-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chợ bến thánh nét giao thương cưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Chợ bến thánh nét giao thương cưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Triết học Mác Lênin (DC140DV01)
27 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen
4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
III. NÉT GIAO THƯƠNG XƯA VÀ NAY.
1. Văn hóa chợ luôn là phần cốt lõi, mang tính quyết định.
“Thị trường” là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu của các chủ thể
được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số lượng
hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
Vì vậy, thị trường có thể được nhận diện ở cấp độ cụ thể và quan sát được như chợ,
cửa hàng, quầy hàng lưu động, phòng giao dịch hay siêu thị và nhiều hình thức tổ chức
giao dịch, mua bán khác. Thị trường cũng có thể được nhận diện thông qua các mối
quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trong xã hội, được hình
thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định ở cấp độ trừu tượng hơn.
Nhận diện thị trường ở cấp cụ thể, có thể thấy rằng “Chợ” ra đời từ rất sớm trong lịch
sử loài người và là hình thức giao thương nguyên thuỷ. Xuất phát từ những nhu cầu
thực tiễn của con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ
không có. Đồng thời, sự ra đời của tiền tệ đã trở thành môi giới trong các hoạt động
mua bán và trao đổi, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, và người ta dùng tiền
để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền. Chợ được hình
thành một cách tự nhiên trong hoạt động của con người, ở đâu con người sinh sống, ở
đó có chợ. Do đó, chợ thường xuất hiện ở những nơi đông đúc dân cư, giao thông
thuận tiện như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch…
Nhiều người cho rằng, muốn tìm hiểu về đời sống, văn hóa và tập tục của một vùng
đất, một làng quê nào đó thì cứ đến chợ. Bởi chợ chính là biểu hiện đầy đủ nhất bộ mặt
đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của một khu vực.
Nói đến chợ người ta thường hình dung là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của quá
trình lao động và lưu giữ những nét văn hóa xưa cũ mà bao đời nay vẫn tồn tại, lưu
dấu ấn trong tâm trí của mỗi người. Chợ Việt phong phú và đa dạng xuất hiện ở tất cả
các vùng quê và phố thị, kể cả ở các đô thị hiện đại. Trong đó, chợ Bến Thành chính là
ngôi chợ tiêu biểu ở Sài Gòn- Gia Định xưa. Nơi lưu giữ những nét đẹp của người
Nam Bộ xưa, cũng là nơi giữ gìn văn hóa trao đổi buôn bán hàng hóa- dịch vụ của
người dân trong và ngoài nước.
Sơ khai chợ Bến Thành nằm bên kênh Chợ Vải (nay là đường Nguyễn Huệ), đến năm
1914 người Pháp tiến hành xây chợ mới tại vị trí mới. Chợ được xây theo lối "chợ nhà
lồng" có mặt ở Nam Bộ từ nửa sau thế kỷ XIX, quy mô chợ Bến Thành lớn hơn nhiều
chợ khác ở các nơi. Chợ được xây dựng mái cao, che bằng lá hay sau này là ngói, tôn.
Lòng chợ rộng, nền cao để tránh ngập nước, không gian được giới hạn bằng hàng cột
xung quanh không phải là bức tường khép kín. Chợ Bến Thành được xem là một trong
những dấu mốc trong sự phát triển của đô thị Sài Gòn. Với 4 cổng chợ mở về 4 con
đường chính Quách Thị Trang, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn,
cổng chính là "bùng binh chợ Bến Thành" trở thành vị trí trung tâm của Sài Gòn trong tâm thức dân gian.
Những tiểu thương ở đây ứng xử văn minh không chỉ với khách hàng mua bán mà còn
với nhau. Lời chào hỏi "mua giùm, bán giúp" thể hiện quan niệm mua bán là sự "giúp
đỡ lẫn nhau. Thuận mua vừa bán, vui vẻ và tôn trọng nhau qua cách xưng hô thân mật
truyền thống của chợ Nam Bộ "dì, cháu, cậu, cô”.
Chợ Bến Thành chủ yếu bán lẻ vì gắn liền với khu vực các công sở hành chính, dân
cư, công chức hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ ở
đây luôn được diễn ra sôi nổi, là cầu nối gắn kết chặt chẽ sản xuất, phân phối, trao đổi
và tiêu dùng thành một thể thổng nhất. Nó tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, quy định lẫn
nhau giữa các chủ thể kinh tế, giữa các địa phương, các ngành nghề, các lĩnh vực tạo
thành một thị trường chung. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy có mối quan hệ kinh tế phát triển không ngừng.
Mặc dù, không đóng vai trò như một đòn bẩy kinh tế nhưng với vị trí đắc địa chợ Bến
Thành không chỉ là nơi diễn ra việc trao đổi mua bán các mặt hàng, chợ còn chức năng
phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử.
Ngoài ra, chợ Bến Thành là ngôi chợ tiêu biểu cho văn hóa thương nghiệp Sài Gòn, nó
phản ánh quá trình phát triển của vùng đất và con người Sài Gòn -TP HCM, đồng thời
vẫn giữ được văn hóa của một "chợ truyền thống", đặc biệt là ngành hàng ẩm thực và
"văn minh thương nghiệp" giữa cộng đồng tiểu thương với khách hàng. Với Sài Gòn,
chợ Bến Thành là một nơi chốn như vậy - vừa là biểu tượng giúp người ta nhận diện
và nhớ về thành phố vừa là một đại diện của quê hương để giới thiệu với bạn bè bốn phương. 2. Nét đặc sắc tr
ong văn hóa giao thương của chợ Bến Thành trong giai đoạn
nửa cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.
Năm 1870,người Pháp cho dựng lại ngôi chợ nằm phía trong kinh Lấp (nay là đường
Nguyễn Huệ) bằng cột sắt mái tôn, và tường gạch khang trang. Lúc đó đường Nguyễn
Huệ có con kinh chạy từ bờ sông Bến Nghé tới cuối đường và là phố chợ người Chà
và (Ấn Độ), Miên dựng nhà san sát nhau để buôn bán, xen vào có nhà gạch phố lầu
của người Pháp trú ngụ và làm văn phòng hãng buôn. Những dãy phố trệt ở cạnh sở
Ngân khố được người Hoa mở ra bán hủ tíu, thịt quay, cháo cá, cà phê, thuốc bắc và
người Ấn bán vải, tơ lụa, tạp hóa, cà ri, nước hoa... Chợ Bến Thành ngày ấy ngày càng
trở nên đông đúc, sầm uất vì thuyền lục tỉnh lui tới giao thương. “Phố, chợ, nhà của
đều rất trù mật, họp chợ dọc ven sông. Ở đầu bến, lệ cứ tháng đầu xuân vào ngày tế
Mã, có thao diễn thủy binh thì có đò ngang chở khách ngoại quốc lên bờ… Đầu phía
bắc là rạch Sa Ngư (rạch Bến Nghé, sông Sài Gòn ngày nay), có bắc cầu ván ngang
qua, hai bên nách cầu có phố bằng ngói, tụ tập hàng trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông
thuyền buôn lớn nhỏ đi lại san sát.” (Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí).
Chợ Bến Thành hiện tại là chợ “Bến Thành mới” hay “chợ mới Sài Gòn” được khởi
công xây dựng trên khu đất khoảng 10.000 m2 vào năm 1912 và khánh thành vào năm
1914 bởi người Pháp, chợ được bao quanh bởi 4 con đường Lê Lợi - Lê Thánh Tôn -
Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh. Chợ xây bằng gạch, cột kèo sắt, mái ngói, có cột
tháp cao treo đồng hồ để cho khách đi chợ xem giờ. Người Hoa, người Chà và… thì
đổ xô đến mua sạp để bày bán thuốc điếu, tơ lụa, thực phẩm. Trong Nam kỳ phong tục diễn ca tác giả ,
Nguyễn Liên Phong đã viết: “Bến Thành chợ rộng tứ vi - Mấy cửa
hàng xén ở thì quanh năm - Chỗ ăn, chỗ ở chỗ nằm....”.
Vào thập niên 1920 - 1940 có rất nhiều cửa tiệm của người Ấn có mặt tại chợ Bến
Thành như số 10 là trụ sở của công ty vải và lụa Jethanand Ratoumail Et Ramchad
Thakurdas Melvani. Ông Mohamed Ismael, chủ của 1 công ty chuyên xuất nhập hàng
hóa từ Ấn Độ có 2 cửa chính, một là ở số 179 Rue Catinat bán thuốc lá, dịch vụ đổi
tiền trong khi cửa tiệm ở 38 Rue Viénot (Phan Bội Châu bên hông chợ Bến Thành
ngày nay) chuyên bán vải và lụa. Những người Hoa từ Chợ Lớn khu chợ vải Soái Kình
Lâm cũng mua sỉ vải từ công ty Mohamed-Ismael frères để bán lại.
Như vậy ,đường Phan Châu Trinh là các cửa hàng của người Hoa ở phía cửa Tây thì ở
phía cửa Đông đường Phan Bội Châu có các cửa hàng nằm trong tay người Ấn.
Cộng đồng người Ấn đã đến Sài Gòn vào các năm đầu 1870 cho đến đầu thế kỷ 20. Họ
thường làm ăn sinh sống khu vực quanh chợ. Khi chợ Bến Thành mới xây, nhiều
người Ấn đến lập nghiệp quanh chợ trên các đường xung quanh như Rue d'Espagne
(Lê Thánh Tôn), Rue Viénot (Phan Bội Châu), Rue Schroeder (Phan Châu Trinh), và
Rue Amiral Courbet (Nguyễn An Ninh).
https://trithucvn.org/van-hoa/vi-sao-lai-goi-la-cho-ben-thanh.html
https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/lich-su-cho-ben-thanh-tu-luc-chi-la-bai-sinh- lay-hoang-vang-1364529.html
https://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/cho-va-van-hoa-cho-cua- nguoi-xua.htm