Chủ đề: Em muốn thoát ra khỏi ký ức đó - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang

Chủ đề: Em muốn thoát ra khỏi ký ức đó - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

Em muốn thoát ra khỏi ký ức đó.
JooJiSeon
Nhóm nghiên cứu đối phó bạo lực học đường
I. Thông tin cơ bản của thân chủ
1. Thông tin cá nhân: 16 tuổi, nữ, học sinh cấp 3
2. Kiểm tra thông tin
Trong một bài kiểm tra sàng lọc về sự phát triển cảm xúc hành vi của học
sinh ở trường, thân chủ điểm số cao nhất trong số học sinh lớp 9 về các vấn đề
liên quan đến trầm cảm tự tử. Đã được tham vấn hai lần tại Wee-classđược
chuyển đến phòng tham vấn này vì lý do cá nhân của nhà tham vấn khó có thể tiếp
tục tham vấn cho thân chủ (Tham vấn viên đi đào tạo trước kỳ nghỉ, vậy chỉ
thể tham vấn sau kỳ nghỉ).
3. Vấn đề chính mang đến
Vấn đề mang đến chính của mẹ: Em từng bị bắt nạt khi còn học lớp 7, nhưng
bây giờ em đang học lớp 9 em học cùng lớp với một trong những thủ phạm khi
đó. Hiện em đã làm hòa với bạn đó nhưng em vẫn còn ý thức của nạn nhân và cảm
thấy rất khó khăn. Vì sợ mẹ lo lắng mà thân chủ đã nói rằng không sao, nhưng đôi
khi thân chủ rất nhạy cảm và tức giận một cách đáng sợ. Thân chủ lo lắng rằng nếu
giữ nó một mình mà không bộc lộ những cảm xúc khó khăn ấy, nó sẽ trở thành một
vấn đề khó khăn hơn như trầm cảm hoặc tự tử.
(Vấn đề mang đến khi đặt lịch phỏng vấn)
Vấn đề mang đến chính của thân chủ: Em muốn thoát khỏi sang chấn do bị bắt
nạt. Em cảm thấy rất khó khăn khi nhớ về những ngày tháng đó với bạn bè. Em
muốn thoát khỏi những cảm giác khó chịu đó. Em cũng muốn biết về việc lên cấp
ba và con đường sự nghiệp.
Quá trình tiến hành vấn đề mang đến: Các vấn đề chính của người mẹ thân
chủ là giống nhau, trong quá trình tham vấn, họ kể về cảm giác khó chịu trong các
mối quan hệ và thành tích học tập giảm sút do trải nghiệm bị bắt nạt.
. Hiểu về thân chủ
1. Mối quan hệ gia đình
1) Bố: 48 tuổi, nhân viên công ty, tốt nghiệp đại học, đạo Kito
Thân chủ có xu hướng xa cách với bố. Đã từng bị mắng hoặc bị đánh trước đây.
Người bố là kiểu người hơi bảo thủ
Mặc biết thân chủ bị bắt nạn nhưng việc thân chủ phải đi tham vấn thì lại
không biết. Thân chủ không nói với bố về việc đang đi tham vấn thân chủ sợ
rằng bố sẽ lo lắng khi biết thân chủ vẫn đang loay hoay với vấn đề đó. Những lúc
đó bố chỉ biết thân chủ đi học thêm ở trung tâm.
Lên cấp ba bố muốn thân chủ sẽ học một trường trung học thục. Con trai
một người bạn của bố đã học chuyên ngoại ngữ tại một trường thục cấp 3
giữ diện nên người bố muốn thân chủ cũng phải vào được một trường tương tự
vậy. Việc bố bảo em vào trường đó không xuất phát từ mong muốn em vì em. Tuy
nhiên, cứ nghe bố nhắc mãi về việc phải vào một trường thục tốt đã kiến em
cảm thấy khó chịu, điểm số cũng không tốt và rất nhiều áp lực.
2) Mẹ: 45 tuổi, nhân viên văn phòng, tốt nghiệp đại học, đạo Kito.
Thân chủ hòa thuận với mẹ. Nếu cãi nhau với mẹ thân chủ sẽ xu hướng
xin lỗi trước.
Người mẹ biết việc thân chủ dạo này đang rất đau khổ vấn đề bị bạn bắt nạt
mà phải đi tham vấn tâm lý.
3) Em trai: 12 tuổi, lớp 5
Ngay cả khi em muốn ở một mình nhưng em trai vẫn đồ chơi cùng nên nó rất là
phiền. Nếu em nói là em ghét chơi cùng nó thì có lẽ mẹ sẽ mắng em một trận.
2. Hoàn cảnh phát triển của thân chủ
Em những người bạn tốt trường tiểu học, học rất tốt. Em nghĩ lúc này
mình đã nhận được rất nhiều tình yêu thương từ bố mẹ.
- Lớp 7: Sau khi thi cuối kỳ, em bị các bạn bắt nạt và nói xấu sau lưng và thậm
chí cũng không hề xin lỗi. Khoảng thời gian đó, em đã bị ốm, cuộc sốngtrường
cũng khó khăn nên gần một tháng liền em đã không đi học.
- Lớp 9: Em cố tình tập trung hơn vào việc học để không còn để tâm đến các bạn
ấy nữa. Điểm số cũng tăng lên rất nhiều, và thậm chí còn nhận được phản hồi thái
độ tốt trong lớp học từ các giáo viên.
- Lớp 9: Sau khi học cùng lớp với các bạn từng bắt nạt mình bọn em đã hòa giải
và hòa thuận hơn với nhau, nhưng em vẫn đâu đó còn một cảm giác khó chịu trong
tâm trí. Điều này, như một nút thắt trong tình bạn của chúng em, càng cố gắng hòa
hợp với các bạn dần dần điểm số của em lại càng giảm sút.
3. Quan sát ngoại hình và hành vi
Thân chủ để tóc dài thẳng và đeo kính có gọng làm từ sừng động vật. Ngoại trừ
phiên tham vấn đầu tiên ra thì thân chủ ăn mặc thường phục thoải mái. Đó không
phải phong cách đặt nặng vẻ bề ngoài, không mang theo túi xách chỉ mang
theo duy nhất điện thoại di động.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh. Diễn đạt tốt suy nghĩ của mình bằng lời nói.
Khi nói về những người bạn đã từng bắt nạt mình trong quá khứ, giọng nói sự
kích động, càng lúc càng lớn và cao hơn.
- Ban đầu, hầu như thân chủ không biểu hiện nét mặt nhưng các phiên tham vấn
trôi qua thân chủ dần có chút thay đổi, giao tiếp bằng mắt tốt hơn và thể hiện cảm
xúc nhiều hơn. Khi cảm thấy khó chịu sẽ khóc, khi nhận lời khen từ tham vấn
viên sẽ cười "Hehe!" và có biểu cảm vui vẻ.
4. Khái niệm hóa tình huống
1) Nhà tham vấn nhìn nhận vấn đề của thân chủ
Trải nghiệm bị bắt nạt ở năm lớp 7 trong khi trước đó đến tận lớp 6 thân chủ vẫn
còn một cuộc sống học đường tình bạn tốt đẹp một sốc rất lớn đối với
thân chủ. Chính điều này, thân chủ đang một nút thắt trong tình bạn gây
khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của thân chủ.
Các vấn đề của thân chủ được phân biệt theo nhận thức, cảm xúc và hành vi,
· Nhận thức: Thân chủ niềm tin phi rằng một ngày nào đó ấy sẽ bị bạn
bè phản bội và bắt nạt vì cô ấy đã từng bị bắt nạt trong quá khứ.
· Cảm xúc: Để hòa nhập với bạn thân chủ phải thường xuyên kìm nén cảm
xúc của chínhnh. Thân chủ luôn cảm thấy bất an với suy nghĩ thể bị bắt nạt
bất cứ lúc nào, thường xuyên nhạy cảm và tức giận những điều dù là nhỏ nhất.
· Hành vi: Thụ động và rút lui khỏi các mối quan hệ bạn bè do trải nghiệm từng
bị bắt nạt.
- Có sự chênh lệch về việc bố mẹ, đặc biệt là người bố đặt quá nhiều kỳ vọng ở
thân chủ sẽ theo học tại một trường tư thục mà không nhìn đến thực tế điểm số của
thân chủ. Thiếu thông tin về việc nhập học tại trường trung học phổ thông thế
giới công việc.
2) Ưu nhược điểm của thân chủ
Điểm mạnh (nguồn lực): Tự nguyện và tích cực tham gia tham vấn, có ý chí sẵn
sàng giải quyết vấn đề. Có mối quan hệ ấm áp và thoải mái với mẹ, có 3 người bạn
thân mà thân chủ có thể nói chuyện cởi mở về những vấn đề của mình (2 bạn ở lớp
khác, 1 bạn ở trường khác).
- Điểm yếu: Thay vì chia sẻ vấn đề với cha mẹ, thân chủ thường có xu hướng tự
giải quyết vấn đề một mình. Thân chủ có tính cách quá nhạy cảm với những lời nói
và hành động của người khác.
. Mục tiêu, chiến lược và hiệu suất tham vấn
1. Mục tiêu tham vấn
- Giải phóng bản thân khỏi trải nghiệm từng bị bắt nạt tự tin thể hiện mình
trong tình bạn.
- Có thể tự tìm ra cách kiểm soát cảm xúc của chính mình.
- Chọn trường trung học thân chủ muốn học khám phá con đường sự
nghiệp của thân chủ.
2. Chiến lược tham vấn.
- Giúp thân chủ trải nghiệm sự được chấp nhận được công nhận thông qua
các phiên tham vấn.
- Giúp thân chủ tìm ra áp dụng nhiều cách khác nhau để kiểm soát cảm xúc
của mình.
- Cung cấp thông tin và cùng nhau khám phá về trường trung học và định hướng
nghề nghiệp.
3. Hiệu suất tham vấn
- Nhữngthân chủ mong muốn trong tình bạn (Suy nghĩ về việc bày tỏ chính
kiến hoặc cảm xúc của bản thân một cách tự tin cố gắng áp dụng trong các
mối quan hệ thực tế).
- Thừa nhận sự quý giá và cần thiết của bản thân, sử dụng một số phương pháp
để kiểm soát cảm xúc của thân chủ (khi thân chủ muốn nhảy khỏi sân thượng, chỉ
cần tưởng tượng ra kết quảbình tĩnh tâm trí, khi có cảm giác nổi giận có thể áp
dụng cách chạy ra ngoài, nghe nhạc, v.v.)
- Giúp thân chủ có động lực học tập và chăm chỉ ôn thi.
IV. Quan điểm của cuộc thảo luận
- Tôi nhận thấy thân chủ đã phải vật lộn trong hai năm để thoát khỏi trải nghiệm
bị bắt nạt. Bằng cách nào có thể giúp thân chủ của mình thoát khỏi ký ức đó?
- Khi tham vấn tôi cố gắng thử áp dụng những trải nghiệm tôi từng trải qua
trong tình bạn nhưng vẻ như nhiều trường hợp nó không hiệu quả. Tôi tiếp tục
ủng hộ những nỗ lực của thân chủ, nhưng tôi lo ngại rằng thân chủ sẽ nản lòng.
Làm cách nào để tôi có thể giúp thân chủ áp dụng tốt trong thực tế?
- Thân chủ đến tham vấn không sự đồng hành của cha mẹ, hoặc cha mẹ
không biết về việc cong mình đang đi tham vấn thì phải trao đổi với họmức độ
nào của các vấn đề tham vấn với thân chủ đây?
. Tóm tắt nội dung quá trình tham vấn
1. Toàn bộ quá trình tiến hành
STT Thời gian Nội dung tóm lượt Ghi chú
Phiên
1
2012. 7.
27(t6)
16:00~17:0
0
Phỏng vấn tiếp nhận, vấn đề mang đến là
những khó khăn trong tình bạn do trải
nghiệm bị bắt nạt. Những cảm xúc bị kìm
nén đang còn chất chồng trong lòng
Người mẹ
nộp đơn
nhưng thân
chủ đến một
mình
Phiên
2
2012. 8.
3(t6)
17:30~18:3
0
Sự bắt nạt của bạn bè có sức nặng như thế
nào với thân chủ? Thân chủ khám phá hình
dáng mong muốn của bản thân.
Thân chủ đến
một mình
-
2012. 8.
10(t6)
11:00~11:1
0
Người mẹ gọi điện vì tò mò về việc tham
vấn của thân chủ. Kể về việc thân chủ đã tức
giận với em trai vì chơi đất sét, biểu hiện tức
giận quá mức của thân chủ khiến người mẹ
lo lắng việc thân chủ không kiểm soát được
cảm xúc của mình
Tham vấn
qua điện
thoại với
người mẹ
Phiên
3
2012. 8.
10(t6)
17:30~18:3
0
Thân chủ tức giận vì những chuyện nhỏ nhặt
và dường như đã giải tỏa được stress về
chuyện của em trai
Thân chủ đến
một mình
Phiên
4
2012. 8.
17(t6)
Khi gặp bạn bè thân chủ lại nhớ về những
ký ức khi mình bị bắt nạt và cảm thấy rất
khó khăn, thân chủ đã thử nhiều cách khác
Thân chủ đến
một mình
17:30~18:3
0
nhau để kiểm soát tân trí. Thân chủ nói về
những lo lắng trong việc lên học ở trường
cấp 3 tư thục
Phiê
n 5
2012. 9.
1(t7)
10:10~11:1
0
Thân chủ cảm thấy rất chán nản với những
sự kiện chatting, bạn bè trêu chọc, giờ nghỉ
trưa, ... Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp của
một người bạn mà bạn muốn noi theo và cố
gắng bắt chước họ.
Thân chủ đến
một mình
Phiên
6
2012. 9.
8(t7)
10:15 ~
11:15
Thân chủ có vẻ nhạy cảm về bản thân. Chỉ
là việc mượn một cuốn tập đơn giản nhưng
đối với thân chủ nó cũng là một điều gì đó
rất khó khăn. Hãy dùng đến sức mạnh tâm
trí của bản thân và xem chúng là điều có thể
vượt qua .
Thân chủ đến
một mình
Phiên
7
2012. 9.
15(t7)
10:15~11:1
5
Khuyến khích và hỗ trợ thân chủ tiếp tục cố
gắng và nỗ lực vì họ thiếu kiên nhẫn với
những thay đổi của chính mình. Giúp thân
chủ có được cái nhìn sâu sắc về bản thân.
Thân chủ đến
một mình
Phiên
8
2012. 9.
22(t7)
9:15~10:15
Thân chủ có xu hướng nhìn một đứa trẻ
khác bị bắt nạt sẽ bắt đầu nghĩ đến vị trí của
nạn nhân và hung thủ. Thân chủ cảm thấy
được an ủi khi được nhà tham vấn gọi là
"Muối". Khuyến khích thân chủ chăm chỉ
học tập cho kỳ thi.
Thân chủ đến
một mình
2. Tóm tắt các điểm đặc biệt của các phiên
* Phiên 1: 2012.7.27 (t6)
Mẹ em đã đăng tham vấn nhưng hôm nay ngày làm việc nên em đến một
mình.
Em từng bị bắt nạt khi còn học lớp 7. Sau kỳ thi cuối năm lớp 7, em đang chơi
trò chơi nói sự thật với một vài đứa bạn (trừ những bắt nạt em). Nhưng sau đó em
phát hiện ra rằng các bạn đã chơi với em đã kể câu chuyện đó cho những bạn kia
em đã phải xin lỗi những bạn đó vì đã chơi trò chơi nói sự thật. Thân chủ cảm
thấy mình không làm gì sai, và nói rằng cô ấy không biết tại sao mình phải xin lỗi,
vậy ấy đã nhắn tin cho một người bạn khác, người này đã cho các bạn kia
xem tin nhắn. Sau đó, thân chủ không thể đến trường một thời gian bị ốm
(khoảng một hoặc hai tuần, do sốt, cảm ...), và sau khi bỏ lỡ khoảng thời gian vàng
để xin lỗi, khi quay lại trường học, cô ấy đã bị bắt nạt.
Em đã sống một cách lặng thầm học học viện, hay trường. Bọn em
không học cùng lớp năm lớp 8 và chỉ có một người trong số bọn họ học cùng ở học
viện, nhưng em đã phớt lờ điều đó. Tuy nhiên, tính cách của em cũng thay đổi,
không còn tự tin và mất rất nhiều niềm tin vào mọi người (em cảm giác như tất
cả mọi người đều nói xấu hoặc đồn thổi sau lưng mình, cảm giác như sẽ bị phản
bội bất cứ khúc nào). Em không thể tin tưởng vào bạn của nh, thậm chí
còn những suy nghĩ kỳ lạ (cái chết). Trên ra đã nhiều lần em đi lên sân
thượng rồi lại đi xuống. Tôi nghĩ điều đó thật không công bằng và suy sụp khi nghĩ
đến mẹ.
Kể từ đó, dường như điều đó chưa được giải quyết trong em, như thể
đang thối rữa bên trong. Bên ngoài thì trắng, nhưng bên trong lại đen, cứ như
ma quỷ bên trong em vậy. (Em có thể cho tôi biết chi tiết những cảm giác như vậy
xuất hiện trong những trường hợp nào không?) Em đã không viết ra câu trả lời
em đã ngủ gật khi đang giải một câu hỏi điểm 10 trong một kỳ thi tuyển sinh quan
trọng. Em cảm thấy khó chịu và xấu hổ vì những bạn khác dường như đã nhìn thấy
rất rõ. Lúc học viện trong giờ thực hành khi được phát cho một con dao em đã
rút con dao ra vung tay, em đã rất sợ vì nghĩ rằng mình có thể chém người nào
đó.. Em cảm thấy mình không thể kiểm soát được bản thân.
Em đã giảng hòa với những người bạn bắt nạt mình khi em học cùng họ năm lớp
9, em đã nói với bảng thân rằng hãy thoải mái đi nhưng vẻ nhưâm vẫn còn
đọng lại. Em nghi ngờ việc một lúc nào đó em sẽ bị phản bội không chừng. (Cô đã
bao giờ một thân chủ như vậy chưa?) Trong nhóm bạn cùng ăn cơm với
một người bạn đối xử tệ với cô, khi nhìn thấy bạn đó cũng vẻ rất thân thiện
nhưng thật ra cô nghĩ rằng cô cũng không muốn đi chơi với họ.
(Thân chủ nghĩ gì về một người bạn thực sự?) Một người bạn hiểu bạn, vui vẻ,
thoải mái và không bỏ bạn. Bề ngoài giả vờ thân thiện, nhưng khi một mình nhiều
lúc cay đắng, khó chịu. giận dữ. Em một tính cách nhút nhát, luôn cố gắng để
trông không luộm thuộm. Em từ chối hay em cứ giữ chính kiến, em cố tỏ ra chủ
động, nhưng khi nói ra điều gì đó cảm xúc của em chỉ quẩn quanh việc liệu mình
nói vậy có được hay không?
(Em cảm thấy vấn đề hiện tại nghiêm trọng đến mức nào? tính trên mức 10
điểm..) 7 trên 10. Nếu hạ xuống khoảng 4 điểm, ngay cả khi em chỉ một
mình, nhữngức về khoảng thời gian đó skhông hiện lên trong tâm tnữa
em sẽ không rơi vào trạng thái bị trói buộc.
(Em muốn được tham vấn điềukhác ngoài các vấn đề về bạn bè?) Liên quan
đến việc lên vấp ba của em. Ba mẹ muốn em vào trường trung học tư thục, nhưng
em muốn tìm những nơi khác. (Giấc mơ của em là gì?) Em không biết nữa. (Trước
đây thì sao?) Em muốn trở thành một tiếp viên hàng không hoặc một luật sư. (Tại
sao?) Bởi vì trông rất ngầu và sẽ là một người giao tiếp tốt... (Khi em đưa ra quyết
định thì sao?) Em có xu hướng làm theo ý kiến của bố mẹ bạn bè của mình. Vì
một vấn đề quan trọng trong cuộc sống, em nghĩ rằng em nên cẩn thận khi
đưa ra lựa chọn.
Thời gian tham vấn là sáng thứ sáu. Mỗi ngày từ 12:00 đến 4:00 thân chủ học
học viện, từ nhà đến văn phòng mất một giờ. Về thời gian tham vấn mong muốn
được nhận thông báo bằng tin nhắn vì luôn để điện thoại ở chế độ rung nên không
phải lúc nào cũng thể nhận cuộc gọi ngay. Sau đó thân chủ muốn làm trắc
nghiệm để tìm hiểu xu hướng bạo lực của mình. Muốn làm trắc nghiệp khám phá
năng khiếu và nghề nghiệp. Muốn nhận các tài liệu tư vấn nghề nghiệp (học cấp 3,
công việc mới).
* Phiên 2: 2012/8.3(t6)
- Ngay cả khi em cố gắng quên đi những ức khi bị bắt nạt, thì càng làm như
vậy em càng nghĩ về nó. Mỗi khi nhìn thấy những người bạn đó em lại lo lắng
em lo rằng chúng sẽ lại phản bội em, thậm chí là cả những lời đàm tiếu. Vì vậy, em
ghét những đứa đó mọi lúc. (Có bạn nào em đặc biệt rất ghét không?)
Đứa mà em ghét nhất nó tên là Taeyeon, nó giỏi chơi, có nhiều bạn và được lòng
bạn bè. Khi em nhìn thấy em cảm thấy chút ganh tỵ. (Nếu chấm điểm
Taeyeon trên thang 10 thì bạn đó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong số
những người xung quanh?) Khoảng 4 điểm (Nếu vậy, em đánh giá bạn thân của em
bao nhiêu điểm?) Seohyun học trường khác, Yuri Sooyoung học cùng trường
nhưng khác lớp em có 3 người bạn thân. Đây là những người bạn em đã biết từ khi
còn nhỏ, được khoảng 7 hoặc 8 điểm. (Nếu vậy, em nghĩ em sẽ tiếp tục chơi với
Taeyeon trong bao lâu?) Nếu lên cấp 3 cũng học cùng trường thì sẽ chơi tiếp
nếu không thì chắc chỉ hết cấp 2.. (Em nghĩ mình sẽ sống đến bao nhiêu tuổi?) Em
muốn sống đến 100 tuổi. (Nếu vậy thì trong khoảng thời gian 100 năm đối với một
người bạn chỉ ý nghĩa khoảng 4 điểm gặp gỡ trong 3 năm. 3/100. Bởi vậy
Taeyeon chỉ một người bạn không đáng để em tốn nhiều tâm sức thời gian
như bây giờ..) Em đã không nghĩ về bạn ấy theo cách đó, sau khi nghe những
lời nói của em nghĩ nói đúng. (Tham vấn viên nói về một giáo viên đã gây
khó khăn cho những người xung quanh khi ấy mới bắt đầu làm việc. Khi đó
thân chủ nói rằng cô ấy cảm thấy thoải mái hơn một chút khi nghĩ về nó giống như
cách tham vấn viên nói với cô ấy vào thời điểm đó.)
Em không biết cách đối xử với bạn bè của mình như thế nào. (Ví dụ trong hoàn
cảnh nào?) Khi một bạn từ lớp khác đến lớp của em, em không biết phải nói
chuyện với bạn đó như thế nào hoặc phải nói gì. Em gặp khó khăn trong việc kết
bạn mới, em muốn người khác tiếp cận nói chuyện với mình trước. (Giả sử
một bạn em muốn làm quen ... thể bạn ấy muốn em nói chuyện với mình
trước.) Nhưng em lo lắng rằng nếu em nói trước bạn ấy sẽthể nói với em rằng
'Tại sao bạn lại độc đoán với tôi như vậy? ' (Thay vì lo lắng trước về những điều gì
đó không thực sự xảy ra,thể nghĩ rằng bạn ấy chuyện gì đó xảy ra vào ngày
hôm đó hoặc bạn không được khỏe, vậy thông qua quá trình giao tiếp thể
giúp làm sáng tỏ sự hiểu lầm).
(Bạn muốn thân chủ của mình trở thành người như thế nào? Nếu được bạn
thể hình dung họ sau 5 năm nữa?) Tôi muốn nghe thấy rằng thân chủ đã trở nên
giống như Yoona (tên thân chủ), sống một cách đường đường chính chính, tuyệt
vời được người khác tôn trọng. Sau 5 năm, khi đó ấy đã trở thành sinh viên
đại học, ấy muốn đi du lịch một mình, bạn trai, đi clup, học tập chăm chỉ và
nhận được học bổng.
| 1/21

Preview text:

Em muốn thoát ra khỏi ký ức đó. JooJiSeon
Nhóm nghiên cứu đối phó bạo lực học đường
I. Thông tin cơ bản của thân chủ
1. Thông tin cá nhân: 16 tuổi, nữ, học sinh cấp 3
2. Kiểm tra thông tin
Trong một bài kiểm tra sàng lọc về sự phát triển cảm xúc và hành vi của học
sinh ở trường, thân chủ có điểm số cao nhất trong số học sinh lớp 9 về các vấn đề
liên quan đến trầm cảm và tự tử. Đã được tham vấn hai lần tại Wee-class và được
chuyển đến phòng tham vấn này vì lý do cá nhân của nhà tham vấn khó có thể tiếp
tục tham vấn cho thân chủ (Tham vấn viên đi đào tạo trước kỳ nghỉ, vì vậy chỉ có
thể tham vấn sau kỳ nghỉ).
3. Vấn đề chính mang đến
Vấn đề mang đến chính của mẹ: Em từng bị bắt nạt khi còn học lớp 7, nhưng
bây giờ em đang học lớp 9 và em học cùng lớp với một trong những thủ phạm khi
đó. Hiện em đã làm hòa với bạn đó nhưng em vẫn còn ý thức của nạn nhân và cảm
thấy rất khó khăn. Vì sợ mẹ lo lắng mà thân chủ đã nói rằng không sao, nhưng đôi
khi thân chủ rất nhạy cảm và tức giận một cách đáng sợ. Thân chủ lo lắng rằng nếu
giữ nó một mình mà không bộc lộ những cảm xúc khó khăn ấy, nó sẽ trở thành một
vấn đề khó khăn hơn như trầm cảm hoặc tự tử.
(Vấn đề mang đến khi đặt lịch phỏng vấn)
Vấn đề mang đến chính của thân chủ: Em muốn thoát khỏi sang chấn do bị bắt
nạt. Em cảm thấy rất khó khăn khi nhớ về những ngày tháng đó với bạn bè. Em
muốn thoát khỏi những cảm giác khó chịu đó. Em cũng muốn biết về việc lên cấp
ba và con đường sự nghiệp.
Quá trình tiến hành vấn đề mang đến: Các vấn đề chính của người mẹ và thân
chủ là giống nhau, trong quá trình tham vấn, họ kể về cảm giác khó chịu trong các
mối quan hệ và thành tích học tập giảm sút do trải nghiệm bị bắt nạt.
. Hiểu về thân chủ
1. Mối quan hệ gia đình
1) Bố: 48 tuổi, nhân viên công ty, tốt nghiệp đại học, đạo Kito
Thân chủ có xu hướng xa cách với bố. Đã từng bị mắng hoặc bị đánh trước đây.
Người bố là kiểu người hơi bảo thủ
Mặc dù biết thân chủ bị bắt nạn nhưng việc thân chủ phải đi tham vấn thì lại
không biết. Thân chủ không nói với bố về việc đang đi tham vấn vì thân chủ sợ
rằng bố sẽ lo lắng khi biết thân chủ vẫn đang loay hoay với vấn đề đó. Những lúc
đó bố chỉ biết thân chủ đi học thêm ở trung tâm.
Lên cấp ba bố muốn thân chủ sẽ học ở một trường trung học tư thục. Con trai
một người bạn của bố đã học chuyên ngoại ngữ tại một trường tư thục cấp 3 và vì
giữ sĩ diện nên người bố muốn thân chủ cũng phải vào được một trường tương tự
vậy. Việc bố bảo em vào trường đó không xuất phát từ mong muốn em vì em. Tuy
nhiên, cứ nghe bố nhắc mãi về việc phải vào một trường tư thục tốt đã kiến em
cảm thấy khó chịu, điểm số cũng không tốt và rất nhiều áp lực.
2) Mẹ: 45 tuổi, nhân viên văn phòng, tốt nghiệp đại học, đạo Kito.
Thân chủ hòa thuận với mẹ. Nếu có cãi nhau với mẹ thân chủ sẽ có xu hướng xin lỗi trước.
Người mẹ biết việc thân chủ dạo này đang rất đau khổ vì vấn đề bị bạn bắt nạt
mà phải đi tham vấn tâm lý.
3) Em trai: 12 tuổi, lớp 5
Ngay cả khi em muốn ở một mình nhưng em trai vẫn đồ chơi cùng nên nó rất là
phiền. Nếu em nói là em ghét chơi cùng nó thì có lẽ mẹ sẽ mắng em một trận.
2. Hoàn cảnh phát triển của thân chủ
Em có những người bạn tốt ở trường tiểu học, và học rất tốt. Em nghĩ lúc này
mình đã nhận được rất nhiều tình yêu thương từ bố mẹ.
- Lớp 7: Sau khi thi cuối kỳ, em bị các bạn bắt nạt và nói xấu sau lưng và thậm
chí cũng không hề xin lỗi. Khoảng thời gian đó, em đã bị ốm, cuộc sống ở trường
cũng khó khăn nên gần một tháng liền em đã không đi học.
- Lớp 9: Em cố tình tập trung hơn vào việc học để không còn để tâm đến các bạn
ấy nữa. Điểm số cũng tăng lên rất nhiều, và thậm chí còn nhận được phản hồi thái
độ tốt trong lớp học từ các giáo viên.
- Lớp 9: Sau khi học cùng lớp với các bạn từng bắt nạt mình bọn em đã hòa giải
và hòa thuận hơn với nhau, nhưng em vẫn đâu đó còn một cảm giác khó chịu trong
tâm trí. Điều này, như một nút thắt trong tình bạn của chúng em, càng cố gắng hòa
hợp với các bạn dần dần điểm số của em lại càng giảm sút.
3. Quan sát ngoại hình và hành vi
Thân chủ để tóc dài thẳng và đeo kính có gọng làm từ sừng động vật. Ngoại trừ
phiên tham vấn đầu tiên ra thì thân chủ ăn mặc thường phục thoải mái. Đó không
phải là phong cách đặt nặng vẻ bề ngoài, không mang theo túi xách mà chỉ mang
theo duy nhất điện thoại di động.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh. Diễn đạt tốt suy nghĩ của mình bằng lời nói.
Khi nói về những người bạn đã từng bắt nạt mình trong quá khứ, giọng nói có sự
kích động, càng lúc càng lớn và cao hơn.
- Ban đầu, hầu như thân chủ không biểu hiện nét mặt nhưng các phiên tham vấn
trôi qua thân chủ dần có chút thay đổi, giao tiếp bằng mắt tốt hơn và thể hiện cảm
xúc nhiều hơn. Khi cảm thấy khó chịu sẽ khóc, và khi nhận lời khen từ tham vấn
viên sẽ cười "Hehe!" và có biểu cảm vui vẻ.
4. Khái niệm hóa tình huống
1) Nhà tham vấn nhìn nhận vấn đề của thân chủ
Trải nghiệm bị bắt nạt ở năm lớp 7 trong khi trước đó đến tận lớp 6 thân chủ vẫn
còn có một cuộc sống học đường và tình bạn tốt đẹp là một cú sốc rất lớn đối với
thân chủ. Chính vì điều này, thân chủ đang có một nút thắt trong tình bạn và gây
khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của thân chủ.
Các vấn đề của thân chủ được phân biệt theo nhận thức, cảm xúc và hành vi,
· Nhận thức: Thân chủ có niềm tin phi lý rằng một ngày nào đó cô ấy sẽ bị bạn
bè phản bội và bắt nạt vì cô ấy đã từng bị bắt nạt trong quá khứ.
· Cảm xúc: Để hòa nhập với bạn bè thân chủ phải thường xuyên kìm nén cảm
xúc của chính mình. Thân chủ luôn cảm thấy bất an với suy nghĩ có thể bị bắt nạt
bất cứ lúc nào, thường xuyên nhạy cảm và tức giận những điều dù là nhỏ nhất.
· Hành vi: Thụ động và rút lui khỏi các mối quan hệ bạn bè do trải nghiệm từng bị bắt nạt.
- Có sự chênh lệch về việc bố mẹ, đặc biệt là người bố đặt quá nhiều kỳ vọng ở
thân chủ sẽ theo học tại một trường tư thục mà không nhìn đến thực tế điểm số của
thân chủ. Thiếu thông tin về việc nhập học tại trường trung học phổ thông và thế giới công việc.
2) Ưu nhược điểm của thân chủ
Điểm mạnh (nguồn lực): Tự nguyện và tích cực tham gia tham vấn, có ý chí sẵn
sàng giải quyết vấn đề. Có mối quan hệ ấm áp và thoải mái với mẹ, có 3 người bạn
thân mà thân chủ có thể nói chuyện cởi mở về những vấn đề của mình (2 bạn ở lớp
khác, 1 bạn ở trường khác).
- Điểm yếu: Thay vì chia sẻ vấn đề với cha mẹ, thân chủ thường có xu hướng tự
giải quyết vấn đề một mình. Thân chủ có tính cách quá nhạy cảm với những lời nói
và hành động của người khác.
. Mục tiêu, chiến lược và hiệu suất tham vấn
1. Mục tiêu tham vấn
- Giải phóng bản thân khỏi trải nghiệm từng bị bắt nạt và tự tin thể hiện mình trong tình bạn.
- Có thể tự tìm ra cách kiểm soát cảm xúc của chính mình.
- Chọn trường trung học mà thân chủ muốn học và khám phá con đường sự nghiệp của thân chủ.
2. Chiến lược tham vấn.
- Giúp thân chủ trải nghiệm sự được chấp nhận và được công nhận thông qua các phiên tham vấn.
- Giúp thân chủ tìm ra và áp dụng nhiều cách khác nhau để kiểm soát cảm xúc của mình.
- Cung cấp thông tin và cùng nhau khám phá về trường trung học và định hướng nghề nghiệp.
3. Hiệu suất tham vấn
- Những gì thân chủ mong muốn trong tình bạn (Suy nghĩ về việc bày tỏ chính
kiến hoặc cảm xúc của bản thân một cách tự tin và cố gắng áp dụng nó trong các mối quan hệ thực tế).
- Thừa nhận sự quý giá và cần thiết của bản thân, sử dụng một số phương pháp
để kiểm soát cảm xúc của thân chủ (khi thân chủ muốn nhảy khỏi sân thượng, chỉ
cần tưởng tượng ra kết quả và bình tĩnh tâm trí, khi có cảm giác nổi giận có thể áp
dụng cách chạy ra ngoài, nghe nhạc, v.v.)
- Giúp thân chủ có động lực học tập và chăm chỉ ôn thi.
IV. Quan điểm của cuộc thảo luận
- Tôi nhận thấy thân chủ đã phải vật lộn trong hai năm để thoát khỏi trải nghiệm
bị bắt nạt. Bằng cách nào có thể giúp thân chủ của mình thoát khỏi ký ức đó?
- Khi tham vấn tôi cố gắng thử áp dụng những trải nghiệm mà tôi từng trải qua
trong tình bạn nhưng có vẻ như nhiều trường hợp nó không hiệu quả. Tôi tiếp tục
ủng hộ những nỗ lực của thân chủ, nhưng tôi lo ngại rằng thân chủ sẽ nản lòng.
Làm cách nào để tôi có thể giúp thân chủ áp dụng tốt trong thực tế?
- Thân chủ đến tham vấn mà không có sự đồng hành của cha mẹ, hoặc cha mẹ
không biết về việc cong mình đang đi tham vấn thì phải trao đổi với họ ở mức độ
nào của các vấn đề tham vấn với thân chủ đây? . Tóm t
ắt nội dung quá trình tham vấn
1. Toàn bộ quá trình tiến hành STT Thời gian Nội dung tóm lượt Ghi chú Người mẹ 2012. 7.
Phỏng vấn tiếp nhận, vấn đề mang đến là nộp đơn Phiên 27(t6)
những khó khăn trong tình bạn do trải nhưng thân 1 16:00~17:0
nghiệm bị bắt nạt. Những cảm xúc bị kìm chủ đến một 0
nén đang còn chất chồng trong lòng mình 2012. 8.
Sự bắt nạt của bạn bè có sức nặng như thế Phiên 3(t6) Thân chủ đến
nào với thân chủ? Thân chủ khám phá hình 2 17:30~18:3 một mình
dáng mong muốn của bản thân. 0
Người mẹ gọi điện vì tò mò về việc tham 2012. 8.
vấn của thân chủ. Kể về việc thân chủ đã tức Tham vấn 10(t6)
giận với em trai vì chơi đất sét, biểu hiện tức qua điện - 11:00~11:1
giận quá mức của thân chủ khiến người mẹ thoại với 0
lo lắng việc thân chủ không kiểm soát được người mẹ cảm xúc của mình 2012. 8.
Thân chủ tức giận vì những chuyện nhỏ nhặt Phiên 10(t6) Thân chủ đến
và dường như đã giải tỏa được stress về 3 17:30~18:3 một mình chuyện của em trai 0 Phiên 2012. 8.
Khi gặp bạn bè thân chủ lại nhớ về những Thân chủ đến 4 17(t6)
ký ức khi mình bị bắt nạt và cảm thấy rất một mình
khó khăn, thân chủ đã thử nhiều cách khác
nhau để kiểm soát tân trí. Thân chủ nói về 17:30~18:3
những lo lắng trong việc lên học ở trường 0 cấp 3 tư thục
Thân chủ cảm thấy rất chán nản với những 2012. 9.
sự kiện chatting, bạn bè trêu chọc, giờ nghỉ Phiê 1(t7)
trưa, ... Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp của Thân chủ đến n 5 10:10~11:1
một người bạn mà bạn muốn noi theo và cố một mình 0 gắng bắt chước họ.
Thân chủ có vẻ nhạy cảm về bản thân. Chỉ 2012. 9.
là việc mượn một cuốn tập đơn giản nhưng Phiên 8(t7)
đối với thân chủ nó cũng là một điều gì đó Thân chủ đến 6 10:15 ~
rất khó khăn. Hãy dùng đến sức mạnh tâm một mình 11:15
trí của bản thân và xem chúng là điều có thể vượt qua . 2012. 9.
Khuyến khích và hỗ trợ thân chủ tiếp tục cố Phiên 15(t7)
gắng và nỗ lực vì họ thiếu kiên nhẫn với Thân chủ đến 7 10:15~11:1
những thay đổi của chính mình. Giúp thân một mình 5
chủ có được cái nhìn sâu sắc về bản thân.
Thân chủ có xu hướng nhìn một đứa trẻ
khác bị bắt nạt sẽ bắt đầu nghĩ đến vị trí của 2012. 9. Phiên
nạn nhân và hung thủ. Thân chủ cảm thấy Thân chủ đến 22(t7) 8
được an ủi khi được nhà tham vấn gọi là một mình 9:15~10:15
"Muối". Khuyến khích thân chủ chăm chỉ học tập cho kỳ thi.
2. Tóm tắt các điểm đặc biệt của các phiên
* Phiên 1: 2012.7.27 (t6)
Mẹ em đã đăng ký tham vấn nhưng hôm nay là ngày làm việc nên em đến một mình.
Em từng bị bắt nạt khi còn học lớp 7. Sau kỳ thi cuối năm lớp 7, em đang chơi
trò chơi nói sự thật với một vài đứa bạn (trừ những bắt nạt em). Nhưng sau đó em
phát hiện ra rằng các bạn đã chơi với em đã kể câu chuyện đó cho những bạn kia
và em đã phải xin lỗi những bạn đó vì đã chơi trò chơi nói sự thật. Thân chủ cảm
thấy mình không làm gì sai, và nói rằng cô ấy không biết tại sao mình phải xin lỗi,
vì vậy cô ấy đã nhắn tin cho một người bạn khác, người này đã cho các bạn kia
xem tin nhắn. Sau đó, thân chủ không thể đến trường một thời gian vì bị ốm
(khoảng một hoặc hai tuần, do sốt, cảm ...), và sau khi bỏ lỡ khoảng thời gian vàng
để xin lỗi, khi quay lại trường học, cô ấy đã bị bắt nạt.
Em đã sống một cách lặng thầm dù là học ở học viện, hay ở trường. Bọn em
không học cùng lớp năm lớp 8 và chỉ có một người trong số bọn họ học cùng ở học
viện, nhưng em đã phớt lờ điều đó. Tuy nhiên, tính cách của em cũng thay đổi,
không còn tự tin và mất rất nhiều niềm tin vào mọi người (em có cảm giác như tất
cả mọi người đều nói xấu hoặc đồn thổi sau lưng mình, cảm giác như sẽ bị phản
bội bất cứ khúc nào). Em không thể tin tưởng vào bạn bè của mình, và thậm chí
còn có những suy nghĩ kỳ lạ (cái chết). Trên ra đã có nhiều lần em đi lên sân
thượng rồi lại đi xuống. Tôi nghĩ điều đó thật không công bằng và suy sụp khi nghĩ đến mẹ.
Kể từ đó, dường như có điều gì đó chưa được giải quyết trong em, như thể nó
đang thối rữa bên trong. Bên ngoài thì trắng, nhưng bên trong lại đen, cứ như có
ma quỷ bên trong em vậy. (Em có thể cho tôi biết chi tiết những cảm giác như vậy
xuất hiện trong những trường hợp nào không?) Em đã không viết ra câu trả lời vì
em đã ngủ gật khi đang giải một câu hỏi điểm 10 trong một kỳ thi tuyển sinh quan
trọng. Em cảm thấy khó chịu và xấu hổ vì những bạn khác dường như đã nhìn thấy
rất rõ. Lúc ở học viện trong giờ thực hành khi được phát cho một con dao em đã
rút con dao ra và vung tay, em đã rất sợ vì nghĩ rằng mình có thể chém người nào
đó.. Em cảm thấy mình không thể kiểm soát được bản thân.
Em đã giảng hòa với những người bạn bắt nạt mình khi em học cùng họ năm lớp
9, em đã nói với bảng thân rằng hãy thoải mái đi nhưng có vẻ như dư âm vẫn còn
đọng lại. Em nghi ngờ việc một lúc nào đó em sẽ bị phản bội không chừng. (Cô đã
bao giờ có một thân chủ như vậy chưa?) Trong nhóm bạn cùng ăn cơm với cô có
một người bạn đối xử tệ với cô, khi nhìn thấy bạn đó cô cũng có vẻ rất thân thiện
nhưng thật ra cô nghĩ rằng cô cũng không muốn đi chơi với họ.
(Thân chủ nghĩ gì về một người bạn thực sự?) Một người bạn hiểu bạn, vui vẻ,
thoải mái và không bỏ bạn. Bề ngoài giả vờ thân thiện, nhưng khi một mình nhiều
lúc cay đắng, khó chịu. giận dữ. Em có một tính cách nhút nhát, luôn cố gắng để
trông không luộm thuộm. Em từ chối hay em cứ giữ chính kiến, em cố tỏ ra chủ
động, nhưng khi nói ra điều gì đó cảm xúc của em chỉ quẩn quanh việc liệu mình
nói vậy có được hay không?
(Em cảm thấy vấn đề hiện tại nghiêm trọng đến mức nào? tính trên mức 10
điểm..) 7 trên 10. Nếu nó hạ xuống khoảng 4 điểm, ngay cả khi em chỉ có một
mình, những ký ức về khoảng thời gian đó sẽ không hiện lên trong tâm trí nữa và
em sẽ không rơi vào trạng thái bị trói buộc.
(Em muốn được tham vấn điều gì khác ngoài các vấn đề về bạn bè?) Liên quan
đến việc lên vấp ba của em. Ba mẹ muốn em vào trường trung học tư thục, nhưng
em muốn tìm những nơi khác. (Giấc mơ của em là gì?) Em không biết nữa. (Trước
đây thì sao?) Em muốn trở thành một tiếp viên hàng không hoặc một luật sư. (Tại
sao?) Bởi vì trông rất ngầu và sẽ là một người giao tiếp tốt... (Khi em đưa ra quyết
định thì sao?) Em có xu hướng làm theo ý kiến của bố mẹ và bạn bè của mình. Vì
nó là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống, em nghĩ rằng em nên cẩn thận khi đưa ra lựa chọn.
Thời gian tham vấn là sáng thứ sáu. Mỗi ngày từ 12:00 đến 4:00 thân chủ học ở
học viện, từ nhà đến văn phòng mất một giờ. Về thời gian tham vấn mong muốn
được nhận thông báo bằng tin nhắn vì luôn để điện thoại ở chế độ rung nên không
phải lúc nào cũng có thể nhận cuộc gọi ngay. Sau đó thân chủ muốn làm trắc
nghiệm để tìm hiểu xu hướng bạo lực của mình. Muốn làm trắc nghiệp khám phá
năng khiếu và nghề nghiệp. Muốn nhận các tài liệu tư vấn nghề nghiệp (học cấp 3, công việc mới).
* Phiên 2: 2012/8.3(t6)
- Ngay cả khi em cố gắng quên đi những ký ức khi bị bắt nạt, thì càng làm như
vậy em càng nghĩ về nó. Mỗi khi nhìn thấy những người bạn đó em lại lo lắng và
em lo rằng chúng sẽ lại phản bội em, thậm chí là cả những lời đàm tiếu. Vì vậy, em
ghét những đứa đó mọi lúc. (Có bạn nào em đặc biệt rất ghét không?)
Đứa mà em ghét nhất nó tên là Taeyeon, nó giỏi chơi, có nhiều bạn và được lòng
bạn bè. Khi em nhìn thấy nó em cảm thấy có chút ganh tỵ. (Nếu chấm điểm
Taeyeon trên thang 10 thì bạn đó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong số
những người xung quanh?) Khoảng 4 điểm (Nếu vậy, em đánh giá bạn thân của em
bao nhiêu điểm?) Seohyun học ở trường khác, Yuri và Sooyoung học cùng trường
nhưng khác lớp em có 3 người bạn thân. Đây là những người bạn em đã biết từ khi
còn nhỏ, được khoảng 7 hoặc 8 điểm. (Nếu vậy, em nghĩ em sẽ tiếp tục chơi với
Taeyeon trong bao lâu?) Nếu lên cấp 3 mà cũng học cùng trường thì sẽ chơi tiếp
nếu không thì chắc chỉ hết cấp 2.. (Em nghĩ mình sẽ sống đến bao nhiêu tuổi?) Em
muốn sống đến 100 tuổi. (Nếu vậy thì trong khoảng thời gian 100 năm đối với một
người bạn chỉ có ý nghĩa khoảng 4 điểm và gặp gỡ trong 3 năm. 3/100. Bởi vậy
Taeyeon chỉ là một người bạn không đáng để em tốn nhiều tâm sức và thời gian
như bây giờ..) Em đã không nghĩ về bạn ấy theo cách đó, và sau khi nghe những
lời nói của cô em nghĩ cô nói đúng. (Tham vấn viên nói về một giáo viên đã gây
khó khăn cho những người xung quanh khi cô ấy mới bắt đầu làm việc. Khi đó
thân chủ nói rằng cô ấy cảm thấy thoải mái hơn một chút khi nghĩ về nó giống như
cách tham vấn viên nói với cô ấy vào thời điểm đó.)
Em không biết cách đối xử với bạn bè của mình như thế nào. (Ví dụ trong hoàn
cảnh nào?) Khi một bạn từ lớp khác đến lớp của em, em không biết phải nói
chuyện với bạn đó như thế nào hoặc phải nói gì. Em gặp khó khăn trong việc kết
bạn mới, em muốn người khác tiếp cận và nói chuyện với mình trước. (Giả sử có
một bạn mà em muốn làm quen ... có thể bạn ấy muốn em nói chuyện với mình
trước.) Nhưng em lo lắng rằng nếu em nói trước bạn ấy sẽ có thể nói với em rằng
'Tại sao bạn lại độc đoán với tôi như vậy? ' (Thay vì lo lắng trước về những điều gì
đó không thực sự xảy ra, có thể nghĩ rằng bạn ấy có chuyện gì đó xảy ra vào ngày
hôm đó hoặc bạn không được khỏe, vì vậy thông qua quá trình giao tiếp có thể
giúp làm sáng tỏ sự hiểu lầm).
(Bạn muốn thân chủ của mình trở thành người như thế nào? Nếu được bạn có
thể hình dung họ sau 5 năm nữa?) Tôi muốn nghe thấy rằng thân chủ đã trở nên
giống như Yoona (tên thân chủ), sống một cách đường đường chính chính, tuyệt
vời và được người khác tôn trọng. Sau 5 năm, khi đó cô ấy đã trở thành sinh viên
đại học, cô ấy muốn đi du lịch một mình, có bạn trai, đi clup, học tập chăm chỉ và nhận được học bổng.