-
Thông tin
-
Quiz
Chủ đề nên nghe như thế nào cho hiệu quả ? vì sao ? | Nội dung thuyết trình môn giao tiếp trong kinh doanh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
- Lắng nghe là quá trình tiếp nhận và hiểu thông tin được truyền đạt từ người khác, không chỉ thông qua lời nói mà còn qua ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu và cảm xúc. Khác với việc chỉ nghe âm thanh, lắng nghe đòi hỏi sự tập trung và chú ý cao độ, nhằm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của thông điệp mà người nói muốn truyền đạt, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Giao tiếp trong kinh doanh (BCOM320106) 9 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Chủ đề nên nghe như thế nào cho hiệu quả ? vì sao ? | Nội dung thuyết trình môn giao tiếp trong kinh doanh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
- Lắng nghe là quá trình tiếp nhận và hiểu thông tin được truyền đạt từ người khác, không chỉ thông qua lời nói mà còn qua ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu và cảm xúc. Khác với việc chỉ nghe âm thanh, lắng nghe đòi hỏi sự tập trung và chú ý cao độ, nhằm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của thông điệp mà người nói muốn truyền đạt, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giao tiếp trong kinh doanh (BCOM320106) 9 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NHÓM 11
CHỦ ĐỀ NÊN NGHE NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ ? VÌ SAO ? A.GIỚI THIỆU I.LẮNG NGHE
- Lắng nghe là quá trình tiếp nhận và hiểu thông tin được truyền đạt từ người khác, không
chỉ thông qua lời nói mà còn qua ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu và cảm xúc. Khác với việc
chỉ nghe âm thanh, lắng nghe đòi hỏi sự tập trung và chú ý cao độ, nhằm hiểu sâu hơn về
ý nghĩa của thông điệp mà người nói muốn truyền đạt.
- Tại sao phải lắng nghe người khác?
+Nghe và lắng nghe là 2 điều khác nhau.Nghe có nghĩa là chúng ta chỉ đơn giản là nghe,
không quá chú tâm, suy xét, điều nghe được sẽ mau quên đi.Lắng nghe là chúng ta có
dùng suy nghĩ, hành động để phân tích và phản ứng với những điều ta nghe được. Lắng
nghe sẽ giúp ta có cái nhìn, hiểu sâu hơn về vấn đề, và nhớ được lâu hơn. II.TẦM QUAN TRỌNG
- Tiếp nhận thông tin: Giúp người nghe nắm bắt chính xác thông tin, đặc biệt khi cần ghi
nhớ và truyền đạt lại.
- Thể hiện hiểu biết: Phản ánh sự hiểu biết và tư duy phản biện, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nói.
- Mở rộng kiến thức: Tạo cơ hội học hỏi điều mới và tích lũy kinh nghiệm từ người khác.
- Xây dựng lòng tin: Khi lắng nghe chân thành, người nói cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn.
- Nhận biết và giải quyết vấn đề: Lắng nghe kỹ giúp nhận ra các khó khăn và đưa ra giải pháp kịp thời.
- Nuôi dưỡng mối quan hệ: Sự lắng nghe chân thành thúc đẩy quan hệ tốt đẹp và hợp tác hiệu quả.
III.PHƯƠNG PHÁP LẮNG NGHE HIỆU QUẢ
- Lắng nghe hiệu quả không chỉ là nghe bằng tai mà còn bằng tâm trí, thấu hiểu và đồng
cảm với người nói. Các yếu tố chính của lắng nghe hiệu quả bao gồm tập trung cao độ,
thái độ đồng cảm, và phản hồi phù hợp.
- Có câu nói : ” Nói là gieo, nghe là gặt”. Không ai buộc ta phải lắng nghe người khác.
Tuy nhiên, chúng ta ai cũng muốn có những mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt, cuộc nói
chuyện cởi mở, vui vẻ, và muốn bản thân được lắng nghe. Nếu vậy, chúng ta cần phải hiểu
được đối phương, và có thái độ hòa nhã, nên việc lắng nghe trở nên cần thiết và quan trọng trong giao tiếp
1.Các phương pháp lắng nghe hiệu quả: a.Chủ động lắng nghe.
- Đầu tiên phải xác định rõ mình có muốn nghe hay không. Vì bản chỉ có thể lắng nghe
hiệu quả khi bạn muốn nghe mà thôi.
- Có hai kiểu nghe: nghe thụ động và nghe chủ động. Người nghe thụ động hấp thụ ngôn
ngữ chậm hơn, trong khi người nghe chủ động cải thiện nhanh hơn nhiều.
- Lắng nghe chủ động như tên gọi của nó, đó là quá trình trong đó người nghe, cẩn thận
nghe những gì người nói nói, xử lý thông điệp và sau đó trả lời thông điệp để dẫn dắt cuộc trò chuyện đi xa hơn.
- Lắng nghe chủ động bao gồm việc chú ý hoàn toàn vào người nói, thể hiện sự quan tâm
đến những gì họ đang nói thông qua biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể và đặt câu hỏi đúng lúc để
tạo ra một cuộc trò chuyện tốt.
b.Không phân tâm, xao nhãn.
- Tránh các yếu tố gây xao nhãng như điện thoại, môi trường xung quanh để tập trung
hoàn toàn vào người nói.
- Nếu bạn bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài, vấn đề sẽ dễ xử lý hơn bởi bạn chỉ cần
loại bỏ những thứ khiến bạn mất tập trung. Chẳng hạn, khi đang nói chuyện với bạn bè,
thay vì liên tục lướt qua màn hình điện thoại, bạn có thể đặt nó xuống mặt bàn, tắt chế độ
thông báo hay âm thanh từ điện thoại.
- Tuy nhiên, trường hợp sao lãng bởi tâm trí của chính chúng ta đòi hỏi thời gian và luyện
tập để khắc phục. Mỗi khi bạn thấy suy nghĩ của mình bắt đầu đi xa khỏi câu chuyện hay
người đối diện, hãy ngưng cuộc nói chuyện trong giây lát, lấy lại điểm nhìn và sự tập
trung rồi tiếp tục chủ đề dang dở. Kiểm soát dòng suy nghĩ cần nhiều sự luyện tập nhưng
bạn có thể loại bỏ những “tiếng ồn nội tại” của chính mình c.Đặt câu hỏi mở.
- Để làm rõ những điều chưa hiểu hoặc mở rộng thông tin, giúp cả hai bên hiểu rõ hơn câu
chuyện hoặc thông điệp, đôi khi bạn cần phải đặt một câu hỏi. Đó tốt nhất nên là đặt câu
hỏi mở vì nó sẽ giúp gợi mở và giải thích câu chuyện thay vì đưa ra những câu trả lời như “Có” hoặc “Không”.
- Những câu hỏi có câu trả lời “Có” hoặc “Không” thường có xu hướng làm mạch câu
chuyện chậm lại hoặc thậm chí khiến câu chuyện dừng lại hoàn toàn. Mặt khác, các câu
hỏi mở sẽ dẫn đến nhiều chi tiết hơn, cho thấy một góc nhìn toàn cảnh.
d. Khuyến khích bằng lời nói.
Khi người kia có vẻ cần một chút động viên qua lời nói, hãy thoải mái khích lệ họ. Đôi
khi, bạn sẽ dễ có một chút lo lắng khi chia sẻ điều gì đó quan trọng. Những lời khuyến
khích, động viên rất hữu ích và khiến chúng ta cảm thấy tự tin hơn vào những gì mình đang nói.
e. Duy trì giao tiếp bằng mắt
- Hãy đảm bảo bạn duy trì giao tiếp bằng mắt nhiều nhất có thể với điều kiện tầm mắt của
bạn không nhìn quá đầu người bạn đang giao tiếp. Tất nhiên, bạn cũng không nên nhìn
chằm chằm không chớp vào mắt người kia dù chỉ trong 10 phút, như vậy là quá nhiều và
cũng ảnh hưởng đến bầu không khí của cuộc hội thoại. Điều quan trọng ở đây là nên duy
trì giao tiếp bằng mắt một cách đều đặn và tự nhiên khi ta lắng nghe. Nó sẽ cho thấy rằng
bạn thực sự tập trung và tôn trọng người nói. *Ghi chú khi cần thiết:
- Để nhớ và hiểu rõ hơn nội dung, có thể ghi lại các ý chính. Ngoài ra ghi chép còn thể
hiện ra là mình đang có lắng nghe và thậm chí còn ghi chép lại, khiến người nói có tâm trạng tốt hơn.
- Phản hồi đúng lúc: Thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm để tạo ra một cuộc giao tiếp hiệu
quả.Có nhiều điều cần học hỏi khi theo dõi những biểu hiện cảm xúc trong giao tiếp.
Chúng ta đều biết rằng hầu hết mọi người không độc thoại như robot khi cung cấp thông
tin. Chúng ta có thể nhận ra ai đó đang vui hay buồn, tức giận, tổn thương hay phấn khích
khi họ nói với chúng ta điều gì đó. Chú ý đến loại cảm xúc mà người kia thể hiện khi họ nói chuyện với bạn.
2.Vì sao cần nghe hiệu quả?
a.Tăng cường sự thấu hiểu
- Khi lắng nghe hiệu quả, ta sẽ nắm bắt được đầy đủ thông tin và hiểu rõ ý định của người
nói. Điều này giúp tránh hiểu nhầm và mâu thuẫn không đáng có.
b.Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm
- Khi chú ý lắng nghe, người nói cảm nhận được sự tôn trọng và được khích lệ để chia sẻ
nhiều hơn. Điều này xây dựng niềm tin và sự gắn kết trong mối quan hệ.
c.Giúp giải quyết vấn đề tốt hơn
- Lắng nghe sâu giúp thu thập đủ thông tin cần thiết để phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp chính xác.
d.Phát triển kỹ năng giao tiếp
- Lắng nghe không chỉ là tiếp nhận thông tin, mà còn giúp phản hồi chính xác, từ đó cải
thiện khả năng giao tiếp và thuyết phục người khác.
B.CHO VÍ DỤ ĐỐI VỚI TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ? 1. TRONG CÔNG VIỆC
- Khi tham gia một cuộc họp, nếu nhân viên lắng nghe hiệu quả các yêu cầu của quản lý,
họ sẽ hiểu rõ nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể. Ví dụ, khi quản lý đề cập đến một dự án cần
hoàn thành trong tuần, nhân viên có thể hỏi thêm để làm rõ chi tiết và sắp xếp công việc
phù hợp, tránh sai sót và chậm trễ. 2. TRONG GIA ĐÌNH
- Khi con cái chia sẻ cảm xúc hay khó khăn, nếu cha mẹ lắng nghe với sự thấu hiểu và
không phán xét, con cái sẽ cảm thấy an toàn và sẵn lòng chia sẻ hơn. Ví dụ, khi con nói về
áp lực học tập, cha mẹ có thể lắng nghe và hỗ trợ thay vì chỉ trích hay áp đặt. 3. TRONG TÌNH BẠN
- Khi một người bạn chia sẻ câu chuyện buồn về mối quan hệ của họ, lắng nghe hiệu quả
sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng và an ủi. Ví dụ, thay vì đưa ra lời khuyên ngay lập tức,
người nghe có thể chú ý lắng nghe và động viên, giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và dễ dàng
đối mặt với vấn đề hơn. 4. TRONG HỌC TẬP
- Trong lớp học, sinh viên có thể lắng nghe kỹ lời giảng của giáo viên và ghi chú những
điểm quan trọng để hiểu bài tốt hơn. Ví dụ, nếu giáo viên đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho
bài kiểm tra, sinh viên cần nghe rõ và đặt câu hỏi khi cần để tránh thiếu sót trong lúc làm bài.