-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
Môn học: Lịch sử Ngoại giao Việt Nam Lớp: LSNGVN (1) Báo cáo
CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN (1802 – 1884) Sinh viên:
Dương Tử Giang, QHQT48C1-0884
Đỗ Thị Ngọc Tú, QHQT48C1-1167
Đồng Thị Ngọc Hiền, QHQT48C1-0909 Hoàng Gia Lân, QHQT48C1-0975 Hoàng Như Mai, QHQT48C1-1015
Lã Hoàng Phúc Kiên, QHQT48C1-0963 Lê Gia Huy, QHQT48C1-0940 Lê Hồng Minh, QHQT48C1-1025
Lê Hồng Ngọc, QHQT48C1-1055
Nguyễn Hoàng Đạt, QHQT48C1-0852
Nguyễn Kim Ngân, QHQT48C1-1050
Nguyễn Mai Phương, QHQT48C1-1090 Ngày nộp: 30/11/2021 Số từ: 3678 about:blank 1/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1 MỞ ĐẦU
Bài báo cáo của nhóm trình bày về những chính sách ngoại giao của Việt Nam dưới triều đại nhà
Nguyễn (1802-1884). Báo cáo bao gồm những nội dung chính: Bối cảnh lịch sử thế giới và Việt
Nam thế kỷ XIX; những chủ trương đối ngoại của nhà Nguyễn với Trung Quốc, Pháp và các
nước láng giềng; những nhận định về quan hệ ngoại giao của nhà Nguyễn với các quốc gia trên;
những bài học lịch sử rút ra và liên hệ với hiện tại. *****
Thế kỷ XIX là một thời kỳ đầy biến động. Quan hệ tiếp xúc Đông-Tây chuyển từ thương mại tự
do sang đối dịch. Chủ nghĩa tư bản châu Âu bắt đầu tiến hành bành trướng xâm lược thuộc địa.
Các nước châu Á với nguồn tài nguyên giàu có trở thành miếng mồi ngon béo bở. Việt Nam vừa
trải qua nội chiến, nhà Nguyễn từng bước củng cố địa vị.
Về tình hình chính trị, triều Nguyễn giữ nguyên hệ thống quan liêu và cơ cấu chính quyền trung
ương như nhà Lê trước đó. Bộ luật Gia Long nói riêng về cơ bản sao chép lại bộ luật nhà Thanh
(Trung Quốc), kể cả chú thích các điều luật, cùng luật pháp thời Nguyễn nói chung thể hiện rõ ý
đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại và gia trưởng, trừng trị tàn
bạo những người chống đối.
Nhà Nguyễn coi trọng việc binh bị. Nét mới trong nghệ thuật quân sự thời Nguyễn là đã bắt đầu
ảnh hưởng của tư tưởng quân sự phương Tây. Một người Pháp lúc đó nhận xét: “Những cuộc
hành quân của vua xứ Nam Kỳ giống kỳ lạ với các cuộc hành binh thời Đệ nhất cộng hoà Pháp,
giống kỳ lạ về tổ chức và vũ khí, nhất là chịu ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thế kỉ
XVIII…”. Nếu trong thời Minh Mạng, quân đội nhà Nguyễn là lực lượng quân sự tân tiến nhất
khu vực Đông Nam Á thì sang thời vua Tự Đức, quân đội tuy đông nhưng kém về luyện tập, vũ
khí thiếu và lạc hậu do không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây.
Về tình hình kinh tế - xã hội, buôn bán trong nước còn kém cỏi. Người dân buôn lẻ hàng hóa của
người Hoa để kiếm lời, tổ chức thương mại sơ sài. Hoạt động thương mại ở vùng quê chỉ nhằm
trao đổi nông sản và hàng tiểu thủ công. Thương mại với phương Tây vẫn được khuyến khích,
nhưng với các nước láng giềng lại gặp cản trở do bị đánh thuế nặng, thủ tục phiền phức và bị cấm đoán một số mặt hàng. about:blank 2/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
Đối ngoại với Trung Quốc
Tháng 5/1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long. Một mặt xưng đế, lập
niên hiệu, mặt khác lại cử Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ sang Quảng Đông cầu nhà Thanh giúp
đỡ trong vấn đề Tây Sơn còn chưa giải quyết xong. Trịnh Hoài Đức đã mang theo quốc thư của
vua và vật phẩm, bao gồm cả sắc thư và kim ấn được nhận từ triều Thanh mà triều Tây Sơn bỏ lại
khi rút lui, đồng thời giải theo ba hải tặc của nhà Thanh bị bắt làm tù binh. Đây là lần tiếp xúc
chính thức đầu tiên giữa triều Nguyễn và triều Thanh.
Chuyện phong quốc hiệu: 10/1802, triều đình cho người mang biểu sang Thanh xin phong vương
và đặt quốc hiệu nước ta. Gia Long cho rằng nước ta gồm cả Việt Thường ngày xưa và các đất
miền Nam ngày nay do công lao khai phá của các chúa Nguyễn nên đặt quốc hiệu là Nam Việt.
Sau khi họp triều thần, Gia Long dâng biểu lên Gia Khánh (hoàng đế Trung Hoa), nhưng không
được chấp nhận. Sau khi bàn bạc, nhà Thanh đã đổi chỗ hai chữ và đề nghị tên Việt Nam.
Thể chế triều cống: Vấn đề quốc hiệu được giải quyết cũng là lúc quan hệ hữu hảo giữa hai nước
được chính thức hóa. Theo Đại Nam thực lục, từ năm 1803, “Lễ bang giao” đã được hình thành,
quy định rằng: Việt Nam phải triều cống hai năm một lần, 4 năm phải cử sứ giả sang chầu một
lần. Điều này cũng giống như đối với triều Tây Sơn. Cho đến 1839, năm cuối đời Minh Mạng
(1820-1840), do triều cống được quy định thành bốn năm một lần giống như đối với Lưu Cầu và
Xiêm La nên số lượng sứ giả giảm dần. Khi vụ loạn Thái Bình thiên quốc nổ ra (1851-1864), nhà
Thanh đã yêu cầu ngừng triều cống. Trong vòng mười sáu năm sau đó không có sứ giả nào được
cử đi. Quan hệ triều cống tạm ngừng đến năm 1868 thì được nối lại. Triều đình Huế cử các sứ bộ
sang Thanh vào các năm 1868, 1872, 1876, 1880.
Việc cử các sứ bộ sang xin phong vương và triều cống nhằm khẳng định mối quan hệ hòa hiếu,
đảm bảo tính chính thống của ngôi vua mà Thiên triều ban cho vua nước Nam và những người kế
vị. Triều Nguyễn cần sự phong vương 1 phần cũng là để khẳng định vai trò của Việt Nam với các
nước trong khu vực. Căn cứ các sách như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục,
dưới triều Nguyễn, từ 1802 đến 1884 có khoảng 39 sứ bộ Việt Nam đã được cử sang Trung Hoa
(bao gồm cả việc đi mua hàng cho triều đình). Sứ giả cuối cùng của nhà Nguyễn sang nhà Thanh
là sứ giả sang xin sắc phong cho Kiến Phúc (1883-1884), ngay sau đời vua Hiệp Hòa. about:blank 3/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
Vấn đề biên giới: Nhà Nguyễn giữ nguyên tắc không xâm phạm biên giới, nhưng phía nhà Thanh
vẫn thường xuyên vi phạm. Năm 1828, Đô đốc phủ Khai Hóa (Quảng Tây) cho quan quân vượt
qua biên giới để truy bắt phạm nhân, triều Nguyễn đã quở trách trấn thủ Tuyên Quang và sai viết
thư sang trấn phủ Vân Nam báo cho biết để ngăn chặn sự việc tương tự. Năm 1831, nhà Thanh
cho hơn 600 quân sang chiếm đóng đồn Phong Thổ, đòi quân lính Việt Nam phải rút đi. Quân
Nguyễn được lệnh nghiêm giữ, nếu quân Thanh tự rút lui trước thì quân ta cũng rút về trấn đợi
lệnh. Đến khi quân Thanh rút lui, Minh Mạng giao cho các tù trưởng địa phương cai quản hai
động Phong Thổ và Bình Lưu.
Quan hệ buôn bán: ngoài các đoàn sứ bộ về ngoại giao, triều Nguyễn còn cử nhiều đoàn sứ sang
Trung Quốc để mua hàng hóa. Năm 1830, người Thanh đúc được tiền kẽm như tiền Việt Nam để
đưa sang tiêu dùng, khiến giá cả ở Việt Nam tăng cao. Triều đình nhà Nguyễn phải ra lệnh cho
vùng biên giới kiểm soát chặt để ngăn chặn nạn đưa tiền giả từ Trung Quốc vào. Mặt khác, do
người Thanh hay sang Việt Nam mua gạo là mặt hàng nhà Nguyễn cấm buôn bán qua biên giới,
từ năm 1832 Minh Mạng ra lệnh cấm người Trung Quốc mua gạo và cấm thuyền buôn Việt Nam
chở gạo sang Trung Quốc bán. Ngoài buôn bán, các Hoa thương còn môi giới cho lái buôn
phương Tây, tìm mọi kẽ hở của pháp luật để trốn thuế. Do vậy, năm 1856, triều Nguyễn phải ra
lệnh hạn chế số thuyền của các Hoa thương đậu ở mỗi bến cảng tối đa là 12 chiếc.
Giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam: Khi Pháp mở cuộc xâm lấn Bắc Kỳ thì triều đình Huế cầu
viện nhà Thanh can thiệp. Năm 1884-1885, chiến tranh Pháp-Thanh bùng nổ trên chiến trường
miền Bắc Việt Nam. Lý Hồng Chương phải ký hiệp ước Pháp-Thanh gây nhiều tranh cãi ngày
6/9/1885. Theo hiệp ước này, nhà Thanh chấp nhận từ bỏ quyền bá chủ của mình và thừa nhận sự
bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đây do Pháp đảm nhiệm.
Đối ngoại với Pháp
Lịch sử ngoại giao của triều Nguyễn với Pháp được chia ra làm 3 yếu tố chính: Cõng rắn cắn gà
nhà, bế quan tỏa cảng và dụ cấm đạo. Trong đó không thể không kể đến sự bạc nhược của triều
Nguyễn khi liên tục nhân nhượng, để vận nước rơi vào tay Pháp. about:blank 4/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
“Cõng rắn cắn gà nhà”: Đại diện của Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp để lấy
quân và phương tiện đánh nhà Tây Sơn, đổi lại phải cắt cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn cho
Pháp kèm vô số điều khoản khác. Đây được coi là hiệp ước bán nước đầu tiên của triều Nguyễn,
xâm phạm tới chủ quyền lãnh thổ biển đảo ở Việt Nam. Tuy hiệp ước không được thi hành vì
cách mạng 1789 ở Pháp nổ ra, nhưng vẫn là một hiệp ước mở đường cho xâm lược Việt Nam.
“Bế quan tỏa cảng”: Năm 1801, Toàn quyền Pháp ở Pondichery đề nghị chính phủ Pháp cử sứ
thần và tàu chiến sang Việt Nam để ký một hiệp ước hữu nghị và thương mại, nhưng Pháp bận
chiến tranh với Anh nên không thực hiện được. Sau khi chiến tranh Pháp - Anh kết thúc, nhiều
nước châu Âu ráo riết sang và nối quan hệ với các nước phương Đông, trong đó có Pháp với Việt
Nam và được vua Gia Long hỗ trợ.
Tuy nhiên sau đó, các thuyền Pháp ngày càng sang Việt Nam nhiều hơn. Trong đó có thuyền
Cybèle tới Đà Nẵng kính dâng tặng phẩm, yêu cầu vua Gia Long trực tiếp tiếp phái bộ. Vua Gia
Long không nhận cũng không để họ lên kinh đô Huế, để các quan ở Quảng Nam, Đà Nẵng tiếp
đãi họ vì có những lo ngại về sự manh nha xâm lược của Pháp. Như vậy, trong suốt 2 thập kỷ đầu
XIX, ngoại giao của chúng ta vẫn bó hẹp, quan hệ ngoại thương càng có sự hạn chế, thậm chí là không có.
Minh Mạng lên nối ngôi sau khi vua Gia Long băng hà. Lúc đầu Minh Mạng sẵn sàng tiếp khách
ngoại quốc, về sau ông tuy một mặt tiếp Chaigneau (Lãnh sự của Pháp) song đã cứng rắn hơn khi
viết thư làm rõ thương ước được áp dụng lâu nay, không cần lập thêm/riêng một thương ước nào
khác vì đã có phần nghi ngại đối với việc tiếp xúc người Pháp. Tàu Cléopâtre bị từ chối sau đó.
Chaigneau hiểu rõ sự “đóng cửa” và thái độ dè chừng của vua Minh Mạng nên về Pháp. Tàu
Thetis và Esperance cập bến và tặng vật phẩm, tuy nhiên vua lấy cớ để không ra tiếp. Tàu Thetis
lén lút cử giáo sĩ Rogerot ở lại để truyền đạo.
“Dụ cấm đạo”: Ở Dụ cấm đạo đầu tiên, Minh Mạng nhấn mạnh “Đạo Phương Tây là tà đạo, làm
mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục cho nên phải nghiêm cấm để người ta phải theo chính
đạo”. Giáo sĩ phương Tây đẩy mạnh truyền đạo dẫn đến Dụ cấm đạo lần 2 ra đời: yêu cầu từ quan
tới dân nghèo phải thực lòng bỏ đạo, nếu không sẽ bị xử phạt nặng.
Ở các đời vua sau, nhà Nguyễn vẫn rất thận trọng với việc truyền đạo của thực dân Pháp. Thời
vua Triệu Trị, ông cấm người ngoại quốc giảng đạo, trị tội người theo đạo, xây dựng thành lũy about:blank 5/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
phòng thủ những nơi hiểm yếu sau khi hiểu được dã tâm xâm lược của Pháp. Thời vua Tự Đức,
lệnh Dụ cấm đạo được thi hành mạnh tay hơn, mở đầu thời kỳ tàn sát giáo sĩ phương Tây mới và
tạo thêm lý do Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.
Giai đoạn xâm lược và những văn kiện mang tính “bán nước”: Trong thời kỳ đầu Pháp xâm lược
Việt Nam, triều đình Huế vì muốn cố gắng duy trì nền phong kiến, đã ký hàng loạt hiệp ước “bán
nước” với Pháp, mở ra thời kỳ nô lệ của dân tộc dưới ách cai trị của thực dân. Cụ thể là các hiệp
ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Harmand (1883) và Patenôtre (1884). Nền ngoại giao
phong kiến từ đây cũng chấm dứt.
Đối ngoại với các nước láng giềng
Trong giao dịch với các nước láng giềng bé hơn như Chân Lạp, Vạn Tượng, Xiêm La, … Triều
Nguyễn cũng tự coi mình như một Trung Quốc nhỏ hơn ở phía Nam với các nước chư hầu.
Với Vạn Tượng, Chân Lạp: Các vua Nguyễn đã có một chiến lược ngoại giao nhằm đảm bảo an
ninh cho vùng biên giới phía tây và tây nam Tổ quốc, thể hiện vị thế của một nước phong kiến
vững mạnh trong khu vực, nâng cao thanh thế uy danh của đất nước trong quan hệ khu vực lúc đó.
Năm 1807, vua Chân Lạp là Nặc Chân cử sứ bộ sang Việt Nam xin sắc phong. Vua Gia Long
phong Nặc Chân làm “Cao Man Quốc vương”, định lệ ba năm cống một lần. Năm 1812-1813, có
sự bất hòa giữa Nặc Chân và em là Nặc Nguyên, Nguyên đưa quân Xiêm (nay là Thái Lan) qua
chiếm thành La Bích, Nặc Chân phải chạy sang nước ta cầu cứu. Tháng 6 AL năm 1828, Xiêm và
Vạn Tượng xảy ra xung đột, vua Minh Mạng cử người đứng ra hòa giải giữa hai bên. Ba tháng
sau, vua Vạn Tượng lại cho người đến Nghệ An xin cứu viện.
Vơi Xiêm La: Xiêm La là quốc gia quân bình với nước ta về nhiều mặt nên triều Nguyễn phải có
một đường lối đối ngoại đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa bình lâu dài. Nhà Nguyễn đã biết áp
dụng khéo léo phương châm ngoại giao "không bỏ bạn tìm thù” trong quan hệ với triều đình
Xiêm La, đặt vấn đề đấu tranh ngoại giao lên hàng đầu. Hai bên liên tục cử sứ đoàn thông hiếu,
tặng quà cho vua hai nước. Có những tình huống buộc phải áp dụng biện pháp quân sự, nhưng về
cơ bản tình hòa hiếu lân bang đã được triều Nguyễn duy trì gìn giữ cho đến ngày thực dân Pháp gây chiến ở Việt Nam. about:blank 6/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
Những nhận định về ngoại giao của nhà Nguyễn
Với Trung Quốc: Chính hoàn cảnh ra đời rất đặc biệt của nhà Nguyễn đã khiến quan hệ triều
cống hết sức được coi trọng, thậm chí được điển chế hoá nhằm tạo dựng được tính chính thống,
uy tín cho triều đại mình. Dù chịu tác động của những nhân tố mới do hoàn cảnh lịch sử quy
định, song cũng như các triều đại phong kiến trước đó, "triều cống" vẫn là một trong hai cơ sở
chủ yếu (bên cạnh việc "sách phong") để xây dựng nên quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với
Trung Quốc. Nhưng việc thực hiện triều cống của nhà Nguyễn với Trung Hoa lúc này xét về cơ
bản là không xâm phạm vào nguyên tắc độc lập, cùng với hàng loạt nỗ lực khác như: xin đổi
quốc hiệu, không cho gọi nước Nam là ‘man di’, kiên quyết đánh trả bằng mọi phương tiện:
chính trị, ngoại giao, quân sự, ... đã minh chứng cho một nguyên tắc bất biến chi phối mọi hoạt
động bang giao giữa triều Nguyễn với triều Thanh: giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc. Như
vậy, xét về phương diện triều cống của các vị vua triều Nguyễn với Trung Quốc thực chất là sự
tiếp tục vận dụng lối ngoại giao hoà bình, ‘lấy nhu thắng cương’, mang bản sắc ứng xử Việt Nam
trong mối quan hệ bang giao với Trung Quốc.
Với Pháp: Quan hệ ngoại giao giữa triều đình Huế với Pháp từ năm 1858 tới 1884 là quan hệ
giữa người bị xâm lược với kẻ mạnh đi xâm lược, mọi việc được giải quyết bằng súng đạn.
Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ nô lệ của dân tộc dưới ách thống trị
của thực dân Pháp, nhưng đó cũng là sự kiện mở đầu việc du nhập các yếu tố kinh tế, chính trị, xã
hội, … của tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Triều Nguyễn thi hành chính sách ‘ức thương’, ‘bế
quan tỏa cảng’, đóng cửa trong quan hệ với các nước phương Tây. Đây là một việc làm hết sức
sai lầm trong nhận thức và trong thực tiễn điều hành đất nước của triều Nguyễn, điều này đã tạo
ra lý do và mở đường cho bọn thực dân dùng vũ lực để xâm chiếm Việt Nam. Thái độ nhu nhược,
nhượng bộ, cầu hòa không điều kiện của triều Nguyễn đã được Pháp tận dụng triệt để. Hòa ước
1884 là điểm cuối cùng đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nền ngoại giao phong kiến Việt Nam
mà đại diện là triều Nguyễn, một nền ngoại giao thiển cận, bảo thủ, bị động trước sự tấn công ồ ạt
của chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trên con đường bành trướng mạnh mẽ để tranh giành thị
trường và phát huy thế lực toàn cầu.
Với các nước láng giềng: Trong quan hệ với Chân Lạp và Vạn tượng, trải qua hàng mấy trăm
năm, từ thời các chúa Nguyễn trở về sau, vị trí nổi bật của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại là
điều khá rõ. Các vị vua nhà Nguyễn đã mô phỏng tư tưởng thiên hạ kiểu Trung Quốc, về mặt đối about:blank 7/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
ngoại, với tư cách là nước bá chủ, thống trị các nước nhỏ xung quanh, hình thành nên trật tự thế giới của riêng mình.
Trong mối quan hệ với nước láng giềng Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đường lối
đối ngoại ôn hoà, hữu hảo đến mức có thể, ngoại giao đi trước, quân sự theo sau. Đối với các
nước phiên thuộc như: Chân Lạp, Vạn Tượng, ... triều đình nhà Nguyễn có chính sách ngoại giao
vô cùng khéo léo, vỗ về.
Bài học và liên hệ
Một kinh nghiệm đối ngoại cần thiết mà lịch sử quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn để lại đó là
khi thực hiện đường lối đối ngoại, những người nắm vận mệnh nước nhà cần tính đến vấn đề
nâng cao uy thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong quan hệ với Trung Quốc, triều Nguyễn đã cho chúng ta một bài học quan trọng trong lịch
sử quan hệ ngoại giao Việt Nam: biết cương - nhu đúng lúc, kết hợp khéo léo nguyên tắc với việc
sử dụng các sách lược nhún nhường khi cần thiết, tất cả phải trên cơ sở giữ vững độc lập quốc
gia, lợi ích dân tộc. Đây là bài học mà cho đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn.
Với Pháp, vua Gia Long đã hoạch định một đối sách với các nước phương Tây mang tính nhu
hòa, uyển chuyển. điều này giúp ổn định đất nước sau một thời gian dài nội chiến. Ông tranh thủ
được môi trường quốc tế ổn định để củng cố và xây dựng đất nước. Về cơ bản đó là sự lựa chọn
đúng đắn, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc lúc đó, nhưng về sau sự ‘đóng cửa’ về chính trị-
ngoại giao tạo nên sự thụ động trong ngoại giao và tình trạng trì trệ bảo thủ của đất nước. Giai
cấp phong kiến thống trị Việt Nam không thể tìm ra hướng đi mới trong quan hệ quốc tế lúc ấy
nhằm đảm bảo độc lập dân tộc và lợi ích an ninh quốc gia.
Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để thiết lập các mối quan hệ với các
cường quốc trên thế giới, bỏ đường lối khép kín, “không phương Tây” mà nhà Nguyễn đã thực
hiện và chủ động mở rộng hợp tác với các nước khác. "Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc; thiết lập được khuôn khổ quan hệ
ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng
các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”. 1 about:blank 8/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1 KẾT LUẬN
Các chính sách ngoại giao của triều đại nhà Nguyễn (1802-1884) đã mang lại nhiều giá trị lớn
trong tiến trình lịch sử ngoại giao của Việt Nam. Nhà Nguyễn đã có những chủ trương đối ngoại
khôn khéo, mềm dẻo mà cương quyết về chủ quyền với Trung Hoa, phô trương được quyền uy
với các nước láng giềng. Tuy nhiên đối với Pháp, chính sách không phương Tây đã để lại nhiều
sai lầm và đưa đất nước vào thời kỳ bị xâm lược. Việt Nam giai đoạn hiện đại đã rút ra được
những kinh nghiệm từ đường lối ngoại giao của nhà Nguyễn, tiếp tục kế thừa và phát huy những
điểm sáng, đồng thời tránh lặp lại những thiếu sót, sai lầm của thế hệ đi trước. about:blank 9/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1 CHÚ THÍCH
1. Nhật Đăng. “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành ngoại giao tự hào nhưng không được
tự mãn”. Tuổi Trẻ online, ngày 27/08/2020.
https://tuoitre.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-nganh-ngoai-giao-tu-hao-nhung-khong-
duoc-tu-man-20200827124325304.htm TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ ngoại giao. Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995.
2. Đào Duy Anh. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến Thế kỷ XIX. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2018.
3. Đinh Thị Dung. Quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. TP Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
4. Lưu Văn Lợi. Ngoại giao Đại Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
5. Nguyễn Lương Bích. Lược sử Ngoại giao Việt Nam các thời trước. Hà Nội: Nhà xuất bản
Quân đội và Nhân dân, 2000.
6. Nguyễn Quang Ngọc. Tiến trình lịch sử Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
7. Nguyễn Thế Anh. Kinh tế & Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn. TP Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
8. Nguyễn Thế Long. Bang giao triều Nguyễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2005.
9. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. "Hoạt động triều cống trong quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn
(Việt Nam) và triều Thanh (Trung Quốc)". Nghiên cứu trung quốc, 95, số 7 (2009).
10. Tạ Chí Đại Trường. Lịch sử Nội Chiến Việt Nam 1771-1802. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn sử học, 1973.
11. Trần Nam Tiến. Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn
(1802-1858). TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2019.
12. Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn học, 2008.
13. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đào Tố Uyên, Phạm Văn Hùng. Lịch sử Việt Nam từ thế
kỷ X đến 1858. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004. about:blank 10/11 00:01 7/8/24
Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn 1
14. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn. Đại cương lịch sử Việt Nam. Hà Nội:
Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
15. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương lịch sử
Việt Nam - tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.
16. Vũ Dương Huân, Trần Văn Cường. Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước
Cách mạng tháng tám 1945. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội, 2001.
17. Vũ Dương Huân. "Góp phần đánh giá chính sách đối ngoại và ngoại giao thời Nguyễn".
Nghiên cứu biển đông, số 7, 17/03/2010.
18. Yu Insun. Lịch sử quan hệ Việt Nam, Trung Quốc thế kỷ XIX: Thể chế, triều cống - Thực
và hư. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. about:blank 11/11