Chủ đề 1: Trong văn bản “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính” viết năm 1947, Hồ Chí Minh viết: “ Lười biếng là kẻ địch chủa Cần, cũng là kẻ thù của dân tộc” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đạicủa cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của dân tộc đã để lại cho dân tộc ta một di sản văn hóa đồ sộ và một tấm gương đạo đức sáng ngời vì nước, vì dân.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI
SEMINAR TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LẦN 1
Chủ đề 1: Trong văn bản “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính” viết
năm 1947, Hồ Chí Minh viết: “ Lười biếng là kẻ địch chủa
Cần, cũng là kẻ thù của dân tộc”. Hãy phân tích nhận định
trên và liên hệ thực tế.
Giáo viên hướng dẫn: Hán Thị Hồng Liên
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Lớp: TM28.14 Mục lục
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về phẩm chất cần và về sự lười biếng lOMoAR cPSD| 47708777
1.1 Định nghĩa “ Cần” và định nghĩa “Lười biếng”.
1.2 Vai trò của Cần.
1.3 Tác hại của lười biếng.
1.4 Vì sao “Lười biếng là kẻ địch của Cần, cũng là kẻ địch của dân tộc”.
1.5 Biện pháp thực hiện chữ Cần.
1.6 Tấm gương rèn luyện chữ cần trong học tập và trong
đời sống của Hồ Chí Minh.
2. Liên hệ với sinh viên
2.1 Những biểu hiện lười biếng của sinh viên.
2.2 Những biểu hiện Cần của sinh viên.
2.3 Vì sao sinh viên rất cần có đức tính Cần?
2.4 Liên hệ với từng thành viên trong nhóm
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN NHIỆM VỤ GHI CHÚ Nguyễn Huy Long 1.1 - 2.4
Nguyễn Thị Thu Ngân 1.2 - 2.4 Nguyễn Quân Sơn 1.3 - 2.4 lOMoAR cPSD| 47708777
Nguyễn Thị Kiều Trinh 1.4 - 2.4 Nguyễn Xuân Qúy 1.5 - 2.4 Phạm Thùy Linh 1.6 - 2.4
Lê Thị Khánh Huyền 2.1 - 2.4 Cao Lệ Quyên 2.2 - 2.3 - 2.4
Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại
của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của dân tộc đã để lại cho
dân tộc ta một di sản văn hóa đồ sộ và một tấm gương đạo đức sáng
ngời vì nước, vì dân. Theo Người việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức
là vấn đề tiên quyết và ưu tiên hàng đầu. Trong đó cần cù, siêng năng
là nguồn gốc của văn minh và tiến bộ xã hội. Để sinh tồn và phát triển,
dân tộc nào cũng phải cần cù nhưng do điều kiện sống khó khăn, cần
cù trở thành một giá trị đạo đức cơ bản của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí
Minh đưa ra một hệ thống quan điểm sâu sắc về cần: Từ khái niệm,
vai trò, nội dung biểu hiện đến phương pháp tu dưỡng. Đặc biệt, Hồ
Chí Minh không chỉ nói nhiều, nói hay về cần mà còn là tấm gương
thực hành chữ cần một cách bền bỉ, trung thực nhất lOMoAR cPSD| 47708777
1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về phẩm chất “Cần” và về sự lười biếng.
1.1 Định nghĩa về “Cần” và về sự lười biếng
Khi nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đề cập đến “Cần” rất
nhiều. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, ở mục “Tư cách một người
cách mệnh”, Người đặt phẩm chất cần, kiệm lên đầu tiên. Năm 1947 ,
trong tác phẩm đời sống mới , Hồ Chí Minh khẳng định: “ Thực hiện đời
sống mới chính là thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Năm 1949, khi
cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn rất cam go mà một số cán
bộ mắc những căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đã viết tác
phẩm “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” trong đó có một mục riêng bàn về chữ
cần để giáo dục cán bộ. Trong Di chúc, Người cũng yêu cầu cán bộ, đảng
viên phải thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người đã truyền
lại lời dạy cho thế hệ sau như sau:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”
Trong lời dạy mà Người để lại ta có thể nhận ra bốn đức tính của con
người không thể thiếu đó là “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính “. Để giải thích
cho chữ “CẦN”, ta hiểu: Cần theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là lOMoAR cPSD| 47708777
cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, lao động, chiến đấu và sản
xuất. Cần còn có nghĩa là việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được,
cũng như dao siêng mài thì sắc bén, ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Dân
gian ta đã có câu “Nước chảy mãi, đá cũng mòn. Kiến tha lâu, cũng đầy
tổ”, chỉ “cần” chúng ta cố gắng và siêng năng ắt hẳn ta sẽ vượt qua mọi
khó khăn và đạt được sự thành công. Bác cũng phân tích mặt đối lập
của Cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương,
hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy
mà có một bánh trật ra ngoài đưởng ray. Vì vậy lười biếng là kẻ thù của
cần cũng là kẻ thù của dân tộc.
Trong văn phong của văn học Việt Nam, lười biếng có thể hiểu là
thói quen ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn
làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ. Ngoài ra đối với
góc nhìn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lười biếng mang nghĩa rằng “Tự
cho mình là cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học hỏi, làm
biếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn cho
người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”. Và đối
với Người, trong xã hội không có gì đáng xấu hổ bằng kẻ lười biếng, kẻ ỷ lại. lOMoAR cPSD| 47708777
1.2 Vai trò của Cần.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cần cù, siêng năng, chăm chỉ là một
trong những phẩm chất đạo đức quan trọng của con người. Người định
nghĩa: “Cần là thi đua sản xuất cho mau, cho tốt, cho nhiều”. Chữ Cần
có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là
trong học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu.
Trong học tập, chữ “Cần” giúp con người vượt qua khó khăn, gian
khổ, học tập tốt, đạt được thành tích cao. Người từng nói “Có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì việc gì
cũng khó”. Vì vậy cần phải có cả đức và tài, trong đó đức là nền tảng và tài là phương tiện.
Trong lao động, sản xuất, chữ “Cần” giúp con người đạt được hiệu
quả cao trong công việc, góp phần xây dựng đất nước. Người từng
nói: “Cần cù bù thông minh”. Vì vậy, cần phải luôn chăm chỉ, miệt
mài trong công việc không ngại khó khăn gian khổ.
Trong chiến đấu, chữ “Cần” giúp con người dũng cảm, kiên cường
vượt qua khó khăn gian khổ. Người từng nói: “ chiến thắng không
phải là một điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự cần cù, bền bỉ, quyết tâm
cao”Vì vậy, cần phải luôn sẵn sàng chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ.
Ngoài ra, chữ “Cần” còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng và
phát triển đất nước. Người từng nói: “ Cần là nền tảng của mọi công
việc”. Vì vậy, cần phải siêng năng, chăm chỉ nỗ lực hết mình trong
công việc góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh lOMoAR cPSD| 47708777
1.3 Tác hại của lười biếng
Lười biếng có tác hại vô cùng nguy hiểm với cuộc sống con người.
Nó sẽ biến chúng ta thành người vô dụng, ỷ lại, như một người tàn
phế chỉ có thể sống dựa vào người khác. Dần dần như thế sẽ khiến cho
mỗi cá nhân bị ngưng trệ. Trong tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”,
khi bàn về chữ “Cần”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lười biếng là
kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.
Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của
hàng nghìn, hàng vạn người khác”. Hồ Chí Minh cũng cắt nghĩa trong
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”: “Bệnh lười biếng - Tự cho mình là
cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học hỏi, làm biếng suy
nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn cho người
khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”
1.4 Vì sao “ Lười biếng là kẻ địch của Cần, cũng là kẻ địch của dân tộc”
Hồ Chí Minh cho rằng: “ Lười biếng là kẻ địch của Cần, lười biếng cũng
là kẻ địch của dân tộc”. Ý kiến này của Người phản ánh quan điểm về
tính cần cù và tác động của lười biếng đối với sự phát triển của dân tộc. lOMoAR cPSD| 47708777
• Lười biếng là kẻ địch của Cần vì Một người lười biếng có thể ảnh
hưởng đến công việc của hàng nghìn hàng vạn người khác, ảnh hưởng
đến sự cần cù, chăm chỉ nỗ lực công sức làm việc của họ.
• Lười biếng là kẻ địch dân tộc vì
- VD1 “Trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc, các vị kỹ sư thì chăm
lo phát minh những thứ khí giới mới. Đồng bào thì chăm lo cung cấp
các thứ nguyên liệu. Những người vận tải thì chăm lo đưa những nguyên
liệu ấy đến các xưởng máy. Anh em công nhân thì chăm lo rèn đúc ra
những thứ khí giới mới. Các chiến sĩ chăm lo luyện tập dùng những vũ
khí ấy để giết cho nhiều giặc.
Tất cả mọi người đó như kết thành một sợi dây chuyền, quan hệ rất chặt
chẽ với nhau. Mọi người đều Cần, thì dây chuyền ấy chạy rất thuận lợi
và nhanh chóng. Kết quả là địch mau thua, ta mau thắng. Nếu trong
những người đó mà có người lười biếng, thì công việc của những người
khác ắt chậm lại, khác nào sợi dây chuyền có một khúc hỏng. Kết quả
sẽ tai hại thế nào, rất là dễ hiểu.”
Tất cả mọi người đều chăm chỉ làm việc với mong muốn đánh đuổi kẻ
địch nhưng lại có người lười biếng, không chịu làm việc dẫn đến cản
trở tiến độ, ảnh hưởng công việc của những người khác và kháng chiến trở nên khó khăn.
- VD2: “Toàn dân tộc ta đoàn kết thành một khối. Công việc của mọi
người, mọi địa phương, mọi ngành đều phối hợp với nhau, như một
chuyến xe lửa. Tất cả mọi người, mọi địa phương, mọi ngành đều cố
gắng, đều siêng năng, thì nước ta sẽ tiến bộ rất nhanh chóng. Cũng như
chuyến xe lửa chạy đều, chạy nhanh, mau đến ga. Nếu có một người, lOMoAR cPSD| 47708777
một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác nào toàn
chuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm
chậm trễ cả chuyến xe.
Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.”. + Một
dân tộc có các thành viên đều lười biếng dẫn tới dân trí của dân tộc đó
ngày càng thấp kém lạc hậu. Mà lạc hậu đi thì sẽ bị các nước trên thế
giới coi khinh dẫn tới việc không có sự giao thương nước ngoài, đời
sống dân tộc ngày một nghèo nàn .
+ Một dân tộc có các thành viên đều lười biếng dẫn tới nền kinh tế không có sự phát triển.
+ Tri thức không có mà kinh tế còn nghèo nàn dẫn tới việc rất dễ bị
xâm lược, các nước lớn trên thế giời sẽ không làm bạn. Mà không có
bạn bè các nước trên thế giới thì khi nước ta gặp một vấn đề sẽ không ai giúp đỡ .
1.5 Biện pháp thực hiện chữ Cần
Bác Hồ giải thích chữ Cần một cách rõ ràng, giản dị, ai cũng có thể
hiểu và hành. Chữ Cần nghĩa là cần cù, siêng năng, cố gắng dẻo
dai, kiên trì, bền bỉ. Đức tính Cần chỉ có được khi mọi người ý thức
rõ và thực hành thường xuyên. Để thực hành nội dung Cần thì phải
siêng năng, từ siêng học, siêng nghĩ đến siêng làm, siêng hoạt động,
siêng học hỏi đồng chí, đồng nghiệp, học hỏi nhân dân. Phạm vi
thực hành Cần từ mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, cả nước. Người
nhấn mạnh “Người siêng năng thì mau tiến bộ… Cả nước siêng
năng thì nước mạnh giàu”. Muốn thực hiện chữ Cần có hiệu quả thì
làm việc phải có kế hoạch, tính toán trước sau, phân công rõ ràng,
sử dụng nhân lực, nguồn lực hợp lý, khoa học. Đối lập với đức Cần lOMoAR cPSD| 47708777
là tính lười biếng. Trong tập thể, cơ quan, người lười biếng làm cả
dây chuyền công việc chậm lại, thậm chí thất bại. Do vậy, lười
biếng là kẻ thù của chữ Cần. Người không Cần cũng là thực hiện
không tốt chữ Kiệm. Soi sáng nội dung chữ Cần vào thực tiễn công
tác là cơ sở để thay đổi nhận thức và hành động của mỗi cán bộ,
đảng viên theo hướng tích cực, phấn đấu không ngừng về rèn luyện
phẩm chất đạo đức, năng lực xây dựng kế hoạch, kỹ năng chuyên
môn nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ, trọng trách được giao. Đồng
thời, trong sinh hoạt Đảng, công tác tăng cường tự phê bình và phê
bình các hiện tượng lười biếng, chây ỳ, đùn đẩy trách nhiệm, làm
việc vô nguyên tắc, nói không đi đôi với làm, thiếu ý thức tự vấn, tự
sửa đổi lề lối làm việc của mình. Lại có người được đưa đi đào tạo
bài bản nhưng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà cố tình làm sai để trục lợi.
1.6 Tấm gương rèn luyện chữ Cần trong học tập và trong đời sống của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, trong đó
có đức tính cần cù siêng năng. Người đã rèn luyện chữ cần trong học tập và
trong đời sống một cách nghiêm túc, sáng tạo và hiệu quả.
Trong học tập, Hồ Chí Minh là một người học trò chăm chỉ, cần cù. Ngay từ
nhỏ Người đã học tập rất giỏi, được thầy cô bạn bè yêu quý. Khi theo học ở
trường Dục Thanh, người đã học tập rất chăm chỉ, say mê, thường xuyên
đọc sách báo trau dồi học hỏi kinh nghiệm từ mọi người xung quanh. Khi
bôn ba nước ngoài người vẫn luôn trau dồi, học hỏi kiến thức tự mình học
tiếng khi đến một nước nào đó.Người từng nói: “Không có việc gì khó, chỉ
sợ lòng không bền” Nhờ có sự cần cù, siêng năng trong học tập Người đã lOMoAR cPSD| 47708777
tiếp thu được một khối lượng kiến thức khổng lồ, trở thành một nhà tư
tưởng, nhà chính trị gia, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà lãnh đạo tài ba của dân
tộc Việt Nam. Người đã để lại cho đời một di sản vô cùng quý giá về tư
tưởng, lí luận, văn hóa .....
Trong đời sống, Người cũng là một người cần cù, siêng năng với tinh thần
trách nhiệm cao, không quản ngại khó khăn. Trong những năm bôn ba tìm
đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã “ trải qua mười hai nghề vất vả” đồng
thời để học hỏi và tìm hiểu thêm về các nước. Sau khi trở về nước, Hồ Chí
Minh cũng đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Nhờ có sự cần
cù, siêng năng trong đời sống Hồ Chí Minh đã trở thành một người lãnh đạo
mẫu mực, được nhân dân kính trọng, yêu mến.
Tấm gương rèn luyện chữ Cần trong học tập và đời sống của Hồ Chí Minh
là bài học vô cùng quý giá cho mỗi người. Mỗi chúng ta cần học tập và noi
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành những người có ích cho xã hội. lOMoAR cPSD| 47708777
2 . Liên hệ với sinh viên
2.1 Những biểu hiện lười biếng của sinh viên. Trong học tập
- Thờ ơ với việc học tập, coi nhẹ nhiệm vụ học tập.
- Thường xuyên sử dụng các phương tiện giải trí thay vì tập trung vào học tập.
- Thường xuyên không mang sách vở, không ghi chép bài.
- Hay bỏ giờ, trốn tiết, nhờ người khác học hộ
- Y lại vào thầy cô, bạn bè, sách giải mà không dùng hết khả năng thực lực của mình
- Nói chuyện, làm chuyện riêng trong giờ học
- Dễ bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài.
- Lười động não, lười đọc sách, lười tìm hiểu - Không lên kế hoạch
học tập hay quản lý thời gian.
- Học hành không nghiêm túc, sử dụng sách giải để đối phó với thầy cô
- Học sơ sài, qua loa, không có kế hoạch mục tiêu cụ thế Trong đời sống
- Thờ ơ với cuộc sống, công việc của mình, không suy nghĩ cho tương lai
- Không thể tự làm một mình mà luôn cần có người bên cạnh giúp
đỡ, khi không có ai chỉ dẫn thì không thể tự mình xoay xở
- Không làm chủ được cuộc sống, không có bản lĩnh,không có sáng tạo.
- Thường xuyên chần chừ và trì hoãn công việc, không thể tập trung
vào nhiệm vụ ngay từ đầu.
- Thiếu động lực để thực hiện công việc, đặc biệt là khi đối mặt với
nhiệm vụ khó khăn hoặc không thú vị. lOMoAR cPSD| 47708777
- Thiếu ý thức về thời gian và quản lý lịch trình
- Thường trì hoãn những việc cần thiết cho bản thân: dọn dẹp nhà
cửa, nấu ăn, rèn luyện sức khoẻ,...
2.2 Những biểu hiện cần của sinh viên
Trong tác phẩm "Cần, kiệm, liêm, chính", bác Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
"Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch
của dân tộc. Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng nghiêm đến công
việc của hàng nghìn, hàng vạn người khác".
Là những người còn đang trong giai đoạn sáng nhất của thanh xuân đó
chính là tuổi trẻ, sinh viên chúng ta cần phải ý thức được rằng lười biếng
là một thói xấu cần phải được loại bỏ. Lười biếng sẽ kìm hãm sự phát
triển của bản thân, cản trở việc học tập, nghiên cứu và rèn luyện của lOMoAR cPSD| 47708777
sinh viên. Sinh viên lười biếng sẽ không thể đạt được kết quả học tập
tốt, khó có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong khi xã hội đã cần những tiềm năng trẻ.
Vậy nên, những biểu hiện cần của sinh viên là gì? Đó chính là: Trong học tập:
• Cần cù trong sinh hoạt: Sinh viên cần cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp
trong sinh hoạt hàng ngày.
• Cần cù trong giao tiếp: Sinh viên cần lễ phép, lịch sự, tôn trọng người khác.
• Cần cù trong thực hiện nhiệm vụ được giao: Sinh viên cần hoàn
thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn và chất lượng. Trong đời sống:
• Cần cù trong học tập: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của
sinh viên. Sinh viên cần phải có ý thức học tập cao, chăm chỉ,
siêng năng, chịu khó học hỏi trau dồi, nghiên cứu và sáng tạo,
không ngại khó khăn, ngại gian khổ. lOMoAR cPSD| 47708777
• Cần cù trong lao động: Lao động là một trong những cách tốt nhất
để rèn luyện bản thân. Sinh viên cần phải tích cực tham gia các
hoạt động lao động, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề.
• Cần cù trong công tác: Sinh viên cần phải tích cực tham gia các
hoạt động công tác, phát huy vai trò của mình trong tập thể, để
đóng góp sức mình cho sự phát triển của nhà trường, xã hội, đất nước.
• Cần cù trong sinh hoạt: Sinh viên cần cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp
trong sinh hoạt hàng ngày.
• Cần cù trong giao tiếp: Sinh viên cần lễ phép, lịch sự, tôn trọng người khác.
• Cần cù trong thực hiện nhiệm vụ được giao: Sinh viên cần hoàn
thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn và chất lượng.
Cần cù là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần được rèn luyện và phát
huy. Sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của cần cù và tích cực
rèn luyện phẩm chất này trong học tập, lao động và công tác. lOMoAR cPSD| 47708777
2.3 Vì sao sinh viên cần có đức tính Cần •
Cần cù là nền tảng cho thành công: Trong thời đại hội nhập và
phát triển như hiện nay, tri thức là nền tảng quan trọng để con
người khẳng định mình và đóng góp cho xã hội. Để tích lũy tri
thức, sinh viên cần phải có ý thức học tập cao, chăm chỉ, siêng
năng, chịu khó học hỏi, nghiên cứu, không ngại khó, ngại khổ.
Cần cù sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng
và hiệu quả, từ đó đạt được kết quả học tập tốt, có nền tảng vững
chắc để phát triển bản thân trong tương lai. •
Cần cù là phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần được rèn luyện: Cần cù
là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần được rèn luyện và phát
huy. Sinh viên cần cù sẽ trở thành những người có ích cho xã hội,
góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. •
Cần cù giúp sinh viên vượt qua khó khăn: Trong quá trình học
tập, sinh viên sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nếu sinh
viên có đức tính cần cù, họ sẽ không ngại khó khăn, kiên trì vượt
qua mọi thử thách để đạt được mục tiêu của mình. •
Cần cù giúp sinh viên phát triển bản thân: Cần cù sẽ giúp sinh
viên phát triển bản thân cả về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất.
Sinh viên cần cù sẽ có kiến thức sâu rộng, kỹ năng thành thạo,
phẩm chất tốt đẹp, từ đó có thể tự tin bước vào cuộc sống và làm việc.
Như vậy, cần cù là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần được rèn luyện
và phát huy ở sinh viên. Sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của
cần cù và tích cực rèn luyện phẩm chất này để trở thành người có ích cho xã hội.
2.4 Liên hệ với từng thành viên trong nhóm
- Trinh là một sinh viên hòa đồng với bạn bè, có ý thức học hỏi cao,
luôn tham gia đầy đủ những tiết học trên lớp, không đi học muộn. Ngoài
giờ học, cá nhân mình thấy bạn thường xuyên tìm hiểu, học hỏi thêm lOMoAR cPSD| 47708777
kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Để rèn luyện đức tính cần, Trinh cần:
• Tiếp tục phát huy tinh thần tự giác, chủ động trong học tập, có
tinh thần giúp đỡ bạn bè.
• Kiên trì, không nản chí trước khó khăn, gian khổ trong học tập.
• Luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng và nỗ lực thực hiện mục tiêu đó.
- Linh là một sinh viên có ý thức tốt, luôn chăm chỉ học tập, tìm hiểu
và xây dựng bài tập đầy đủ. Linh cũng có tinh thần tương thân tương ái
giúp đỡ bạn bè không ngại khó khăn. Để rèn luyện đức tính cần, Linh cần:
• Tiếp tục phát huy tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức.
• Có trách nhiệm, có ý thức kỷ luật cao và có tinh thần cao trong đội nhóm.
- Huyền là một sinh viên có tính cách khá trầm nhưng bù lại rất dễ
gần, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống, tích cực tham
gia các hoạt động tình nguyện, cộng đồng. Để rèn luyện đức tính cần, Huyền cần:
• Tiếp tục phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè.
• Luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
• Tiếp thu thêm những bài giảng, trau dồi kiến thức.