Chủ đề : Đánh giá các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền nhân thân của cá nhân môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Quyền nhân thân của cá nhân không phải là mới trong lĩnh vực phápluật hoặc nghiên cứu. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống và khoa học công nghệ hiện đại, ngày càng có nhiều quyền con người cần được pháp luật dân sự ghi nhận và thực thi nhằm bảo vệ tốt nhất quyền con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương(HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI lOMoAR cPSD| 47028186 1 lOMoAR cPSD| 47028186 MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG
I.Nội dung luật quyền nhân thân 1. Khái niệm
2. Ý nghĩa quyền nhân thân của cá nhân
II. Những ưu điểm và hạn chế về quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.
1.Ưu điểm về quyền nhân thân của cá nhân trong bộ luật dân sự 2015
2.Hạn chế quyền nhân thân của cá nhân C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn là trung tâm và là mục tiêu hàng đầu của quá trình phát triển, vì vậy
khi mọi mặt của xã hội phát triển thì vấn đề con người ngày càng được coi trọng và bảo vệ.
Quyền nhân thân là tập hợp các quyền cơ bản và quan trọng của công dân trong các quan
hệ dân sự. Đặc biệt trong xã hội ngày nay khi mà cuộc sống ngày càng đầy đủ, công nghệ
ngày càng tiên tiến thì nhu cầu bảo vệ quyền nhân thân của các cá nhân càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Quyền nhân thân của cá nhân không phải là mới trong lĩnh vực pháp luật hoặc nghiên
cứu. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống và khoa học công nghệ hiện đại, ngày
càng có nhiều quyền con người cần được pháp luật dân sự ghi nhận và thực thi nhằm bảo 2 lOMoAR cPSD| 47028186
vệ tốt nhất quyền con người. Năm 2015, Bộ luật Dân sự ra đời đã ghi nhận nhiều sửa đổi,
bổ sung quan trọng, đặc biệt là phần quy định về quyền nhân thân. Vậy Bộ luật dân sự 2015
có những quy định gì về quyền nhân thân? Ưu điểm và hạn chế là gì? Làm thế nào để cải
thiện luật và quy định?
Để làm rõ vấn đề trên em chọn đề tài “Đánh giá các quy định trong Bộ luật dân sự
năm 2015 về quyền nhân thân của cá nhân”. B. NỘI DUNG
I.Nội dung Luật quyền nhân thân. 1.1 Khái niệm
Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá
nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
1.2 Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
2 . Ý nghĩa quyền nhân thân của cá nhân
Việc quy định quyền nhân thân là cơ sở pháp lý để cá nhân được thực hiện các quyền
nhân thân trong sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.
Quyền nhân thân có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi
xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần
người bị xâm hại. Việc bảo vệ quyền nhân thân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân , đảm bảo trật tự pháp lí xã hội và giáo dục
ý thức pháp luật cho công dân.
II. Những ưu điểm và hạn chế về quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong
Bộ luật dân sự 2015.
1. Ưu điểm về quyền nhân thân của cá nhân trong bộ luật dân sự 2015. Bộ
luật Dân sự 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 14/11/2015 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2017 với nhiều nội dung mang tính đột phá liên quan tới quyền
nhân thân. Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về nhân thân liên
quan đến hộ tịch, xác định tư cách chủ thể cá nhân trong các quan hệ dân sự và cụ thể 3 lOMoAR cPSD| 47028186
hóa cơ chế công nhận, tôn trọng, thực hiện bảo vệ quyền. Bộ luật Dân sự 2015 đã thể
chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể, chi tiết các quyền nhân thân
của mỗi cá nhân trong đời sống dân sự như sau:
*Nhóm các quyền về họ, tên (Điều 26, Điều 27, Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015)
-Quyền thay đổi họ, tên được quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong bộ luật, vừa
góp phần cụ thể hóa những quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong hiến
pháp, vừa góp phần tích cực giúp cho quyền nhân thân được củng cố và đảm bảo thực hiện trong cuộc sống. •
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền có họ, tên:
Xuất phát từ các thay đổi tương ứng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Bộ
luật Dân sự cũng nêu rõ cha đẻ, mẹ đẻ của cá nhân được xác định là người trực tiếp
sinh ra đứa trẻ hoặc người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai
hộ. Như vậy, ngoài trường hợp xác định cha đẻ, mẹ đẻ theo sự kiện sinh đẻ thì Bộ luật
Dân sự đã ghi nhận tương ứng với Luật hôn nhân và gia đình về việc xác định cha đẻ,
mẹ đẻ trong trường hợp mang thai hộ. •
Điều 27 Bộ luật Dân sự quy định về Quyền thay đổi họ:
Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định về trường hợp thay đổi họ theo họ của vợ, họ của
chồng trong quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp để phù hợp
với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ
trước khi thay đổi. Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế. •
Điều 28 Bộ luật dân sự quy định về Quyền thay đổi tên:
Trường hợp thường được áp dụng đối với những cá nhân có tên mang ý nghĩa không
tốt đẹp hoặc những trường hợp cá nhân có tên trùng với tên của những người lớn tuổi trong gia đình, dòng họ. 4 lOMoAR cPSD| 47028186 *
Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể (Quyền xác định, xác định lại dân tộc;
Quyền xác định lại giới tính). •
Điều 29 quy định Quyền xác định, xác định lại dân tộc
Quy định cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia
rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. Quy định này nhằm ngăn
chặn các phần tử lợi dụng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. •
Điều 36 Bộ luật Dân sự quy định về Quyền xác định lại giới tính. •
Điều 37 quy định về Quyền chuyển đổi giới tính *
Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân (Quyền sống, quyền được
đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền hiến bộ phận cơ thể; Quyền
nhận bộ phận cơ thể người).
• Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất
khả xâm phạm về tính mạng, thân thể quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, không
ai bị tước đoạt tính mạng trái luật…”.
Quyền sống là một quyền nhân thân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013,
điều 19 “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.
Không ai bi tước đoạt tính mạng trái luật”. Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 đã thể chế
hoá tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
• Điều 35 Bộ luật Dân sự quy định về quyền hiến bộ phận, quyền nhận bộ phận cơ thể người.
Hiến pháp năm 2013 quy định, mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác theo quy định của luật, thêm một lần nữa thể hiện rõ sự tiến bộ và phù
hợp với tình hình thực tế của đất nước. Hiến pháp đã tạo khung pháp lý để Việt
Nam phát triển ngành kỹ thuật y học ghép mô cũng như bộ phận cơ thể người. Đây 5 lOMoAR cPSD| 47028186
cũng là cơ sở để tạo điều kiện hơn nữa cho việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận
cơ thể vì mục đích nhân đạo, phục vụ cho chữa bệnh, cứu sống nhiều người bệnh
hơn nữa. Cũng như các quyền nhân thân khác, quyền hiến xác sau khi chết luôn gắn
liền với một chủ thể nhất định, không thể dịch chuyển cho chủ thể khác, không xác
định được bằng tiền. *
Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể (Quyền được bảo
vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền bí mật đời tư)
Điều 34 Bộ luật Dân sự quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
2. Hạn chế quyền nhân thân của cá nhân
• Thứ nhất, về vấn đề liên quan tới các quyền thay đổi họ, tên.
Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giới hạn của việc thay đổi
tên phải theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn. Vậy, như
thế nào được cho là gây nhầm lẫn, trong thực tế, việc đặt tên là do ý chí chủ quan của
cha mẹ, ông bà, người thân thích nhưng khi lớn lên, có những trường hợp cá nhân đó
cảm thấy không tự tin với tên của mình trong giao tiếp, muốn thay đổi tên của mình,
chẳng hạn tên con trai nhưng tên giống với con gái, tên đệm không được đẹp cho lắm...
Điều này đã làm cho họ cảm thấy mặc cảm với bản thân và xã hội, khiến họ luôn có
cảm giác bị kỳ thị, xa lánh… gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, tình cảm của họ. Tuy
nhiên, khi làm thủ tục thay đổi đối với những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền
ở mỗi địa phương có cách hiểu khác nhau, có nơi chấp nhận yêu cầu cho thay đổi tên,
có nơi lại không chấp nhận.
Về tên “ảnh hưởng đến tình cảm gia đình” thì các văn bản pháp luật hiện hành cũng
không quy định cụ thể trường hợp nào là ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Thực tiễn
cho thấy, có nhiều trường hợp , việc đặt tên cho con của cha mẹ đã gây ảnh hưởng đến 6 lOMoAR cPSD| 47028186
tình cảm gia đình, như trường hợp đặt trùng tên với ông bà, người trong họ, hay người yêu cũ...
Về thay đổi tên theo điểm g khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp
khác do pháp luật về hộ tịch quy định”. Hiện nay, Luật Hộ tịch năm 2014 và các nghị
định, thông tư hướng dẫn chưa có quy định cụ thể trường hợp khác là trường hợp nào,
do đó rất khó để áp dụng.
• Thứ hai, nhóm các quyền đối với hình ảnh (Quyền của cá nhân đối với hình ảnh).
Bộ luật dân sự hiện hành chưa có quy định cụ thể nào khái niệm rõ thế nào là sử dụng
vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc hoạt động công cộng khác. Từ đó,
khi xảy ra tranh chấp thì rất khó để xác định có hành vi xâm phạm quyền nhân thân
đối với hình ảnh hay không?
Luật chưa quy định rõ hoặc hướng dẫn như thế nào là vì mục đích thương mại, căn cứ
vào tiêu chí nào để xác định những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân vì mục đích thương mại.
Nguyên tắc xét xử nếu pháp luật không quy định thì ưu tiên áp dụng phong tục tập
quán tại địa phương, nếu không có phong tục tập quán thì áp dụng tương tự pháp luật
sau đó mới đến lẽ công bằng. Do đó, có thể thấy, xét xử những vấn đề chưa có quy
định pháp luật mang nặng tính chủ quan, đặc biệt là nhìn nhận vấn đề chủ quan của
Thẩm phán xét xử trực tiếp vụ việc.
Hiện nay, với thời đại công nghệ phát triển việc sử dụng hình ảnh của cá nhân với
nhiều hình thức đa dạng, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản là có thể sử dụng hình ảnh
của người khác một cách dễ dàng, đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội. Vì vậy,
việc sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích phi thương mại nhưng ảnh hướng
đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng là vấn đề quan trọng và đang được quan tâm hiện nay. 7 lOMoAR cPSD| 47028186
Khi xảy ra sự việc xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân thì việc xác định
“trả thù lao cho người có hình ảnh” hiện nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể.
*Thứ ba, nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân (Quyền sống, quyền được
đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền hiến bộ phận cơ thể; Quyền
nhận bộ phận cơ thể người).
Bộ luật Dân sự chưa có quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề chết não vì chết não là vấn
đề khá nhạy cảm, vì bệnh nhân tim còn đập và mặc dù rằng chắc chắn họ không bao
giờ sống lại được nhưng thân quyến thực sự khó chấp nhận cho cán bộ y tế ngừng mọi
biện pháp hồi sức, thở máy, truyền dịch…. để mổ lấy phủ tạng. Vì vậy nên có quy định
pháp lý rõ ràng để tránh khiếu kiện về sau. C. KẾT LUẬN
Bộ luật Dân sự 2015 ra đời có ý nghĩa thực tiễn và xã hội vô cùng to lớn, các quy định
và những vẫn đề pháp lý liên quan tới quyền nhân thân của cá nhân rất rộng, đặt ra
những nhiệm vụ mới cho các nhà lập pháp cũng như các nhà nghiên cứu pháp lý. Hệ
thống quyền nhân thân có một điểm rõ ràng là nó bao gồm các quyền nhân thân chỉ
gắn liền với từng cá nhân cụ thể, không phân biệt giới tính, chủng tộc hay tôn giáo;
những quyền này không thể chuyển nhượng cho người khác và liên quan đến cuộc đời
của mỗi cá nhân cụ thể. Quyền nhân thân của mọi người được thể hiện trong Hiến pháp
năm 2013 và được thể chế hóa thành từng quyền cơ bản trong các luật chuyên ngành
như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nuôi con nuôi,… D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình Luật Kinh Tế - Trường đại học Kinh doanh và ông nghệ Hà Nội. 8 lOMoAR cPSD| 47028186 2. Bộ luật Dân sự 2015 3.
Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự 2015. Tác giả. TS Nguyễn Minh Tuấn ( chủ biên). NXB Tư Pháp 4.
Kể tên những quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự 2015. Tác giả ThS. Đoàn
Thị Ngọc Hải. Nguồn : https://hocluat.vn/che-dinh-quyen-nhan-than-trong- phapluat-dan-su-viet-nam/?
fbclid=IwAR2iwr5oBS3Rv61uzJAO9Myfw5stStf8x0GqloKcGhtpSm14wbosm4D UpgI 9