Chủ đề 3: Trí tuệ và học tập | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chủ đề 3: Trí tuệ và học tập | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40387276
TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC
Chủ đề 3: Trí tuệ và học tập
Câu 1: Phân biệt trí tuệ với trí khôn và trí thông minh
- Trí khôn là trí tuệ về phương diện phát sinh, là khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống cá thể, được hình thành từ các phản xạ sinh tồn theo hướng thử và sai, tồn tại ở cả
động vật và con người, hình thành chủ yếu do nhu cầu tồn tại của cá thể, mang tính bản năng.
- Trí thông minh là một phẩm chất trí tuệ ở cá nhân, được thể hiện ở sự nhanh nhạy, minh
bạch và sáng suốt trong nhận biết và phân biệt các đối tượng.
- Trí tuệ là khả năng đánh giá, phân tích sâu sắc, toàn diện về sự vật, hiện tượng và xử lí
một vấn đề trọn vẹn, đầy đủ để mang lại hiệu quả tối ưu và tổn thất thấp nhất ở cá nhân
và xã hội, mang tính lí luận và thực tiễn, sử dụng ở mức đọ tư duy cao, mang tính cảm
xúc rõ ràng, chỉ có ở người.
Trí tuệ là năng lực của con người, được hình thành trong quá trình phát triển của bản thân,
dựa trên nền tảng sinh học và ảnh hưởng của giáo dục, tự giáo dục; trong khi đó, trí thông
minh là một phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, linh hoạt, sáng tạo trước những vấn đề
thực tiễn và lí luận; còn trí khôn chỉ mang tính bản năng.
Câu 2: Phân tích các mô hình trí tuệ. Phân biệt các thành phần cấu trúc trí tuệ theo từng mô hình.
Mô hình trí tuệ chung và riêng (C.Spearman)
Spearman (1927) cho rằng, mỗi cá nhân đều có một năng lực trí tuệ tổng quát, định hướng
chung cho mọi họa động và các năng lực riêng đảm bảo thành công cho các hoạt động riêng của họ.
- Các yếu tố chung có ở mọi cá nhân, như tính linh hoạt, sự mềm dẻo, … Những yếu tố
này có khả năng tạo ra các năng lực tâm lí chung đảm bảo cho nhiều hoạt động khác nhau.
- Các yếu tố riêng đảm bảo cá nhân tiến hành thành công các hoạt động chuyên biệt như
làm toán, chơi nhạc cụ. lOMoAR cPSD| 40387276
Mô hình trí tuệ hai thành phần (R.Cattell & J.Horn)
- Trí tuệ linh hoạt nói về tính hiệu suất làm việc của não bộ, không chịu ảnh hưởng của văn
hóa, chủ yếu thể hiện ở dạng phi ngôn ngữ. Trí tuệ linh hoạt phát triển trên cơ sở sự phát
triển não bộ cho đến tuổi vị thành niên và giảm dần theo lứa tuổi.
- Trí tuệ kết tinh là năng lực ứng dụng các phương pháp giải quyết vấn đề trên cơ sở tiếp
thu văn hóa. Trí tuệ loại này phát triển theo độ tuổi bao gồm những kĩ năng và những
kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được.
Mô hình trí tuệ hai thành phần (N.A.Menchinxacaia)
- Trí tuệ về đối tượng là nguyên liệu, phương tiện của hoạt động trí tuệ.
Tri thức càng phong phú thì khả năng suy luận càng sắc bén.
- Thủ thuật trí tuệ là một hệ thống thao tác được hình thành một cách đặc biệt để giải quyết
nhiệm vụ theo một kiểu nhất định.
Phát triển trí tuệ không nên chỉ tập trung rèn luyện các thủ thuật trí tuệ, mà cần đồng thời
chú trọng tích lũy kiến thức.
Mô hình trí tuệ ba thành phần (R.Stemberg)
- Trí tuệ thực hành được thể hiện ở khả năng thích ứng vơi snhuwngx thay đổi trong môi
trường sống và hoạt động.
- Trí tuệ sáng tạo được thể hiện ở khả năng xây dựng những ý tưởng mới trên cơ sở những hiểu biết đã có.
- Trí tuệ phân tích được thể hiện ở khả năng đánh giá thông tin, giải quyết vấn đề.
Mỗi cá nhân có thể khác với những cá nhân khác, hoặc có thể thiên về một trong ba kiểu trí
tuệ. Tuy nhiên, cả ba kiểu trí tuệ đều là thiết yếu đối với thành công của mỗi người trong cuộc sống.
Mô hình trí tuệ bậc thấp và bậc cao (I.Vygotsky)
- Trí tuệ bậc thấp là những phản ứng trực tiếp (phản ứng mò mẫm, thử sai, suy nghĩ “bừng
hiểu”), cụ thể, tức thời, diễn ra trong trường tri giác.
- Trí tuệ bậc cao được phân biệt với trí tuệ bậc thấp ở hai dấu hiệu: có sự tham gia của
ngôn ngữ và có vai trò của các công cụ tâm lí trong các thao tác cụ thể. lOMoAR cPSD| 40387276
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa dạy học và phát triển trí tuệ
- Dạy học nhằm phát triển tư duy, hình thành thao tác trí tuệ ở người học, đưa học sinh vào
tình huống “vấn đề” bắt đầu hình thành tư duy trong dạy học.
- Dạy học nhằm hình thành và phát triển các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát hóa, trừu tượng hóa và các loại tư duy (tư duy phê phán và tư duy sáng tạo).
- Dạy học có mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhưng điều quan trọng là kích
thích tính tích cực của người học, tăng cường hứng thú, lòng say mê tìm hiểu, khám phá
những kiến thức mới trên cơ sở kiến thức năng lực đã có.
- Dạy học nhằm phát triển tư duy trong các lĩnh vực khác nhau theo quan niệm của Gardner.
Chỉ có dạy học đi trước sự phát triển mới tạo ra vùng phát triển gần nhất, mới thực sự kéo
theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó.
Câu 4: Phân tích các chiến lược dạy học phát triển trí tuệ và khả năng vận
dụng của từng chiến lược đó trong giảng dạy môn học cụ thể.
Chiến lược dạy học phát triển trí tuệ - Tôn trọng vốn sống
của người học khi dạy học.
+ Cần xác định được mức độ phát triển hiện tại của người học, những gì người học
đang có và những gì người học có thể phát triển trong tương lai gần để từ đó có những
cách dạy học phù hợp nhất. + Dạy học cá biệt hóa, sát đối tượng => tăng hứng thú học
tập, tạo không khí làm việc thoải mái, tự tin.
Có thể áp dụng vào các môn học thuộc lĩnh vực khoa học. Thiết kế các bài học cho học sinh
tự nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày
- Xây dựng việc dạy học trên mức độ khó khăn cao và nhịp điệu dạy học nhanh.
+ Việc học cần phải được phát triển dần từ thấp đến cao và luôn đặt cho người học những
nhiệm vụ cần giải quyết.
+ Nhịp điệu học nhanh nghĩa là tránh việc để học sinh giậm chân tại chỗ hay nhắc đi
nhắc lại nhiều lần một vấn đề.
Áp dụng vào việc tạo ra các thí nghiệm khoa học, các câu hỏi khoa học để học sinh nghiên cứu, giải quyết. lOMoAR cPSD| 40387276
- Nâng tỉ trọng tri thức lí luận khái quát.
+ Tùy theo mức độ của người học để đưa ra mức độ tri thức lí luận khái quát phù hợp.
- Làm cho người học có ý thức về toàn bộ quá trình học tập, tự giác khi học.
Câu 5: Trình bày mô hình đa trí tuệ. Hãy liên hệ mô hình đa trí tuệ với thực
tiễn dạy học trong nhà trường hiện nay
Mô hình đa trí tuệ (H.Gardner)
- Trí tuệ ngôn ngữ: nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, với các chức năng ngôn ngữ.
- Trí tuệ Thị giác – không gian: khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh, tri giác không gian, tạo hình.
- Trí tuệ Logic – toán học: nhạy cảm với lập luận logic và tư duy số.
- Trí tuệ Vận động cơ thể: khả năng kiểm soát chuyển động cơ thể và thao tác với đồ vật một cách khéo léo.
- Trí tuệ Âm nhạc: khả năng tạo ra và đánh giá nhịp điệu, cao độ và trường độ âm thanh.
- Trí tuệ Giao tiếp: khả năng nhận biết và phản ứng thích hợp với tâm trạng và mong muốn của người khác.
- Trí tuệ Nội tâm: khả năng hiểu bản thân, hiểu điểm mạnh, điểm yếu và định hướng hành vi của bản thân.
- Trí tuệ Thiên nhiên: khả năng nhận biết tự nhiên, phân loại các đối tượng trong tự nhiên,
và gần gũi với thiên nhiên.
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu ở các loại hình trí tuệ khác nhau. Vì vậy, tìa liệu
học tập cần được trình bày dựa theo cả chủ đề và đối tượng học. Cần đa dạng hóa phương
pháp và hoạt động dạy học để đảm bảo cơ hội học tập cho các học sinh với các loại hình trí tuệ khác nhau.
Liên hệ với dạy học trong nhà trường hiện nay:
- Mô hình đa trí tuệ đã được áp dụng vào các biểu mẫu, các cuộc khảo sát đầu năm học về
năng khiếu, sở thích, thế mạnh của các em học hinh trong từng bộ môn.
- Các em học sinh được chia ra thành các ban, khối (KHTN, KHXH, Nghệ thuật) dựa theo
năng lực, thiên phú của từng người trong các bộ môn. lOMoAR cPSD| 40387276
- Thiết kế, triển khai bài học, tài liệu bằng cách kết hợp nhiều hình thức hay các bài tập chủ
đề liên môn để phát huy tối đa khả năng của học sinh trong các lĩnh vực.