Chủ đề: DÂN CHỦ | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Dân chủ trong thời đại kỹ thuật số: Mạng xã hội và công nghệ thông tin đang làm thay đổi cách người dân tham gia vào các quá trình dân chủ, nhưng cũng đặt ra thách thức về thông tin sai lệch và can thiệp vào bầu cử. Dân chủ và kinh tế thị trường: Một số nền dân chủ gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và duy trì các giá trị dân chủ.
Môn: Triết học Mác-Leenin (triết 1)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chủ đề: DÂN CHỦ 1. Dân chủ là gì
❖ Dân chủ là chế độ chính trị mà toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, do dân
thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra; là hình thức tổ chức
thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của
quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.
❖ Dân chủ là 1 giá trị nhân văn của nhân loại, phản ánh trình độ phát triển
của mỗi xã hội trong lịch sử.
❖ Dân chủ cũng là một phạm trù lịch sử, Dân chủ được vận dụng vào tổ chức và
hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Là hình thức tổ
chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà
nước, như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, giống như các biểu hiện khác
của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, theo lợi ích của
giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội
quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn
đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá
trong xã hội). Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng
trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người.
❖ Biểu hiện của dân chủ
➢ Trên lĩnh vực chính trị: Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ
vấn đề bản chất của hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm
quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã hội công dân. Dưới góc độ
chính trị, bản chất giai cấp của dân chủ, chế độ dân chủ của nhà nước
và các thiết chế chính trị khác được bộc lộ rõ nét. Trong xã hội có đối
kháng giai cấp, dân chủ trong chính trị phản ánh một cách trực tiếp
tương quan về lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp khác
nhau trong xã hội. Một mặt, chế độ dân chủ đó được xác lập nhằm bảo
vệ lợi ích và quyền lực của giai cấp thống trị. Mặt khác, chế độ dân chủ
đó cũng thừa nhận ở những mức độ nhất định quyền và lợi ích của các
giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đó chính là những giá trị dân chủ
mà các giai cấp, tầng lớp bị trị giành được trong cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị.
Cơ sở chính trị là mặt biểu hiện trực tiếp của dân chủ. Đó chính là
quyền lực chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
➢ Trên lĩnh vực kinh tế: Đây là nội dung cơ bản và quan trọng
nhất, quyết định thực chất của dân chủ. Dân chủ trong lĩnh
vực kinh tế gắn liền với hoạt động mang tính bản chất của
con người là hoạt động lao động sản xuất, thực hiện lợi ích
và thỏa mãn các nhu cầu. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là
làm cho người lao động được đảm bảo các quyền dân chủ
về kinh tế. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo nên mối
quan hệ hợp tác, tôn trọng, bình đẳng giữa các chủ thể. làm
cho sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo của một
bộ phận nhân dân ngày càng thu hẹp, gắn tăng trưởng kinh
tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
➢ Trên lĩnh vực văn hóa xã hội: Dân chủ là một phạm trù phản
ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan ghi
đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của dân
chủ là khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân. Nội dung
cơ bản của dân chủ trong văn hóa là trình độ giải phóng cá
nhân, giải phóng xã hội về mặt tinh thần
→ Chế độ dân chủ ra đời đánh dấu bước tiến bộ trong
lịch sử phát triển của loài người, trước hết là sản
phẩm và là thành quả trong đấu tranh giai cấp chống
lại chế độ quân chủ - hình thức thống trị của một cá
nhân cho những giá trị tiến bộ của nhân loại . Có các
loại: dân chủ tư sản,dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân
chủ nhân dân, dân chủ đại diện, dân chủ thuần túy;
dân chủ hình thức; dân chủ giả hiệu….
→ Dân chủ là khát vọng lớn nhất của xã hội loài người,
đánh giá trình độ văn minh của 1 quốc gia 2.
Các hình thức nhà nước có dân chủ tồn tại trong lịch sử
A. Dân chủ chủ nô ( khoảng từ 2000 đến 4000 năm trước công nguyên)
Bản chất Là nền dân chủ cưỡng chế, bóc lột
Cách thức: tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Nô lệ
có địa vị vô cùng thấp kém bị coi là tài sản thuộc sở hữu của
chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ, khai thác bóc lột sức lao động.
Cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước chủ nô là quan hệ sản
xuất chiếm hữu nô lệ dựa trên chế độ sở hữu tư nhân của chủ
nô về tư liệu sản xuất và nô lệ. �Các nước có mô hình chính
trị mô phỏng: ở các nước phương Đông như Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại. B.
Quân chủ lập hiến
★ Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà
nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến
nhưng mọi quyền lực, mọi chi phối trong các hoạt động trong xã hội
không còn tập trung trong tay vua hay nữ hoàng. Vua hay nữ hoàng
chỉ là người lãnh đạo tinh thần. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối trong
các hoạt động trong xã hội đều do nghị viện, thủ tướng do người dân
bầu ra lãnh đạo. Trong chính thể quân chủ lập hiến, nhà vua hay nữ
hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ
mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng
tộc và sự thống nhất của quốc gia. Chính thể quân chủ lập
hiến ở nhiều nước phát triển như Nhật, Anh, Thụy Điển, Đan
Mạch, Canada... ngày nay thực chất mang hình thức của
một nền dân chủ đại diện.
● Bản chất mang hình thức của một nền dân chủ đại diện.là sự
thích ứng của các vương triều đối với làn sóng dân chủ lan
rộng trên thế giới sau Cách mạng Pháp. Các vương triều chấp
nhận từ bỏ các quyền lực chính trị và tuân thủ hiến pháp để
bảo toàn sự tồn tại; giữ lại các tước hiệu, tài sản, lợi ích kinh tế và danh dự hoàng gia.
● Mục đích: bảo toàn sự tồn tại; giữ lại các tước hiệu, tài sản,
lợi ích kinh tế và danh dự hoàng gia.
● Cách thức: Vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần.
Còn mọi quyền lực, mọi chi phối trong các hoạt động trong xã
hội đều do nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo.
�Các nước có mô hình chính trị mô phỏng:Nhật, Anh, Thụy
Điển, Đan Mạch, Canada,.... C.
Cộng hòa lập hiến
★ Bản thân cụm từ "cộng hòa" có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng
ngày nay thường dùng để đề cập đến một nền dân chủ đại diện
với một người đứng đầu nhà nước, chẳng hạn như một tổng thống
hoặc một chủ tịch nước, được nhân dân bầu lên và chỉ có thể nắm
quyền trong một khoảng thời gian hạn chế. Điều này trái ngược
với các quốc gia quân chủ lập hiến nơi người đứng đầu nhà nước
thường là một vị vua hoặc nữ hoàng có thể cai trị trọn đời, mặc dù
về bản chất thì cả hai cũng đều là hình thức dân chủ đại diện.
● Bản chất: là một khung sườn pháp lý che chở cho sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
● Cách thức: người đứng đầu quốc gia và các quan chức chính
phủ được chọn qua bầu cử.
�Các nước có mô hình chính trị mô phỏng:Hoa Kỳ,..... D. Dân chủ tự do
★ Dân chủ tự do là một thể chế nhà nước. Đây là một hình thức dân
chủ đại nghị nơi mà thẩm quyền của các đại diện dân chủ được bầu
ra thực thi quyền ra quyết định phụ thuộc vào nền pháp trị và thường
được hiến pháp tiết chế.
Hiến pháp nhấn mạnh sự bảo vệ quyền và tự do của các cá
nhân và ràng buộc các nhà lãnh đạo.
● Mục đích: tự do,công bằng và đa nguyên
● Bản chất: là một hình thức dân chủ đại nghị nơi mà thẩm
quyền của các đại diện dân chủ được bầu ra thực thi quyền
ra quyết định phụ thuộc vào nền pháp trị và thường được hiến pháp tiết chế.
● Cách thức: các quyền (tự do) này thường được đảm bảo theo hiến
pháp, hoặc được tạo nên bởi luật pháp hay luật tố tụng mà có thể các luật đó có thể làm
cho các cơ quan dân sự khác nhau có quyền để quản lý
hay thực thi các quyền này.
�Các nước có mô hình chính trị mô phỏng:Canada, Anh,.... E.
Dân chủ tư sản ( đầu thế kỉ 16 đến thế kỉ 20)
● Mục đích: Dân chủ tư sản là nền dân chủ cho thiểu số, phục
vụ lợi ích cho những người nắm giữ tư liệu sản xuất.
● Bản chất: Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản
đối lập với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là
hình thức thống trị chính trị của giai cấp tư sản, là chế độ dân chủ bị
cắt xén dành cho thiểu số.
Còn đa số nhân dân lao động nghèo khổ thì bị hạn chế trong
thực thi các quyền dân chủ đã được tuyên bố trong các hiến pháp tư sản.
● Cách thức: Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa (thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư
pháp); còn thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền tư sản (tam quyền phân lập).
● Cơ sở kinh tế: Dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội
đó là chế độ áp bức bóc lột.
�Các nước có mô hình chính trị mô phỏng 1 số nước châu Âu trong thời trung cổ. F.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa
● Mục đích: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho
đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số.
● Bản chất Là nền dân chủ phục vụ cho đa số, nhưng mang bản chất
của giai cấp công nhân. Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù
hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. →nền dân chủ có tính nhân
dân rộng rãi kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập
thể với lợi ích của toàn xã hội và tính dân tộc sâu sắc.
● Cách thức: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do
Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị.
● Cơ sở kinh tế: Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ
sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.
�Các nước có mô hình chính trị mô phỏng: trong quá khứ
đã từng có nhiều quốc gia tự nhận là theo chế độ này nhưng hiện
nay chỉ còn 4 quốc gia được công nhận theo dân chủ Xã hội chủ
nghĩa dựa trên nền chủ nghĩa Marx-Lenin là Việt Nam, Cuba, Lào, Trung Quốc.
3. Vì sao nói nền dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi gấp triệu lần nền dân chủ XHTB
- Vì XHCN là cái có sau cùng
- Vì trong chế độ xã hội chủ nghĩa chẳng những mọi người
dân đều được hưởng quyền dân chủ, mà nhà nước còn
chăm lo nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện thực tế
cho mọi người có khả năng thực hiện quyền dân chủ của mình.
- Thứ nhất, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, giành được chính quyền và ngày càng phát huy trong
quá trình xây dựng xã hội mới
- Thứ hai, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Thứ ba, dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đa số,
của người lao động,vì đa số và người lao động, không
phải của thiểu số bóc lột, đặc quyền, đặc lợi.
- Thứ tư, dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ, mà ở
đó, nhân dân lao động làm chủ trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm.
- Thứ năm, dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng
hệ thống tổ chức thể hiện quyền lực chính trị - xã hội của
nhân dân, tập trung và thông qua nhà nước.
- Thứ sáu,Có giai cấp nòng cốt là gc công nhân. Mà g/c
công nhân vừa là g/c trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư vừa
là người được tiếp xúc với các công nghệ kỹ thuật tiên
tiến sẽ có cơ hội phát triển hơn CNTB(tư liệu chiếm hữu
bị chiếm hữu, g/c công nhân bị bóc lột giá trị thặng dư ko có cơ hội phát triển).
- Cuối cùng không ngừng mở rộng dân chủ gắn với tăng cường pháp
luật là quy luật cơ bản của sự phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là bản chất
tốt đẹp của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu
lần” hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử như V.I.Lênin từng khẳng định.
★ Còn dân chủ tư sản là dân chủ của tầng lớp tư sản, tầng lớp này luôn là số
ít trong xã hội, họ thường là các ông chủ và những kẻ cai trị. Dân chủ tư
sản không thuộc về nhân dân lao động nên người dân sẽ không được gì
với cái gọi là "dân chủ" này. Dân chủ tư sản chẳng qua chỉ là khẩu hiệu,
là danh nghĩa mà thôi, gọi là dân chủ nhưng "dân" không hề được làm
chủ, mà là quan làm chủ...