Chủ đề: Hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp đối với TPHCM hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Chủ đề: Hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp đối với TPHCM hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÀI THU HOẠCH Chủ đề: Hội nhập kinh tế q ốc u
tế: Thực trạng và giải pháp đối với TPHCM hiện nay
Môn học: Kinh tế chính trị Marx-Lenin Lớp MH: DC141DV01- 0200
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Điệp
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3 1. Lê Quỳnh Như- 22115150 2. Hoàng Tâm Như- 22122729
3. Hồ Thị Tường Thảo- 22004993
4. Nguyễn Thành Phát- 22118624
5. Đặng Minh Nhật- 22102477
6. Phạm Minh Quân- 22122810
7. Lê Thành Thuận- 22118584
8. Nguyễn Thế Anh Khôi- 22118679
9. Đoàn Võ Minh Quân- 22112686
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2023 2 Mục lục I.
Hội nhập kinh tế quốc tế ở V ệ
i t Nam .................................................................. 5
1.1. Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế................................... 5 1.1.1.
Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế ................................................. 5 1.1.2. Bản chất của hội n ậ
h p kinh tế quốc tế ................................................. 5
1.2. Tác động của hội nhập kinh ế
t quốc tế đến sự phát triển ủ c a Việt Nam. .. 5 1.2.1.
Tác động tích cực của hội n ậ
h p kinh tế quốc tế. .................................. 5 1.2.2.
Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế. .................................. 6
1.3. Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế. ......................................................... 6 1.3.1.
Hợp tác kinh tế song phương ................................................................ 6 1.3.2.
Hội nhập kinh tế khu vực ...................................................................... 7 1.3.3.
Phong trào FTA (Free Trade Area)....................................................... 7
Những FTA mà Việt Nam đang tham gia ............................................................... 8
II. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế đối ớ
v i TP.HCM hiện nay ...................... 9
III. Phương pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế .......................... 10
IV. Ý kiến cá nhân. ................................................................................................. 11
V. Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 16 3 Lời nói đầu
Hội nhập kinh tế là một quá trình tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia
trong thế giới hiện đại. Việc mở rộng các mối quan hệ thương mại, đầu tư, và cộng đồng
kinh tế toàn cầu sẽ giúp mỗi quốc gia tiếp cận nguồn cung cầu, tối ưu hóa quy trình sản
xuất, giảm chi phí và tăng cường cạnh tranh trên thị tr ờng ư
quốc tế. Tuy nhiên, việc hội
nhập cũng đặt ra nhiều thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt, áp lực từ quy chuẩn và
đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thích hợp cả về kỹ năng chuyên môn lẫn nền tảng văn hóa,
xã hội. Cần có chính sách đúng đắn, các biện pháp kích thích sản xuất và đầu tư, đồng
thời phải bảo vệ công dân và đảm bảo rằng không ai bị để lại phía sau trong khu vực
hội nhập này. Tóm lại, ộ
h i nhập kinh tế đem lại nhiều lợi ích nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị
kỹ càng và sự linh hoạt trong ứng đối với thị trường quốc tế. Qua buổi đi thực tế chúng
em đã được hiểu thêm về quá trình hội nhập của Việt Nam về khó khăn thách thức và
những thành tựu mà chúng ta đạt được. 4 Nội dung I.
Hội nhập kinh tế quốc tế ở V ệ i t Nam
1.1. Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế q ố u c tế
1.1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc
gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập
kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của
mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống
xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất. Quá trình xã ộ h i hóa và phân công lao
động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hoá
ngày một sâu sắc. Sự quốc tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa
các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.
1.1.2. Bản chất của hội n ậ
h p kinh tế quốc tế
Bản chất thì hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc
tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc
gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự
phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng
góp phần thúc đẩy thế giới t ế
i n nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng. Tóm lại,
hộp nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế trên cơ sở các
nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều khoản, nguyên tắc đã được
thỏa thuận, thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
1.2. Tác động của hội nhập kinh ế
t quốc tế đến sự phát triển ủ c a Việt Nam.
Thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế theo
nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận
thực hiện các điều kiện, nguyên tắc đã thỏa thuận.
Đây là quá trình gia tăng sự liên kết giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế
giới. Do đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho
các nước tham gia nhưng cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực.
1.2.1. Tác động tích cực của hội n ậ
h p kinh tế quốc tế.
- Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước
Đông Âu. Tuy nhiên, từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập mối
quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành
viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC… Hội nhập
kinh tế quốc tế không chỉ góp phần tạo nên sự ổn định hòa bình mà còn tạo dựng
môi trường thuận lợi đem lại nhiều lợi ích to lớn trong sự phát triển kinh tế của
các nước cũng như của người sản xuất và người tiêu dùng. 5
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong
việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy
việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song
phương, khu vực, và đa phương.
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực
phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi
mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế
giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn
định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với
luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều
doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.
- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế
giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn ầ c u hay khu vực.
- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác”
công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước
theo quan niệm truyền thống.
- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng
khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.
- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm
nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt
hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội. 1.3.
Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3.1. Hợp tác kinh tế song phương
Hợp tác kinh tế song phương có từ rất sớm và tồn tại dưới dạng thỏa thuận, hiệp
định kinh tế, thương mại, hay ầ
đ u tư, các thỏa thuận thương mại ự t do song phương…
Hợp tác song phương là việc tiến hành các mối quan hệ chính trị, kinh tế hoặc văn
hóa giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nó trái ngược với chủ nghĩa đơn phương hoặc đa 6
phương, là hoạt động của một quốc gia duy nhất hoặc hợp tác cùng nhau bởi nhiều quốc gia.
Hợp tác song phương giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị tr ờng, ư quan hệ thương mại đ ợ
ư c diễn ra công bằng, chống gian dối.
1.3.2. Hội nhập kinh tế khu vực
Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò to lớn đối ớ
v i sự phát triển của các quốc gia trong một khu vực.
- Khu mậu dịch tự do (FTA - theo quan niệm tru ề
y n thống) là liên kết kinh tế
giữa hai hoặc nhiều nước nhằm mục đích tự do hóa buôn bán một số mặt hàng
nào đó, từ đó thành lập thị tr ờng ư
thống nhất giữa các nước, nhưng mỗi nước
thành viên vẫn thi hành chính sách thuế quan độc lập với các nước ngoài khu vực mậu dịch tự do.
- Liên minh hải quan là liên kết kinh tế trong đó các nước thành viên thỏa thuận
loại bỏ thuế quan trong quan hệ thương mại nội ộ
b , đồng thời thiết lập một biểu
thuế quan chung của các nước thành viên đối với phần còn lại ủ c a thế giới.
- Thị trường chung là liên kết kinh tế được đánh giá có mức độ hội nhập cao hơn
so với cu. Theo đó, ở mức độ liên kết này, các nước thành viên ngoài việc cho
phép tự do di chuyển hàng hóa, còn thoả th ậ
u n cho phép tự do di chuyển tư bản
và sức lao động giữa các nước thành viên với nhau.
- Liên minh kinh tế tiếp tục được đánh giá là cấp độ liên kết cao hơn thị trường
chung, thể hiện ở việc: Ngoài yếu tố tự do di chuyển là hàng hóa, tư bản, sức lao
động còn mở rộng thêm yếu tố tự do dịch chuyển cho dịch vụ giữa các nước thành viên.
- Liên minh tiền tệ là liên kết kinh tế trong đó các nước thành viên phải phối hợp
chính sách tiền tệ với nhau, cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất và
cuối cùng là sử dụng chung một đồng tiền.
1.3.3. Phong trào FTA (Free Trade Area)
Phong trào FTA là các Hiệp định thương mại tự do được thoả thuận và ký kết giữa
các quốc gia, khu vực với nhau để phát triển việc buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Một FTA thông thường có những nội dung chính sau:
- Quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan;
- Quy định về danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan;
- Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế quan;
- Quy tắc xuất cứ của hàng hoá...
Một số đặc trưng của một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thường thấy như sau: 7
- Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ.
- Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên.
- Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên.
- Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành, ví dụ như: mỗi nước cần làm các
thủ tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở
hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,...
- Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác.
- Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên.
Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực được chia thành bốn nhóm chính.
- FTA khu vực: Hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước trong cùng
một tổ chức khu vực, ví dụ như AFTA.
- FTA song phương: Đây là bản ký kết giữa hai nước, có thể kể đến như Hiệp định
Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại Tự
do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA),...
- FTA đa phương: Hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, ví dụ như TPP
- FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Có thể hiểu đây là bản giao kết
giữa một tổ chức với một quốc như, một số ví dụ điển hình như Hiệp định
Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - Liên minh Châu ÂU (EVFTA),...
Những FTA mà Việt Nam đang tham gia STT Tên viết Tên đầy đủ Năm có tắt hiệu lực 1 AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993 2 ACFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung 2003 Quốc 3 AKFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn 2007 Quốc 4 AJCEP
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - 2008 Nhật Bản 8 5 VJEPA
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2009 6 AIFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ 2010 7
AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - 2010 Australia-New Zealand 8 VCFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi 2014 Lê 9 VKFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn 2015 Quốc 10
VN-EAEU Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên 2016 FTA minh Kinh tế Á Âu 11 CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên 2018 Thái Bình Dương 12 AHKFTA
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng 2019 Kông (Trung Quốc) 13 EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên 2020 minh Châu Âu 14 UKVFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - 2020 Vương quốc Anh II.
Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế đối ớ v i TP.HCM hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá,
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu,
động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước định hình được mô hình phát triển trong giai
đoạn mới hiện nay, từng bước đổi mới và nâng cao về nhận thức, phát triển nhanh các
ngành dịch vụ, nhất là các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao; chuyển dịch
cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, tiếp tục tập
trung phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu; phát triển kinh tế tri thức, tập
trung xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; đẩy mạnh liên kết Vùng,
phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm công nghệ cao, trung tâm tài chính, 9
thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực với các vệ tinh cung cấp sản phẩm từ
các tỉnh, thành phố trong Vùng.
Bên cạnh đó, qua hội nhập kinh tế quốc tế, bộ máy hành chính của Thành phố đã có
nhiều thay đổi tích cực; cải cách hành chính ngày càng được chú trọng và được xem là
một giải pháp quan trọng, hàng đầu, là khâu đột phá để cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh. Có thể thấy rõ qua việc Thành phố triển khai thực hiện mạnh mẽ cải cách hành
chính theo Đề án 30 của Chính phủ theo hướng đơn giản, tinh gọn các thủ tục hành
chính tạo thuận lợi tối đa doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố
ngày càng được nâng cao cả về lượng và chất, đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Xác định đối tượng hội nhập kinh tế quốc tế chủ yếu là doanh nghiệp, đối tượng
chịu sự tác động trực tiếp, đón nhận các cơ hội cũng như thách thức từ việc hội nhập.
Điều này đặt ra vấn đề về sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong quá trình tham gia hội
nhập, nhất là sắp tới đây khi các Hiệp định Thương mại được ký kết bắt đầu có hiệu
lực; có nghĩa đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải chủ động, sáng tạo,
đẩy mạnh liên kết hợp tác, mạnh dạn đổi mới nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa,
dịch vụ với tư duy không chỉ trong nước mà phải hướng ra toàn cầu.
Để tiếp tục vững bước trên đường hội nhập và khẳng định vị thế của Việt Nam nói
chung và Thành phố nói riêng, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chủ động hội nhập,
trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản:
- Khẩn trương cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất
lượng sống tốt, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, thu hút đầu tư.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng
mô hình chính phủ điện tử; trong đó, tập trung cải tiến về thủ tục, hiện đại hóa
nền hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu
cầu quản lý và phục vụ tốt cho doanh nghiệp.
- Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố; đào tạo đội
ngũ chuyên gia về luật, tư vấn pháp lý, có trình độ cao giúp doanh nghiệp tiếp
cận thị trường, luật pháp quốc tế và tham mưu Thành phố cơ chế, chính sách
trong việc hợp tác với nước ngoài.
III. Phương pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập quốc
tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường nghiên cứu, cảnh báo, phổ biến về các biện pháp kỹ thuật của các
nước cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan để chủ động đối
phó với các rào cản kỹ thuật.
- Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trong việc phối hợp các ngành. 10