-
Thông tin
-
Quiz
Chính trị quản lý lĩnh vực văn hóa | Tiểu luận Hệ thống chính trị và quản lý xã hội
Trong thời đại hiện nay ,Đảng ta đã xác định lấy văn hóa làm cái đích cuối cùng cho con người và vì sự nghiệp đổi mới Việt Nam. Thực chất của sự nghiệp đổi mới chính là sự nghiệp văn hóa. Vì vậy ta cần nâng cao nhận thức và hiểu rõ các vai trò của chủ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Hệ thống chính trị quản lý xã hội 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Chính trị quản lý lĩnh vực văn hóa | Tiểu luận Hệ thống chính trị và quản lý xã hội
Trong thời đại hiện nay ,Đảng ta đã xác định lấy văn hóa làm cái đích cuối cùng cho con người và vì sự nghiệp đổi mới Việt Nam. Thực chất của sự nghiệp đổi mới chính là sự nghiệp văn hóa. Vì vậy ta cần nâng cao nhận thức và hiểu rõ các vai trò của chủ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Hệ thống chính trị quản lý xã hội 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO TRÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC ----------- TIỂU LUẬN
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI
Đề tài: Chính trị quản lý lĩnh vực văn hóa
Sinh viên: Nguyễn Thành Thái
Mã số sinh viên: 2155360050
Lớp: Chính Sách Công
Hà Nội, tháng 12 năm 2022 ~ 1 ~ ~ 2 ~ Mục Lục
I. Mở đầu…………………………………………………………….………… 5
1. Tính cấp thiết………………………………………………………………… 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 5
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 5
5. Kết cấu tiểu luận……………………………………………………………... 6
II. Nội dung………………………………………………………………………… 7
1. Quan điểm của Đảng và hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn
hóa thông tin, truyền thông.……………………………………………...……… 7
1.1 Nguyên nhân của các hạn chế.………………………………………………... 7
1.2 Giải pháp của Đảng đối với hoạt động văn hóa thông tin, truyền thông.
……………………………………………………………………………… 8
1.2.1 Giải về mặt công tác tư tưởng.……………………………………………………… 8
1.2.2 Thay đổi cơ chế để hoàn thiện thể chế quản lý báo chí và các cơ quan ngôn
luận. …………………………………………………………………………………………… 9
1.2.3 Quản lý các hoạt động trên không gian mạng. …………………………………… 10
1.3 Kết quả trong lĩnh hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóa
thông tin, truyền thông. ……………………………………………………… 12
2.Quản lý đối với hoạt động văn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian…… 13
2.1 Thành Tựu và những mặt hạn chế trong lĩnh vực quản lý đối với hoạt động
văn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian………………………………………… 13
2.1.1 Những thành tựu đã đạt được…………………………………………………… 13
2.1.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại…………………………………………………… 14 ~ 3 ~
2.2 Giải pháp đối với những mặt hạn chế. ……………………………………… 16
3. Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật,những hạn chế và
giải pháp …………………………………………………………………………… 17
3.1 Những hạn chế của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. ………………………… 17
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý với văn hóa nghệ thuật …… 19 .
3.2.1 Quy hoạch lại mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn. ……………………… 19
3.2.2 Đầu tư cho sáng tác và dàn dựng tiết mục. ……………………………………… 19
3.2.3 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. ……………………………………… 20
3.2.4 Cải thiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, diễn viên. ……………………… 20
3.2.5 Đổi mới công tác quản lý………………………………………………………… 20
3.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và năng lực
đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ…………………………………………………………………… 21
4. Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động Văn học, thơ ca, hội họa. ……… 21
4.1 Góc nhìn khách quan về Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động Văn học, thơ
ca, hội họa. ………………………………………………………………………… 22
4.2 Những giải pháp khắc phục các hạn chế. …………………………………… 23
5 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt đông văn hóa trong thời kỳ
4.0. ………………………………………………………………………………… 24 ~ 4 ~
III. Kết luận………………………………………………………….….….….…. 27
IV. Tài liệu tham khảo……………………………………………...….….….…. 28 ~ 5 ~ I. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại hiện nay ,Đảng ta đã xác định lấy văn hóa làm cái
đích cuối cùng cho con người và vì sự nghiệp đổi mới Việt Nam. Thực
chất của sự nghiệp đổi mới chính là sự nghiệp văn hóa. Vì vậy ta cần
nâng cao nhận thức và hiểu rõ các vai trò của chủ thể đặc biệt là chủ
thể chính trị trong quản lý văn hóa ở nước ta hiện nay để hoàn thành
các mục tiêu mà Đảng đã đề ra. Quan điểm của Đảng về xây dựng và
phát triển văn hóa có những bước vận động rất quan trọng. Văn hóa
được coi là nền tảng tinh thần vững chCc của xã hội, trong đó con
người được nhìn nhận là trung tâm trong chiến lược phát triển bền
vững. Việc nhấn mạnh đến vấn đề con người thể hiện sự phù hợp với
quan điểm tiến bộ về văn hóa trên thế giới hiện nay.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Dựa trên lý tưởng và đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm
đưa ra để rút ra kinh nghiệm cũng như phát triển quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, đưa ra đánh giá theo góc độ khách
quan để chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong quản lý văn
hóa để hướng tới “Chân, thiện, mỹ”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề của quản lý nhà nước lĩnh vực xã hội. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu, phân tích những vấn đề hiện hữu của của quản lý
nhà nước lĩnh vực xã hội. trong giai đoạn được tìm hiểu và giai đoạn mà tiểu luận đang nghiên cứu.
4. Phương Pháp nghiên cứu. ~ 6 ~
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Từ các nguồn thông tin có trong quá trình
học và trên những trang thông tin chính xác.
- Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu được cung cấp bởi nguồn thông tin sơ cấp
sẽ được thống kê lại và phân tích
- Phương pháp thống kê phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả
5. Kết cấu tiểu luận.
Phần 1: Mở đầu xác định vấn đề nghiên cứu
Phần 2: Đưa ra lý luận chung, phân tích các vấn đề trong quản lí Nhà Nước về văn hóa,
vận dụng và đưa ra giải pháp thực tiễn.
Phần 3: Đưa ra đánh giá, kết luận vấn đề nghiên cứu. ~ 7 ~ II.NỘI DUNG
1. Quan điểm của Đảng và hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn
hóa thông tin, truyền thông.
Truyền thông xã hội, trong tiếng Anh (Social media) là cách thức truyền thông kiểu
mới trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến với mục đích là tập trung các thông tin có giá
trị của những người tham gia. Tuy truyền thông xã hội có rất nhiều hình thức nhưng
có thể chia thành 2 nhóm đặc trưng là: mạng xã hội chia sẻ thông tin cá nhân (như
Facebook, Twitter, MySpace) và mạng chia sẻ tài nguyên (như Youtube, Flickj..).
Đặc điểm nổi bật của truyền thông xã hội là tính tương tác giữa các thành viên trong
cùng một dịch vụ và sức mạnh của số đông từ sự tương tác đó. Trong môi trường
truyền thông xã hội, tất cả mọi người đều có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng từ
văn bản, hình ảnh, đoạn nhạc cho tới những đoạn phim. Tương tác số đông giúp thông
tin được lan truyền rất nhanh và hiệu quả.Trong thời điểm hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam,
trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn
hóa thông tin, truyền thông. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về văn hóa đã
đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế cần rút kinh nghiệm và khắc phục.
1.1 Nguyên nhân của các hạn chế.
Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là Internet đã
ảnh hưởng rất lớn đến các phương tiện truyền thông đại chúng và cùng với đó là văn
hóa truyền thông đại chúng. Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
cho rằng: Với khối lượng thông tin khổng lồ được chuyển tải từng giây, từng phút qua
các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua điện thoại thông minh
smartphone, con người có thể tiếp cận thông tin về mọi lĩnh vực, ở bất kỳ nơi nào.
Chính vì thế dường như con người không còn đủ khả năng kiểm soát nguồn thông tin ~ 8 ~
đó. Một trong những nguy cơ xuất phát từ đây là người ta có thể lợi dụng tiện ích đó
để truyền bá những thông tin theo mưu đồ riêng, hoặc có thể cũng vì vô tình, truyền
bá những thông tin độc hại cho xã hội. Đó là những thông tin sai sự thật; Thông tin về
những mặt trái của xã hội, tạo nên một hình ảnh méo mó về đất nước, con người;
Những loại thông tin giật gân, câu khách về mọi sự kiện nhỏ nhặt nhất liên quan tới
tình, tiền, tù tội, khai thác đời tư của các “sao”, đánh trúng vào thị hiếu tầm thường
của một bộ phận công chúng cũng là một biểu hiện sai trái, thiếu văn hóa của thông
tin, vì nó đi ngược lại thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam, những điều tốt
đẹp mà báo chí cần phổ biến theo chức năng giáo dục của mình.
1.2 Giải pháp của Đảng đối với hoạt động văn hóa thông tin, truyền thông. 1.2.1
Giải pháp về mặt công tác tư tưởng.
Để nắm bắt tình hình và khắc phục các hạn chế, Đảng đã đề ra các thể chế về văn hóa,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa ở nước ta đã và
đang tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Quốc hội đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật quan trọng, như Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Thư
viện...; kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản luật đã ban hành để phù hợp
với tình hình mới, như Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa... Bên cạnh đó là hàng loạt các văn
bản dưới luật đã được xây dựng, ban hành. Nhờ đó hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật và chính sách về văn hóa từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về văn hóa, tích cực bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của nhân
dân, tác động sâu rộng đến đời sống văn hóa của đất nước.
Chính phủ ban hành nhiều chế độ, chính sách đặc thù, như chính sách về hoạt động và
hưởng thụ văn hóa, nhất là đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa; chính sách về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; những chính sách khuyến khích và
tôn vinh hoạt động sáng tạo (Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh
hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú); chế độ
ưu đãi đặc thù đối với nghệ sĩ, học sinh các trường văn hóa - nghệ thuật...; các quy ~ 9 ~
định về thành lập bảo tàng, xây dựng tượng đài...; xây dựng và hoàn thiện các quy
định, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội; việc cúng bái ở các đền chùa,
việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng...; khuyến khích nhân dân
các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư, khu tập thể, xí nghiệp, cơ quan xây dựng các
quy ước về nếp sống vǎn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường
thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp.
Các chiến lược, quy hoạch phát triển các lĩnh vực cũng được xây dựng và trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành, gồm Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm
2020; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030...; Quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành điện ảnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030... 1.2.2
Thay đổi cơ chế để hoàn thiện thể chế quản lý báo chí và các cơ quan ngôn luận.
Nếu như các ngành khác chỉ có một cơ quan chủ quản thì báo chí có tới 3 cơ quan
cùng chịu trách nhiệm: Ngoài cơ quan chủ quản nhân sự (con người) còn có cơ quan
chỉ đạo (định hướng) là Ban tuyên giáo, cơ quản quản lý nhà nước về báo chí (Bộ
Thông tin và Truyền thông). Mối quan hệ giữa 3 cơ quan này chưa được rõ ràng, còn
chồng chéo. Cơ quan chủ quản lại thường không có chuyên môn báo chí nên để cho
báo chí hoạt động như một mảng độc lập, thiếu quan tâm; Phần lớn cơ quan chủ quản
buông lỏng vai trò quản lý, làm cho tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, không hoàn thành
nhiệm vụ của mình. Cũng do cơ quan chủ quản không có chuyên môn báo chí và
không phát huy hết trách nhiệm của mình nên việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan
báo chí còn thiếu chặt chẽ nếu không nói là khá dễ dãi. Không ít cơ quan chủ quản đã
bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo báo chí không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo ~ 10 ~
quy định. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được một số cơ quan chủ quản
coi trọng nên dẫn đến việc một số cá nhân ở cơ quan báo chí phản ứng, thậm chí có
khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan chủ quản. Đặc biệt, có trường hợp người đứng đầu
cơ quan báo chí mất uy tín lãnh đạo trầm trọng, nhưng cơ quan chủ quản vẫn không
có phương án thay thế, nên để nội bộ cơ quan báo chí mất đoàn kết kéo dài.
Cũng do chồng chéo trong quản lý, buông lỏng quản lý, nên tình trạng báo chí lợi
dụng vị thế của “cơ quan quyền lực thứ tư” đi vòi vĩnh, tống tiền, làm công cụ “đánh
hội đồng” thế nhưng cơ quan chủ quản không hay biết. Việc chấn chỉnh, xử lý những
sai phạm của cơ quan báo chí trong rất nhiều trường hợp còn thiếu kiên quyết, nể nang.
Báo chí cách mạng là một hoạt động đặc biệt đi đầu trên mặt trận tuyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với mục tiêu giữ
vững ổn định chính trị, củng cố sự thống nhất ý chí trong Đảng, báo chí là diễn đàn
dân chủ của nhân dân, có trách nhiệm nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng, tăng
cường sự đồng thuận của xã hội. 1.2.3
Quản lý các hoạt động trên không gian mạng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập 4.0 với sự bùng nổ nhanh mạnh của công nghệ số,
không gian mạng cũng đa dạng và đối tượng tham gia cũng ngày càng phức tạp hơn,
đã đưa đến tình trạng “lợi bất cập hại”. Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng
Internet và mạng xã hội để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư
tưởng của Đảng; lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập
các tổ chức chống đối; phát tán tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn định
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Với đặc tính không biên giới, tốc độ truyền
thông tin nhanh, phạm vi chia sẻ rộng rãi, khả năng tương tác cao, không gian mạng
ngày càng có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, vấn đề bảo vệ an ninh mạng
được đặt ra vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia. Thực tế đã cho thấy ngày càng phát
sinh hiện tượng thiếu lành mạnh trên không gian mạng, nên rất cần một giải pháp tổng thể như sau: ~ 11 ~
a)Giải pháp về quản lý Nhà nước
- Vận dụng triệt để Luật An ninh mạng để đấu tranh, xử lý các vụ việc vi phạm.
- Bộ, ngành Thông tin và Truyền thông việc quán triệt nhận thức, nâng cao nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý báo chí và xuất bản. Cán bộ thanh tra ngoài trau dồi kỹ năng nhận
diện âm mưu, thủ đoạn tạo vỏ bọc “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”,… để chống
phá; các website giả mạo, các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc, còn
cần nắm chắc các thủ đoạn tấn công mạng như đánh sập các website.
- Cơ quan quản lý nhà nước cần, cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm đến vấn đề văn
hóa “đen” trên mạng, phải quyết tâm xử lý văn hóa “đen”, “rác bẩn” trên không gian
mạng. Địa phương nào quyết liệt, chú trọng trong việc thu thập, chuyển hóa, xử lý tới
nơi tới chốn sẽ giảm thiểu hiện tượng này. Thực tế có những trường hợp tương tự
nhau nhưng có địa phương thì xử lý, có địa phương ngần ngừ, không xử lý. Tức chúng
ta có công cụ, luật pháp để xử lý nhưng vận dụng đôi khi, có lúc, có nơi chưa triệt để.
- Tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội, trong đó càn
chủ động rà soát, kiên quyết xử lý các kênh livestream và nhóm chat có nội dung phản cảm, phạm pháp.
- Để chấm dứt hiện tượng phóng viên “hai mặt” dùng MXH để xâm phạm lợi ích của
các tổ chức, cá nhân, ngànhThông tin Truyền thông đã tăng cường kiểm tra, đi sâu vào
các trang mạng, trang thông tin điện tử của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, chống tình
trạng báo chí hóa tạp chí, báo chí hoạt đông không đúng tôn chỉ, mục đích để lập lại trật tự kỷ cương.
- Bộ Thông tin và Truyền thông cần có một chế tài đủ mạnh, nâng mức phạt nặng đối
với tội vu khống, xúc phạm nhân phẩm danh dự cá nhân, tổ chức. Đối với những
người làm báo, không chỉ thu hồi thẻ nhà báo mà còn bổ sung hình thức cấm hoạt
động báo chí trong 3 năm. Như thế mới đủ sức răn đe.
- Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động, phát huy vai trò quản lý, thường
xuyên cảnh báo, vì nếu chỉ dừng ở việc xử lý, giáo dục đơn thuần sẽ rất khó dẹp bỏ
triệt để hiện tượng này. ~ 12 ~
b)Giải pháp về hàng rào kỹ thuật để ngăn thông tin tiêu cực.
- Cùng với việc chủ động nắm tình hình trên không gian mạng, các đơn vị nghiệp vụ
thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tăng
cường triển khai các kế hoạch bảo đảm an ninh hệ thống thông tin, trang, cổng thông
tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tập đoàn kinh tế, tài chính trọng yếu…
Chủ động phát hiện và phối hợp khắc phục các lỗ hổng bảo mật, virus, mã độc xâm
nhập, chiếm đoạt thông tin bí mật Nhà nước, thông tin bộ qua môi trường mạng, ảnh
hưởng đến lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam; quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
- Luật pháp cần quy định để kiểm soát các các nhà cung cấp mạng thực hiện tốt việc
ngăn chặn thông tin tiêu cực, thu thập, rao bán thông tin cá nhân; yêu cầu các nhà
mạng nước ngoài phải tuân thủ, vận dụng luật pháp quốc tế phù hợp với luật pháp Việt
Nam, buộc họ chủ động trong việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật để các thông tin
độc hại không phát tán, lan truyền.
1.3 Kết quả trong lĩnh hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóa
thông tin, truyền thông. -
Tích cực triển khai các giải pháp làm lành mạnh không gian mạng. Có các biện
pháp chính trị, pháp lý, kỹ thuật nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin độc hại; nâng tỷ lệ
xoá, chặn thông tin xấu độc lên hơn 90%, góp phần bảo vệ chủ quyền thông tin trên
không gian mạng. Quyết liệt xử lý vấn nạn sim rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác. -
Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã giao các đơn vị chức năng tăng cường theo
dõi giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm các thông tin không đúng sự thật, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân trên mạng, đặc biệt là trên các nền tảng
mạng xã hội, đồng thời tiến hành chủ động xử lý, ngăn chặn gỡ bỏ và đấu tranh yêu
cầu gỡ bỏ đối với các nền tảng xuyên biên giới. -
Bên cạnh đó, những trường hợp xác định được nhân thân: Bộ TT&TT đã phối
hợp với các cơ quan chức năng xử lý nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội
Youtube, Facebook vi phạm, trong đó đáng chú ý như: Xử phạt kênh Youtube Hoàng
Anh-Timmy tại Thành phố Hồ Chí Minh, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang,
kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương. Điển hình là trường hợp vi phạm của bà Nguyễn ~ 13 ~
Phương Hằng đã bị xử phạt vi phạm hành chính (7,500,000 đồng) và bị khởi tố, bắt
tạm giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang
thực hiện các quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật và sẽ sớm đưa vụ án ra xét xử.
2 Quản lý đối với hoạt động văn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta với những thành tựu lớn đã làm cho đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ đó, nhu
cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân ngày càng tăng, trong đó lễ hội là một loại hình có
sức hấp dẫn lớn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng
cao, có giá trị hướng về nguồn cội, giá trị cân bằng đời sống tâm linh, giá trị sáng tạo
và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu quan trọng tác động đến đời sống xã hội. Trong
những năm gần đây, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích
phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời
sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được
phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.
2.1 Thành Tựu và những mặt hạn chế trong lĩnh vực quản lý đối với hoạt động
văn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian. 2.1.1
Những thành tựu đã đạt được.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội cơ bản đã thực hiện
nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội của của Đảng và Nhà nước. Lễ hội
quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã đều đảm bảo an ninh trật tự.
Nhiều lễ hội có chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại như mê
tín dị đoan, cờ bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy định. Do phát huy vai trò chủ thể của
người dân hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn
từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí,
dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn các
phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng. ~ 14 ~
Phần lễ tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính, chương trình tham gia phần hội
phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian,
diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới thiệu
những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Gắn kết các hoạt động văn hóa, thể
thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta, khẳng
định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Đồng thời các sinh
hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn
kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.
- Một số lễ hội tổ chức với quy mô ngày càng lớn, hình thức tổ chức với nhiều nội
dung, nhiều hoạt động, các địa phương đã dựa vào nội lực là chính, nhiều lễ hội đã
chinh phục được du khách, tôn vinh di sản, nâng cao uy tín của thương hiệu du lịch
hấp dẫn của địa phương.
- Kinh nghiệm tổ chức một số Lễ hội Văn hóa, thể thao, du lịch đã dần dần mang tính
chuyên nghiệp hóa góp phần tạo ra doanh thu và hiệu quả đầu tư, góp phần đẩy mạnh
và nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân ở các địa phương. Đặc biệt loại hình lễ
hội văn hóa, thể thao, du lịch đã tạo ra sự đột phá tuyên truyền quảng bá những tiềm
năng thế mạnh, thành tựu kinh tế xã hội của địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh
và đất nước con người Việt Nam, tôn vinh các giá trị văn hóa, củng cố khối đại đoàn
kết dân tộc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong văn hóa du lịch, tạo dấu ấn với du
khách trong nước và quốc tế (Festival Huế, Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, Festival trái cây Nam Bộ...).
- Thông qua tổ chức lễ hội đã huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, phần lớn
kinh phí tổ chức lễ hội (đặc biệt là lễ hội dân gian) đều do nhân dân và du khách thập
phương tự nguyện đóng góp. Trong nhiều lễ hội, nhân dân đã đóng góp nguồn kinh
phí lớn có thể tính được bằng tiền tỷ để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa,
bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống. 2.1.2
Những mặt hạn chế còn tồn tại. ~ 15 ~
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền
thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức lễ
hội còn hạn chế; Không ít lễ hội do nặng về hình thức quy mô phải hoành tráng với
chương trình nghệ thuật sân khấu hóa hiện đại, nặng về trình diễn nghệ thuật, đạo cụ,
phô diễn tốn kém nhưng nội dung chưa đảm bảo, còn đơn điệu, chung chung, ít được
đầu tư từ đó giám tính tích cực, hấp dẫn của lễ hội.
- Một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí. Còn xuất hiện hiện tượng bói toán, lên đồng,
cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, tệ nạn bán hàng rong, bán sách
ngoài luồng, xem tướng số, tử vi, lôi kéo khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ, đặt
tiền công đức- giọt dầu tùy tiện, tệ nạn ăn xin, ăn mày... làm giảm đi tính tôn nghiêm
và những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội.
- Lễ hội dân gian lớn được tổ chức quy mô và cầu kỳ hơn trước nhưng cơ sở vật chất,
hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của
du khách, văn hóa tâm linh có xu hướng thiếu lành mạnh.
- Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch có chiều hướng phát triển nhanh về số lượng và quy
mô tổ chức dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo quản lý hướng dẫn của địa
phương. Việc tổ chức lễ hội nghiêng về lợi ích kinh tế, do đó ý nghĩa văn hóa tinh thần mờ nhạt.
- Một số nơi tổ chức những ngày kỷ niệm của địa phương, ngày truyền thống của
ngành...còn có biểu hiện phô trương, lãng phí nặng về hình thức, chưa khai thác hết
tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân và vốn truyền thống văn hóa dân gian vốn có ở địa phương.
- Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục
đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương nên tập
trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ, làm
giảm giá trị truyền thống của lễ hội.
- Nếp sống văn hóa - văn minh của người phục vụ và người tham gia lễ hội còn yếu.
Sự bùng nổ nhu cầu tham gia lễ hội của đông đảo nhân dân ngoài dự kiến đã dẫn đến
tình trạng lộn xộn không kiểm soát được tại một số lễ hội lớn. ~ 16 ~
- Trình độ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động lễ hội của cán bộ văn hóa cơ
cở và những người trực tiếp quản lý di tích và điều hành lễ hội còn hạn chế.
- Việc phân cấp quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất: Có nhiều chủ thể cùng tham
gia quản lý (Ủy ban nhân dân xã, phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền,
công ty khai thác dịch vụ), việc phân cấp quản lý lễ hội, di tích của từng địa phương
cũng khách nhau, có nơi do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức và quản lý lễ hội;
có nơi giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức và quản lý; có nơi do Ban quản
lý chuyên môn, công ty kinh doanh khai thác các hoạt động vận chuyển và dịch vụ.
2.2 Giải pháp đối với những mặt hạn chế.
- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội,
ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm
các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ
hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích đô ˆng bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.
- Khẩn trương thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp khu dịch vụ đảm bảo thuận tiện,
không gây cản trở, ùn tắc giao thông; niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo
khách, không ép giá và bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo vê ˆ sinh an toàn thực phẩm và các
quy định của cơ quan chức năng. Có phương án bố trí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực
thu gom rác thải hợp lý, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội.
- Tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông, bố trí bãi trông giữ phương tiện giao
thông, có phương án phòng, chống cháy nổ, phòng chống thảm họa, đảm bảo an ninh,
an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội. Đối với những lễ hội có các
hoạt động diễn ra trên sông nước phải xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho người
tham gia lễ hội và du khách; chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa.
- Chỉ đạo Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội có phương án quản lý hòm công
đức; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng ~ 17 ~
nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không
đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt
Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng
Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tuyên truyền, vâ ˆn đô ˆng nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân
dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các
nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt
đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện
kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp
thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích,
lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và
các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành phố tăng
cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý và
tổ chức lễ hội; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận
động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.
3 Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật,những hạn chế và giải pháp.
3.1 Những hạn chế của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền
thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức lễ
hội còn hạn chế; Không ít lễ hội do nặng về hình thức quy mô phải hoành tráng với
chương trình nghệ thuật sân khấu hóa hiện đại, nặng về trình diễn nghệ thuật, đạo cụ,
phô diễn tốn kém nhưng nội dung chưa đảm bảo, còn đơn điệu, chung chung, ít được
đầu tư từ đó giám tính tích cực, hấp dẫn của lễ hội. ~ 18 ~
- Một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí. Còn xuất hiện hiện tượng bói toán, lên đồng,
cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, tệ nạn bán hàng rong, bán sách
ngoài luồng, xem tướng số, tử vi, lôi kéo khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ, đặt
tiền công đức - giọt dầu tùy tiện, tệ nạn ăn xin, ăn mày... làm giảm đi tính tôn nghiêm
và những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội.
- Lễ hội dân gian lớn được tổ chức quy mô và cầu kỳ hơn trước nhưng cơ sở vật chất,
hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của
du khách, văn hóa tâm linh có xu hướng thiếu lành mạnh.
- Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch có chiều hướng phát triển nhanh về số lượng và quy
mô tổ chức dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo quản lý hướng dẫn của địa
phương. Việc tổ chức lễ hội nghiêng về lợi ích kinh tế, do đó ý nghĩa văn hóa tinh thần mờ nhạt.
- Một số nơi tổ chức những ngày kỷ niệm của địa phương, ngày truyền thống của
ngành...còn có biểu hiện phô trương, lãng phí nặng về hình thức, chưa khai thác hết
tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân và vốn truyền thống văn hóa dân gian vốn có ở địa phương.
- Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục
đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương nên tập
trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ, làm
giảm giá trị truyền thống của lễ hội.
- Nếp sống văn hóa - văn minh của người phục vụ và người tham gia lễ hội còn yếu.
Sự bùng nổ nhu cầu tham gia lễ hội của đông đảo nhân dân ngoài dự kiến đã dẫn đến
tình trạng lộn xộn không kiểm soát được tại một số lễ hội lớn.
- Trình độ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động lễ hội của cán bộ văn hóa cơ
cở và những người trực tiếp quản lý di tích và điều hành lễ hội còn hạn chế.
- Việc phân cấp quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất: Có nhiều chủ thể cùng tham
gia quản lý (Ủy ban nhân dân xã, phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền,
công ty khai thác dịch vụ), việc phân cấp quản lý lễ hội, di tích của từng địa phương ~ 19 ~
cũng khách nhau, có nơi do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức và quản lý lễ hội;
có nơi giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức và quản lý; có nơi do Ban quản
lý chuyên môn, công ty kinh doanh khai thác các hoạt động vận chuyển và dịch vụ.
- Hiện đang xuất hiện xu hướng tự nâng cấp, tự đặt tên lễ hội thành Lễ hội cấp Quốc gia, Lễ hội Quốc tế...
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý với văn hóa nghệ thuật.
3.2.1 Quy hoạch lại mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn.
Tùy theo điều kiện của từng địa phương và thực tế của các đơn vị nghệ thuật để sắp
xếp, quy hoạch theo hướng giảm dần các đoàn nghệ thuật công lập, tránh chồng chéo
về loại hình hoạt động. Ở cấp trung ương cần giữ nguyên các đơn vị nghệ thuật truyền
thống song song với việc đầu tư phát triển một số đơn vị nghệ thuật hiện đại, thực hiện
tốt cơ chế tự hạch toán theo phương thức khoán chi hành chính và từng bước thực
hiện chính sách xã hội hóa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cần giữ
nguyên và tiếp tục đầu tư cho các đơn vị hoạt động hiệu quả, đúng phương hướng;
chuyển dần các đơn vị hoạt động kém hiệu quả sang hình thức bán công hoặc dân lập.
Đối với các tỉnh, thành phố khác thì cần tập trung xây dựng một đơn vị nghệ thuật
truyền thống tiêu biểu của địa phương hoăc xây dựng đơn vị nghệ thuật tổng hợp đối với vùng đông dân cư 3.2.2
Đầu tư cho sáng tác và dàn dựng tiết mục.
Muốn có những tác phẩm đạt chất lượng cao, xứng đáng với tầm vóc của đất nước,
phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu của công chúng, cần tập trung mở các
cuộc vận động sáng tác, các cuộc thi có mục đích và nội dung cụ thể. Trên cơ sở kết
quả của các cuộc vận động này, đầu tư kinh phí cho những tác phẩm xuất sắc, giao
cho một số đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ có uy tín để dàn dựng.
Bên cạnh đó, phải đầu tư cho tác giả, đạo diễn đi thực tế để tác phẩm của họ mang hơi
thở cuộc sống, đáp ứng được mong mỏi của công chúng. Tổ chức giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm, tổ chức hội thảo và tọa đàm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, tạo hướng ~ 20 ~