Chủ Đề “Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ Trong Kinh Doanh” | Giao Tiếp Kinh Doanh
Chủ Đề “Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ Trong Kinh Doanh” | Giao Tiếp Kinh Doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: GIAO TIẾP KINH DOANH CHỦ ĐỀ
“KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ TRONG KINH DOANH”
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Phi Nga
Nhóm thực hiện : Nhóm 01 Lớp : K26KTA - BN
Bắc Ninh, ngày 01 tháng 4 năm 2024
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: GIAO TIẾP KINH DOANH CHỦ ĐỀ
“KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ TRONG KINH DOANH”
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Phi Nga
Nhóm thực hiện : Nhóm 01 Lớp : K26KTA - BN
Bắc Ninh, ngày 01 tháng 4 năm 2024
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM Mức độ Mã sinh Ký STT Họ và tên Phân công nội dung đóng viên tên góp
Phân công nhiệm vụ, xây Bùi Bằng Duy
dựng đề cương, chỉnh sửa 1 25A4012583 14.28% (Trưởng nhóm)
nội dung, tổng hợp nội dung,
làm bản word và powerpoint Nguyễn Khánh
Xây dựng nội dung phần 3.2 2 26A4023027 14.28% Linh
Góp ý nội dung và chỉnh sửa
Xây dựng nội dung phần 3.4 3 Hà Thị Xuân 26A4020350 14.28%
Góp ý nội dung và chỉnh sửa Nguyễn Thị
Xây dựng nội dung phần 3.3 4 26A4023415 14.28% Nhung
Góp ý nội dung và chỉnh sửa
Xây dựng nội dung phần 3.1 5 Tạ Thu Hoài 26A4022621 14.28%
Góp ý nội dung và chỉnh sửa
Xây dựng nội dung phần II 6
Vũ Quỳnh Thơ 26A4023437 14.28%
Góp ý nội dung và chỉnh sửa
Xây dựng nội dung phần I 7
Bùi Ngọc Anh 26A4022584 14.28%
Góp ý nội dung và chỉnh sửa i MỤC Ụ L C
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ................................................. 2
1.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 2
1.1.1. Theo khoa học .......................................................................................................... 2
1.1.2. Theo những nhà nghiên cứu. .................................................................................... 2
1.2. Ví dụ cụ thể ..................................................................................................................... 2
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA NGÔN NGỮ ......................................................................... 4
1.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 4
1.2. Phân loại nội dung của ngôn ngữ .................................................................................... 4
1.2.1. Nghĩa chủ quan ......................................................................................................... 4
1.2.2. Nghĩa khách quan ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG III: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ ........................................................................... 6
3.1 Lối nói thẳng ..................................................................................................................... 6
3.1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 6
3.1.2. Ưu điểm .................................................................................................................... 6
3.1.3 Nhược điểm ............................................................................................................... 6
3.2. Lối nói lịch sự .................................................................................................................. 7
3.2.1. Khái niệm ................................................................................................................. 7
3.2.2. Một số ví dụ về cách sử dụng ngôn ngữ lịch sự ....................................................... 7
3.3. Lối nói ẩn ý ...................................................................................................................... 8
3.3.1. Khái niệm ................................................................................................................. 8
3.3.2. Tác dụng ................................................................................................................... 9
3.3.2. Phân tích các trường hợp nên sử dụng lối nói ẩn ý .................................................. 9
3.4. Lối nói mỉa mai, châm chọc .......................................................................................... 10
3.4.1. Khái niệm ............................................................................................................... 10
3.4.2. Tác động của lối nói mỉa mai, châm chọc đối với việc giao tiếp. .......................... 10
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 13 ii LỜI NÓI Ầ Đ U
Giao tiếp hiệu quả là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong kinh
doanh. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng mối quan hệ, thuyết trình, đàm
phán, và đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ trong kinh doanh
giúp sinh viên truyền tải thông tin một cách rõ ràng, súc tích, và thuyết phục, tạo dựng
uy tín và ảnh hưởng đến người nghe. Đặc biệt với sinh viên của Học viện Ngân hàng –
một trong những trường kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, việc giao tiếp sẽ mang lại nhiều
lợi ích cho bản thân cũng như công việc sau này.
Trong nội dung này, nhóm chúng em sẽ phân tích và đưa ra những định nghĩa, khái
niệm cũng như các nội dung liên quan tới “Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ trong kinh doanh.”
Trong quá trình tìm hiểu và phân tích có thể sẽ có sự sai sót trong việc thu thập và
tìm kiếm thông tin, chúng em mong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ giảng viên để có thể
hoàn thiện nội dung hơn. 1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Theo khoa học
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người,
phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc.
Ngôn ngữ giao tiếp: Là ngôn ngữ được sử dụng để con người tiến hành trao đổi
thông tin với nhau. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là các công cụ hoặc phương pháp sử
dụng ngôn ngữ để truyền tải thông tin giữa các cá nhân hoặc các tổ chức.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng một thứ tiếng nào đó để
giao tiếp và tư duy. Giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện thông qua lời nói và chữ viết.
1.1.2. Theo những nhà nghiên cứu.
Góc độ nghiên cứu tâm lý trị liệu B.S Nguyễn Khắc Viện định nghĩa giao tiếp là
sự trao đổi giữa người và người thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ...
Nhà Tâm lý học Xô Viết A.A.Leeonchev định nghĩa: giao tiếp là một hệ thống
những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người
khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các quan
hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.
Theo Paul Watzlawick: "Giao tiếp là sự trao đổi thông điệp, ý nghĩa và cảm xúc
giữa con người thông qua các biểu hiện non lời, ngôn từ hoặc các phương tiện khác.
Theo Joseph DeVito: Giao tiếp là một quá trình tạo ra và truyền tải ý nghĩa giữa
các cá nhân thông qua việc sử dụng ngôn từ, biểu cảm, hoặc các phương tiện khác.
1.2. Ví dụ cụ thể
Cuộc họp công ty: Trong cuộc họp, người quản lý có thể sử dụng ngôn ngữ chuyên
môn để trình bày kế hoạch chiến lược, thảo luận về các mục tiêu kinh doanh, và đề xuất
các biện pháp cải thiện. Các nhân viên có thể sử dụng ngôn ngữ lịch sự để đưa ra ý kiến,
đề xuất giải pháp và báo cáo tiến độ công việc.
Phỏng vấn ứng viên: Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sử dụng ngôn
ngữ để hỏi và lắng nghe câu trả lời của ứng viên. Họ có thể sử dụng ngôn ngữ chuyên
môn để đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên đối với vị trí công việc. 2
Email kinh doanh: Trong email kinh doanh, người gửi có thể sử dụng ngôn ngữ
chính xác và lịch sự để đề xuất ý kiến, đề nghị hợp tác, hoặc yêu cầu thông tin. Họ cũng
cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng để tránh hiểu nhầm và tạo ấn tượng tích cực.
Thương lượng hợp đồng: Trong quá trình thương lượng hợp đồng, các bên có thể
sử dụng ngôn ngữ pháp lý để định rõ các điều khoản và điều kiện. Họ cũng có thể sử
dụng ngôn ngữ thuyết phục để đạt được thoả thuận có lợi cho cả hai bên.
Báo cáo và thuyết trình: Trong các báo cáo và thuyết trình, người trình bày cần sử
dụng ngôn ngữ chính xác và logic để trình bày thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả.
Họ cũng có thể sử dụng ngôn ngữ đồ họa để minh họa và làm rõ ý kiến. 3
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA NGÔN NGỮ 1.1. Khái niệm
"Nội dung ngôn ngữ" là nghĩa của những từ ngữ mà chúng ta nói hay viết nhằm
mục đích truyền tải ý nghĩ của mình tới người nghe, người đọc. Tùy thuộc vào ngữ cảnh
cụ thể, "nội dung ngôn ngữ" có thể có nghĩa khác nhau nhưng thường được sử dụng
trong một mục đích nhất định.
Ví dụ: Trong truyền thông và tiếp thị: "Nội dung ngôn ngữ" thường được hiểu là
các tài liệu, văn bản, hình ảnh, video để truyền tải thông điệp, quảng cáo hoặc giữ chân khán giả.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo: "Nội dung ngôn ngữ"
thường ám chỉ đến các dữ liệu văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc video được xử lý bằng
các phương pháp máy học. 1.2. Phân loại ộ
n i dung của ngôn n ữ g
1.2.1. Nghĩa chủ qua n
- Khái niệm: Nghĩa chủ quan của nội dung ngôn ngữ là cách mà mỗi người hiểu
và giải thích ý nghĩa của nó dựa trên quan điểm, kinh nghiệm và bối cảnh cá nhân của
họ. Điều này có nghĩa là ý nghĩa của nội dung có thể thay đổi tùy thuộc vào người đọc,
người nghe hay người tiếp nhận nó, và không phải là một định nghĩa hoặc ý nghĩa tuyệt đối.
=> Nói một cách dễ hiểu thì là ngôn ngữ để thể hiện ý kiến cá nhân có thể không
đúng với nghĩa chính xác, nghĩa thực.
- Ví dụ 1: Khi mà khách đến nhà chơi và nói: “Hôm nay trời nóng nhỉ?”. Thì có
nghĩa là họ muốn chúng ta bật quạt.
- Ví dụ 2: Ở giới trẻ có những ngôn ngữ mà họ có quy định riêng về ý nghĩa của
từ. Thường gọi là từ lóng. Như từ “thả thính”: hiểu đúng nghĩa đen thì đây là hành động
dùng thính làm thức ăn để câu cá. Còn theo nghĩa bóng mà giới trẻ hay sử dụng chính
là việc tán tỉnh, dùng những lời ngọt ngào, dễ nghe để thu hút, lôi cuốn ai đó. Hay có
những từ như “trà xanh”, “tiểu tam”…
=> Điều này thể hiện sự đa dạng và linh hoạt của ngôn ngữ trong việc truyền đạt
ý nghĩa và tạo ra sự tương tác xã hội.
=> Hiểu được ý cá nhân sẽ có sự thấu hiểu, đồng cảm khi giao tiếp. 4
1.2.2. Nghĩa khách quan
- Khái niệm: Nghĩa khách quan của nội dung ngôn ngữ là ý nghĩa hay giá trị mà từ
ngữ mang lại luôn có nghĩa xác định, chỉ một loại sự vật, hiện tượng và nó không phụ
thuộc vào quan điểm hay cảm xúc cá nhân, được xem xét dựa trên các tiêu chí khách quan và trung lập.
- Ví dụ: Không thể lấy từ “cái bút” để chỉ “cái bàn” hay là lấy từ “trà xanh” để chỉ
những người thứ ba chen chân vào gia đình người khác.
- Nghĩa khách quan thì có những từ có nhiều nghĩa ở trong từng tình huống khách
nhau. Như từ “má” thì “thơm lên má” và “ba má” khác nhau về ý nghĩa. Hay từ “ly”
trong “ly hôn” và “ly rượu” cũng mang ý nghĩa khác nhau.
=> Trong giao tiếp nếu không nắm bắt được tình huống sẽ dễ gây ra việc hiểu sai ý. 5
CHƯƠNG III: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ 3.1 Lối nói t ẳ h ng 3.1.1. Khái niệm
Lối nói thẳng ( hay còn được gọi là lối nói cơ giới ) là nói thẳng, viết thẳng ra là
những ý nghĩ của mình, cái mình muốn, mình cần, cái mình biết, không quanh co, không vòng vèo, không ẩn ý. 3.1.2. Ưu điểm
+ Thể hiện tính minh bạch khi bạn nói thẳng, không che giấu ý kiến hay ý định của mìnH.
+Nói thẳng gúp tránh lãng phí thời gian vì không cần phải vòng vo để truyền đạt ý kiến.
+ Sự trực tiếp trong giao tiếp giúp tránh được những hiểu lầm và hiểu nhầm không đáng có.
+ Sự trung thực và thẳng thắn của lối nói thẳng giúp xây dựng mối quan hệ dựa
trên sự tin cậy và hiểu biết.
+ Bằng cách nói thẳng, bạn có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
VD: Trong 1 cuộc thảo luận nhóm, chúng ta nên thẳng thắn nói ra những ý kiến,
quan điểm của bản thân để có thể tiết kiệm được thời gian và công việc đạt hiệu quả cao nhất. 3.1.3 Nhược điểm
+ Việc nói thẳng có thể dẫn đến việc gây xúc phạm hoặc tổn thương tinh thần đối
với người nghe, đặc biệt là nếu không thể sử dụng một cách nhẹ nhàng và tôn trọng.
+ Một số người có thể cảm thấy không thoải mái hoặc căng thẳng khi nghe những
ý kiến thẳng thắn và không mềm dẻo, dẫn đến việc làm suy giảm mối quan hệ giữa họ.
+ Lối nói thẳng có thể làm cho người nghe cảm thấy khó chịu hoặc không thoải
mái khi tham gia vào cuộc trò chuyện, làm cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn.
+ Mặc dù lối nói thẳng có thể giúp giải quyết vấn đề, nhưng nó cũng có thể dẫn
đến hậu quả không mong muốn nếu không được sử dụng một cách cân nhắc và kỹ lưỡng.
+ Khi sử dụng lối nói thẳng, có thể dẫn đến việc thiếu linh hoạt trong việc thích
ứng với tình huống và người nghe cụ thể. 6
VD: Đối với bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư, nếu như bác sĩ thông báo về tình
trạng ung thư một cách thẳng thắn và không nhẹ nhàng có thể gây ra sự đau lòng và sợ
hãi cho bệnh nhân cũng như gia đình họ. Họ có thể cảm thấy bị sốc và không thể chấp
nhận được tin tức một cách dễ dàng.
3.2. Lối nói lịch sự 3.2.1. Khái niệm
Từ thời xưa, dân gian ta đã có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”
“Lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc phù hợp với quan niệm và phép
tắc xã giao của xã hội” (Theo Từ điển Tiếng Việt). Như vậy lịch sự là có thái độ ứng xử
phù hợp với văn hoá của một xã hội nhất định. Gắn liền với những phương tiện được sử
dụng trong quá trình giao tiếp,lịch sự là những ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi mà người tham
gia giao tiếp sử dụng trong hoạt động giao tiếp một cách có ý thức nhằm thể hiện sự tôn
trọng đối tượng giao tiếp với mình, khiến người giao tiếp cảm thấy tốt hơn, dễ chịu hơn
hoặc ít tồi tệ hơn và từ đó sẽ tạo ra sự hòa hợp giữa các đối tác giao tiếp.
Như vậy lối nói lịch sự là cách ta sử dụng ngôn từ hình thái với các động từ, mệnh
đề tình thái làm cho các cảm nghĩ, thái độ được biểu lộ một cách nhã nhặn.
3.2.2. Một số ví dụ về cách sử dụng ngôn ngữ lịch ự s
- Lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp có nghĩa là bạn cần có những ngôn ngữ thể
hiện sự tôn vinh, đề cao thể diện/nhân thân của người giao tiếp với mình, ghi nhận, tôn trọng họ.
Ví dụ: gọi tên, gọi đầy đủ tên và chức vị hoặc dùng một số ngôn từ mang tính trang
trọng như: trân trọng, hân hạnh, quý vị, ngài…(ta sẽ thường bắt gặp cách nói năng này
trong những cuộc giao tiếp chính thức như hội họp, hội nghị, hội thảo…).
- Hay đó là sự tôn trọng, nâng cái TÔI của người nghe bằng cách “nâng tầm người
nghe” hoặc “hạ tầm người nói”.
Ví dụ: Bạn sẽ thường hay gặp cách nói: Thưa chị, tôi có thể giúp gì cho chị đây ạ,
Chủ nhật này xin được mời hai bác quá bộ đến nhà em chơi, Chẳng mấy khi rồng đến
nhà tôm chơi (cách nói pha chút hài hước thân mật)… 7
- Lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp đôi khi là bộc lộ sự quan tâm đến người khác,
kéo gần khoảng cách giữa người nói và người nghe, tạo sự gần gũi, thân mật. Hãy khẳng
định hoặc cho người nghe biết rằng bạn quan tâm đến họ như thế nào.
Ví dụ: Mình biết là cậu rất bận nhưng vì mình đang rất cần cậu giúp đỡ nên cậu có
thể bớt chút thời gian xem bài luận này giúp mình được không? Tôi biết làm thế này là
phiền chị lắm, nhưng nhờ chị đọc giúp bản thảo này…
- “Xin lỗi”, “nhận lỗi” người khác cũng có thể là một phép lịch sự trong giao tiếp.
Không nhất thiết bạn phạm lỗi bạn mới phải nói lời xin lỗi mà lời xin lỗi ở đây được
thực hiện khi người nói ý thức được việc mình sắp làm phiền người khác hoặc sắp nêu
ra điều gì đó không tốt với người nghe, vì vậy họ lấy làm rất áy náy. Lời xin lỗi mở đầu
câu nói trước khi đề cập đến điều không tốt thể hiện sự áy náy của người nói (là phép
lịch sự trong giao tiếp), giúp cho người nghe khi tiếp nhận cảm thấy tốt hơn, dễ chịu hơn
hoặc ít tồi tệ hơn (tạo sự hòa hợp giữa các đối tác giao tiếp).
Ví dụ: nếu là người người tuyển dụng sẽ nói “Tôi rất xin lỗi phải thông báo với
bạn công ty chúng tôi không không thể nhận bạn trong đợt tuyển dụng này. Hẹn gặp lại
bạn trong lần tuyển dụng tiếp theo” hoặc đưa ra những ý kiến ngược lại “Tôi xin lỗi vì
có thể ý kiến của tôi đưa ra không đồng quan điểm với anh”; Rất tiếc là trong điều kiện
hiện nay chúng tôi chưa thể đáp ứng những yêu cầu của ông…
- Bạn có thể thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp bằng cách tránh đề cập đến người
nói và người nghe khi họ mặc lỗi (chỉ mặt điểm tên trực tiếp khiến họ xấu hổ, mất thể
diện trước đông người). Ví dụ bạn chỉ nên nói: Tôi đề nghị không nói chuyện riêng trong
giờ họp; Tôi đề nghị các anh, chị ngồi cuối phòng không nói chuyện riêng trong lớp học;
Tôi đề nghị chúng ta không nói chuyện riêng trong phòng họp…
- Một cách khác để thể hiện lối nói lịch sự trong giao tiếp: nói công khai như thể
người nói chịu ơn người nghe.
Ví dụ: Chị làm ơn làm phước cho tôi một lời khuyên; Nếu được anh giúp thì tốt
quá/thì còn gì bằng/thì quý hóa quá/thì tôi không bao giờ dám quên ơn. ..
3.3. Lối nói ẩn ý 3.3.1. Khái niệm
Trong giao tiếp nhiều khi có những điều muốn nói nhưng không tiện nói ra và chún
ta thường dùng lối nói ẩn ý . Tức là nói một điều khác hàm chứa điều muốn nói để làm
người nghe nghĩ đến hoặc liên tưởng đến điều đó.
Giúp truyền tải thông điệp mà chủ thể không tiện nói ra. 8
Lối nói ẩn ý là lối nói tế nhị, khéo léo, đòi hỏi một sự tinh tế ở người nói và người
nghe. Đôi khi người nghe không hiểu được ẩn ý của người nói, hoặc hiểu nhưng muốn
lảng tránh nên giả vờ không hiểu.
VD: cô giáo đang dạy nhưng lớp rất ồn, cô bảo “ Hôm nay cô viêm họng không
nói được nhiều được to”. Các bạn sinh viên hiểu và sẽ trật tự. 3.3.2. Tác dụng
+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường .
+ Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người ngh . e
+ Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc .
+ Tránh làm tổn thương người khác, tránh thô tục, thiếu lịch s . ự
3.3.2. Phân tích các trường hợp nên sử dụng lối nói ẩn ý
- Lối nói ẩn ý phải được sử dụng linh hoạt, đúng lúc, đúng ch . ỗ
- Nói ẩn ý trong lối nói kiêng trán . h
Chẳng hạn khi nói về cái chết có thể và nên dùng từ “đi” như cách nói: Ông cụ đi tối hôm qua.
- Nhiều trường hợp để tránh lối mòn trần tục, thô thiển, làm người nói ngượng
mồm và người nghe xấu hổ thì cách nói ẩn ý.
VD: trong ca dao xưa tình cảm giữa chàng trai cô gái được thể hiện rất tinh tế, khéo léo.
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
- Phủ nhận sự tồn tại hoặc lời nói của đối phương VD:
Thay vì nói : “Bạn làm ơn đi chỗ khác được không?”
Chúng ta nên nói : “Bây giờ tôi phải nói chuyện riêng với người này, tôi cần không gian riêng tư.”
Khi nói về khuyết điểm của đối phương: “Bạn béo quá!”
Thay vào đó: “Bạn dạo này trông đầy đặn hơn.” 9
Hoặc: “Bạn nên ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe.”
- Trong kinh doanh khi khách hàng xem hàng quá lâu chúng ta không nên giục họ
mua hoặc thái độ khó chịu mà hãy hỏi khách hàng “Bạn muốn biết thêm về thông tin sản phẩm không?”
=> Lối nói ẩn ý là cách nói tế nhị, khéo léo, tinh tế, mang tính tích cực. Nó trái
ngược với lối nói ẩn ý mỉa mai, chấm biếm, khiêu khích người khác, làm người khác
tổn thương, stress, suy nghĩ tiêu cực. Lời nói không là khói mà sao mắt cay cay, lời nói
không là mây mà đưa ta đi mãi. Sao không ngồi nhỏ lại nói với nhau nhẹ nhàng. Mình
hiểu rằng từng lời nói mình nói ra phải là lời nói để chữa lành thay vì là những binh khí
miệng lưỡi để đấu đá lẫn nhau, làm tổn thương người khác.
3.4. Lối nói mỉa mai, châm chọc
3.4.1. Khái niệm
Lối nói mỉa mai, châm chọc là cách sử dụng lời nói hay hành động để làm tổn
thương, khiêu khích hoặc chế giễu người khác một cách không tôn trọng.
Trong cuộc sống, có những người hay mỉa mai, châm chọc người khác. Họ đưa
những chuyện vui, chuyện buồn, chuyện xấu, chuyện tốt hay những lỗi lầm, thậm chí cả
những khuyết tật bẩm sinh của người khác ra để đàm tiếu, chế giễu với thái độ thiếu
thiện chí. Cũng có người không có ý xấu, họ chỉ muốn ‘trêu’, ‘chọc tức’ cho vui nhưng
vô tình, điều đó đã xúc phạm người khác, khiến họ bị tổn thương, đặc biệt là đối với người quá nhạy cảm. 3.4.2. Tác động ủ
c a lối nói mỉa mai, châm chọc đối với việc giao tiếp.
-Việc sử dụng lối nói mỉa mai, châm chọc trong giao tiếp có thể có những tác động tiêu cực sau:
+ Gây mất niềm tin và tôn trọn . g
+ Gây căng thẳng và xung độ . t
+ Gây hiểu lầm và khiến cho mọi người xa lánh .
+ Ảnh hưởng đến các mối quan h . ệ + Mất cơ hội hợp tá . c
- Tuy nhiên, bên cạnh đó lối nói mỉa mai, châm chọc giúp lên án những thói hư tật
xấu trong xã hội một cách tế nhị, khéo léo:
Vd: “ Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”: mỉa mai những con người ỷ thế, ỷ
quyền, tỏ ra hống hách, bắt nạt người khác. 10
“Chó chê mèo lắm lông”: chỉ những kẻ hay đi chê bai, phán xét người khác trong
khi bản thân chưa mấy tốt đẹp.
Có người cho rằng: “Điểm khác nhau duy nhất giữa mỉa mai và tát vào mặt người
là tát thì kêu nhưng không đau bằng”. Mỉa mai không chỉ làm tổn thương tinh thần người
khác, mà còn làm suy yếu mối quan hệ và tạo môi trường giao tiếp không lành mạnh.
Thay vào đó chúng ta nên tôn trọng và đối xử với người khác một cách đúng đắn, tạo ra
một cộng đồng giao tiếp tích cực và hòa bình. Khi chúng ta đối xử với người khác một
cách lịch sự, tôn trọng, chúng ta nhận được lòng tin và sự tôn trọng từ phía người khác
đối với chúng ta. Điều này có thể mở ra cơ hội mới, xây dựng quan hệ tốt hơn và làm
cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn. 11 KẾT LUẬN
Qua nội dung của bài tập lớn, nhóm đã hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan tới kỹ
năng giao tiếp bằng ngôn ngữ trong kinh doanh. Đặc biệt là có cơ hội hiểu rõ hơn về
cách vận dụng những kỹ năng này không chỉ vào cuộc sống mà còn vận dụng vào
công việc cũng như việc học của bản thân. Do trong quá trình thực hiện bài tập lớn còn
nhiều sai sót và kiến thức còn hạn chế, vì vậy nhóm em kính mong sự góp ý của cô để
có thể hoàn thiện tốt hơn ở nội dung lần sau. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
An, B. T. (2023). Các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là gì? Retrieved from
luatminhkhue.vn: https://luatminhkhue.vn/cac-phuong-tien-giao-tiep-ngon-ngu-va- phi-ngon-ngu-la-gi.aspx
careerlink. (2023). Khách quan là gì? Phân biệt khách quan và chủ quan. Retrieved from
careerlink.vn: https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/goc-ky-nang/khach-
quan-la-gi-phan-biet-khach-quan-va-chu-quan Mai, N. T. (2023). . Retrieved from noron.vn:
Lịch sự trong giao tiếp
https://www.noron.vn/post/lich-su-trong-giao-tiep-nt1zyrtkniw
Thanh, T. T. (2022). Giáo trình kỹ năng giao tiếp.
topi. (2023). Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Quy định và cách giao dịch. Retrieved
from topi.vn: https://topi.vn/ngay-giao-dich-khong-huong-quyen.html
Tuân, P. V. (2022). TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH. 13