-
Thông tin
-
Quiz
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TỪ QUỲNH NHƯ-10A3
Văn học nghệ thuật bám rễ chặt chẽ vào đời sống hiện thực. Mỗi tác
phẩm nghệ thuật thật sự có giá trị khi gửi được đến độc giả thông điệp,
lời nhắn nhủ sâu sắc trong cuộc sống, hay sức lay động công chúng bằng
trách nhiệm, tấm lòng và trái tim nhiệt huyết của người nghệ sĩ. Và
Nguyễn Nhật Ánh một cái tên rất quen thuộc đối với các độc giả yêu
thích văn học đã xây dựng một “công trình nghệ thuật” Cho tôi xin một
vé đi tuổi thơ. Chắc hẳn đối với những người đã từng đọc qua thì tác
phẩm đã để lại một dấu ấn trong tâm trí về sự hoài niệm, trở về quá khứ,
trở về tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng của một thời đã qua.
Câu chuyện xoay quanh 4 nhân vật nhỏ dễ thương gồm có thằng cu Mùi,
Hải Cò, con Tủn và con Tí Sún. Với nhân vật thằng Cu Mùi – chính là
tác giả, truyện được kể bằng lời của nó dưới hình thức là “thằng cu Mùi”
lúc bé và những suy ngẫm, đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50 tuổi.
Như một điểm tựa để tác giả có thể thả hồn vào những triết lý, những
suy ngẫm về cuộc đời bên cạnh những cái tuổi thơ hồn nhiên. Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ đã gợi lại một chút kỷ niệm thời thơ ấu, một chút
hồn nhiên ngây thơ của trẻ con cho độc giả. Đây chính là một tấm vé
dành cho những ai có mong muốn quay trở lại thời thơ ấu của mình.
Quyển sách này không chỉ dành cho trẻ em mà nó còn dành cho tất cả
chúng ta-những người có tuổi thơ như chính tác giả đã nói trong sách
“Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai
từng là trẻ em”. Khi đọc cuốn sách này người đọc như được sống lại một
lần nữa với tuổi thơ của mình, những lần giả vờ ngủ say để được nằm
thêm vài phút ngắn ngủi trên giường trước khi dậy đi học hay những lúc
hối hả chạy đi soạn tập vở cho vào cặp sách trước khi đến trường và còn
rất nhiều chiêu trò thời học sinh khác. Sẽ có lúc người đọc cảm thấy bản
than mình cũng từng nghịch ngợm như cậu bé Mùi trong truyện và
những suy nghĩ của chúng ta thời thơ ấu thật giống với nhóm bạn trong
tác phẩm. Và có thể là đôi lúc cảm thấy ghen tị với bố mẹ của cậu bé
Mùi, một ông bố bà mẹ cho phép cậu chơi thỏa thích với đám bạn,
không ép phải học bài, không bắt phải ngủ trưa hay là những mong ước
trở thành người có tầm ảnh hưởng để thay đổi thế giới mà không phải
nghe theo sự sắp đặt của bất kì ai. Ai cũng đã từng nghịch ngợm, phá
phách những những điều trẻ thơ ấy lại góp phần vào sự trưởng thành của chúng ta ngày hôm nay.
Khi lớn hơn một chút, ta có những tình cảm tâm tư dành cho một người
dễ thương nào đó trong mắt chính mình, đó có thể là cậu bạn cùng bàn
hay cô bé hàng xóm- cũng giống như tình cảm nhỏ nhắn và sự ghen
tuông vô cớ của Mùi dành cho bé Tủn. Để rồi khi mình trưởng thành,
gặp lại nhau và nói những cảm xúc của mình ngày nhỏ mới thấy sự rung
động lúc nhỏ đó trong sáng và đáng yêu nhường nào.
Từng lời văn, câu chữ trong tác phẩm đã đưa người đọc đi ngược dòng
chảy của thời gian, để trở về cái thời tuổi thơ đầy hoài niệm ấy. Chỉ là
những câu chuyện nhỏ nhặt của cu Mùi cùng lũ bạn, nhưng Nguyễn
Nhật Ánh đã đưa độc giả đi hết từ cảm xúc này qua cảm xúc khác với
những bồi hồi thương nhớ khôn nguôi. Với lời văn hồn nhiên, trong
sáng, tác giả dẫn dắt ta đi theo dòng hồi ức của mình, trở về cái thời khi ông chỉ mới tám tuổi.
Chỉ qua mười hai chương truyện ngắn trong tác phẩm, người đọc nhìn
thấy được chính mình những ngày của tuổi thơ vô lo vô nghĩ trong thế
giới của cu Mùi, Tí Sún, Tủn và Hải Cò, những đứa trẻ không phải lo
nghĩ về cuộc sống bộn bề, chỉ có sự hồn nhiên, ngây thơ và non dại, một
thế giới mà ai cũng từng trải qua nhưng khi đã đi qua rồi lại chẳng ai
hiểu được nó. Để rồi giờ đây trong một cuộc sống với dòng chảy siết
cơm áo gạo tiền, con người ta phải lội ngược dòng để sống sót họ lại ao
ước được một lần quay trở về.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Người Nhật Ánh thật sự là
một công trình nghệ thuật tiêu biểu đối với những độc giả yêu thích văn
học. Nó chạm đến từng góc nhỏ trong lòng người đọc. Có thể nói đây là
một câu chuyện cổ tích dành riêng cho người lớn. Họ như được sống lại
một lần nữa với chính mình ngày xưa khi đọc từng câu chữ mà nhà văn
hết sức mài dũa. Cuốn sách như một tấm vé lên chuyến tàu đặc biệt mà
người cầm lái là ông, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.