-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích văn hóa giao tiếp, ứng xử của đất nước Nhật Bản| Tiểu luận môn Giao tiếp trong kinh doanh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay, thành công của một doanh nghiệp không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng con người mà còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách sống, cách giao tiếp với đối tác cũng như quản lý thời gian và công việc một cách hợp lí. Tuy nhiên Việt Nam lại đang bị ăn sâu các lối sống trái chiều không lành mạnh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giao tiếp trong kinh doanh (BCOM320106)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA KINH TẾ
MÔN HỌC: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA
ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
Giảng viên: Đinh Hoàng Anh Tuấn
Lớp: Thứ 3, tiết 7-12 Nhóm SVTH: Nhóm 1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
1. NGUYỄN VĂN KHANG 14144202
2. PHẠM TẤN ĐẠT 20126103
3. NGUYỄN THẢO UYẾN NGÂN 20126254
4. HỒ LÊ KHANG 20124102
5. PHẠM THỊ THÙY QUYÊN 20124132
6. LÊ THI HẢI 18109115
7. NGUYỄN THỊ ÚT 20124436
8. LÊ THI KIỀU TIÊN 20124417
9. NGUYỄN GIA HÂN 20126012
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Điểm: .................... Ký tên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................................. 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐÂT NƯỚ
C NHẬT BẢN. .................... 2
1. Vị trí địa lí ................................................................................................................... 2
2. Diện tích và địa hình .................................................................................................. 2
3. Kinh tế ......................................................................................................................... 2
4. Văn hóa ....................................................................................................................... 2
5. Con người Nhật B n
ả .................................................................................................. 3
CHƯƠNG II: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN ....... 3
1. Đặc điểm tính cách của người Nh t
ậ ......................................................................... 3
2. Phong cách giao tiếp của người Nhật ....................................................................... 9
3. Phong cách đàm phán của người Nhật .................................................................. 17
4. Những lưu ý cần có khi giao tiếp và đàm phán với người Nhật: ......................... 20
CHƯƠNG III: ĐIỂM TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
KHẢ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ TẠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT ............. 22
1. Điểm tích cực ............................................................................................................ 22
2. Điểm hạn chế ............................................................................................................ 25
3. Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi tìm hiểu về phong cách giao tiếp ứng xử của
người Nhật. ...................................................................................................................... 27
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 32
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay, thành công của một doanh nghiệp
không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng con người mà còn bị ảnh
hưởng khá nhiều bởi phong cách sống, cách giao tiếp với đối tác cũng như quản lý thời
gian và công việc một cách hợp lí. Tuy nhiện Việt Nam lại đang bị ăn sâu các lối sống
trái chiều không lành mạnh. Con người Việt Nam chưa tận dụng hết khả năng của bản
thân, đa số không thich mạo hiểm. Người xưa có câu: “ Miếng trầu bắt đầu câu chuyện”.
Để khởi đầu một câu chuyện, người Việt Nam ta thường đi vòng vo rồi sau đó mới vào
vấn đề chính. Đó cũng là một trong những đặc trưng giao tiếp đã hình thành từ xa xưa
và bây giờ vẫn còn tiếp diễn. Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì khi chúng ta giao tiếp với
nhau theo cách thức như vậy nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cũng áp dụng câu nói
này khi giao tiếp với người nước ngoài. Như các bạn biết Việt Nam nằm ở Châu Á, việc
giao lưu kinh tế để mở rộng thị trường với các nước trong khu vực là điều cần thiết và
mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên sự khác biệt về khoảng cách địa lý, tôn giáo và nền
văn minh khác nhau thì việc giao tiếp kinh doanh sẽ khó khăn rất nhiều. Hiện nay Việt
Nam đã và đang đón nhận các doanh nhân nước ngoài vào đầu tư, các doanh nghiệp
Việt Nam cũng từng bước tham gia vào thị trường quốc tế. Do đó để phát triển Việt Nam
cần tìm cho mình những tấm gương sáng để học hỏi, cũng cố các điểm mạnh cũng như
cải thiện những điểm yếu của đất nước. Qua tiểu luận này, nhóm mong muốn sẽ có cái
nhìn bao quát, toàn diện hơn về phong cách làm việc của người Nhật và rút ra được một
số bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể áp dụng cho thế hệ trẻ trong tương lại cũng như
chính bản thân chúng ta ở hiện tại để thành công hơn. giúp công việc kinh doanh đạt
được kết quả tốt mà chúng ta có thể tiếp thu, giao lưu với các nền văn hoá, văn minh tiên tiến của khu vực. 1
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐÂT NƯỚC NHẬT BẢN.
1. Vị trí địa lí
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản
gồm 4 đảo chính, Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku. Có vị trí chiến lược ở Đông Bắc Á.
2. Diện tích và địa hình
Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.829 km2, tương đương với diện tích của Đức,
Phần Lan hay Việt Nam. nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, lại ở chính điểm
nối của ba vùng kiến tạo địa chất nên Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư chấn
động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá,
thường dẫn đến sóng thần. Cũng chính vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên
nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển
thành các khu nghỉ dưỡng, du lịch. 3. Kinh t ế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân
số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ
trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sác
h phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã
nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm
1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục. Nhật Bản l
à một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-
khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại
và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều,
là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập
đoàn tà ichính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật. 4. Văn hóa
Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ cũng đều
tỏ ra rất lịch sự và nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập quán tốt đẹp của người Nhật. 2
Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói
chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một l
ễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Tặng quà
được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các
mối quan hệ xã hội.
5. Con người Nhật Bản
Người Nhật sống cực kì khoa học và chăm chỉ. Họ luôn có tinh thần tìm tòi học hỏi
nhằm tích lũy nhiều kinh nghiệm sống. Ngay từ nhỏ các bé đi học đã được dạy rằng
Nhật là một quốc gia nghèo tài nguyên, nên cần phải nỗ lực thật nhiều từ nhỏ các bé đã
được cho học cách tự lập, lao động và biết được kiếm ra đồng tiền cực khổ thế nào.
Người Nhật thường đề cao tính tập thể và cái chung, gạt bỏ cái tôi quá cao trong tập thể.
Họ tôn trọng thứ bậc và đặc biệt rất kính ngữ lễ phép đối với người già. Lối sống, suy
nghĩ rất nguyên tắc và nề nếp, người Nhật còn có tính tiết kiệm, làm việc chăm chỉ và
đề cao lòng trung thành, chữ tín. Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết
liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên
mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng
thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu
thẩm mỹ, tinh tế, khiêm nhường và luôn luôn giữ chữ tín. Nói tóm lại đất nước Nhật
Bản là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới.
CHƯƠNG II: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
1. Đặc điểm tính cách của người Nhật
a. Người Nhật rất xem trọng học vấn
Trong phần lớn lịch sử của mình, Nhật Bản bị ngăn cách với phần còn lại của thế
giới bởi các vùng biển xung quanh và chính sách biệt lập được chính phủ thời kỳ phong
kiến thực thi nghiêm ngặt. Những thế kỷ cô lập này đã dẫn đến một nền văn hóa độc
đáo, và từ lâu đã trở thành một thách thức đối với các nhà nghiên cứu và bình luận khi
cố gắng xác định tính cách của con người Nhật Bản.
Người Nhật có truyền thống coi trọng sự hòa đồng, lịch sự, tuân thủ những nguyên
tắc xã hội. Khi đến nhật sẽ dễ dàng nhận thấy điều này, như văn hóa xếp hang đã trở
thành thương hiệu, họ luôn chờ theo thứ tự và không có tình trạng chen lấn tranh giành
nhau.Hay như việc họ rất ít khi làm ồn khi đi xe công cộng. Họ thường đọc báo hay
nghe nhạc trên đấy và không thích nói chuyện gây ồn ào trên xe. Họ rất tôn trọng người 3
lớn tuổi, khiêm tốn, tự chủ, không chỉ trích người khác. Tuy vậy có một số khác biệt so
với Việt Nam đấy Ví như ở Việt Nam những người lớn tuổi ngồi xe buýt là đúng, nhưng
nước Nhật xem như thế là xem thường người lớn tuổi, nghĩ họ không còn nhiều sức
khỏe và đã già đi rồi. Vì thế khi nào thấy họ thật sự mệt hay sức khỏe đã yếu rồi thì hãy
nhường ghế nhé. Người Nhật thường đề cao đối phương và hạ thấp mình xuống để xem
trọng đố phương. Khi được khen làm việc tốt thì họ sẽ nói vẫn chưa tốt cần phải cố gắng
và học hỏi ở anh chị nhiều.
Họ rất cần cù, kiên nhẫn, bền bỉ. Có thể nói nguồn tài nguyên đến từ thiên nhiên
của Nhật Bản không được dồi dào, thậm chí hằng năm họ phải chịu những hứng chịu
những cơn động đất, sóng thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước
họ. Chính vì vậy người Nhật Bản cho rằng con người là nguồn tài nguyên lớn nhất của
đất nước mình. Họ đầu tư lớn cho sự phát triển của hệ thống giáo dục, tăng cường năng
lực lao động trí óc của người dân, giúp đất nước Nhật tiếp cận nhanh chóng nhất với sự
hiện đại hoá. Cá nhân mỗi người Nhật đều tự xây dựng cho bản thân ý thức học tập,
không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và không hề có suy nghĩ dựa dẫm vào
người khác. Họ luôn đặt ra những mục tiêu và luôn tìm cách thực hiện chúng để không
ngừng hoàn thiện bản thân hơn.Người Nhật rất tôn trọng sự bình đẳng, bất kì một cá
nhân nào dù xuất phát của họ có như thế nào nhưng họ có sự nỗ lực và phát triển bản
thân đều được tôn trọng và đánh giá cao.
b. Người Nhật rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Người Nhật nổi tiếng với những nét văn hoá truyền thống vô cùng đặc sắc, họ luôn
tự hào và không ngừng gìn giữ chung. Sẽ không khó để liệt kê những lễ hội có từ nghìn
năm trước như lễ hội Gion ở đền Yasaka thành phố Kyoto với mục đích là cầu bình
an,…lễ hội này đã tồn tại hơn nghìn nắm nay. Họ thích làm mọi thứ bằng tay, nhưng bất
chấp sự chấp nhận sự tiến bộ của công nghệ, nhiều thứ ở Nhật Bản vẫn được thực hiện
theo cách cổ điển. Ở phương Tây, viết sơ yếu lý lịch của bạn bằng bút là một cách chắc
chắn để làm cho nó được chốt bởi một người chỉ đơn giản là không biết sử dụng máy
tính, và do đó ném vào thùng rác. Mặt khác, ở Nhật Bản, những người săn việc thường
mua các tờ sơ yếu lý lịch trống và cẩn thận nhập thông tin thích hợp của họ bằng các ký
tự viết tay gọn gàng, như thể hiện sự chân thành đối với sự tôn trọng và quan tâm của
họ đến vị trí mà họ đang ứng tuyển. Nó cũng có thể cho thấy rằng bạn là một trong số ít 4
người vẫn có thể nhớ và viết các ký tự kanji một cách chính xác mà không cần dựa vào
máy tính để tự động chuyển đổi nó cho bạn. điều này giúp họ giữ được những truyền
thống từ rất lâu đời. Bên cạnh việc phát triển và du nhập của các nét văn hoá phương
Tây người Nhật chủ động tiếp cận và biến chúng thành phong cách của họ nhưng không
làm mất đi bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Người nhật luôn muốn làm
tốt nghĩa vụ đối với cộng đồng thay vì chỉ quyền cá nhân, và ưu tiên tham vấn và đồng
thuận hơn đối và tránh xung đột bằng mọi giá. Những giá trị này thường được chia sẻ
bởi những người châu Á khác và được truyền tải vào trẻ em từ độ tuổi mẫu giáo trở đi.
Từ việc rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản, Những người lớn tuổi tình nguyện vào vùng phóng
xạ để dọn dẹp sau thảm họa, đã cho thấy một tinh thần vì cộng đồng của người Nhật.
c. Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ của người Nhật:
Người Nhật luôn nói không với sự hoang phí và không cần thiết, họ đề cao những
giá trị mà mình tạo ra và luôn sử dụng chúng vào đúng mục đích. Họ tằn tiện trong chi
tiêu và cần cù lao động.Một đất nước đã trải qua những sự tàn phá vô cùng khủng khiếp
của chiến tranh, thiên tai đã vươn lên thành một cường quốc như hôm nay là nhờ vào sự
nỗ lực, đoàn kết của con người Nhật Bản vô cùng to lớn.
d. Nhật Bản rất trung thực trong cách cư xử với người khác:
Khi bạn đến Nhật Bản, và đi lại bằng tàu hỏa thay vì ô tô, Nếu đã để túi của mình
trên tuyến xe nào. Chắc chắn túi của bạn sẽ ở đúng nơi bạn đã để nó. Không có gì được
lấy từ bên trong, mặc dù hàng trăm người đã đi với nhiều cơ hội để lấy bất cứ thứ gì họ
thích. Tương tự, một trong những chức năng chính của các hộp cảnh sát rải rác khắp đất
nước là đóng vai trò như các trung tâm thất lạc ở địa phương, nơi thường được sử dụng
bởi những công dân trung thực, những người tìm thấy tài sản không có người trông coi của người khác.
e. Người Nhật rất trọng sỉ diện:
Cũng như nhiều người châu Á rất có ý thức về thể diện, người Nhật cũng không
ngoại lệ. Thể diện về cơ bản là sự tôn trọng trong cộng đồng và là nền tảng quan trọng
của xã hội. Việc mất đi sự tôn trọng đó đe dọa mối quan hệ của các cá nhân với hầu hết
mọi người trong thế giới của họ và khó có thể lấy lại một khi đã mất và do đó phải tránh
bằng mọi giá.Thể diện được đánh đồng với “phẩm giá, uy tín và danh tiếng.” Người ta
nói rằng “thể diện quan trọng hơn sự thật hay công lý.” Mất thể diện là nỗi sợ hãi tồi tệ 5
nhất của mọi người. Nếu ai đó làm sai điều gì đó, họ sẽ phải thanh minh và xin lỗi. Một
trong những tội lỗi tồi tệ nhất là chối bỏ tội lỗi và không trở nên trong sạch trong tình
huống như vậy. Trước đây, những vấn đề liên quan đến mất thể diện thường được giải
quyết bằng cách trả thù hoặc tự sát.
f. Người Nhật thường rất nhút nhát và sợ bị xấu hổ:
Duy trì phẩm giá và tránh xấu hổ là rất quan trọng ở Nhật Bản. Ruth Benedict đã
viết rằng: Nhật Bản là một nền văn hóa xấu hổ dựa trên các biện pháp trừng phạt bên
ngoài để tôn trọng bản thân trong khi Hoa Kỳ là một nền văn hóa tội lỗi dựa trên sự kết
tội nội tâm. Trong một xã hội dựa trên cảm giác tội lỗi của phương Tây, các cá nhân có
xu hướng đánh giá hành động của họ bằng các tiêu chuẩn đạo đức nội tại, tuyệt đối. Mặt
khác, ở Nhật Bản, hành động và hành vi được đánh giá theo các chuẩn mực đạo đức xã.
Meiwaku là một từ tiếng Nhật đề cập đến sự xấu hổ và rắc rối gây ra cho một nhóm do
hành động của một cá nhân. Nếu ai đó làm điều gì đó bị coi là xấu, điều đó không chỉ
mang lại sự xấu hổ cho cá nhân mà còn khiến các thành viên khác trong gia đình, công
ty hoặc trường học của họ mất mặt. Ví dụ, nếu một nhân viên văn phòng tham ô một số
tiền, điều đó sẽ mang lại sự sỉ nhục cho vợ con, khu phố của anh ta, bộ phận của anh ta
hoặc bất cứ ai có liên hệ với anh ta. Nếu một thành viên của đội trường làm điều gì đó
xấu, thường thì cả đội sẽ bị trừng phạt, trong một số trường hợp, bằng cách bắt mọi người cạo đầu.
g. Người Nhật rất chú trọng tiểu tiết:
Họ nhăn mặt và phàn nàn về những cơn đau và rối loạn nhỏ nhất và lo lắng về
những điều nhỏ nhặt nhất. Trong một cuộc khảo sát về việc chấp nhận rủi ro, Nhật Bản
xếp cuối bảng với Thụy Điển. Người Nhật được dạy để tránh xa mối nguy hiểm hơn là
đo lường và xử lý nó. Người Nhật thích trả thù và ghi nhớ rất lâu về những sự việc mà
họ cảm thấy mình bị làm sai. Những vở kịch Kabuki và những câu chuyện dân gian
truyền thống xoay quanh những câu chuyện về những người đã làm những hành động
phản diện và được cứu giúp hoặc những câu chuyện về những người bị oan và bị trả thù.
Năm 2006, một phụ nữ ở Nara đã bị kết án hai năm tù vì chơi nhạc gần như không ngừng
24 giờ một ngày, để trả thù những người hàng xóm phàn nàn rằng cô đã làm ồn quá mức
khi đập chiếc nệm của mình để làm sạch nó vào lúc 5 giờ sáng. Một người hàng xóm 65
tuổi bị tăng huyết áp, chóng mặt và rối loạn giấc ngủ do tiếng ồn gây ra. Gần đây đã có
nhiều thay đổi để tính cách con người Nhật được tốt hơn. Người Nhật luôn đề cao lòng 6
trung thành và xem nó như chìa khoá để đánh giá người khác, cha Mẹ người Nhật luôn
dạy cho con cái của mình những đức tính cần thiết để có thể trở thành một người có ích
sau này. Người Nhật rất đề cao tinh thần dân tộc. Từ khi con nhỏ người Nhật được dạy
rằng hành động của họ không chỉ phản ánh bản thân và gia đình họ mà còn cho toàn bộ
đất nước của họ. Khi Yoko Ono thực hiện chuyến đi đầu tiên đến Hoa Kỳ khi còn là một
cô bé, cô nhớ mẹ đã nói với cô rằng: “Nếu con nghịch ngợm, sẽ không ai nghĩ rằng
“Yoko là một cô gái hư”, họ sẽ nghĩ Tiếng Nhật rất tệ. Vì vậy, bạn phải cẩn thận. Mỗi
chúng ta là một nhà ngoại giao". Người Nhật ghét cảm giác xấu hổ hoặc xấu hổ. Đối với
người Nhật, không có gì tệ việc phơi bày sự xấu hổ của một người ở nơi công cộng và
người. Không biết xấu hổ được coi là thấp nhất trong số những thứ thấp kém nhất. Trẻ
bị la mắng không phải do bị cho là đã làm sai mà là bị cho rằng đang khiến người khác
tức giận và khó chịu. Và nếu họ tiếp tục, những người khác sẽ cười họ. Những người
lính Nhật Bản trong Thế chiến II thích chết trong hoàn cảnh vô vọng hơn là đầu hàng vì
sức mạnh của sự xấu hổ. Taijin kyofusho là một chứng rối loạn tâm thần được tìm thấy
ở Nhật Bản, đặc trưng bởi nỗi sợ rằng cơ thể, các bộ phận cơ thể hoặc các chức năng
của cơ thể khiến người khác không hài lòng hoặc xấu hổ.
h. Đạo đức ở Nhật Bản:
Đạo đức ở Nhật Bản dựa trên nhiều phương diện, dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng
lẫn nhau và phản ánh nội tâm. Hansei là thuật ngữ mô tả sự phản ánh nội tâm và đánh
giá bản thân sau khi thực hiện một số hành động đáng tiếc và thực hiện các biện pháp
để nó không xảy ra nữa. Một nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ và giáo viên của trẻ em
từ 3-5 tuổi coi hansei là một yếu tố then chốt để "trở thành một người có đạo đức". Trong
suốt trường cấp lớp, giáo viên tổ chức các cuộc họp hanseukai thường xuyên để nghiền
ngẫm một vấn đề khi có điều gì đó tồi tệ đã xảy ra. Một số người Nhật thấy hansei khó
chịu vì đôi khi phiên họp hansei được tổ chức ngay cả khi mọi việc diễn ra suôn sẻ. Sự
cố gắng và không bỏ cuộc của người Nhật Bản,Gambate và gambaru được cho là những
từ thường được nói nhất ở Nhật Bản. Đại khái chúng có nghĩa là “đừng bỏ cuộc”, “tiếp
tục cố gắng” và “tiếp tục thực hiện” và được sử dụng để mô tả nỗ lực chân thành nhất
mà người ta có thể thực hiện trong một nỗ lực và ngụ ý rằng kết quả của một hành động
gần như không quan trọng bằng nỗ lực mà bạn đã bỏ ra. Người lao động Nhật Bản thực
sự hối hả và rất ít kiên nhẫn đối với những người lười biếng, thất hứa hoặc không cố
gắng hết mình. Họ bực bội dịch vụ kém như một sự xúc phạm cá nhân. Họ làm việc 7
chăm chỉ ngay cả những ngày nghỉ như siêng năng rửa xe, làm việc nhà, làm vườn,và
nỗ lực và mong muốn hoàn thành xuất sắc sở thích của họ giống như công việc của họ.
Người Nhật thường coi công việc là cứu cánh cho bản thân. Khi một mục tiêu đạt được,
đã đến lúc chuyển sang mục tiêu tiếp theo. Trẻ em đã sớm được học ở trường rằng chăm
chỉ là một đức tính tốt. Họ thích giúp đỡ với sự nhiệt tình và vui vẻ.
i. Phân tích và đàm phán ở người Nhật:
Người Nhật thích thống kê và tranh luận, phân tích mọi thứ. Truyền hình Nhật Bản
có rất nhiều các cuộc thảo luận và giải thích dài dòng, với các biểu đồ và sơ đồ phức tạp,
về mọi thứ, từ công nghệ hạt nhân đến cách nấu ăn ngon nhất. Người Nhật có truyền
thống đam mê độ chính xác và tính thẩm mỹ. Kỹ năng thường được ngưỡng mộ hơn sức
mạnh. Người Nhật cũng rất chú trọng đến việc chuẩn bị, chăm sóc cẩn thận mọi thứ và
đóng gói chúng thật tốt. Trong các chuyến đi chơi như đi bộ đường dài hoặc đi câu cá,
người Nhật mang theo tất cả các loại trang thiết bị và quần áo sang trọng, đồng thời cố
gắng đảm bảo rằng họ mang theo mọi thứ họ cần và chắc chắn rằng chúng được đóng gói
đúng nơi quy định. Nhiều thứ bày bán được đóng gói gọn gàng, ngăn nắp. Làm việc gì
cũng được chú ý cẩn thận. Số người Mỹ tự cho mình là vội vàng gấp hơn hai lần so với người Nhật.
j. Trẻ em ở Nhật Bản học cách chuẩn bị ngay từ khi còn nhỏ:
Ở trường mẫu giáo, chúng được dạy cách gấp áo khoác đúng cách và luôn có khăn
giấy trong túi này và khăn tay trong túi kia. Ở trường lớp, các em học cách có ba chiếc
bút chì mài trong bàn không phải bốn, không phải hai và luôn luôn có keo dán, thước kẻ
và tẩy trong hộp bút chì của mình. Học sinh tiểu học thay dép khi đến trường và đặt giày
của mình trên các giá đặc biệt. Tất cả họ đều mang cùng một loại ba lô phù hợp và được
thông báo về một cách chính xác để điều chỉnh dây đai của nó. k. Tâm lý nhóm:
Là xu hướng nổi tiếng của Nhật Bản trong việc đặt nhóm lên trước bản thân, và mở
rộng theo lệnh của cấp trên. Một phần lý do khiến người lao động ở Nhật Bản làm quá
nhiều giờ là theo truyền thống, việc rời văn phòng trước đồng nghiệp và đặc biệt là trước
sếp của bạn là một hình thức tồi. Ngay cả khi bạn đã hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân
của mình, vẫn được coi là lịch sự khi vẫn ở lại nơi làm việc, giúp đỡ đồng nghiệp của bạn
hoặc đôi khi là tự bận rộn cho đến khi mọi người sẵn sàng về nhà. Cảm xúc, căng thẳng, 8
khóc và bi quan ở Nhật Bản Bình tĩnh bên ngoài bởi bên trong đầy cảm xúc, người Nhật
đôi khi rất dễ xúc động và khóc rất nhiều. Người Nhật không ngại khóc ở nơi công
cộng. Các chính trị gia và vận động viên thường bị máy ảnh chụp lén. Các đô vật sumo
khóc khi các nút thắt đỉnh cao của họ bị cắt đứt, đánh dấu sự giải nghệ chính thức của họ.
Theo một cuộc khảo sát năm 1998, 68 phần trăm số người được hỏi cho biết họ cảm thấy
lo lắng và bồn chồn, so với 37 phần trăm vào năm 1990 và 74 phần trăm cảm thấy cáu
kỉnh và tức giận, so với 46 phần trăm vào năm 1990. Khoảng 425.000 người đã được điều
trị các chứng rối loạn tâm thần liên quan đến căng thẳng. trong năm 2000.
l. Quan niệm về Hạnh phúc ở Nhật Bản:
Hạnh phúc của người Nhật “đến từ việc hoàn thành kỳ vọng của gia đình, đáp ứng
trách nhiệm xã hội, tính tự giác, hợp tác và thân thiện. Khi nghiên cứu về sự hạnh phúc
ở Nhật Bản 88 phần trăm người Nhật được hỏi nói rằng họ hạnh phúc. Chỉ 10 phần trăm
cho biết họ không hài lòng. Khi được hỏi khi nào họ hạnh phúc, 29 phần tram trả lời
“khi điều gì đó tốt đẹp xảy ra” và 60 phần trăm trả lời “khi không có điều gì tồi tệ xảy ra.
2. Phong cách giao tiếp của người Nhật
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người
đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp.
2.1. Những dấu ấn trong văn hóa giao tiếp của người Nhật.
a. Văn hóa cúi chào của người Nhật:
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên”
trước.Theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người
trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là
người trên… Nghi thức cúi chào người Nhật gọi là Ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ
phần eo về phía trước . Trong thực tế có ba kiểu Ojigi:
− Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình.
Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật
chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ
khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm 9
rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
− Kiểu Keirei: Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt.Thân mình cúi
xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn
chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi
thấp cách sàn nhà 10-15cm
− Kiểu Saikeirei: Cúi 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu
hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.
Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của
Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
b. Văn hóa giao tiếp mắt
Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối
thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại. Họ thường nhìn vào
một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên.
c. Sự im lặng trong giao tiếp
Người Nhật họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít
thì tốt hơn nói quá nhiều; và họ quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói. Trong
buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là
quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ
khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh,
còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi
đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.
d. Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp
Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và
nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. 10
Trang phục nói chung và trang phục nơi công sở nói riêng không có nghĩa giấu đi
phong cách riêng mà phải tôn tạo vẻ ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp của người mặc.
Thực tế cho thấy, những công ty doanh nghiệp Nhật dành nhiều mối quan tâm cho
vấn đề ăn mặc của nhân viên, nên công ty luôn được đánh giá cao và tạo được thiện cảm
từ phía các đối tác, nhà đầu tư.
e. Văn hóa tặng quà của người Nhật Ở Nhật Bản
Tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ.
Nghi thức tặng quà, món quà, số đếm của chúng, cách trang trí… đều được người Nhật
hết sức lưu ý khi tặng cho nhau.
Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp
gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao
tiếp.Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy
chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không
mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong
các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ
thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có
số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
f. Vẫy tay khi gọi ai đó
Khi ai đó gọi bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng lòng bàn tay hướng xuống, sao
đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí được coi là cử
chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào
đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên như đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó. g. Gật đầu
Khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười, cái gật đầu và
những câu chữ lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy trong các ngôn ngữ khác. Họ có ý
khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện nhưng điều này thường bị người phương Tây và
người châu Âu hiểu nhầm rằng họ đồng ý. Gật đầu là một dấu hiệu rất phổ biến thay cho 11
“Yes”, nhưng đối với người Bulgari, điệu bộ này có nghĩa là “No”, còn đối với người
Nhật, nó chỉ thuần túy thể hiện phép lịch sự.
h. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn
Ở Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn
đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi
nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật…Điều đầu tiên
dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn", "xin lỗi”.
Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật.
Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp
“cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu
thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi
đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách
phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm
ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.
i. Hạn chế tiếp xúc cơ thể
Đối với người Việt Nam hay các nước phương Tây, thì việc bắt tay, vỗ vai được coi là
cách chào hỏi thân thiện nhất. Tuy nhiên, trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, khoảng
cách trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Bạn chỉ cần cúi chào và mỉm cười vui vẻ
cũng đủ thể hiện sự tôn trọng mà rất an toàn.
j. Kiềm chế cảm xúc của bản thân
Trong văn hóa giao tiếp, người Nhật chú trọng làm sao để người đối thoại cảm thấy dễ
chịu. Họ không muốn làm người khác bị ảnh hưởng bởi cảm xúc riêng của mình. Vì
thế, bạn cũng nên cố gắng tiết chế cảm xúc của mình, luôn mỉm cười vui vẻ cũng là một
cách ghi điểm và tôn trọng người đối diện.
2.2. Văn hóa giao tiếp của người nhật trong kinh doanh
Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế mà Nhật Bản không có quan niệm
về sự “bình đẳng”, các mối quan hệ của Nhật theo khuynh hướng người trên kẻ dưới,
người chủ hoặc sếp được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia
đình. Lòng trung thành được coi như là một phẩm chất rất cao quý, phải tuân theo kỷ
luật trong công ty và tôn trọng cấp trên.khi muốn thiết lập mối quan hệ thì họ cần biết
rõ cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc, vì thế họ cần trao đổi danh thiếp. 12
Đặc điểm nổi bật là khi làm việc với các doanh nhân người Nhật là giữ chữ tín, giữ
lời hứa dù là những việc nhỏ nhất: Người Nhật rất nguyên tắc vế thời gian và sự cam
kết. khi người Nhật hứa làm xong việc vào đúng thời gian này, thì chắc chắn họ sẽ thực
hiện đúng thời gian và đảm bảo chất lượng và không rộng lượng, dễ bỏ qua lỗi lầm cho
người khác khi sai hẹn. Vì họ coi trọng ấn tượng của lần đầu tiên gặp mặt nên nếu doanh
nghiệp Việt Nam không thực hiện được lới hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù
bất cứ lý do gì. Sau đó tìm cơ hội thích hợp để giải thích.
Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kĩ, làm việc rất máy móc:Cho dù là công
ty thương mại đơn thuần trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu
đối tác làm ăn đưa tới tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất
của bạn hay các đối tác sản xuất hàng cho bạn. Nhưng khi bắt đầu chính thức thì các
công ty Nhật nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu: Đây cũng là sự thử thách của
doanh nghiệp VN, khi đứng trước các đơn đặt hàng với số lượng ít làm cho doanh nghiệp
phái VN thiếu kiên trì không nhiệt tình trong giao tiếp dẫn đến mất khách hàng trong
tương lai. Vì vậy khi làm ăn hợp tác với doanh nghiệp Nhật cần tính kiên trì và tin tưởng
trong làm ăn sẽ vượt qua được thử thách mang lại niềm tin và sự hợp tác lâu dài từ phí dối phương.
Người Nhật rất coi trọng việc gặp mặt trước khi hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng.
Làm quen: Bắt đầu từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thời gian này không nên hấp
tấp. Vị trí ngồi cũng như cách giới thiệu phụ thuộc vào cấp bậc từ cao đến thấp. Sau
cuộc gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối với họ đây cũng là cách xây dựng mối quan hệ thân mật hơn.
Thu thập thông tin: Hãy đề cho người cấp cao nhất và trợ lý ông ta đề cập đến mục
đích gặp, dây cũng là dấu hiệu của cuộc thương thảo sắp bắt đầu. Chúng ta thu thập
thông tin từ đối tác và chuẩn bị thật chi tiết cho đề nghị của mình, nên sẵn sàng trả lời
những câu hỏi từ phía họ. Người Nhật không ra quyết định cho lần gặp này. 13
Đùa cợt không được chấp nhận trong thương lượng: rất nghiêm túc trong công việc
nên họ không bao giồ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ đưỡc năng lực của mình. Họ chỉ đùa
giỡn sau khi hoàn thành xong công việc hay say giờ làm việc.
Thỏa thuận miệng: người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng và đối với những
hợp đồng chuẩn bị chi tiếy sẽ gây mất lòng tin từ hai phía, sự tranh chấp được coi là
giảm đi sư hòa thuận. Các thương nhân người Nhật rất thích chụp ảnh trong các buổi
hội đàm, nhất là dưới hình thức quốc huy, quốc kì và lãnh tụ của các nước sở tại. Và đối
với việc mời ăn, đón, tiễn sân bay sẽ gây được thiện cảm tốt, đặc biệt chú ý trong bữa
ăn mời khách ta nên chủ động rót đồ uống cho khách, tránh trường hợp khách tự rót đồ
uống cho mình. Đối với các bữa ăn của doanh nhân thì không nên mang vợ theo, chủ
tiệc người Nhật thường là đàn ông vì Nhật còn trọng nam hơn nữ nên họ sẽ không bao
giờ mang phu nhân họ theo. Vả chúng ta cũng sẽ rất ít gặp đối tác kinh doanh là nữ, các
bữa tiệc thường được tổ chức vào buổi tối có rất nhiều thức ăn và rượu đây chính là lúc
họ nói lêncảm xúc thật của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp vào cơm bị xem là bất thường.
Văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước sử dụng danh thiếp
nhiếu nhất thế giới vì vậy khi trao đổi làm ăn với họ để tránh gây ấn tượng không tốt là
không có hay hết danh thiếp thì ta phải chuẩn bị kĩ danh thiếp của mình, trao danh thiếp
ở lần gặp đầu tiên. Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay, trong suốt cuộc gặp
gỡ danh thiếp phải được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví
và không bao giờ được nhét vào túi quần sau.
Sử dụng được tiếng Nhật khi giao tiếp vì họ cảm thấy gấn gũi hơn: Do người Nhật
coi trọng bản sắc văn hóa của mình nên khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vừa là 1
thuận lợi vừa gây ấn tượng tốt vì đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số người biết
nói tiếng Anh là rât ít. Bên cạnh đó người Nhật tỏ ra rất thân thiện và chào đón người
nói tiếng Anh như tiếng bản ngữ. Chỉ cần quan sát bạn sẽ thấy những cô, cậu bé thường
nói “hello” với bất cứ vị khách châu Âu hay Mỹ nào mà chúng nhìn thấy, du khách được
đón tiếp niềm nở tại khu mua sắm. Nhật là một quốc gia kỷ luật nên rất an toàn, nhưng
không vì vậy mà du khách thiếu cảnh giác và không nên tiếc kiệm khi sử dụng dịch vụ
an toàn của các khu du lịch, khách sạn hay các công ty tổ chức tour. 14
Người Nhật rất coi trọng giờ hẹn: Khi đi làm việc với người Nhật ta phải chủ động
lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo để tránh trễ hẹn với bất kì lý do nào.
Cách tốt nhất là chúng ta nên có mặt ở nơi hẹn trước 5 phút, diều này cũng được xem là
là sự tôn trọng và coi trọng cuộc hẹn với họ. Người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến
vào phòng đầu tiên, chủ nhà sẽ là người giới thiệu các thành viên tham dự và theo cấp
bậc từ cao đến thấp.
Gửi thiệp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty: Ta có thể gửi thiệp chúc
mừng năm mới hay Giáng Sinh nhưng phải chú ý là gửi đến trước ngày lễ. Đây cũng là
một văn hóa ở các công ty Nhật Bản trong văn hóa giao tiếp, vì vậy việc hiểu các nét
văn hóa đậc trưng cũng chính là cấu nối quan trọng trong kinh doanh và giao tiếp mang
lại sự tin tưởng, thành công và hợp tác lâu dài.
Sự hòa thuận: Trong giao tiếp, người Nhật không muốn đối đầu, họ tin tưởng sự
thỏa hiệp và hòa giải. Tin tưởng tuyệt đối vài quyết định của tập thể, không nói ra cảm
xúc thật vì muốn duy trì sự hòa thuận. Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng
hơn tính logic, người Nhật thường nói chuyện xã giao trước khi bàn bạc và hãy xem đối
tác để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc. Người Nhật thường tỏ ra khó
hiểu, khá phức tạp. Lời nói “vâng” của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm với
những cụm từ như We will think about it (chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will
see (chúng tôi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (có lẽ). Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và co khi
một năm để mốo quan hệ kinh doanh của họ trở thành chính thức. Người Nhật đánh gia
cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người quyết định sau khi nghe ý kiến nhân viên.
Quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành vì quyết định đó thể
hiện sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người. Không tranh cãi: người Nhật không
quen tranh cãi vì họ không bao giờ tách mình khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng được
xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng và lịch sự.
2.3. Văn hóa giao tiếp của người nhật trong sinh hoạt hằng ngày
Nếu được mời đến nhà ai đó, sẽ là món quà đầy sự cảm mến và kính trọng nếu như
gia chủ cho phép bạn sử dụng phòng tắm trước, đặc biệt là trước bữa tối. Tuy nhiên,
khách cũng phải hết sức thận trọng, làm dơ bẩn nguồn nước là điều rất khiếm nhã. Không
giống như văn hóa phương Tây, tắm ở Nhật cũng được xem như một nghệ thuật, một
hình thức thư giãn giải trí. Người Nhật ngâm mình trong nước khi cơ thể họ đã sạch sẽ. 15
Cẩn thận ở ngưỡng cửa: cởi giày trước khi bước vào bất cứ căn nhà nào, sau khi
tháo giày khách sẽ được gia chủ đưa cho đôi dép xỏ ngón đi trong nhà. Dép ở khu vực
nào thì sử dụng ở khu vực đó đặc biệt là toilet, vườn….Sẽ rất phiền lòng gia chủ nếu
bạn lê đôi dép từ khu vực này sang khu vực khác.
Tính cộng đồng: theo nghiên cứu thì người Nhật sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi đơn
độc. Chủ nghĩa cá nhân điều không nên thể hiện nhiều ở quốc gia này, ở các nước
phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân thì tính cộng đồng và tập thể lại được tôn trọng ở Nhật.
Phép tắc trong ăn uống: trong buổi tiệc nếu bạn không phải người chủ trì, hãy chỉ
nâng ly cùng người khác sau khi người chủ trì tuyên bố lý do hay phát biểu gì đó. Khi
nâng ly, bạn nên nâng cao ly và nói kampai (chúc mừng).
Khi đến ăn ở nhà hàng bạn sẽ được đưa một chiếc khăn để lau tay trước khi dùng
bữa và gấp cẩn thận để ở góc bàn nên nhớ không được dùng để lau mặt hay lau miệng
trong khi ăn. Ở Nhật, tiếng húp “sụp” khi ăn mì hay những tiếng động tạo ra khi ăn được
chấp nhận, đôi khi điều này còn thể hiện thái độ lịch sự của khách vì nó nói lên rằng bạn
cảm thấy rất ngon khi thưởng thức món ăn của chủ nhà.
Nói không với tiền típ: người Nhật nói “không” với tiền “típ” (tiền bo), khi được
đưa tiền típ vài người xem đó như hành vi bị coi thường. Nhưng ở các thành phố lớn
như Tokyo và khi bạn không thể nói tiếng Nhật, đôi khi người phục vụ vẫn lấy lý do
đơn giản là vì họ không biết dùng ngôn ngữ nào để từ chối và họ cũng hiểu nếu không
lấy sẽ gây mất kịch sự với khách nhất là người Âu, Mỹ.
Khi giao tiếp, người Nhật luôn tỏ thái độ kính trọng đối với người khác, khiêm tốn
đối với bản thân mình và luôn giữ nụ cười trên môi. Đặc biệt, trong sinh hoạt hàng
ngày, người Nhật rất ngại làm phiền người xung quanh. Làm bất cứ việc gì, người Nhật
đều cân nhắc xem, việc đó có ảnh hưởng tới người người khác hay không. Trong sinh
hoạt cộng đồng, sự nhường nhịn luôn là phẩm chất đặc trưng của người Nhật. Ta luôn
thấy người Nhật nói câu cảm ơn khi nhận được sự giúp đơ hay nói lời xin lỗi khi trót
gây ra lỗi với người khác. Nói chung người Nhật thường để tâm đến người khác và luôn
giữ nguyên tắc trong sinh hoạt như sau:
− Lúc nào cũng ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. 16