Chủ đề 14: Cơ sở tâm lí học của quản lí lớp học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chủ đề 14: Cơ sở tâm lí học của quản lí lớp học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40439748
Xin chào cô và các bạn Hôm nay nhóm 2 tâm lí bọn em xin được trình bày về chủ đề 14: cơ sở tâm
lí học của quản lí lớp học
Trước tiên cho phép em được giới thiệu các thành viên trong nhóm :
+ nhóm trưởng:… + các thành viên:…
Em và… là đại diện nhóm để trình bày sản phẩm Em
xin khái quát nội dung của chủ đề 14 gồm:
1. Khái niệm lớp học
2. Một số hiện tượng tâm lý lớp học
3. Mục tiêu quản lí lớp học
4. Nội dung quản lý lớp học
Trước tiên ta đi vào phần khái niệm lớp học
- Lớp học hay phòng học là một căn phòng thường được bố trí trong nhà trường chuyên sử
dụng cho hoạt động giảng dạy và học tập. lớp học là đơn vị cơ bản tại các cơ sở giáo dục
bao gồm cả trường công lập, bán công và tư thục, các công ty, cơ quan, và các tổ chức tôn
giáo và tổ chức nhân đạo, y tế,…
- Ngoài ra lớp học còn có thể được hiểu là: một không gian học tập, một nhóm học tập, một
nhóm xã hội đặc thù và một tổ chức xã hội
Tiếp theo chúng ta cùng sang phần 2: một số hiện tượng tâm lí lớp học
Đầu tiên là bầu không khí lớp học
- Bầu không khí tâm lí lớp học là trạng thái tâm lí chung của tập thể lớp, hình thành trên
cơ sở tương tác giữa các thành viên, phản ánh mức độ hòa hợp tâm lí giữa các thành viên
+ ví dụ: mỗi cá nhân trong lớp học đều có tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất của
lớp học hay cả lớp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài
Bầu không khí tâm lí trong lớp học có thể tích cực hoặc tiêu cực
Bầu tâm lí tâm lí tích cự trong lớp học được thể hiện ở: sự tin tưởng và yêu cầu cao của
các thành viên với nhau, thiện chí và giúp đỡ nhau giữa các thành viên, sự hòa đồng giữa
các thành viên và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công việc chung và thành viên khác
Một bầu không khí tâm lí tích cực trong lớp học có tác động như: tạo ra tâm trạng phấn
khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên làm tăng thêm tính tích cực học tập, làm giảm những xung lOMoAR cPSD| 40439748
đột mâu thuẫn và đối lập giữa các thành viên và các nhóm không chính thức trong lớp,
tang cường sự gắn bó sự gắn bó giữa cá nhân khác với tập thể lớp
Ngoài ra còn có bầu không khí tâm lí tiêu cực trong lớp học. điều đó sẽ tạo ra các cảm xúc,
tâm trạng tiêu cực dối với mỗi thành viên, kích thích sự hình thành các nhím không chish
thức đối lập, xung đột, khiến các cá nhân ít gắn bó với tập thể. Ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
Để khắc phục điều này người giáo viên cần biết cách: kiến tạo các quan hệ không chính
thức của tập thể, tạo nên sự tương hợp tâm lí giữa các cá nhân. Tăng cường thông tin,
trao đổi và tiếp xúc giữa các thành viên để tang cường sự hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau,
định hình các giá trị đạo đức trong tập thể
Chúng ta cùng sang phần 2.2: dư luận tập thể
Dư luận tập thể là những quan điểm, thái độ hay phán xét thông nhất của tập thể về 1 sự
kiện hay vấn đề nào đó liên quan đến tập thể
Về bản chất dư luận tập thể không chỉ là những thông tin lan truyền mà còn gắn với ý
kiến của số đông và xu thế sẵn sang hành động. nó tạo ra sức mạnh và áp lực làm thay
đổi thái độ, hành vi của các thành viên trong lớp học
Về tính chất dư luận tập thể phản ánh tính công khai tính lan truyền tính thời sự và tính quần chúng
Về nội dung chỉ những vấn đề và sự kiện mang tính thời sự có tác động đến nhu cầu lợi
ích trực tiếp hoặc lâu dài của các thành viên mới trở thành đối tượng gây dư luận tập thể
Dư luận tập thể có những chức năng sau: chức năng giám sát, điều tiết, chức năng giáo
dục, chức năng thông tin, chức năng kiểm tra, đánh giá, chức năng dự báo
Kế tiếp là phần 2.3: truyền thống lớp học
Truyền thống lớp học là những giá trị được đúc kết trong quá trình hoạt động của tập thể
lớp học được lưu truyền dưới hình thức ngôn ngữ, nghi lễ, kỉ niệm
Ví dụ: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, lễ chào cờ
Truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tập thể lớp học: giúp duy trì
và củng cố khối đoàn kết tập thể, là chất keo gắn bó từng cá nhân đối với tập thể. Là niềm
tự hào chung, động lực thúc đẩy tập thể trong mọi hoạt động
Việc xây dựng truyền thống lớp học cần đảm bảo: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đjep, hạn chế và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của những truyền thống, thói quen lỗi
thời, không phù hợp, xây dựng truyền thống mới, đẩm bảo cho sự ổn định và phát triển
bền vững của tập thể lOMoAR cPSD| 40439748
Chúng ta cùng sang phần 2.4: tương hợp tâm lí trong lớp học
Tương hợp tâm lí là sự tương đồng về nhận thức, quan niệm và thái độ, được thể hiện ở
phản ứng và hành vi của các thành viên
Tương hợp tâm lí chủ yếu là sự phối hợp tối ưu những phẩm chất , nhân cách của mọi
thành viên trong hoạt động chung, được nảy sinh trong các hoạt động cùng nhau của tập thể
Sự tương hợp về tâm lí có vai trò quan trọng trong xây dựng bầu không khí tâm lí tích cực
trong tập thể
Tiếp đến là phần 2.5: xung đột
Xung đột là hệ quả của những khác biệt và mâu thuẫn không được giải quyết giữa các
thành viên hoặc các nhóm trong tập thể
Dấu hiệu của xung đột trong tập thể: xích mích, cãi cọ, nói xấu lẫn nhau giữa các thành
viên. Các phản ứng bất tương tác giữa các thành viên trong quan hệ mật thiết. không khí
quan hệ căng thẳng , nặng nề giữa các thành viên. Bè phái, thiếu trung thực trong quan
hệ. thiếu tin tưởng trong quan hệ
Các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể thường được giải quyết theo 3 cách: áp chế ( dùng
sức mạnh áp đảo để mang lại thắng lợi cho 1 phía ), thỏa hiệp (cách dùng để giải quyết
những mâu thuẫn về lợi ích), thống nhất ( phương pháp tìm kiếm tiếng nói chung giữa
các bên thông qua phân tích, thảo luận và thương lượng để tìm kiếm giải pháp )
Quản lý lớp học (Định nghĩa, nội dung của quản lý lớp học, cho ví dụ minh hoạ)
* Quản lí lớp học là các hoạt động của giáo viên tổ chức tập thể học sinh để đảm bảo thực hiện các mục tiêu dạy học và giáo dục * Nội dung:
- Tổ chức và quản lí tập thể học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt động tập thể khác
a) Tổ chức và quản lí, duy trì nội quy, kỉ luật, nguyên tắc và quy trình hoạt động của tập thể và cá nhân trong giờhọc;
b) Quản lí hành vi của tập thể và cá nhân học sinh diễn ra trong học tập;
c) Quản lí các mối quan hệ cá nhân và quan hệ nhóm xã hội trong tập thể học sinh và quan hệ giữa học sinh vớigiáo viên,
d) Tổ chức và quản lí và duy trì các yếu tố tâm lí xã hội của tập thể lớp học như bầu không khí tâm lí, dư luận,truyền
thống, sự tác động giữa các cá nhân, giữa các nhóm v.v trong tập thể.
- Tổ chức và quản lí môi trường học tập của học sinh lOMoAR cPSD| 40439748
- Tổ chức và quản lí, duy trì sự phối hợp các mối quan hệ, các lực lượng xã hội trong việc hỗ trợ học sinh họctập
- Tổ chức và quản lí hoạt động dạy học của giáo viên trên lớp
3. Mục tiêu quản lí lớp học
-Chúng ta cùng đi vào phần đầu tiên tối ưu hóa thời gian học tập bao gồm : thời gian hành chính và thời gian cam kết:
Thời gian hành chính được quy định theo thời khóa biểu, được phân bố đều cho mọi học sinh
Thời gian cam kết hay còn được gọi là thực học là thời gian thực tế được dành cho việc học, phụ thuộc vào cá
nhân học sinh
Tóm lại, việc tăng thời gian cam kết là mục tiêu của quản lí lớp học
-Tối ưu hóa cơ hội học tập: mọi lớp học luôn có những quy tắc và nội quy nhất định để đảm bảo mọi thành viên
có thể thực hiện hiệu quả hoạt động học tập của mình mà không gây trở ngại đối với những thành viên khác
nên mục tiêu quản lí lớp học được đặt ra
Mục tiêu quản lí lớp học là đảm bảo mọi học sinh đều hiểu đúng và thực hiện tốt các quy tắc nội quy lớp học,
qua đó đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh trong lớp
Tăng cường tự quản: giáo viên có trách nhiệm xây dựng và hỗ trợ hệ thống tự quản; đồng thời cần phát triển
năng lực tự quản đối với mọi học sinh trong lớp
Lớp học là sở hữu chung của cả giá viên và học sinh. Vì vậy, không chỉ giáo viên mà học sinh cũng cần chia sẻ
trách nhiệm quản lí lớp học
Vì vậy, mục tiêu lí tưởng trong quản lí lớp học là biến quản lí thành hoạt động tự quản của học sinh Kết
thúc phần 3 chúng ta sang phần 4: nội dung quản lí lớp học với những nội dung sau:
Quản lí tập thể học sinh
Quản lí tập thể học sinh là lĩnh vực quan trọng nhất và phức tạp nhất trong quản lí lớp học
Các hoạt động liên quan: thiết lập và duy trì nội quy và kỉ luật lớp học. xử lí các vấn đề hành vi trong lớp học. tổ
chức mối quan hệ cá nhân và nhóm trong tập thể. Thiết lập và duy trì các yếu tố tâm lí xã hội tích cực trong tập thể
Quản lí môi trường lớp học:
Một môi trường tâm lí-xã hội tích cực trong lớp học sẽ: tạo bầu không khí thi đua học tập, tạo động lực và kích
thích tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao ý thức tự giác của học sinh, xây dựng mối quan hệ tích cực trong lớp học lOMoAR cPSD| 40439748
Vì vậy, cần xây dựng môi trường lớp học phù hợp với tính chất học tập và đặc điểm lứa tuổi học sinh để hoạt
động học tập đạt hiệu quả cao nhất
Quản lí sự phân hợp giữa các lực lượng giáo dục
Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh để đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh
Xây dựng mối quan hệ với các tổ chức xã hội và cá nhân ở địa phương, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, nghệ nhân
Quản lí hoạt động dạy học
Có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi lĩnh vực khác trong quản lí lớp học
Liên quan đến lập kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học, chuẩn bị tài liệu/ thiết bị học
tập cho học sinh, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức hoạt động và đánh giá hiệu quả dạy học
Ví dụ, giáo viên đặt ra khen thưởng và kỉ luật cho lớp học, quản lí học sinh qua danh sách lớp, điểm danh học
sinh trước khi bắt đầu tiết học
Trước khi kết thúc phần thuyết trình của mình nhóm em xin đưa ra các câu hỏi cho các bạn trong lớp để củng cố bài học Câu 1:… Câu 2:…
Phần thuyết trình của nhóm chúng em đến đây là kết thúc cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Sản phẩm của
nhóm em vẫn còn nhiều thiếu sót mong cô và các bạn nhận xét để nhóm em sửa đổi và hoàn thiện hơn trong lần tiếp theo