-
Thông tin
-
Quiz
CHỦ ĐỀ 1: 6 quy luật cơ bản của thế giới tự nhiên | Đại học Sư phạm Hà Nội
Cách mạng công nghiệp lần 1 | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
CHỦ ĐỀ 1: 6 quy luật cơ bản của thế giới tự nhiên | Đại học Sư phạm Hà Nội
Cách mạng công nghiệp lần 1 | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













































Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
CHỦ ĐỀ 1: 6 quy luật cơ bản của thế giới tự nhiên
1.Quy luật về sự đa dạng
Định nghĩa “đa dạng” : Nhiều yếu tố hoặc bộ phận khác nhau
Sự khác biệt hoặc khác biệt giữa con người, động vật hoặc sự vật, sự đa dạng, vô
hạn hoặc phong phú của những thứ khác nhau, không giống nhau, chênh lệch hoặc đa dạng.
VD: Có vô số các hành tinh trong vũ trụ
Đa dân tộc, đa văn hóa,…
Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
- Luôn luôn có sự nâng cao của những phát hiện mới so với cái đã tìm ra, từ đó quy
luật đã tạo động lực thúc đẩy và nghiên cứu.
- Số lượng, tính chất của các chất là vô cùng! Do vậy về mặt lí thuyết là có thể tồn
tại những chất có tính chất phù hợp với yêu cầu mong muốn của con người (chẳng
hạn chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thu, chất có tính chất tự làm lành vết rách,…).
- Mỗi sinh vật có thành phần hóa học khác nhau → Có thể nghiên cứu để khám phá
ra những chất quý báu (thậm chí ngày nay là cả mô, cơ,…) để cung cấp cho con
người (làm thuốc, thức ăn, chữa bệnh).
2.Quy luật về tính cấu trúc
Định nghĩa “cấu trúc” : Là một sự sắp xếp và tổ chức các yếu tố bên trong của một
vật hay một hệ thống nào đó
Ý nghĩa: - Một số ý nghĩa thực tiễn rút ra từ quy luật trong nghiên cứu KHTN: Mỗi
chất, sinh vật đều có cấu trúc xác định và tương ứng là những tính chất và đặc điểm xác định.
- Mỗi chất, mỗi sinh vật sống đều có cấu trúc xác định: Do sự đa dạng về số lượng
loại chất, loài sinh vật → đa dạng về tính chất và đặc điểm → mối liên hệ giữa cấu
trúc và (tính chất của chất, thần kinh của con người – tư duy,…).
- Việc xác định được cấu trúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Giải thích và dự đoán
được tính chất và đặc điểm của chất cũng như sinh vật sống (VD: Phương pháp
điều trị thay đổi cấu trúc ADN có thể ngăn sự phát triển của gen gây bệnh, hoặc
sửa chữa đột biến di truyền).
VD: Kim cương và than chì có cấu trúc khác nhau.
3.Quy luật về tính hệ thống
Định nghĩa “hệ thống”: Là tập hợp những phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác
động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để thực hiện 1 chức năng nào đó
Mỗi phần tử có 2 đặc trưng: Có chức năng nhất định và có tính độc lâp tương đối
Có 2 điều kiện để trở thành hệ thống: “ Là tập hợp các phần tử” và “Các mối liên
hệ, quan hệ giữa các phần tử”.
Ý nghĩa: -Để nghiên cứu KHTN được tốt, trước tiên cần phải xác định xem phần
tử nghiên cứu thuộc (những) hệ thống nào, có chức năng ra sao, ảnh hưởng chi
phối lẫn nhau giữa các phần tử trong hệ thống đó là như thế nào → ảnh hưởng thế
nào đến chức năng của toàn hệ thống → biện pháp để nâng cao hiệu quả, chức
năng của toàn hệ thống.
VD:Quần xã rừng mưa nhiệt đới gồm các quần thể cây, chim, thú khác nhau mang
các đặc điểm và chức năng khác nhau.
4.Quy luật về tính tuần hoàn
Định nghĩa “tuần hoàn”: Trong thế giới tự nhiên, cấu trúc của các hệ thống hoặc
vận động và biến đổi của các hệ thống đều mang tính lặp đi lặp lại
Ý nghĩa: - Nếu biết được quy luật tuần hoàn và vị trí của đối tượng nghiên cứu
trong quá trình tuần hoàn, có thể dự đoán được những điều đã và sẽ xảy ra tiếp
theo → phát triển những vấn đề tích cực, hạn chế những vấn đề tiêu cực.
- Một trong những nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học là tìm các quy luật
tuần hoàn (nếu có) của đối tượng nghiên cứu để đưa ra các dự đoán, dự báo giúp
hoàn thiện hơn đối tượng nghiên cứu (nhìn rộng, nhìn toàn diện vấn đề!).
VD: Vòng tuần hoàn máu trong cơ thể người
5.Quy luật về sự vận động và biến đổi của thế giới tự nhiên
Định nghĩa “vận động”: “Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi của tất
cả sự vật, hiện tượng, của mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản tới phức tạp.
Định nghĩa “biến đổi”: Là sự thay đổi hoặc làm cho thay đổi thành khác trước.
Ý nghĩa: - Mọi sự vật luôn vận động và biến đổi.
- Nghiên cứu các điều kiện để xác định sự thay đổi cấp độ vận động.
VD: Sự vận động quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của trái đất.
6.Quy luật về sự tương tác của thế giới tự nhiên
Định nghĩa “Tương tác”: Là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các vật thể trong vũ trụ
Ý nghĩa: -Mọi sự vật luôn vận động và biến đổi (nhiều cấp độ, entropy của vũ trụ luôn tăng).
-Nghiên cứu các điều kiện để xác định sự thay đổi cấp độ vận động
VD: hỗn hợp N2, H2 chỉ có chuyển động phân tử, nhưng khi tăng nhiệt độ sẽ dẫn đến phản ứng tạo NH3.
CHỦ ĐỀ 2 : ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC
6 nguyên tắc cơ bản :
1.Trung thực trong việc báo cáo dữ liệu khoa học- Thành thật tri thức
- Sứ mệnh của khoa học là khai hóa, khuếch trương và phát triển tri thức. Tri thức
khoa học dựa vào sự thật. Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng
những phương pháp khách quan. Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có
thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận
theo cảm tính. Do đó, khoa học đặt sự thật khách quan trên hết và trước hết.
- Không có khách quan và không có sự thành thật thì khoa học không có ý nghĩa gì
cả. Nhà khoa học phải khách quan và thành thật. Nguyên tắc thành thật tri thức
được xem là một cột trụ cơ bản nhất trong các nguyên tắc về đạo đức khoa học.
Theo nguyên tắc này, nhà khoa học phải tuyệt đối thành thật với những gì mình
quan sát hay nhận xét. Nói cách khác, nhà khoa học không nên gian lận trong
nghiên cứu, không giả tạo dữ liệu, không thay đổi dữ liệu, và không lừa gạt đồng nghiệp.
2.Cẩn trọng trong phân tích kết quả khoa học- Cẩn thận
Nhà khoa học phải phấn đấu hết mình để tránh các nhầm lẫn và sai sót trong tất
cả các hoạt động khoa học. Bất cứ một thay đổi về số liệu, dữ liệu thu thập được
đều phải được chú thích rõ ràng(như ghi rõ ngày tháng sửa, ai là người chịu trách
nhiệm, và tại sao thay đổi). Khi làm việc như thế, việc sử dụng các phương pháp
phi chính thống hay phương pháp phân tích và cách diễn dịch có thể dẫn đến
những tiến bộ khoa học Tuy nhiên, nếu cách làm việc này nhắm vào mục đích đạt
được kết luận mà nhà khoa học muốn có thì đó là một vi phạm đạo đức khoa học.
3.Chia sẻ công khai phương pháp, số liệu thông qua việc công bố và trình bày
và cởi mở trong đánh giá- Cởi mở và công khai
Nghiên cứu khoa học mang tính tương tác rất cao, và do đó thường tùy thuộc lẫn
nhau. Nhà khoa học có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu,phương pháp và phải cho các
đồng nghiệp tiếp cận dữ liệu của mình, nếu cần thiết. Ngoài ra, vì nghiên cứu khoa
học là một cuộc tranh tài về ý tưởng và các khái niệm mới nhất không nằm trong
mô thức hiện hành. Do đó, cởi mở và thành thật trong tranh luận là những yếu tố
đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các tiến bộ khoa học. Cuộc
«tranh tài» này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng. Qui trình bình duyệt
công trình nghiên cứu là một bước quan trọng trong việc thực hiện các nghiên cứu
khoa học. Những thói ganh tị, thành kiến hay mâu thuẫn cá nhân có thể làm cho hệ
thống này bị thất bại. Nhà khoa học nên tập trung vào tính hợp lí khoa học và logic
của nghiên cứu, chứ không nên dựa vào những cảm nhận cá nhân.
4. Ghi nhận công trạng thích hợp
Nhà khoa học phải ghi nhận những đóng góp của các nhà khoa học đi trước, và
tuyệt đối không lấy nghiên cứu của người khác làm thành tích của mình. Tri thức
khoa học mang tính tích lũy và được xây dựng dựa vào những đóng góp của nhiều
nhà khoa học trong quá khứ và hiện tại. Ghi nhận công trạng của họ là một qui ước
về đạo đức khoa học, và hình thức ghi nhận có thể thể hiện qua tài liệu tham
khảo, lời cảm tạ, hay cho họ cơ hội đứng tên đồng tác giả. Sử dụng công trình hay
ý tưởng của đồng nghiệp mà không ghi nhận là một vi phạm đạo đức khoa học.
Ngày nay, một công trình nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm, là
thành quả của nhiều cá nhân. Do đó, ai có tư cách đứng tên tác giả đôi khi trở
thành một vấn đề tế nhị
5. Trách nhiệm trước công chúng.
Phần lớn hoạt động khoa học là do tài trợ của người dân; do đó, nhà khoa học phải
có nghĩa vụ công bố những gì mình đạt được cho công chúng biết. Hình thức công
bố có thể là những ấn phẩm khoa học hay những trao đổi trên các diễn đàn quần
chúng. Mục tiêu quan trọng của khoa học là nhằm mở rộng tri thức con người về
các địa hạt như vật lí, sinh học, và xã hội. Mở rộng ở đây có nghĩa là đi ra ngoài, đi
xa hơn những gì đã được biết. Do đó, có thể xem hoạt động khoa học là một việc
làm mang tính xã hội, chứ không phải là một nỗ lực đi tìm sự thật trong cô
đơn, lặng lẽ. Bởi vì mang tính xã hội, cho nên các chuẩn mực về đạo đức khoa học
phải là một «thể chế» của bất cứ trung tâm khoa học nào, kể cả trường đại học, và
phải được xem như là một mục tiêu của khoa học.
Sinh viên và các nghiên cứu sinh từ các trường đại học là những người sẽ chiếm
giữ các vị trí quan trọng trong xã hội như nhà lãnh đạo, nhà khoa học và giáo sư
tương lai, và việc đảm bảo họ biết được các tiêu chuẩn đạo đức khoa học là một
biện pháp để đảm bảo sự ổn định của xã hội cho các thế hệ tiếp nối. Hiện nay,
trong bối cảnh nước ta đang có chiến dịch chống tham nhũng, kể cả tham nhũng
trong khoa học, vì thế vấn đề truyền đạt các chuẩn mực đạo đức khoa học trong các
trường đại học lại càng trở nên cấp thiết hơn. 6.Tự do tri thức:
Nói một cách ví von, khoa học không bao giờ dừng lại trong hành trình đi tìm sự
thật, vì đây là một hành trình liên tục. Nhà khoa học cần được tạo điều kiện để theo
đuổi những ý tưởng mới và phê phán những ý tưởng cũ. Họ cũng có quyền thực
hiện những nghiên cứu mà họ cảm thấy thú vị và đem lại phúc lợi cho xã hội.
Nhiệm vụ của SV trong việc đảm bảo đạo đức khoa học
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, hành động phải đi đôi với lời nói
- Tự chủ trong việc rèn luyện và học tập
- Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều người xung quanh mình có nhận thức đúng
đắn, đầy đủ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức khoa học
- Tôn trọng, tuyên dương các tấm gương điển hình cho việc đảm bảo đạo đức khoa học
- Sẵn sàng xung phon, cống hiến, không đùn đẩy nhiệm vụ cho nhau
- Không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác, sẵn sàng nhận lỗi hay hậu quả do mình gây ra
CHỦ ĐỀ 3: 4 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được bắt đầu vào khoảng những năm
1784 đến năm 1840. Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, được xuất
phát điểm từ Anh sau đó lan ra Châu Âu, Hoa kỳ và toàn thế giới.
Ở thời kỳ này nên kinh tế các nước thô sơ, quy mô nhỏ tất cả đều phải phụ thuộc
vào sức lao động. Chính vì thế cuộc cách mạng thứ nhất ra đời chế tạo ra các loại
cơ khí máy móc chạy bằng hơi nước và sức nước, quy mô lớn. Thay thế nguồn
lao động và tăng sản lượng sản xuất. Cuộc cách mạng chia thành 3 sự kiện:
Ngành dệt may: Vào năm 1784 Janes Watt- phụ tá thí nghiệm của một trường đại
học phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này mà máy dệt có thể đặt khắp
mọi nơi. Đến năm 1785 linh mục Edmund Cartwright phát minh ra một loại máy
dệt vải, đóng vai trò quan trọng trong ngành dệt, công suất tăng lên tới 40 lần.
Ngành luyện kim : Henry Cort vào năm 1784 đã tạo ra cách luyện sắt đời đầu đáp
ứng được chất lượng của sắt nhưng không đáp ứng được độ bền. Thế nên Henry
Bessemer đã phát minh ra lò cao dùng để luyện gang thành thép. Khắc phục được
nhược điểm của các đời máy trước.
Ngành giao thông vận tải: Dựa bằng hơi nước năm 1804 William Murdoch đã chế
tạo ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy
chạy bằng hơi nước và thay thế cho những mái chèo, cánh buồm
→Sự thay đổi này đã mang lại cho nền kinh tế các nước sự đột phá không ngưng,
hạn chế được lao động, tăng năng suất sản xuất, tạo thuận lợi cho các ngành chế
tạo máy móc phục vụ cho các ngành sản xuất.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai được diễn ra từ năm 1871- 1914(Thế chiến
thứ I nổ ra). Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sử dụng năng lượng điện và sự
ra đời của dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Phát triển các ngành điện,
vận tải, hóa học, sản xuất thép,…
Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở
điện- cơ khí sang tự động hóa cục bố trong sản xuất:
Nhiều sáng chế đã được phát minh và cái thiện, bao gồm in ấn và động cơ hơi nước.
Truyền thông: Một trong những phát minh cốt cán nhất trong việc truyền bá ý
tưởng là in ấn tang quay dẫn động bằng hơi nước. Là bước đầu tiên dẫn đến phát
minh ra máy sản xuất giấy cuộn từ đầu thế ký 19.
Động cơ: Ở cuộc công nghiệp này, động cơ đốt thịnh hàng ở các nước công nghiệp
phát triển, cùng trao đổi và bàn luận. Như: động cơ đốt trong chạy trên khí than đá
đầu tiên bởi Entienne Lenoir; Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô với động cơ đốt
trong; Joseph Day tạo ra động cơ xăng hai kỳ, trở thành nguồn năng lượng tin cậy
“ nguồn năng lượng của người nghèo”
→ Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị
Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế
Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
3. Cuộc cách mạng công nghệ thứ ba
Cuộc cách mạng công nghệ thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật số
( Digital Revolution) xuất hiện vào khoảng từ 1969. Đây là cuộc cách mạng quan
trọng trong các cuộc cách mạng công nghiệp vì đã mở ra kỷ nguyên công nghệ
thông tin. Sử dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số.
Trọng tâm của cuộc cách mạng này là sản xuất hàng loạt và sử dụng logic kỹ thuật
số, MOSFET và chip mạch tích hợp, các công nghệ dẫn xuất bao gồm: máy tính,
bộ vi xử lý, điện thoại di động kỹ thuật số và internet.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã chuyển đổi công nghệ analogue sang định dạng kỹ
thuật số. Truyền thông kỹ thuật số được áp dụng rộng rãi sau khi phát minh ra máy
tính cá nhân. Sự thay đổi được cải cách dần qua các thập niên Thập niên 70:
Vào những năm 1970, máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy chơi trò
chơi điện tử và thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade được ra đời.
Một phát triển quan trọng trong công nghệ là kỹ thuật nén. Ban đầu dự định dùng
để nén hình ảnh, sau này trở thành nền tảng cho cuộc cách mạng kỹ thuật số. Thập niên 80:
Ở thập niên 80, máy tính được sử dụng rộng rãi trong trường học, doanh nghiệp,
nhà máy,.. Máy rút tiền tự động, robot công nghiệp, CGI, nhạc điện tử,… đã trở
thành chủ nghĩa tư tưởng của thập niên này.
Vào năm 1983, Motorola đã tạo ra chiếc điện thoại di động đầu tiên. Tuy nhiên đến
năm 1991 khi mạng 2G bắt đầu được sử dụng tại Phần Lan thì mô hình này mới được bán chạy.
Từ đó các loại máy ảnh kỹ thuật số, mực kỹ thuật số,… cũng được phát minh Thập niên 90:
Vào năm 1990, world cup công chiếu với truyền hình kỹ thuật số với độ phân giải cao ( còn gọi là HDTV).
World Wide Web được công khai truy cập vào năm 1991, trước đó chỉ dành cho
chính phủ và các trường đại học. Đến năm 1993 thì Mosaic ra đời, trình duyệt web
đầu tiên có khả năng hiển thị hình ảnh.
Đến năm 1996 internet mở rộng trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Thập niên 20:
Điện thoại di động trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Với thêm nhiều tính
năng mới như: các trò chơi điện tử, nghe gọi, và nhắn tin,… Cuộc cách mạng kỹ
thuật số đã lan rộng ra toàn cầu
Năm 2002, Việt Nam đã kết nối internet dial-up và được nhiều người yêu thích. Thập niên 21:
Vào năm 2012, hơn 2 tỷ người đã sử dụng mạng internet, điện toán đám mây trở
thành xu hướng dẫn đầu.
→ Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và
các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất
để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi
cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I
(nông - lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản
xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng
KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.
4. Cuộc cách mạng công nghệ thứ tư
Đây là cuộc cách mạng cuối cùng trong các cuộc cách mạng công nghiệp đã trải
qua trong các thập kỷ. Cuộc cách mạng công nghệ thứ 4 còn được gọi là cuộc công
nghệ 4.0, xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” hoàn toàn tập trung vào công nghệ
kỹ thuật số, kết nối vạn vật thông qua internet làm nên các sản phẩm, các chuỗi
cung ứng, các nhà máy trở nên thông minh hơn. Kỷ nguyên này được đánh dấu
bằng hàng loạt phát minh được ra đời: robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano,
máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, internet vạn vật,…
Một số phát minh, giúp các doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh thành kinh doanh 4.0:
Big Data( dữ liệu lớn): Cho phép thu thâp, lưu giữ lượng dữ liệu khổng lồ. Giúp
doanh nghiệp nắm giữ được toàn bộ thông tin khách hàng, sử dụng đưa ra chiến
lược cho từng giai đoạn.
Internet of thing ( vạn vật kết nối ): Là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ
điện tử và công nghệ không dây.
Cloud ( điện toán đám mây): Cho phép người dùng sử dụng dịch vụ lưu trữ thông
tin nhờ các nhà cung cấp như Facebook, youtube,…
Trí tuệ nhân tạo ( AI): Ai tạo ra những cỗ máy thông minh, hoạt động và phản
ứng như con người. Có thể nhận dạng được giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề
In 3D: là sản xuất phụ gia, cho phép tạo ra các mô hình 3D vật lý của các đối tượng.
Augmented Reality (AR)là sự kết hợp giữa âm thanh,văn bản và màn hình tạo ra
hiệu ứng với trải nghiệm thế giới thực của người dùng.
Tự động quy trình robotic (RPA)là quy trình tự động hóa các hoạt động kinh
doanh thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI. Robot thay thế
con người xử lý giao dịch, quản lý các công nghệ thông tin,…
Công nghệ 4.0 đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu với
khách hàng, nhà sản xuất. Giúp tăng năng xuất và doanh thu, tối ưu hóa các công
trình sản xuất, phát triển công nghệ tăng tốc và chăm sóc dịch vụ khách hàng tốt hơn.
CHỦ ĐỀ 4: BA VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA NHÂN LOẠI Biến đổi khí hậu
1.Khái niệm khí hậu và biến đổi khí hậu
- Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các
hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng
thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khoảng thời gian truyền thống để thống
kê số liệu là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới . Các số
liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió
-Biến đổi khí hậu (tên gọi đầy đủ là Biến đổi khí hậu Trái Đất) thường được hiểu là
sự thay đổi của hệ thống khí hậu của Trái Đất, bao gồm khí quyển, thủy quyển,
sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay
hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự
phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể
giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Trái Đất. Định
nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính
thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hàng thập kỷ hoặc lâu
hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. Đó là sự thay đổi của khí hậu mà trực tiếp
hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần
khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan
sát trên một chu kỳ thời gian dài”. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong các
văn bản về chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi
khí hậu hiện nay, và được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. 2.Nguyên nhân
2.1.Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên( Nguyên nhân khách quan)
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ
bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ
thống khí hậu trái đất, bao gồm:
-Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do Trái Đất tự quay xung quanh trục
của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã
diễn ra. Các thay đổi về chuyển động của Trái Đất gồm: sự thay đổi của độ lệch
tâm; độ nghiêng trục và tuế sai (tiến động).Những biến đổi chu kỳ năm của các
tham số này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ thống khí hậu và
do đó làm thay đổi khí hậu trái đất.
-Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có thể bị
biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình vận
động kiến tạo, phun trào của núi lửa,.. Ngoài ra, các đại dương là một thành phần
chính của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu vận chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp
hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông
qua sự chuyển động của CO2 vào khí quyển.
-Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát xạ của
Mặt Trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời kỳ hoạt động
mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự xuất hiện
các vết đen mặt trời làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất
thay đổi, năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.
-Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm, vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
→ Có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là
biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất
nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
2.2.Biến đổi khí hậu do tác động của con người( Nguyên nhân chủ quan)
Có hai tác động chủ yếu của con người gây nên biến đổi khí hậu, đó là: