nếu” – để ngỏ khả năng
2 http://nghiencuuquocte.org/2015/08/25/tam-giac-chien-luoc-viet-my-trung/
đối tác chiến lược với Mỹ nếu Trung Quốc có hành động ảnh hưởng đến an ninh
của Việt Nam. Việt Nam đã gửi cho Trung Quốc tín hiệu “lằn ranh đỏ” như một
phần của chiến lược phòng ngừa tại Biển Đông3.
+ Bên cạnh đó, kể từ đầu năm 2021, mặc dù Trung Quốc liên tục có
những hoạt động nhằm đối phó với việc chính quyền Joe Biden tăng cường lôi
kéo đồng minh Đông Nam Á tham gia kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy
nhiên, đối với vấn đề nâng cấp quan hệ Mỹ - Việt từ đối tác “toàn diện” lên đối
tác “chiến lược”, phản ứng của Trung Quốc sẽ không quá mạnh mẽ bởi Trung
Quốc không muốn làm mất đi sự ổn định đang có ở khu vực.
- Mâu thuẫn quan hệ Mỹ- Trung: Việt Nam cần phải cẩn thận khi quan
hệ Mỹ - Trung càng xấu đi và quan hệ Mỹ - Việt càng tốt lên có thể làm quan hệ
Trung - Việt càng nhạy cảm trong bàn cờ chiến lược Mỹ - Trung - Việt. Trong
khi xây dựng lòng tin chiến lược với Mỹ, Việt Nam vẫn duy trì cân bằng chiến
lược với Trung Quốc theo tinh thần của nguyên tắc “không chọn phe” trong đối
ngoại, và chủ trương “ba không một nếu”. CÂU HỎI:
- Vị thế của Mỹ trong chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay là như nào?
(Có phải đơn thuần nắm giữ vị trí quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế VN nữa không?)
- Việc ngoại trưởng Vương Nghị đến thăm Việt Nam có ý nghĩa gì?
- Việc nâng lên đối tác chiến lược với Mỹ có tác động gì đến Trung Quốc?
Chưa có tác động rõ rệt
- Trong tương lai, Việt Nam có nên ngả theo Mỹ, thể hiện rõ thái độ chống
Trung Quốc không? Không
- Ảnh hưởng của vấn đề biển Đông đến Mỹ?
=> Trung Quốc tìm cách làm xói mòn sự quản trị hàng hải thế giới, từ
chối tiếp cận các trung tâm hậu cần truyền thống, cản trở tự do trên biển, kiểm
soát việc sử dụng các vị trí trọng yếu, ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào các
3 http://nghiencuuquocte.org/2020/01/04/doi-tac-chien-luoc-viet-my-co-the-con-xa-voi-vi-trung-quoc/
tranh chấp khu vực và thay thế vị trí của Mỹ với vai trò như một đối tác được
các quốc gia khác yêu thích hơn trên thế giới.