Chủ đề 8: Quá trình hòa hợp giữa các tộc người - Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chủ đề 8: Quá trình hòa hợp giữa các tộc người - Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
CHỦ ĐỀ 8: QUÁ TRÌNH HÒA HỢP GIỮA CÁC TỘC NGƯỜI I.
Quá trình hòa hợp giữa các tộc người
1. Quá trình hợp nhất tộc người
- Xu hướng hợp nhất tộc người đặc trưng và chiếm ưu thế cho các thời kỳ
lịch sử từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã cho tới hiện nay.
- Phản ánh xu thế tiến bộ mang tính quy luật lịch sử nói chung dẫn tới sự
củng cố các tộc người.
- Chia làm 3 loại riêng: quá trình cố kết hay kết hợp (consolidation); quá
trình đồng hóa (assimilation); quá trình hòa hợp (integration).
2. Quá trình hòa hợp giữa các tộc người
- Quá trình hòa hợp giữa các tộc người là quá trình mà các nhóm dân tộc
khác nhau về ngôn ngữ và văn hoá giao thoa và tương tác với nhau, dẫn
đến sự kết hợp và hòa nhập giữa các yếu tố văn hóa, xã hội và di truyền
của các tộc người đó. Quá trình này thường diễn ra ở các khu vực lịch sử
văn hoá hay trong phạm vi của một quốc gia đa dân tộc.
- Quá trình hòa hợp giữa các tộc người là một xu thế lịch sử được thúc đẩy
bởi sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa-xã hội và kinh tế giữa các quốc gia và dân tộc khác nhau.
- Khi các tộc người tiếp xúc và trao đổi với nhau, các yếu tố văn hóa, xã
hội và kinh tế có thể tương tác và hòa nhập với nhau, dẫn đến sự hoà hợp
và đa dạng => sự phủ định biện chứng quá trình phân ly tộc người, tạo
nên tính thống nhất chung.
II. Quá trình hòa hợp giữa các tộc người ở Việt Nam:
- Ở Việt Nam quá trình hòa hợp giữa các tộc người diễn ra theo hai khuynh hướng:
+ Sự hoà hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử-văn hoá.
+ Sự hòa hợp giữa các tộc người trong phạm vi cả nước.
1. Sự hoà hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử- văn hoá: a. Nguyên nhân
- Do cùng chung sống lâu dài trong cùng một khu vực địa lý =>diễn ra quá
trình giao lưu tiếp xúc văn hoá, tạo nên đặc điểm chung của cả vùng.
- Sự giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người có thể xảy ra thông qua
việc chia sẻ ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, truyền thống, nghệ thuật và kiến thức. b. Biểu hiện
- Sự giao lưu tiếp xúc văn hóa đã dẫn tới hình thành những đặc điểm văn
hóa chung của cả vùng (thể hiện qua phương thức mưu sinh, văn hóa vật
chất, văn hóa tinh thần và ý thức cộng đồng khu vực) bên cạnh những đặc
trưng văn hóa từng tộc người
c. Ví dụ: Quá trình hòa hợp giữa các dân tộc ở vùng miền núi Việt Bắc và Đông Bắc: - Phương thức mưu sinh:
+ Trao đổi buôn bán: Sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các dân
tộc khác nhau có thể tạo ra sự kết nối và tương tác tích cực. Qua
việc buôn bán và trao đổi, các dân tộc có thể học hỏi và tận dụng
những phương pháp mưu sinh mới từ nhau.
+ Trồng trọt, chăn nuôi: Các dân tộc có thể học hỏi và áp dụng các
phương pháp canh tác, chế biến và bảo quản thực phẩm và quản lý tài nguyên từ nhau. Ví dụ:
- Dân tộc H'Mông sử dụng kỹ thuật trồng lúa bậc thang trên các
dốc núi. Họ xây dựng các bậc thang bằng đá và đất, ăn khớp với
địa hình , tận dụng nước mưa và nước dòng để tưới tiêu cho lúa,
mặt ruộng bằng phẳng như ruộng đồng bằng nhưng do độ dốc nên
độ rộng của ruộng nhỏ, nhằm giữ đất bùn, giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất.
- Dân tộc Thái với hệ thống mương, phai, lái, lin và cọn nước
chính là những thành nổi bật trong quá trình canh tác lúa nước
bằng phương pháp dẫn thủy nhập điền.
=>Các dân tộc có thể học hỏi và áp dụng những phương pháp
này, dẫn đến tăng cường các kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi.
- Văn hóa vật chất và tinh thần:
+ Lễ hội: Các lễ hội cũng tạo ra cơ hội cho các dân tộc gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ.
Ví dụ: Lễ hội Gầu Tào, một lễ hội truyền thống của người dân tộc
Mông ở Việt Nam. Đây là dịp để cả cộng đồng người Mông tụ họp,
thể hiện và duy trì các truyền thống văn hóa của họ và cũng là cơ
hội để gặp gỡ và giao lưu với các dân tộc khác.
+ Sự hòa nhập và pha trộn ẩm thực: Các dân tộc hòa nhập và pha
trộn các món ăn truyền thống của nhau, tạo ra sự đa dạng và phong
phú trong ẩm thực địa phương.
Ví dụ: Nước chấm của món bánh cuốn đa dạng:
+ Bánh cuốn truyền thống ở Lạng Sơn được chấm với nước
chấm là cà chua nướng chín sau đó bỏ vỏ, băm nhuyễn và
cho thêm chút muối, chút mỡ.
+ Người Tuyên Quang ăn bánh cuốn với nước hầm xương,
được ninh từ 8-10 tiếng, nước xương được gia giảm nước
mắm, bột canh cho vừa vị, thêm vào đó là rau mùi, lá mùi tàu cắt nhỏ.
- Ý thức cộng đồng khu vực: Chiến thắng Việt Bắc-Thu Đông 1947 là sự
kết hợp lực lượng vũ trang, đồng bào các dân tộc Việt Bắc với quân và
dân cả nước phối hợp đã chiến đấu anh dũng và mưu trí, tiêu diệt nhiều
sinh lực địch, bảo vệ được các cơ quan lãnh đạo, bảo toàn lực lượng chủ
lực, đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực
dân Pháp => góp phần thể hiện lòng yêu nước, các dân tộc góp sức giúp
kháng chiến giành thắng lợi.
2. Sự hòa hợp giữa các tộc người trong phạm vi cả nước
Bên cạnh khuynh hướng trên, ở Việt Nam đã diễn ra xu hướng hòa hợp giữa
các dân tộc trong một quốc gia Việt Nam thống nhất. a. Cơ sở
- Trong quá trình dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước là cơ sở của ý
thức và tư tưởng về Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Sự tham gia vào quá trình dựng nước, giữ nước
tạo nền tảng cho sự hòa
hợp giữa các dân tộc tạo nên tính thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Các dân tộc ở Việt Nam tuy có sự khác biệt về nguồn gốc, ngôn ngữ và
văn hóa nhưng do quá trình chung sống lâu dài đã diễn ra sự giao lưu,
tiếp xúc văn hóa tạo nên một nền văn hóa Việt Nam vừa đa dạng vừa thống nhất. b. Biểu hiện:
- Ý thức và tư tưởng về Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam
+ Ý thức đó được thể hiện qua những phong trào yêu nước, các tổ chức yêu nước.
+ Ý thức đó ngày càng được củng cố, phát triển khi Đảng Cộng Sản
Việt Nam ra đời và lãnh đạo dân tộc trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ và xây dựng đất nước.
+ Đảng ta đã đề ra được các đường lối chính sách trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc là đoàn kết, bình đẳng và tương trợ đã củng cố, thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc.
Các dân tộc dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng Sản
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các dân tộc Việt Nam
Việt Nam trong thời kì kháng chiến
Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc và trao đổi giữa các dân t ộc ở Việt Nam, tiếng Việt:
+ Trở thành tiếng phổ thông, được dùng để giao lưu tiếp xúc giữa các dân
tộc, là ngôn ngữ được sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân, hành
chính, luật pháp, các văn bản thông tin đại chúng....
+ Đã tạo nên được sự thống nhất trong đa dạng, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Ảnh giao lưu văn hóa của các dân tộc trong nước Việt Nam thống nhất
- Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng bao gồm tất
cả tinh hoa văn hóa của các dân tộc kết hợp lại để xây dựng một nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản đậm đà bản sắc dân tộc Hiện nay .
những tinh hoa văn hóa của các dân tộc đã trở thành tài sản chung của
văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc không những không
mất đi mà vẫn giữ được bảo tồn phát triển tạo nên sự muôn sắc, ngàn hương.
- Trong sự phát triển của nền kinh tế ngày nay, sự hòa hợp các dân tộc
trong phạm vi cả nước càng diễn ra mạnh mẽ hơn, các dân tộc:
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước.
+ Bên cạnh đó, họ cũng không quên phát triển sắc thái riêng của dân tộc mình.
=> Điều này vừa làm củng cố nền kinh tế đất nước, vừa tạo nên sự
đoàn kết to lớn cho Tổ Quốc. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Quá trình hòa hợp giữa các tộc người ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
A. Qua sự chiếm đóng và thống nhất bằng vũ lực.
B. Qua việc áp đặt một ngôn ngữ và văn hóa chung.
C. Qua sự tương tác, giao lưu và hòa nhập trong quá trình lịch sử.
D. Qua việc phân chia và tách biệt các cộng đồng dân tộc.
Câu 2. Yếu tố nào không đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa
hợp giữa các tộc người ở Việt Nam?
A. Sự tôn trọng và giao lưu văn hóa.
B. Sự đa dạng ngôn ngữ và tập tục.
C. Sự chia rẽ và đối địch giữa các tộc người.
D. Sự hòa nhập và chia sẻ giữa các cộng đồng dân tộc.
Câu 3. Quá trình hòa hợp giữa các tộc người ở Việt Nam có diễn ra
qua những phương tiện nào?
A. Giao lưu văn hóa, truyền thống và lễ hội.
B. Hợp tác kinh tế và thương mại.
C. Công cuộc giáo dục và truyền thông.
D. Tất cả các phương tiện trên.
Câu 4. Tại sao lại nói Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa
dạng trong sự thống nhất?
A. Vì các dân tộc ở Việt Nam có cùng nguồn gốc, ngôn ngữ và sử
dụng chung một nền văn hóa.
B. Vì mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sự khác biệt về văn hóa
nhưng vẫn có nhiều điểm chung về văn hóa trong cả đất nước,
tạo nên sự đa dạng trong sự thống nhất.
C. Vì mỗi dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng, không pha trộn, hòa lẫn.
D. Do quá trình hòa hợp tộc người làm cho các dân tộc dần mất đi bản sắc của riêng mình.
Câu 5. Quá trình hòa hợp giữa các tộc người diễn ra theo khuynh
hướng nào trong các câu sau đây?
A. Trên phạm vi cả quốc gia, dân tộc.
B. Trên cơ sở có cùng sự tương đồng về lịch sử, văn hóa và lãnh thổ
C. Trên cơ sở cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt, lao động. D. A và B đúng
Câu 6. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự hòa hợp, đoàn
kết của các dân tộc trong đất nước Việt Nam ta?
A.Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B.Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
C. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
D. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.