Chủ nghĩa đế quốc văn hoá - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Chủ nghĩa đế quốc văn hoá - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
10 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chủ nghĩa đế quốc văn hoá - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Chủ nghĩa đế quốc văn hoá - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

120 60 lượt tải Tải xuống
THUYẾT CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VĂN HOÁ
I. Giới thiệu
1. Định nghĩa chủ nghĩa đế quốc văn hóa
Herbert Schiller nhận định rằng : CN đế quốc văn hóa l “tng ca qu trnh
m theo đ mt x hi đc gia nhp vo h th!ng hi n đ"i ca th# gi$i, v
t&ng l$p lnh đ"o ca x hi b) h*p d,n, thuy#t ph.c, b) chinh ph.c v đôi khi
b) mua chuc đ1 hnh thnh n2n cc th1 ch# x hi t3ng th4ch v$i, ho5c thm
ch4 l th6c đ7y cc gi tr) v c*u tr6c ca v8ng th!ng tr) n9m : trung t;m ca
ton h th!ng”.
2. Tầm quan trọng của chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong truyền thông quốc
tế
Herbert Schiller khẳng định, hiện các công ty xuyên quốc gia gốc Mỹ đang
không ngừng lớn mạnh và thống trị nền kinh tế toàn cầu.
Trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, quyền thống trị bao hàm 2 khía cạnh là
quân sự và văn hoá:
- Theo Schiller, sự phụ thuộc vào công nghệ và đầu tư Hoa Kỳ kèm theo
những nhu cầu mới về phương tiện đã làm phổ biến các thiết bị truyền
thông và các chương trình truyền hình của Mỹ trên toàn cầu
- Từ đó, giúp Mỹ và phương tây không chỉ quảng bá văn hoá và dịch vụ
thương mại, mà còn trực tiếp hay gián tiếp phát tán “lối sống tư bản kiểu
Mỹ” và hình thành nên phong cách tiêu dùng. Hậu quả là “sự xâm lược
điện tử” và phá huỷ giá trị cộng đồng truyền thống
- Luận thuyết “Chủ nghĩa đế quốc văn hoá” rất thịnh hành trong các nghiên
cứu truyền thông quốc tế vào thập niên 1970 - 1980. Nó còn đặc biệt
được quan tâm khi trở thành chủ đề tranh luận của UNESCO liên quan
đến NWICO
- Đường hướng nghiên cứu mang tính hệ thống về lý thuyết này giúp đánh
giá chính xác hơn về quá trình toàn cầu hóa truyền thông và những tác
động của nó đến thế giới ngày nay.
II. Tổng quan lịch sử của chủ nghĩa đế quốc văn hóa
1. Chủ nghĩa thực dân v văn hoá chủ đạo
Chủ nghĩa thực dân văn hóa ra đời cùng với chủ nghĩa tư bản, là biểu hiện của
tính xâm lược và tính bành trướng của chủ nghĩa tư bản trong văn hóa, quá trình
này tương đối dài về mặt thời gian, kéo mãi đến trước sau những năm 1960.
Từ chủ nghĩa thực dân văn hóa đến chủ nghĩa đế quốc văn hóa đã trải qua một
quá trình. Sau thế kỷ XX, quyền lực của “phương Tây” phát triển tới đỉnh cao,
có lực lượng không thể đối chọi trên các mặt chính trị, kinh tế và quân sự, tiến
trình văn hóa thực dân tăng tốc mạnh mẽ.
2. Phát triển truyền thông đại chúng v ton cầu hóa
- Truyền thông đại chúng, bao gồm các phương tiện như báo chí, radio, truyền
hình, và sau này là internet và mạng xã hội, đã đóng vai trò quan trọng trong
việc truyền bá và thúc đẩy giá trị và quan điểm của các đế quốc văn hóa.
+ Thế kỷ 19, việc phát triển của báo chí và tạp chí đã tạo ra khả năng truyền
thông với quy mô rộng lớn. Các đế quốc sử dụng các phương tiện này để
truyền bá quan điểm của họ, thúc đẩy mục tiêu thương mại và chính trị,
và kiểm soát thông tin một cách dễ dàng.
+ Đến thế kỷ 20, sự phát triển của radio và sau đó là truyền hình đã tạo ra
một phương tiện truyền thông với sức mạnh lớn hơn, có thể tiếp cận hàng
triệu người cùng một lúc. Các chính phủ và các tổ chức truyền thông
trong các đế quốc sử dụng radio và truyền hình để lan truyền thông điệp
chính trị và văn hóa của mình.
- Về toàn cầu hóa văn hóa, giới học thuật nói chung cho rằng, quá trình toàn cầu
hóa văn hóa bắt đầu từ khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, quá trình này từ khi bắt
đầu đến nay, xét về thực chất, là quá trình thực dân hóa của văn hóa tư bản chủ
nghĩa.
Những năm 1990, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện văn hóa toàn cầu
bắt đầu nung nấu và dần xuất hiện những biến đổi về kết cấu, sự thống trị bá
quyền của văn hóa phương Tây bắt đầu lung lay ở mức độ lớn. So với các nền
văn minh khác, lực lượng văn hóa phương Tây đã xuất hiện xu thế sa sút thậm
chí nghịch chuyển. Văn hóa loài người dần đi vào thời kỳ toàn cầu hóa. Toàn
cầu hóa văn hóa là một giai đoạn đặc thù khu biệt với chủ nghĩa thực dân văn
hóa và chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong quá trình phát triển văn hóa toàn cầu.
3. Sự xuất hiện của bá quyền về văn hóa
Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc văn hóa, sự phản kháng chủ nghĩa
bá quyền của “phương Tây” cũng nổi lên mạnh mẽ, đông đảo các nước thế giới
thứ ba dấy lên rộng rãi trào lưu tư tưởng chủ nghĩa hậu thực dân (post-
colonialism), triển khai phê phán đối với chủ nghĩa thực dân văn hóa, chủ nghĩa
đế quốc văn hóa; đồng thời, trong thực tiễn, đường lối hiện đại hóa và mô hình
phát triển của tự thân các nước phương Tây đã gặp phải chướng ngại, gây ra
khủng hoảng xã hội nhiều mặt và dẫn đến sự nhìn nhận lại một cách sâu sắc và
sự phê phán gay gắt, trong đường lối hiện đại hóa và phát triển xuất hiện xu thế
đa nguyên; trào lưu tư tưởng hậu hiện đại chủ nghĩa thịnh hành trong văn hóa
phương Tây lại từ quan niệm cơ bản làm tiêu giải “khuynh hướng” nhất nguyên
hóa, trung tâm hóa thâm căn cố đế trong truyền thống tư tưởng và văn hóa
phương Tây.
III. Lý thuyết về chủ nghĩa đế quốc văn hóa (Nguyên)
1. Qu trnh hnh thnh v pht tri1n khung lý thuy#t về ch nghĩa đ# qu!c văn
ha
Mặc dù phải đến thế kỷ 20 thì thuật ngữ chủ nghĩa đế quốc văn hóa mới
xuất hiện trong các diễn ngôn học thuật hoặc đại chúng, nhưng hiện tượng này
đã có từ lâu.
Trong lịch sử, chủ nghĩa đế quốc văn hóa hầu như luôn gắn liền với các
hoạt động quân sự. Sự trỗi dậy của Đế quốc La Mã là một trong những ví dụ
sớm nhất về chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong lịch sử nền văn minh phương Tây.
Trong thời kỳ được gọi là Pax Romana, người La Mã đã có được một thời kỳ
hòa bình và ổn định tương đối dài giữa các vùng lãnh thổ bị chiến tranh tàn phá
trước đây thông qua một hệ thống pháp luật thống nhất, sự phát triển công nghệ
và cơ sở hạ tầng được thiết lập tốt. Tuy nhiên, nền hòa bình này được đảm bảo
một phần nhờ sự tiếp biến văn hóa bắt buộc của những cộng đồng đa dạng về
văn hóa mà La Mã đã chinh phục.
Sau đó, chủ nghĩa đế quốc văn hóa đã trở thành một trong những công cụ
chính của quá trình thuộc địa hóa. Mặc dù quá trình thuộc địa hóa hầu như luôn
được bắt đầu bằng một số hình thức can thiệp quân sự, nhưng hiệu quả đầy đủ
của nó đạt được thông qua các hoạt động của chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Được
thúc đẩy bởi niềm tin vào tính ưu việt trong lối sống của họ, những người thực
dân đã sử dụng luật pháp, giáo dục và lực lượng quân sự để áp đặt các khía cạnh
khác nhau của nền văn hóa của họ lên nhóm dân cư mục tiêu. Được thúc đẩy
một phần bởi mong muốn thanh lọc người dân địa phương khỏi những phong
tục được cho là man rợ, thiếu văn minh, những người thực dân cũng biết rằng
cách tốt nhất để giảm thiểu sự phản kháng của những người thuộc địa là xóa bỏ
càng nhiều càng tốt mọi dấu vết về lối sống trước đây của họ.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về sự tiếp biến văn hóa bắt buộc của
dân cư thuộc địa là ảnh hưởng của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latinh, bắt đầu
bằng cuộc chinh phục đế chế Aztec của Hernán Cortés vào đầu thế kỷ 16. Sau
khi đảm bảo sự hiện diện thực tế của họ trong khu vực, người Tây Ban Nha đã
đàn áp văn hóa Mesoamerican, cấm người bản địa học và truyền bá văn hóa của
họ đồng thời yêu cầu họ đọc và viết tiếng Tây Ban Nha và cải đạo sang Cơ đốc
giáo. Kiểu hành vi này chắc chắn không phải chỉ có ở người Tây Ban Nha; các
ví dụ khác bao gồm ảnh hưởng của người Anh ở Ấn Độ, người Hà Lan ở Đông
Ấn và người Pháp ở Châu Phi.
Trong thế kỷ 20, chủ nghĩa đế quốc văn hóa không còn gắn liền với sự can
thiệp quân sự mà thay vào đó là việc một số nước mạnh gây ảnh hưởng về kinh
tế và chính trị lên các nước kém hùng mạnh hơn. Thuật ngữ này nổi lên từ nửa
sau thế kỷ 20 như một khuôn khổ để đưa ra giả thuyết về sản xuất và tiêu dùng
văn hóa toàn cầu, trong bối cảnh Mỹ và Tây Âu mở rộng xuất khẩu các sản
phẩm truyền thông đại chúng.
Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa đế quốc văn hóa xuất phát từ lý thuyết
phụ thuộc và quan điểm phân loại các quốc gia trên thế giới theo mức độ phát
triển và mức độ thống trị thương mại. Các học giả từ các khu vực hậu thuộc địa
đã đưa ra quan điểm rằng dòng chảy thương mại toàn cầu đã khiến các quốc gia
hậu thuộc địa, nơi cung cấp nguyên liệu thô cơ bản, rơi vào tình trạng phụ thuộc
đối với các quốc gia công nghiệp hóa, nơi sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thành
phẩm. Trong công thức này, các quốc gia công nghiệp hóa giàu có đã hình
thành nên “cốt lõi” hay “trung tâm” của hệ thống tư bản thế giới, thống trị các
nước phi công nghiệp hóa, các quốc gia hậu thuộc địa, vốn tạo thành vùng
“ngoại vi”.
Với khuôn khổ này, các học giả từ các khu vực hậu thuộc địa đã đưa ra các
cáo buộc về chủ nghĩa đế quốc văn hóa đối với các quốc gia phương Tây, mà cụ
thể là Mỹ. Phân tích về thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm giải trí, đặc
biệt là phim ảnh và các chương trình truyền hình, cho thấy rằng các quốc gia
phương Tây, mà đặc biệt là Mỹ, là khu vực xuất khẩu các ấn phẩm nghe nhìn
chính của thế giới, áp đặt các giá trị văn hóa xã hội của họ lên các quốc gia đang
phát triển, trong khi nhập khẩu rất ít. Nhiều người cho rằng quá trình xuất khẩu
hàng loạt phim ảnh, âm nhạc, quần áo và thực phẩm Mỹ sang các nước khác,
hay còn gọi là “Mỹ hóa”, có nguy cơ thay thế các sản phẩm địa phương và làm
thay đổi các đặc điểm của lối sống truyền thống.
Tất cả những khái niệm này – về trung tâm và ngoại vi, về lợi thế thống trị
của các nước công nghiệp hóa và về “dòng chảy một chiều” của các ấn phẩm
nghe nhìn quốc tế – đã góp phần tạo nên cáo buộc rằng các quốc gia và các tập
đoàn xuyên quốc gia đang thực hành chủ nghĩa đế quốc văn hóa.
Các cuộc tranh luận gay gắt về chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong những
năm 1970 và 1980 đều diễn ra song song và chồng chéo lên nhau với các cuộc
tranh luận quốc tế về quy định nhập khẩu phương tiện truyền thông vì lợi ích
phát triển quốc gia.
Cuộc tranh cãi này mâu thuẫn với quan niệm của Mỹ/Anh về “luồng thông
tin tự do”, vốn thúc đẩy các thị trường tin tức và giải trí không được kiểm soát,
chống lại quan điểm của nhiều quốc gia khác về nhu cầu cân bằng trong trao đổi
truyền thông, đặc biệt là tin tức. Quan điểm này được thể hiện trong lời kêu gọi
của UNESCO về một trật tự thông tin và truyền thông thế giới mới (NWICO),
tập trung vào những lo ngại có liên quan đến chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Minh
họa cho những mối lo ngại này, báo cáo năm 1980 của Ủy ban Quốc tế về
Nghiên cứu các vấn đề Truyền thông của UNESCO đã báo hiệu những vấn đề
do “một số quốc gia hùng mạnh và có công nghệ tiên tiến nhất định khai thác
lợi thế của mình để thực hiện một hình thức thống trị về văn hóa và ý thức hệ,
gây nguy hiểm cho bản sắc dân tộc của các nước khác”
Mặc dù vậy, có thể nói, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, một
số học giả có ảnh hưởng nhất liên quan đến sự phát triển khái niệm chủ nghĩa đế
quốc văn hóa lại là những học giả phương Tây, những người theo chủ nghĩa tự
do và theo phe cánh tả, đơn cử như Herbert Schiller, Armand Mattelart, Peter
Golding, Oliver Boyd-Barrett và Dallas Smythe.
2. Quan đi1m ca Herbert Schiller
Một trong những cái tên nổi bật nhất gắn liền với luận điểm về chủ nghĩa
đế quốc văn hóa là Herbert Schiller.
Dựa trên Lý thuyết phụ thuộc, Herbert Schiller đã xuất bản cuốn sách
Mass communication and American empire vào năm 1969. Ông đã nghiên cứu
các cấu trúc toàn cầu trong các ngành truyền thông quốc tế và mối liên hệ giữa
các quốc gia. Trọng tâm của lập luận của ông, khi theo đuổi lợi nhuận thương
mại, các tổ hợp truyền thông xuyên quốc gia gốc Mỹ thường cấu kết với lợi ích
chính trị và quân sự của phương Tây, để làm xói mòn tính tự chủ văn hóa của
các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, từ đó tạo ra sự phụ thuộc của các quốc gia
đang phát triển đối với các quốc gia phát triển.
Cụ thể, trong , ông khẳng định: Mass communication and American empire
“Trực tiếp bằng sự kiểm soát kinh tế, gián tiếp bằng thương mại và hiệu ứng
sính ngoái, truyền thông đã trở thành yếu tố quyết định trong việc mở rộng
quyền lực thế giới của Mỹ”. Schiller cho rằng các hoạt động chủ nghĩa đế quốc
văn hóa tạo thành mối đe dọa đối với “sự toàn vẹn văn hóa của các xã hội yếu
thế mà các di sản quốc gia, khu vực, địa phương hoặc bộ lạc đang bắt đầu bị đe
dọa tuyệt chủng”.
Schiller nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa và
truyền thông đại chúng đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, lập luận rằng "mỗi sự
phát triển điện tử mới sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ" và tuyên bố rằng
"sức mạnh của Mỹ, được thể hiện một cách công nghiệp, về mặt quân sự và văn
hóa đã trở thành lực lượng hùng mạnh nhất trên trái đất và truyền thông đã trở
thành yếu tố quyết định trong việc mở rộng quyền lực thế giới của Hoa Kỳ."
Trong cuốn sách , Schiller đã sử Communication and cultural domination
dụng thuật ngữ “chủ nghĩa đế quốc văn hóa”, định nghĩa nó là “tổng của quá
trình mà theo đó một xã hội được gia nhập vào hệ thống hiện đại của thế giới”.
Ông cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là phương tiện chính để
“định hình các thể chế xã hội phù hợp hoặc thậm chí thúc đẩy các giá trị và cấu
trúc của trung tâm thống trị của hệ thống”. Theo quan điểm của Schiller, đây là
hành động có chủ ý - chính phủ và các khu vực tư nhân của Hoa Kỳ đang cố
gắng tạo dựng các giá trị và thể chế của các nước đang phát triển để mang lại lợi
ích cho các mục tiêu của Hoa Kỳ.
Vào những năm 1990, Schiller đã xem xét lại vai trò của Hoa Kỳ trong
truyền thông quốc tế và nhận thấy rằng Hoa Kỳ vẫn đang thúc đẩy mở rộng lĩnh
vực truyền thông. Động lực đằng sau sự tương tác văn hóa và chính trị xuyên
biên giới không phải là toàn cầu hóa mà là sự mở rộng xuyên quốc gia của chủ
nghĩa tư bản phương Tây. Đa cực hóa không làm thay đổi thực tế về sự xâm
nhập và thống trị của văn hóa.
3. Cc quan đi1m chỉ tr4ch
John Tomlinson là một trong những người đầu tiên đưa ra chỉ trích quan
điểm lý thuyết về chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Trong cuốn sách Cultural
Imperialism: A Critical Introduction, ông đã tóm tắt các nghiên cứu về sự tiếp
nhận các chương trình truyền hình Mỹ ở các nước Thế giới thứ ba và thể hiện
sự nghi ngờ liệu các chương trình truyền hình Mỹ có thực sự mang lại các giá
trị của Mỹ ở các quốc gia đang phát triển.
Tomlinson đồng ý rằng chủ nghĩa đế quốc văn hóa có tăng lên ở một số
khía cạnh, nhưng cũng vẫn có tồn tại sự đa dạng hóa văn hóa, thể hiện qua quá
trình biến đổi và thích ứng địa phương (bản địa hóa) đối với các sản phẩm
truyền thông nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các sản phẩm văn hóa không chỉ
đơn giản bị hấp thụ một cách thụ động mà, chúng đang được thích nghi, biến
đổi và diễn giải theo những cách độc đáo trong bối cảnh địa phương. Ông giải
thích rằng một trong những sai lầm cơ bản về mặt khái niệm của chủ nghĩa đế
quốc văn hóa là cho rằng việc phân phối hàng hóa văn hóa có thể được coi là sự
thống trị về văn hóa. Do đó, ông không đồng tình với quan điểm cho rằng quá
trình Mỹ hóa đang diễn ra thông qua sự tràn lan toàn cầu của các sản phẩm
truyền hình Mỹ. Ông cũng nghi ngờ quan điểm cho rằng các tác nhân văn hóa là
những người tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Ông cũng cho rằng sự di
chuyển giữa các khu vực văn hóa/địa lý luôn liên quan đến sự dịch chuyển, đột
biến, thích ứng và tạo ra sự lai tạp.
Ông cho rằng thay vì sử dụng khái niệm “chủ nghĩa đế quốc văn hóa” thì
có thể dùng khái niệm “toàn cầu hóa” để có thể mô tả tốt hơn thế giới mới ngày
nay về mặt thực tế. Chủ nghĩa đế quốc văn hoá có nghĩa là các nước bá quyền
truyền bá các giá trị và hệ tư tưởng của họ ra khắp thế giới từ vùng trung tâm,
trong khi toàn cầu hóa có nghĩa là sự phụ thuộc lẫn nhau và cùng có lợi trong
cộng đồng toàn cầu.
Ông cũng lưu ý rằng chủ nghĩa đế quốc văn hóa là một thuật ngữ chung
chung, không rõ ràng, cũng như bỏ qua sự phức tạp của văn hóa và tương tác
văn hóa, đồng thời giảm nhẹ đi vai trò của khán giả trong việc tự mình diễn giải
các sản phẩm truyền thông.
Nhìn chung, có nhiều quan điểm cho rằng những tuyên bố cụ thể của
những người ủng hộ luận điểm chủ nghĩa đế quốc văn hóa chưa được nghiên
cứu thực nghiệm hỗ trợ. Tuy nhiên, với tư cách là một lý thuyết phê phán, chủ
nghĩa đế quốc văn hóa đã cung cấp một khuôn khổ để suy nghĩ về các luồng
truyền thông toàn cầu cũng như quyền lực của nhà nước và thương mại.
IV. Case-study về chủ nghĩa đế quốc văn hóa (Minh, Quanh)
1. Case-study: (gợi ý: Hollywoods và điện ảnh toàn cầu; tư tưởng phương tây
trên phương tiện truyền thông đại chúng; mạng xã hội và tác động tới đồng hoá
văn hoá) (Quanh)
2. Cc bi1u hi n ch!ng l"i ch nghĩa đ# qu!c văn ha (Minh)
a. Kháng cự và đàm phán chống lại chủ nghĩa đế quốc văn hóa:
Một số quốc gia và cộng đồng tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm chống lại sự
ảnh hưởng của văn hóa đế quốc bằng cách tôn trọng và bảo tồn văn hóa bản địa.
Một số nơi còn tổ chức các cuộc biểu tình, sự kiện văn hóa, hoặc các chiến dịch
truyền thông để tôn vinh và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống
Ví dụ:
Phong trào"Ngũ tứ" của Trung Quốc (1919): Phong trào yêu nước
phản đối sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và kêu gọi cải cách văn hóa.
Phong trào Negritude (Négritude): Phong trào văn hóa của người da
đen ở châu Phi và châu Mỹ, đề cao giá trị văn hóa da đen và chống lại sự
áp bức của chủ nghĩa thực dân.
b. Nỗ lực bản địa hóa trong sản xuất phương tiện truyền thông:
Các tổ chức truyền thông có thể phát triển nội dung mang tính bản địa, thể hiện
giá trị và quan điểm của cộng đồng mình thông qua phương tiện truyền thông.
Điều này giúp tăng cường lòng tự hào dân tộc và khẳng định văn hóa bản địa
trước sự áp đặt của văn hóa đế quốc.
Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống: Hàn Quốc đẩy
mạnh quảng bá Hanbok (trang phục truyền thống) thông qua các sự kiện
văn hóa và truyền thông như âm nhạc, phim ảnh, truyền hình,....
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa: Các nước ASEAN hợp tác tổ
chức các liên hoan phim, âm nhạc, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa khu
vực.
Sản xuất các chương trình truyền hình và phim ảnh phản ánh bản
sắc văn hóa địa phương
c. Sự lai tạp và toàn cầu hóa văn hóa:
Việc sự lai tạp và toàn cầu hóa văn hóa có thể tạo ra một không gian cho sự giao
lưu văn hóa giữa các quốc gia và cộng đồng, từ đó tạo ra cơ hội cho việc thấu
hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Song song với đó, cũng cần phải cân nhắc
để tránh việc văn hóa bản địa bị lãng quên hoặc biến dạng trong quá trình toàn
cầu hóa.
Kết hợp các yếu tố văn hóa từ nhiều quốc gia khác nhau: Âm nhạc K-
Pop kết hợp âm nhạc Hàn Quốc với hip-hop, EDM và pop phương Tây.
Tạo ra các hình thức văn hóa mới
Sự lan tỏa của các sản phẩm văn hóa trên toàn cầu: Phim Hollywood
được chiếu rạp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa: Văn hóa
Hàn Quốc ngày càng phổ biến tại Việt Nam thông qua phim ảnh, âm nhạc
và thời trang.
Yêu cầu các nước đế quốc tôn trọng sự đa dạng văn hóa: Các nước
châu Phi đàm phán với UNESCO về việc trả lại các di vật văn hóa bị
cướp bóc trong thời kỳ thực dân.
d. Chính sách của Chính phủ và Chủ nghĩa Bảo hộ Văn hóa:
Chính phủ có thể áp dụng các chính sách bảo vệ và khuyến khích phát triển văn
hóa bản địa, thông qua việc hỗ trợ các hoạt động văn hóa, giáo dục văn hóa, và
bảo tồn di sản văn hóa. Chủ nghĩa bảo hộ văn hóa có thể giúp duy trì và phát
triển những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.
Tài trợ cho các hoạt động văn hóa
Bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống khỏi ảnh hưởng của văn hóa
ngoại lai
Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa quốc gia: Hàn Quốc thành lập
Viện Hàn lâm Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc để nghiên cứu và phát triển
các loại hình nghệ thuật truyền thống.
V. Phần kết luận (Minh)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, văn hóa đế quốc đang gây ảnh hưởng
đến văn hóa bản địa ở nhiều quốc gia và cộng đồng. Việc bảo tồn và tôn trọng
sự đa dạng văn hóa trở nên cần thiết để duy trì và phát triển những giá trị truyền
thống.
Hiểu biết về tác động của văn hóa đế quốc và cách thức bảo tồn văn hóa bản địa
có thể giúp nghiên cứu truyền thông quốc tế hiểu rõ hơn về sự phức tạp và đa
dạng của các hệ thống truyền thông trên thế giới. Chúng ta cần có sự hợp tác
giữa các quốc gia, tổ chức và cộng đồng để xây dựng các chiến lược và chính
sách bảo vệ văn hóa bản địa, thông qua việc tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa,
khuyến khích sự sáng tạo và phát triển văn hóa địa phương.
Những hành động này không chỉ giúp duy trì sự đa dạng văn hóa mà còn tạo ra
một môi trường truyền thông phong phú và mang tính nhân văn hơn, góp phần
vào việc xây dựng một cộng đồng toàn cầu đa dạng và phát triển bền vững.
| 1/10

Preview text:

THUYẾT CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VĂN HOÁ I. Giới thiệu
1. Định nghĩa chủ nghĩa đế quốc văn hóa
Herbert Schiller nhận định rằng: CN đế quốc văn hóa l “tng ca qu trnh
m theo đ mt x hi đc gia nhp vo h th!ng hi n đ"i ca th# gi$i, v
t&ng l$p lnh đ"o ca x hi b) h*p d,n, thuy#t ph.c, b) chinh ph.c v đôi khi
b) mua chuc đ1 hnh thnh n2n cc th1 ch# x hi t3ng th4ch v$i, ho5c thm
ch4 l th6c đ7y cc gi tr) v c*u tr6c ca v8ng th!ng tr) n9m : trung t;m ca ton h th!ng”.

2. Tầm quan trọng của chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong truyền thông quốc tế
Herbert Schiller khẳng định, hiện các công ty xuyên quốc gia gốc Mỹ đang
không ngừng lớn mạnh và thống trị nền kinh tế toàn cầu.
Trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, quyền thống trị bao hàm 2 khía cạnh là quân sự và văn hoá:
- Theo Schiller, sự phụ thuộc vào công nghệ và đầu tư Hoa Kỳ kèm theo
những nhu cầu mới về phương tiện đã làm phổ biến các thiết bị truyền
thông và các chương trình truyền hình của Mỹ trên toàn cầu
- Từ đó, giúp Mỹ và phương tây không chỉ quảng bá văn hoá và dịch vụ
thương mại, mà còn trực tiếp hay gián tiếp phát tán “lối sống tư bản kiểu
Mỹ” và hình thành nên phong cách tiêu dùng. Hậu quả là “sự xâm lược
điện tử” và phá huỷ giá trị cộng đồng truyền thống
- Luận thuyết “Chủ nghĩa đế quốc văn hoá” rất thịnh hành trong các nghiên
cứu truyền thông quốc tế vào thập niên 1970 - 1980. Nó còn đặc biệt
được quan tâm khi trở thành chủ đề tranh luận của UNESCO liên quan đến NWICO
- Đường hướng nghiên cứu mang tính hệ thống về lý thuyết này giúp đánh
giá chính xác hơn về quá trình toàn cầu hóa truyền thông và những tác
động của nó đến thế giới ngày nay.
II. Tổng quan lịch sử của chủ nghĩa đế quốc văn hóa
1. Chủ nghĩa thực dân v văn hoá chủ đạo
Chủ nghĩa thực dân văn hóa ra đời cùng với chủ nghĩa tư bản, là biểu hiện của
tính xâm lược và tính bành trướng của chủ nghĩa tư bản trong văn hóa, quá trình
này tương đối dài về mặt thời gian, kéo mãi đến trước sau những năm 1960.
Từ chủ nghĩa thực dân văn hóa đến chủ nghĩa đế quốc văn hóa đã trải qua một
quá trình. Sau thế kỷ XX, quyền lực của “phương Tây” phát triển tới đỉnh cao,
có lực lượng không thể đối chọi trên các mặt chính trị, kinh tế và quân sự, tiến
trình văn hóa thực dân tăng tốc mạnh mẽ.
2. Phát triển truyền thông đại chúng v ton cầu hóa
- Truyền thông đại chúng, bao gồm các phương tiện như báo chí, radio, truyền
hình, và sau này là internet và mạng xã hội, đã đóng vai trò quan trọng trong
việc truyền bá và thúc đẩy giá trị và quan điểm của các đế quốc văn hóa.
+ Thế kỷ 19, việc phát triển của báo chí và tạp chí đã tạo ra khả năng truyền
thông với quy mô rộng lớn. Các đế quốc sử dụng các phương tiện này để
truyền bá quan điểm của họ, thúc đẩy mục tiêu thương mại và chính trị,
và kiểm soát thông tin một cách dễ dàng.
+ Đến thế kỷ 20, sự phát triển của radio và sau đó là truyền hình đã tạo ra
một phương tiện truyền thông với sức mạnh lớn hơn, có thể tiếp cận hàng
triệu người cùng một lúc. Các chính phủ và các tổ chức truyền thông
trong các đế quốc sử dụng radio và truyền hình để lan truyền thông điệp
chính trị và văn hóa của mình.
- Về toàn cầu hóa văn hóa, giới học thuật nói chung cho rằng, quá trình toàn cầu
hóa văn hóa bắt đầu từ khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, quá trình này từ khi bắt
đầu đến nay, xét về thực chất, là quá trình thực dân hóa của văn hóa tư bản chủ nghĩa.
Những năm 1990, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện văn hóa toàn cầu
bắt đầu nung nấu và dần xuất hiện những biến đổi về kết cấu, sự thống trị bá
quyền của văn hóa phương Tây bắt đầu lung lay ở mức độ lớn. So với các nền
văn minh khác, lực lượng văn hóa phương Tây đã xuất hiện xu thế sa sút thậm
chí nghịch chuyển. Văn hóa loài người dần đi vào thời kỳ toàn cầu hóa. Toàn
cầu hóa văn hóa là một giai đoạn đặc thù khu biệt với chủ nghĩa thực dân văn
hóa và chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong quá trình phát triển văn hóa toàn cầu.
3. Sự xuất hiện của bá quyền về văn hóa
Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc văn hóa, sự phản kháng chủ nghĩa
bá quyền của “phương Tây” cũng nổi lên mạnh mẽ, đông đảo các nước thế giới
thứ ba dấy lên rộng rãi trào lưu tư tưởng chủ nghĩa hậu thực dân (post-
colonialism), triển khai phê phán đối với chủ nghĩa thực dân văn hóa, chủ nghĩa
đế quốc văn hóa; đồng thời, trong thực tiễn, đường lối hiện đại hóa và mô hình
phát triển của tự thân các nước phương Tây đã gặp phải chướng ngại, gây ra
khủng hoảng xã hội nhiều mặt và dẫn đến sự nhìn nhận lại một cách sâu sắc và
sự phê phán gay gắt, trong đường lối hiện đại hóa và phát triển xuất hiện xu thế
đa nguyên; trào lưu tư tưởng hậu hiện đại chủ nghĩa thịnh hành trong văn hóa
phương Tây lại từ quan niệm cơ bản làm tiêu giải “khuynh hướng” nhất nguyên
hóa, trung tâm hóa thâm căn cố đế trong truyền thống tư tưởng và văn hóa phương Tây.
III. Lý thuyết về chủ nghĩa đế quốc văn hóa (Nguyên)
1. Qu trnh hnh thnh v pht tri1n khung lý thuy#t về ch nghĩa đ# qu!c văn ha
Mặc dù phải đến thế kỷ 20 thì thuật ngữ chủ nghĩa đế quốc văn hóa mới
xuất hiện trong các diễn ngôn học thuật hoặc đại chúng, nhưng hiện tượng này đã có từ lâu.
Trong lịch sử, chủ nghĩa đế quốc văn hóa hầu như luôn gắn liền với các
hoạt động quân sự. Sự trỗi dậy của Đế quốc La Mã là một trong những ví dụ
sớm nhất về chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong lịch sử nền văn minh phương Tây.
Trong thời kỳ được gọi là Pax Romana, người La Mã đã có được một thời kỳ
hòa bình và ổn định tương đối dài giữa các vùng lãnh thổ bị chiến tranh tàn phá
trước đây thông qua một hệ thống pháp luật thống nhất, sự phát triển công nghệ
và cơ sở hạ tầng được thiết lập tốt. Tuy nhiên, nền hòa bình này được đảm bảo
một phần nhờ sự tiếp biến văn hóa bắt buộc của những cộng đồng đa dạng về
văn hóa mà La Mã đã chinh phục.
Sau đó, chủ nghĩa đế quốc văn hóa đã trở thành một trong những công cụ
chính của quá trình thuộc địa hóa. Mặc dù quá trình thuộc địa hóa hầu như luôn
được bắt đầu bằng một số hình thức can thiệp quân sự, nhưng hiệu quả đầy đủ
của nó đạt được thông qua các hoạt động của chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Được
thúc đẩy bởi niềm tin vào tính ưu việt trong lối sống của họ, những người thực
dân đã sử dụng luật pháp, giáo dục và lực lượng quân sự để áp đặt các khía cạnh
khác nhau của nền văn hóa của họ lên nhóm dân cư mục tiêu. Được thúc đẩy
một phần bởi mong muốn thanh lọc người dân địa phương khỏi những phong
tục được cho là man rợ, thiếu văn minh, những người thực dân cũng biết rằng
cách tốt nhất để giảm thiểu sự phản kháng của những người thuộc địa là xóa bỏ
càng nhiều càng tốt mọi dấu vết về lối sống trước đây của họ.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về sự tiếp biến văn hóa bắt buộc của
dân cư thuộc địa là ảnh hưởng của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latinh, bắt đầu
bằng cuộc chinh phục đế chế Aztec của Hernán Cortés vào đầu thế kỷ 16. Sau
khi đảm bảo sự hiện diện thực tế của họ trong khu vực, người Tây Ban Nha đã
đàn áp văn hóa Mesoamerican, cấm người bản địa học và truyền bá văn hóa của
họ đồng thời yêu cầu họ đọc và viết tiếng Tây Ban Nha và cải đạo sang Cơ đốc
giáo. Kiểu hành vi này chắc chắn không phải chỉ có ở người Tây Ban Nha; các
ví dụ khác bao gồm ảnh hưởng của người Anh ở Ấn Độ, người Hà Lan ở Đông
Ấn và người Pháp ở Châu Phi.
Trong thế kỷ 20, chủ nghĩa đế quốc văn hóa không còn gắn liền với sự can
thiệp quân sự mà thay vào đó là việc một số nước mạnh gây ảnh hưởng về kinh
tế và chính trị lên các nước kém hùng mạnh hơn. Thuật ngữ này nổi lên từ nửa
sau thế kỷ 20 như một khuôn khổ để đưa ra giả thuyết về sản xuất và tiêu dùng
văn hóa toàn cầu, trong bối cảnh Mỹ và Tây Âu mở rộng xuất khẩu các sản
phẩm truyền thông đại chúng.
Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa đế quốc văn hóa xuất phát từ lý thuyết
phụ thuộc và quan điểm phân loại các quốc gia trên thế giới theo mức độ phát
triển và mức độ thống trị thương mại. Các học giả từ các khu vực hậu thuộc địa
đã đưa ra quan điểm rằng dòng chảy thương mại toàn cầu đã khiến các quốc gia
hậu thuộc địa, nơi cung cấp nguyên liệu thô cơ bản, rơi vào tình trạng phụ thuộc
đối với các quốc gia công nghiệp hóa, nơi sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thành
phẩm. Trong công thức này, các quốc gia công nghiệp hóa giàu có đã hình
thành nên “cốt lõi” hay “trung tâm” của hệ thống tư bản thế giới, thống trị các
nước phi công nghiệp hóa, các quốc gia hậu thuộc địa, vốn tạo thành vùng “ngoại vi”.
Với khuôn khổ này, các học giả từ các khu vực hậu thuộc địa đã đưa ra các
cáo buộc về chủ nghĩa đế quốc văn hóa đối với các quốc gia phương Tây, mà cụ
thể là Mỹ. Phân tích về thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm giải trí, đặc
biệt là phim ảnh và các chương trình truyền hình, cho thấy rằng các quốc gia
phương Tây, mà đặc biệt là Mỹ, là khu vực xuất khẩu các ấn phẩm nghe nhìn
chính của thế giới, áp đặt các giá trị văn hóa xã hội của họ lên các quốc gia đang
phát triển, trong khi nhập khẩu rất ít. Nhiều người cho rằng quá trình xuất khẩu
hàng loạt phim ảnh, âm nhạc, quần áo và thực phẩm Mỹ sang các nước khác,
hay còn gọi là “Mỹ hóa”, có nguy cơ thay thế các sản phẩm địa phương và làm
thay đổi các đặc điểm của lối sống truyền thống.
Tất cả những khái niệm này – về trung tâm và ngoại vi, về lợi thế thống trị
của các nước công nghiệp hóa và về “dòng chảy một chiều” của các ấn phẩm
nghe nhìn quốc tế – đã góp phần tạo nên cáo buộc rằng các quốc gia và các tập
đoàn xuyên quốc gia đang thực hành chủ nghĩa đế quốc văn hóa.
Các cuộc tranh luận gay gắt về chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong những
năm 1970 và 1980 đều diễn ra song song và chồng chéo lên nhau với các cuộc
tranh luận quốc tế về quy định nhập khẩu phương tiện truyền thông vì lợi ích phát triển quốc gia.
Cuộc tranh cãi này mâu thuẫn với quan niệm của Mỹ/Anh về “luồng thông
tin tự do”, vốn thúc đẩy các thị trường tin tức và giải trí không được kiểm soát,
chống lại quan điểm của nhiều quốc gia khác về nhu cầu cân bằng trong trao đổi
truyền thông, đặc biệt là tin tức. Quan điểm này được thể hiện trong lời kêu gọi
của UNESCO về một trật tự thông tin và truyền thông thế giới mới (NWICO),
tập trung vào những lo ngại có liên quan đến chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Minh
họa cho những mối lo ngại này, báo cáo năm 1980 của Ủy ban Quốc tế về
Nghiên cứu các vấn đề Truyền thông của UNESCO đã báo hiệu những vấn đề
do “một số quốc gia hùng mạnh và có công nghệ tiên tiến nhất định khai thác
lợi thế của mình để thực hiện một hình thức thống trị về văn hóa và ý thức hệ,
gây nguy hiểm cho bản sắc dân tộc của các nước khác”
Mặc dù vậy, có thể nói, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, một
số học giả có ảnh hưởng nhất liên quan đến sự phát triển khái niệm chủ nghĩa đế
quốc văn hóa lại là những học giả phương Tây, những người theo chủ nghĩa tự
do và theo phe cánh tả, đơn cử như Herbert Schiller, Armand Mattelart, Peter
Golding, Oliver Boyd-Barrett và Dallas Smythe.
2. Quan đi1m ca Herbert Schiller
Một trong những cái tên nổi bật nhất gắn liền với luận điểm về chủ nghĩa
đế quốc văn hóa là Herbert Schiller.
Dựa trên Lý thuyết phụ thuộc, Herbert Schiller đã xuất bản cuốn sách
Mass communication and American empire vào năm 1969. Ông đã nghiên cứu
các cấu trúc toàn cầu trong các ngành truyền thông quốc tế và mối liên hệ giữa
các quốc gia. Trọng tâm của lập luận của ông, khi theo đuổi lợi nhuận thương
mại, các tổ hợp truyền thông xuyên quốc gia gốc Mỹ thường cấu kết với lợi ích
chính trị và quân sự của phương Tây, để làm xói mòn tính tự chủ văn hóa của
các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, từ đó tạo ra sự phụ thuộc của các quốc gia
đang phát triển đối với các quốc gia phát triển. Cụ thể, trong , ông khẳng định:
Mass communication and American empire
“Trực tiếp bằng sự kiểm soát kinh tế, gián tiếp bằng thương mại và hiệu ứng
sính ngoái, truyền thông đã trở thành yếu tố quyết định trong việc mở rộng
quyền lực thế giới của Mỹ”. Schiller cho rằng các hoạt động chủ nghĩa đế quốc
văn hóa tạo thành mối đe dọa đối với “sự toàn vẹn văn hóa của các xã hội yếu
thế mà các di sản quốc gia, khu vực, địa phương hoặc bộ lạc đang bắt đầu bị đe dọa tuyệt chủng”.
Schiller nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa và
truyền thông đại chúng đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, lập luận rằng "mỗi sự
phát triển điện tử mới sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ" và tuyên bố rằng
"sức mạnh của Mỹ, được thể hiện một cách công nghiệp, về mặt quân sự và văn
hóa đã trở thành lực lượng hùng mạnh nhất trên trái đất và truyền thông đã trở
thành yếu tố quyết định trong việc mở rộng quyền lực thế giới của Hoa Kỳ."
Trong cuốn sách Communication and cultural domination, Schiller đã sử
dụng thuật ngữ “chủ nghĩa đế quốc văn hóa”, định nghĩa nó là “tổng của quá
trình mà theo đó một xã hội được gia nhập vào hệ thống hiện đại của thế giới”.
Ông cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là phương tiện chính để
“định hình các thể chế xã hội phù hợp hoặc thậm chí thúc đẩy các giá trị và cấu
trúc của trung tâm thống trị của hệ thống”. Theo quan điểm của Schiller, đây là
hành động có chủ ý - chính phủ và các khu vực tư nhân của Hoa Kỳ đang cố
gắng tạo dựng các giá trị và thể chế của các nước đang phát triển để mang lại lợi
ích cho các mục tiêu của Hoa Kỳ.
Vào những năm 1990, Schiller đã xem xét lại vai trò của Hoa Kỳ trong
truyền thông quốc tế và nhận thấy rằng Hoa Kỳ vẫn đang thúc đẩy mở rộng lĩnh
vực truyền thông. Động lực đằng sau sự tương tác văn hóa và chính trị xuyên
biên giới không phải là toàn cầu hóa mà là sự mở rộng xuyên quốc gia của chủ
nghĩa tư bản phương Tây. Đa cực hóa không làm thay đổi thực tế về sự xâm
nhập và thống trị của văn hóa.
3. Cc quan đi1m chỉ tr4ch
John Tomlinson là một trong những người đầu tiên đưa ra chỉ trích quan
điểm lý thuyết về chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Trong cuốn sách Cultural
Imperialism: A Critical Introduction
, ông đã tóm tắt các nghiên cứu về sự tiếp
nhận các chương trình truyền hình Mỹ ở các nước Thế giới thứ ba và thể hiện
sự nghi ngờ liệu các chương trình truyền hình Mỹ có thực sự mang lại các giá
trị của Mỹ ở các quốc gia đang phát triển.
Tomlinson đồng ý rằng chủ nghĩa đế quốc văn hóa có tăng lên ở một số
khía cạnh, nhưng cũng vẫn có tồn tại sự đa dạng hóa văn hóa, thể hiện qua quá
trình biến đổi và thích ứng địa phương (bản địa hóa) đối với các sản phẩm
truyền thông nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các sản phẩm văn hóa không chỉ
đơn giản bị hấp thụ một cách thụ động mà, chúng đang được thích nghi, biến
đổi và diễn giải theo những cách độc đáo trong bối cảnh địa phương. Ông giải
thích rằng một trong những sai lầm cơ bản về mặt khái niệm của chủ nghĩa đế
quốc văn hóa là cho rằng việc phân phối hàng hóa văn hóa có thể được coi là sự
thống trị về văn hóa. Do đó, ông không đồng tình với quan điểm cho rằng quá
trình Mỹ hóa đang diễn ra thông qua sự tràn lan toàn cầu của các sản phẩm
truyền hình Mỹ. Ông cũng nghi ngờ quan điểm cho rằng các tác nhân văn hóa là
những người tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Ông cũng cho rằng sự di
chuyển giữa các khu vực văn hóa/địa lý luôn liên quan đến sự dịch chuyển, đột
biến, thích ứng và tạo ra sự lai tạp.
Ông cho rằng thay vì sử dụng khái niệm “chủ nghĩa đế quốc văn hóa” thì
có thể dùng khái niệm “toàn cầu hóa” để có thể mô tả tốt hơn thế giới mới ngày
nay về mặt thực tế. Chủ nghĩa đế quốc văn hoá có nghĩa là các nước bá quyền
truyền bá các giá trị và hệ tư tưởng của họ ra khắp thế giới từ vùng trung tâm,
trong khi toàn cầu hóa có nghĩa là sự phụ thuộc lẫn nhau và cùng có lợi trong cộng đồng toàn cầu.
Ông cũng lưu ý rằng chủ nghĩa đế quốc văn hóa là một thuật ngữ chung
chung, không rõ ràng, cũng như bỏ qua sự phức tạp của văn hóa và tương tác
văn hóa, đồng thời giảm nhẹ đi vai trò của khán giả trong việc tự mình diễn giải
các sản phẩm truyền thông.
Nhìn chung, có nhiều quan điểm cho rằng những tuyên bố cụ thể của
những người ủng hộ luận điểm chủ nghĩa đế quốc văn hóa chưa được nghiên
cứu thực nghiệm hỗ trợ. Tuy nhiên, với tư cách là một lý thuyết phê phán, chủ
nghĩa đế quốc văn hóa đã cung cấp một khuôn khổ để suy nghĩ về các luồng
truyền thông toàn cầu cũng như quyền lực của nhà nước và thương mại.
IV. Case-study về chủ nghĩa đế quốc văn hóa (Minh, Quanh)
1. Case-study: (gợi ý: Hollywoods và điện ảnh toàn cầu; tư tưởng phương tây
trên phương tiện truyền thông đại chúng; mạng xã hội và tác động tới đồng hoá văn hoá) (Quanh)
2. Cc bi1u hi n ch!ng l"i ch nghĩa đ# qu!c văn ha (Minh)
a. Kháng cự và đàm phán chống lại chủ nghĩa đế quốc văn hóa:
Một số quốc gia và cộng đồng tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm chống lại sự
ảnh hưởng của văn hóa đế quốc bằng cách tôn trọng và bảo tồn văn hóa bản địa.
Một số nơi còn tổ chức các cuộc biểu tình, sự kiện văn hóa, hoặc các chiến dịch
truyền thông để tôn vinh và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống Ví dụ:
Phong trào"Ngũ tứ" của Trung Quốc (1919): Phong trào yêu nước
phản đối sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và kêu gọi cải cách văn hóa.
Phong trào Negritude (Négritude): Phong trào văn hóa của người da
đen ở châu Phi và châu Mỹ, đề cao giá trị văn hóa da đen và chống lại sự
áp bức của chủ nghĩa thực dân.
b. Nỗ lực bản địa hóa trong sản xuất phương tiện truyền thông:
Các tổ chức truyền thông có thể phát triển nội dung mang tính bản địa, thể hiện
giá trị và quan điểm của cộng đồng mình thông qua phương tiện truyền thông.
Điều này giúp tăng cường lòng tự hào dân tộc và khẳng định văn hóa bản địa
trước sự áp đặt của văn hóa đế quốc.
Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống: Hàn Quốc đẩy
mạnh quảng bá Hanbok (trang phục truyền thống) thông qua các sự kiện
văn hóa và truyền thông như âm nhạc, phim ảnh, truyền hình,....
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa: Các nước ASEAN hợp tác tổ
chức các liên hoan phim, âm nhạc, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa khu vực.
Sản xuất các chương trình truyền hình và phim ảnh phản ánh bản
sắc văn hóa địa phương
c. Sự lai tạp và toàn cầu hóa văn hóa:
Việc sự lai tạp và toàn cầu hóa văn hóa có thể tạo ra một không gian cho sự giao
lưu văn hóa giữa các quốc gia và cộng đồng, từ đó tạo ra cơ hội cho việc thấu
hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Song song với đó, cũng cần phải cân nhắc
để tránh việc văn hóa bản địa bị lãng quên hoặc biến dạng trong quá trình toàn cầu hóa.
Kết hợp các yếu tố văn hóa từ nhiều quốc gia khác nhau: Âm nhạc K-
Pop kết hợp âm nhạc Hàn Quốc với hip-hop, EDM và pop phương Tây.
Tạo ra các hình thức văn hóa mới
Sự lan tỏa của các sản phẩm văn hóa trên toàn cầu: Phim Hollywood
được chiếu rạp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa: Văn hóa
Hàn Quốc ngày càng phổ biến tại Việt Nam thông qua phim ảnh, âm nhạc và thời trang.
Yêu cầu các nước đế quốc tôn trọng sự đa dạng văn hóa: Các nước
châu Phi đàm phán với UNESCO về việc trả lại các di vật văn hóa bị
cướp bóc trong thời kỳ thực dân.
d. Chính sách của Chính phủ và Chủ nghĩa Bảo hộ Văn hóa:
Chính phủ có thể áp dụng các chính sách bảo vệ và khuyến khích phát triển văn
hóa bản địa, thông qua việc hỗ trợ các hoạt động văn hóa, giáo dục văn hóa, và
bảo tồn di sản văn hóa. Chủ nghĩa bảo hộ văn hóa có thể giúp duy trì và phát
triển những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.
Tài trợ cho các hoạt động văn hóa
Bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống khỏi ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai
Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa quốc gia: Hàn Quốc thành lập
Viện Hàn lâm Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc để nghiên cứu và phát triển
các loại hình nghệ thuật truyền thống.
V. Phần kết luận (Minh)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, văn hóa đế quốc đang gây ảnh hưởng
đến văn hóa bản địa ở nhiều quốc gia và cộng đồng. Việc bảo tồn và tôn trọng
sự đa dạng văn hóa trở nên cần thiết để duy trì và phát triển những giá trị truyền thống.
Hiểu biết về tác động của văn hóa đế quốc và cách thức bảo tồn văn hóa bản địa
có thể giúp nghiên cứu truyền thông quốc tế hiểu rõ hơn về sự phức tạp và đa
dạng của các hệ thống truyền thông trên thế giới. Chúng ta cần có sự hợp tác
giữa các quốc gia, tổ chức và cộng đồng để xây dựng các chiến lược và chính
sách bảo vệ văn hóa bản địa, thông qua việc tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa,
khuyến khích sự sáng tạo và phát triển văn hóa địa phương.
Những hành động này không chỉ giúp duy trì sự đa dạng văn hóa mà còn tạo ra
một môi trường truyền thông phong phú và mang tính nhân văn hơn, góp phần
vào việc xây dựng một cộng đồng toàn cầu đa dạng và phát triển bền vững.