Đại cương văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đại cương văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ NGOẠI GIAO Học viện Ngoại giao
Khoa Truyền thông và văn hóa đối ngoại ----------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế Đề tài:
“Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời
phong kiến và sự tồn tại của nó ở Việt Nam hiện nay.
Giảng viên : TS.Trần Hồng Thuý TS.Đào Ngọc Tuấn Sinh viên
: Nguyễn Mậu Đình Thắng Lớp : TTQT48C1A MSSV : TTQT48C1-1560 Khoa
: Truyền thông và văn hóa đối ngoại Hà Nội, 12/2021 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU II. PHẦN NỘI DUNG
Phần 1: Cơ sở lý luận của “tam giáo đồng nguyên”
………………………….3
1. Khái niệm tam giáo đồng nguyên và tam giáo trong thế đứng độc lập3
1.1.Khái niệm Tam giáo đồng nguyên3
1.2.Tam giáo ở thế đứng độc lập4
2.Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam6
Phần 2: Những vấn đề của “tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam qua các thời kì 7
…………………………………...……………………………….………....
1.Tam giáo đồng nguyên trong xã hội phong kiến.…..………………………..7
1.1.Tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần7
1.2.Tam giáo đồng nguyên thời Lê – Nguyễn10
1.3.Tam giáo đồng nguyên cuối XIX – đầu XX12
2.Tam giáo đồng nguyên hiện nay14
Phần 3: Quan điểm cá nhân về “tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt
Nam qua các thời kì………………………………………………...……………………16 III. PHẦN KẾT LUẬN 17
………………...……………………………...……………...…
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………...……………..………18 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Vai trò của đề tài trong môn Văn hóa Việt Nam
“Tam giáo đồng nguyên” có thể được coi như một khái niệm gắn bó mật thiết
với chủ đề “Văn hóa Việt Nam”, bởi lẽ tôn giáo luôn luôn tác động lên các mặt
của đời sống trong suốt chặng đường lịch sử mà nó trải dài. Đó không chỉ là một
trong những yếu tố quan trọng cấu thành đời sống tín ngưỡng của người Việt, mà
còn tồn tại như một yếu tố nội sinh gắn kết dân tộc trong các cuộc đấu tranh
trường chinh để gánh vác vận mệnh Tổ quốc. Các hình thức dung hợp được thể
hiện trong Tam giáo được coi là những bài học lịch sử đáng giá trong việc kế
thừa và phát huy truyền thống Việt Nam trên tinh thần biện chứng và khoan dung
văn hóa. Trong văn hóa ứng xử, “Tam giáo đồng nguyên” là một trong những
nhân tố cốt lõi trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt, khơi dậy lòng tự hào dân
tộc và tinh thần hướng về nguồn cội trong thời đại giao lưu và hội nhập quốc tế
hiện nay. Hiện nay, tầm quan trọng của Tam giáo trong đời sống đang ngày càng
trở nên quan trọng, như một số nhà nghiên cứu đã nhận định Tam giáo như một
“vật mang” văn hóa. Nhà sử học
Anh Arnold Toynbee từng nói: “Khi một dân
tộc nào đó đánh mất tín ngưỡng tôn giáo của mình thì nền văn minh của họ tất sẽ
suy thoái, cuối cùng bị một nền văn minh khác thay thế”. II. PHẦN NỘI DUNG
Phần 1: Cơ sở lý luận của “tam giáo đồng nguyên”
1. Khái niệm tam giáo đồng nguyên và tam g
iáo trong thế đứng độc lập
1.1. Khái niệm Tam giáo đồng nguyên
“Tam giáo” bao hàm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Trong hai tiếng
“đồng nguyên”, "đồng" là "cùng; "nguyên" là căn cơ. Như thế, “tam giáo đồng
nguyên” được định nghĩa là cả ba tôn giáo đều là bản nguyên, nền tảng, và cùng
xuất phát từ một gốc. Ba tôn giáo không ngừng dung hợp, tác động, hỗ trợ lẫn
nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung là nuôi dưỡng đời sống tinh thần người
Việt. Trong đó, Phật giáo giữ vai trò là cơ sở để hòa trộn hai yếu tố còn lại. Đây
được xem là một nét đặc sắc trong tôn giáo Việt Nam.
“Tam giáo đồng nguyên” xuất hiện một cách hết sức tự nhiên trong đời
sống của người dân. Có lẽ, điểm khác nhau của Tam giáo chỉ nằm trên giáo điều 3
và những phương pháp chúng thể hiện, nhưng bản chất cốt lõi nhiều khi chỉ là
những cách diễn đạt khác nhau về cùng một khái niệm. Cách thức không tương
đồng, nhưng căn cơ là duy nhất: “tam vị nhất thể”. Về cơ bản, bên cạnh hướng
đến một gốc rễ nhất quán, những cái riêng của Tam giáo cũng không mâu thuẫn
mà tích cực hỗ trợ nhau. Do đó, Tam giáo được kết hợp khéo léo để vận dụng
theo giới tính, các giai đoạn cuộc đời. Ví dụ phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật,
đàn ông dương tính hơn thiên về Nho. Khi trai trẻ thì ra sức học Nho, khi khổ ải
trầm luân thì cầu khấn Phật trời phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị
bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí an thần. Ngoài sự thể hiện trên khía cạnh
con người, tam giáo còn hỗ trợ tích cực trong việc phát triển và phổ biến lẫn
nhau. Ví dụ như việc các nhà sư muốn đọc kinh Phật phải biết đọc chữ Hán do
vậy dễ hiểu là có không ít nhà sư khá tinh thông Nho học. Sự hình thành tự nhiên
trong tư tưởng này của người dân Việt Nam cũng tương đồng với sự hình thành
“tam giáo đồng nguyên" trong tư tưởng của Trung Hoa. 1
1.2. Tam giáo ở thế đứng độc lập2 Phật giáo
- Nguồn gốc: Tôn giáo này được Thái tử Sidharta (hay sau này là Thích ca
mâu ni) sáng lập vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN tại Ấn Độ. Chứng kiến sự phân
chia giai cấp trong xã hội Ấn Độ, với mục đích giải thoát đau khổ cho con người,
Sidharta đã sáng tạo ra “Tứ Diệu đế” (4 chân lý). Trong quá trình phát triển, Phật
giáo chia làm hai tông phái lớn:
Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) và Đại thừa (cỗ xe lớn).
- Phật giáo được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ I và bằng nhiều
con đường khác nhau, chủ yếu qua đường thủy thông qua việc buôn bán với
thương gia Ấn Độ và đường bộ qua giao lưu văn hóa với Trung Quốc. Những
năm 168 - 189, Khâu-đà-la đã đến Luy Lâu, và nơi đây đã trở thành trung tâm
Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài phái Tiểu thừa, theo thời gian cũng đã có
nhiều tông phái khác xuất hiện như: Đại thừa giáo, thiền phái Trúc Lâm, Tào Động, Liên Tôn.
1 Th.S Nguyễn Thị Hiền, Tìm hiểu hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” thời Lý Trần”, Trang thông tin điện tử
Trường Chính trị tỉnh Kon Tum, 2021
2 Phạm Thị Hồng Thúy (chủ biên), "Đại cương văn hóa Việt Nam", Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 4/2011, tr.52-62 4
- Đặc trưng cơ bản của Phật Giáo ở Việt Nam: Phật giáo thấm đượm chủ
nghĩa yêu nước của người Việt trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước,
từng là cơ sở của khối đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Tính tổng
hợp của Phật giáo được biểu hiện: Một là, tính tổng hợp giữa phật giáo và tín
ngưỡng truyền thống. Hai là, tính tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo. Ba là,
tính tổng hợp giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, ví dụ điển hình nhất là tam
giáo đồng nguyên. Phật giáo Việt Nam thiên tính nữ, thiên về xu hướng nhập thế
và là phương tiện để biểu đạt chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha của dân tộc Việt Nam. Nho giáo
- Nguồn gốc: Nho gia là một trường phái triết học của Trung Hoa do
Khổng tử sáng lập ra vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN. Đến thời nhà Hán thì được
gọi là Nho giáo. Về cơ bản, nho giáo là một học thuyết có hệ thống và phương
pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm người trong gia đình và trong một
xã hội Đại Đồng. Ở đó xã hội thái bình, thịnh trị, có tính kỉ cương, mọi người
đều được hạnh phúc, đồng thời cũng chủ trương giáo dục dân chúng để thực hiện
xã hội tương lai đó. Về mặt sách vở, sách kinh điển của Nho giáo là “Tứ thư” và “Ngũ kinh”.
- Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam chia thành 3 giai đoạn lớn: giai
đoạn đầu Nho giáo được truyền bá và Việt Nam (thế kỉ I-X); giai đoạn Nho giáo
được tiếp nhận chủ động ở Việt Nam (thế kỉ X-XV); giai đoạn Nho giáo trở
thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam (thế kỉ XV- XIX).
- Đặc trưng cơ bản của Nho Giáo ở Việt Nam: Nho giáo khúc xạ qua lăng
kính của chủ nghĩa yêu nước. Đối với người Việt Nam, nước là của chính người
dân. Nho giáo khúc xạ qua tâm lý làng xã của con người Việt Nam. Người dân
làng xã luôn quan niệm Nho giáo là thứ học vấn của tầng lớp cai trị, giữ thái độ
"kính nhi, viễn chi". Các nguyên tắc, tư tưởng của Nho giáo chỉ được chấp nhận
trong chừng mực, "Phép vua thua lệ làng". Tuy nhiên, nho giáo đề cao sự học
theo kiểu “ôn cố chi tân”, hướng đến cái học kinh điển trong tư tưởng mà không 5
hướng đến sự tìm tòi cái mới; hạn chế của nho giáo là tư duy bảo thủ và tiêu cực,
tập trung tính quy luật mà cho rằng đó là sự áp đặt. Đạo giáo
- Nguồn gốc: Đạo giáo được hình thành ở Trung Quốc. Khác với Đạo nho,
Đạo gia và Đạo giáo có sự khác biệt. Đạo gia do Lão Tử sáng lập, chủ trương
sống thuận theo quy luật tự nhiên, xóa bỏ mọi ràng buộc của xã hội. Trong khi
Đạo giáo là một hệ thống thần linh phức tạp, gồm những lực lượng tự nhiên
được nhân cách hóa, những vĩ nhân đức hạnh được tôn làm thần, và các Đạo sĩ
đã trở thành bất từ nhờ đắc đạo. Đạo giáo lấy tư tưởng về Đạo của Lão tử để đặt
tên và đưa vào trong tôn giáo của mình. Đạo giáo gồm hai phái: đạo giáo phù
thủy và đạo giáo thần tiên.
- Sự du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam: Cuối thế kỷ II, rất đông đạo sĩ
Trung Hoa chạy xuống phương Nam (vùng Giao Chỉ). Từ đây, các tín ngưỡng
ma thuật bản địa là môi trường để Đạo giáo dễ dàng ăn sâu, thâm nhập vào đời
sống của cư dân tại Giao Chỉ. Vì thâm nhập bằng con đường đó, nên Đạo giáo
với tư cách là 1 triết lý sống ít được dân Việt Nam biết đến mà chủ yếu được
quan niệm như Đạo phù thủy với bùa chú, pháp thuật.
- Đặc trưng cơ bản cùa Đạo giáo ở Việt Nam: khi du nhập vào Việt Nam,
Đạo giáo chỉ có tông mà không có phái, tức chỉ có tư tưởng mà không hình thành
các môn phái cụ thể và phát triển chủ yếu là khuynh hướng bùa chú, bùa phép.
Đạo giáo ở Việt Nam không còn tồn tại biệt lập với tư cách là một tôn giáo mà
hòa trộn với tín ngưỡng bản địa. Đạo giáo còn hòa trộn với Nho giáo – tạo nên
triết lý sống an nhàn, ở ẩn, không màng danh lợi của nhiều nhà nho Việt Nam.
2. Nguyên nhân xuất hiện hiện tư
ợng tam giáo đồng nguyên ở V iệt Nam 3
Với những nét tương đồng về “địa-văn hóa” của Việt Nam với Đông Á nói
chung, Trung Hoa và Ấn độ được xem là những nền văn minh lớn đại diện cho
văn hóa Đông Á, để lại những tác động sâu sắc đến các nước khác trên nhiều
mức độ, trong đó có Việt Nam. Trong tổ chức cộng đồng, con người Việt Nam đã
tự hình thành một lối sống trọng tình, trọng quan hệ, thiên về kinh nghiệm, trực
3 Th.S Nguyễn Thị Hiền, Tìm hiểu hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” thời Lý Trần”, Trang thông tin điện tử
Trường Chính trị tỉnh Kon Tum, 2021 6
giác và duy linh (nền văn hóa nông nghiệp). Các nguyên tắc tư duy tổng hợp
biện chứng dẫn đến một lối sống linh hoạt, luôn ứng biến trong hoàn cảnh. Tư
duy toàn diện và một phong cách canh tác linh hoạt cũng thể hiện một thái độ
dung hợp với các yếu tố, khoan dung trong ứng xử, mềm dẻo trong đối phó.
Trên nền tảng nền văn hoá bản địa, các tôn giáo Phật-Nho-Đạo giáo khi
du nhập vào nước ta đã linh hoạt ứng biến để phù hợp với văn hoá chủ thể Việt
Nam. Để khẳng định vị trí trong đời sống tâm linh người Việt, Tam giáo phát
triển dưới nhiều hình thức khác nhau, dần ăn sâu, cắm rễ vào mảnh đất Đại Việt.
Dần dần, các tôn giáo này hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt và
bản thân chúng hỗn dung lẫn nhau, ở cùng một nguồn gốc và định hướng, hình
thành khái niệm Tam giáo Đồng Nguyên.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Tam giáo đồng nguyên còn xuất phát từ
chính nhu cầu về chính trị, tư tưởng, văn hoá rất tự nhiên của nhân dân Việt
Nam. Để đối phó với những cuộc xâm lăng của phương Bắc, cũng như xây dựng
lực lượng mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh, cần đặt ra một yêu cầu về sự thống
nhất giữa sức mạnh vật chất và tinh thần, thống nhất tư tưởng, hình thành sự
dung hợp giữa yếu tố văn hoá ngoại sinh với yếu tố văn hoá địa phương. Lúc
này, các đặc trưng của Tam giáo như: Ý thức dân tộc, tinh thần đoàn kết, cố kết
cộng đồng, cùng với các yếu tố triết học, đạo đức đã trở thành những nhân tố
tinh thần tiêu biểu ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội thời kỳ, cũng như
đến tư tưởng chính trị.
Phần 2: Những vấn đề của “tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt
Nam qua các thời kì
1. Tam giáo đồng nguyên trong xã hội phong kiến
1.1. Tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần
Tổng quan về Tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần.
Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan
dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo. Bằng chứng
là các Nhà nước thời Lý – Trần đều tổ chức thi Tam giáo để kén chọn người có
kiến thức rộng cả về 3 hệ tư tưởng nhằm giúp vua trị nước. Về cơ bản, tinh thần
“tam giáo đồng nguyên” không chỉ thể hiện tinh thần vô ngã vị tha của Phật 7
giáo, mà cao hơn thế, tinh thần này còn được phát huy, chuyển hoá, để nhắc nhở
rằng chớ quá coi trọng xuất thân, chớ phân chia tôn giáo, dân tộc. Nói như Phan
Huy Chú, “thời Lý – Trần, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt”.4
Biểu hiện của việc dung nạp tam giáo thời Lý Trần5 a) Phật giáo
Đặc sắc của Phật giáo đời Lý -Trần là sự hoà nhập vào lòng dân tộc. Không
chỉ là dừng lại như một bộ phận của xã hội, Phật giáo còn len lỏi bên trong
những chủ trương của bộ máy chính trị. Đạo Phật dưới thời Lý – Trần đã ảnh
hưởng đến đường lối cai trị là chính sách thân dân, khoan dung. Chính vì lẽ đó,
địa vị của Phật giáo trong đời sống chính trị - văn hóa đạt đến đỉnh cao, thậm chí
khiến Đại Việt được định danh là “nền quân chủ Phật giáo”.6 b) Nho giáo
Thời Lý, Nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị trí khá
khiêm tốn. Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử, làm
nơi dạy học Hoàng Thái tử. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái học sinh
đầu tiên, năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám. Qua thời Trần, Nho giáo khởi sắc
hơn. Nhiều trường Nho học được mở, khoa cử đều kỳ hơn. Tầng lớp nho sĩ ngày
một phát triển, văn có Lê Văn Hưu, Trạng Hiền,…; võ có Trần Hưng Đạo, Trần
Nhật Duật… Họ đã dần dần nắm giữ các chức vụ quan trọng trọng bộ máy nhà nước. c) Đạo giáo
Thời Lý-Trần, đạo sĩ luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm
linh. Họ thường được triều đình mời vào cung làm các lễ tống trừ ma quỷ, làm
phép cầu đạo. Những đạo sĩ nổi tiếng dưới thời kỳ này như Thông Huyền đạo
nhân, Giác Hải thiền sư... Một minh chứng rõ nét cho sự sùng bái Đạo giáo là
ngay khi nhà Trần lên ngôi, Trần Thủ Độ đã sai các đạo sĩ giỏi phong thuật đi
khắp núi sông cả nước để phong ấn vượng khí đế vương.
4 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí. Khảo mục chí, T III, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961, tr 54
5 PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch Sử Việt Nam, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Tr 95-99
6 Trần Trọng Dương, báo Công an nhân dân, Tản mạn về tín ngưỡng và tam giáo trong văn hóa Đại Việt, 2021. 8
Mối quan hệ tam giáo đồng nguyên thời Lý Trần trong thể chế chính
trị và đời sống tinh thần.
a) Tam giáo trong thể chế chính trị
Trong thế kỉ thứ X, nhà nước độc lập mới được xây dựng, phải đối mặt với
nhiều hiểm họa trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, bạo lực và quân sự là
ứng xử trội của các ông vua và bộ máy nhà nước. Song, đó cũng là bước đầu thời
kì phát triển mạnh mẽ của Phật giáo. Nguyên nhân bởi lẽ đương thời tầng lớp
phong kiến thế tục cầm quyền phần lớn là chỉ huy quân sự ít học, nên các nhà sư
thông thạo Phật-Nho trở thành những trí thức cần thiết cho triều đại. Mặt khác, ở
những thế kỷ đầu độc lập, nhà nước non trẻ lại đang cần 1 một công cụ tinh thần
để xây dựng và quản lý đất nước. Các vua đã chọn Phật giáo của Ấn Độ làm hệ
tư tưởng chính thống, dễ được lòng dân hơn là Nho giáo của phương Bắc. 7
Tuy nhiên cuối thời Trần, đã có xuất hiện một số xung đột giữa Nho giáo và
Phật giáo. Với đòi hỏi của chế độ phong kiến tập quyền, cũng như hạn chế của
Phật giáo: tốn công quỹ cho việc xây chùa, tổ chức những lễ hội xa hoa, những
kẻ xuất gia để trốn tránh lao động. Vì vậy, rất nhiều Nho sĩ đã nhiệt thành cổ vũ
cải cách thể chế theo hướng Nho giáo hóa, đồng thời bài xích Phật giáo. Tiêu
biểu là Trương Hán Siêu với tuyên bố: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo
Nghiêu Thuấn, không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật…”.8
Để rồi, sự phát triển của Nho giáo đã lấn át Phật giáo. Về cơ bản, Nho giáo
quy định chặt chẽ chế độ tôn ty trật tự của xã hội phong kiến. Và nó là một lẽ tất
yếu, bởi Phật giáo về chủ trương xuất thế cầu giải thoát, về lâu dài không thể
đảm đương nổi công việc quản lý xã hội. Đến đầu thế kỷ XV, Nho giáo đóng vai
trò chủ đạo, còn Phật giáo và Đạo giáo tuy vẫn tiếp tục phát triển, nhưng đã lùi
ra khỏi vũ đài chính trị để phát triển ở trong lòng xã hội.
b) Tam giáo trong đời sống tinh thần9
Ở cấp độ duy tâm, các Thiền sư thường kết hợp tư tưởng nhất quán của
Khổng Tử với chủ trương tất cả quy về tâm của Phâ … t để phát biểu mô … t vấn đề
7 Lê Anh Dũng, Nhịp cầu giáo lý, Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của dân tộc Việt Nam qua các thời đại, 2004.
8 Nguyễn Thị Linh, Nho giáo thời Lý-Trần, 2017
9 Nguyễn Công Lý, Tạp chí Hán Nôm số 2 (51), 2002, tr. 3-11. 9 hiê …
n thực. Xuyên suốt thời kì này, cũng có nhiều tác phẩm kết hợp giữa Phật với
Lão-Trang trên nền tảng là tư tưởng siêu thoát như thơ Tuệ Trung Thượng sĩ
Trần Tung. Nói về hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”, có thể được đúc kết qua
hai câu thơ của thiền sư Viên Chiếu: “Trú tắc kim ô chiếu/ Dạ lai ngọc thố
minh.” Ngụ ý bảo tuy ứng dụng của Phật và Thánh trong đời khác nhau, nhưng
đều nhằm đem lại cho đời ánh sáng (giác ngộ), như ngày cần ánh sáng mặt trời
(kim ô), đêm cần ánh sáng vầng trăng (ngọc thố).10 1.2
Tam giáo đồng nguyên thời Lê – Nguyễn
Tổng quan về tam giáo đồng nguyên thời Lê –Nguyễn
Với mục tiêu xây dựng một nhà nước Đại Việt theo thể chế phong kiến tập
quyền, tư tưởng của Nho giáo đã thỏa mãn yêu cầu của xã hội bấy giờ, tạo tiền
đề cho sự hưng thịnh của tôn giáo này. Bên cạnh đó thông qua việc không ngừng
dung hợp các yếu tố tư tưởng, đạo đức của Phật giáo, Đạo giáo và các yếu tố văn
hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thời kì này xuất hiện một hình thức Tam
giáo đồng nguyên với Nho giáo là cốt lõi, đánh dấu bước chuyển sang hệ tư
tưởng Nho giáo là chủ yếu, Nho giáo bắt đầu chi phối hoàn toàn chính trị, giáo
dục, quan hệ xã hội, Phật giáo, Đạo giáo chuyển xuống vị trí thứ yếu trong Tam giáo.
Biểu hiện của việc dung nạp tam giáo thời Lê – Nguyễn a)Phật giáo11
Thế kỷ XV-XIX đánh dấu giai đoạn Phật giáo Việt Nam có những thay đổi
đáng kể khi không còn giữ vai trò chủ đạo trong bộ máy nhà nước. Nói một cách
khách quan, sự đi xuống của Phật giáo là hậu quả của hàng loạt tác động lịch sử
như cuộc nội chiến phân tranh Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn, hay chính sách phá hoại
văn hóa Đại Việt của nhà Minh. Phật giáo không còn được trọng dụng, liền lui về
các thiền tông, tự viện và thâm nhập chủ yếu trong cộng đồng dân gian. Điển
hình là Triều Hậu Lê xem như là một triều đại mà Phật giáo suy đồi nhất.
Tuy nhiên, thời Nguyễn lại là giai đoạn chấn hưng Nho giáo. Đặc biệt, pháp
môn Tịnh độ tông của Phật giáo thời Lê-Nguyễn được các thiền sư, tín đồ bấy
10 Lê Anh Dũng, Nhịp cầu giáo lý, "Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của dân tộc Việt Nam qua các thời đại", 2004
11 Thích Tâm Chánh, Pháp tu Tịnh Độ của Phật giáo Việt Nam thời Lê – Nguyễn, 2021 10
giờ nhiệt tình tu niệm, phổ biến qua các phương thức tu hành trong nếp sống độ
nhật và cầu lợi lộc. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng tích cực xây dựng, tôn tạo
chùa chiền như Thiên Tôn (Quảng Trị), Tam Thai (Quảng Nam), cũng như phát
triển Phật học. Bên cạnh đó, triều đình cũng tăng cường quản lí răn đe sự lợi
dụng thái độ cởi mở đối với Phật giáo để mưu lợi riêng, hoạt động mê tín trong Phật giáo. b)Nho Giáo
Có thể nói, thời Hậu Lê đánh dấu sự thay thế của nền văn hóa giáo điều và
bản địa của Tống Nho cho nền văn hóa Tam giáo đồng nguyên. Đặc biệt, Nho
giáo đã chiếm một vị trí trung tâm trong văn chương bấy giờ. Các nhà nho Hậu
Lê lẽ ra phải nhận ra âm mưu của nhà Minh. Tuy nhiên, với cái nhìn tiêu cực về
Phật giáo, cũng như không ý thức được sự đổi thay của thời cuộc, nên đã vô tình
đánh mất sự dung hợp của Nho-Phật thời Lý-Trần.12
Trên phương diện chính trị, Nho giáo tiếp tục được chấn hưng dưới thời nhà
Nguyễn. Đặc biệt với triều Nguyễn, mà khởi đầu là Nguyễn Ánh (Gia Long).
“Mặc dù không tuyên bố Nho giáo là hệ tư tưởng độc tôn nhưng trong suốt cuộc
đời trị vì của mình, Gia Long luôn tuân thủ đường lối chính trị và các phép tắc lễ
nghi của Khổng tử, đồng thời từng bước xác lập vị trí độc tôn của Nho giáo trong
đời sống dân tộc”.13 Có những điều kiện cho sự phát triển của Nho giáo trong
thời đại này: Một là, đặt trong bối cảnh xã hội thế kỉ XVI – XVIII đầy biến động,
có thể thấy, trong nỗ lực phục hồi sự độc tôn của Nho giáo, tầng lớp thống trị
đang cố gắng thiết lập lại trật tự xã hội. Hai là, tầng lớp nho sĩ vẫn đông đảo
trong xã hội, cũng như những triết lý của Nho giáo về đạo làm người, đề cao sự
học vẫn còn được trọng dụng và gắn liền với giáo dục. Ba là, tính chất của Đạo-
Phật không phù hợp với tính chất cai trị, và tôn giáo nước ngoài như Thiên Chúa
Giáo chưa có chỗ đứng trong lòng dân tộc. Để thực hiện hóa mục tiêu của mình,
nhà Nguyễn đã tiến hành thanh lọc đội ngũ Nho sĩ thông qua các khoa thi; thống
nhất chế độ giáo dục và thi cử Nho học chính quy trên phạm vi cả nước; không
ngừng nâng cao hoạt động của hai cơ quan đặc biệt là Quốc Tử Giám và Quốc
12 Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc Chánh Thiện, BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam (tu chỉnh),2006
13 PGS.TS. Lê Thị Lan. (2015), Tư tưởng trị quốc của Gia Long. Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (97)- 2015, tr.37. 11
Sử Quán. Bên cạnh đó, địa vị độc tôn của Nho giáo còn được củng cố bằng hành
động tái biên soạn bộ hình luật (Luật Gia Long) dựa trên tinh thần đức trị và
pháp trị; cũng như thể hiện rõ thái độ bài trừ Thiên Chúa giáo. c)Đạo giáo
Thời Nguyễn, nhờ những điều chỉnh về điều kiện tu hành, nhà Nguyễn đã góp
phần thanh lọc đọi ngũ Đạo sĩ, loại bỏ những kẻ trốn tránh trách nhiệm với xã
hội khỏi Đạo quán. Cũng từ đây, nhiều giá trị triết lý của Đạo giáo dần trở nên
trong sạch và dễ dàng nội hóa trong nhận thức của các tầng lớp xã hội. Đền miếu
và Đạo quán ở nhiều địa phương khác nhau được triều đình cho trùng tu, xây
dựng thêm. Những đền miếu và Đạo quán tiêu biểu có thể kể đến như: Đền Bạch
Hổ ở Quảng Ngãi, Đền Thượng ở Ninh Bình, thờ Đinh Tiên Hoàng. Miếu Hỏa
Thần ở Hà Nội, thờ Thần lửa.14
Mối quan hệ tam giáo đồng nguyên thời Lê – Nguyễn
Tóm lại, Nho giáo vẫn là hạt nhân nổi bật nhất thời kì Lê-Nguyễn. Trong khi
có giai đoạn dung hợp Tam giáo bị ngắt quãng, Phật giáo và Đạo giáo cũng được
khôi phục và thừa nhận, nhằm đưa “chúng sanh” thoát khỏi “bể khổ” đương thời
“tự tâm tu thân”. Đời sống tư tưởng thời kì này rất phong phú vì tính dung chấp
rất cao. “Tam giáo đồng nguyên” với Nho giáo làm trung tâm hình thành dưới
yêu cầu của việc tổ chức, quản lý một quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ. 1.3
Tam giáo đồng nguyên cuối XIX – đầu XX
Tổng quan về tam giáo đồng nguyên cuối XIX đầu XX
Tam giáo đồng nguyên thời kì này tuy chịu nhiều tác động từ bối cảnh xã hội
rối ren, nhưng vẫn không ngừng thống nhất các yếu tố triết lý, đạo đức, nhân
sinh quan, nhận thức luận của Tam giáo về một mối, dựa vào nền tảng hòa trộn
các tư tưởng, văn hóa, truyền thống bản địa và tinh thần đạo Phật làm cơ sở để
hình thành các tôn giáo mới như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương…
Biểu hiện của việc dung nạp tam giáo cuối XIX đầu XX a) Phật giáo15
14 Dương Thị Giàu, Trần Hoàng, Võ Thị Thúy Quyên, Nho, Phật, Đạo giáo thời Nguyễn (1802 – 1884), Blog Tìm hiểu lịch sử, 2018 12
Từ góc độ bối cảnh xã hội, Việt Nam cuối XIX đầu XX xảy ra nhiều biến
động lớn. Từ thất bại của nhà Nguyễn, Pháp thành công xâm lược và biến nước
ta thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Điều này gây ra những nhiễu
nhương ảnh hưởng đến sự tồn vong của Phật giáo khi các nhận thức sai lầm về
Phật giáo dần xuất hiện. Phật giáo bị coi như một loại thần giáo; Chùa chiền chỉ
còn hình thức thờ cúng mê tín dị đoan; Tăng ni, phật tử sa đọa trong dục vọng
trần tục, phần đông chỉ mưu cầu chức tước, danh vọng, thậm chí làm tay sai cho vua chúa.
Trước tình hình đó, các phong trào chấn hưng Phật giáo đã xuất hiện trên
khắp cả nước, diễn ra đồng thời với các phong trào yêu nước chống Pháp. Hòa
thượng Khánh Hòa – một trong những người khởi xướng phong trào chấn hưng
Phật giáo Nam kỳ đề ra làm ba tiêu chí: “chỉnh đốn Tăng già; kiến lập Phật học
đường và diễn dịch, xuất bản kinh sách Việt ngữ”. Những tiêu chí đó đã được áp
dụng bởi các cao tăng từ đầu thế kỉ XX trong việc tích cực đào sâu vào giáo lý
Phật giáo, cải cách nội dung, hình thức của đào tạo Tăng tài, thiết chế tổ chức Giáo hội. b) Nho giáo
Đối lập Nho giáo thời Lê-Nguyễn, Nho giáo cuối XIX đầu XX có thể được
nhận định với cụm từ “suy vi”. Nguyên nhân được G.S Nguyễn Khắc Thuần
phân tích: "Chúng ta biết rằng, nhà nước phong kiến là đỉnh cao tôn thờ của nhà
Nho. Người ta đi học Nho là để ra phò vua giúp nước. Và người ta lấy việc trung
quân làm lý tưởng. Vậy mà bấy giờ, vua không còn xứng đáng đại diện cho quốc
gia, triều đình cũng không còn xứng đáng đại diện cho quốc gia. Cho nên lý
tưởng của nhà Nho theo đó mà sụp đổ." Về giáo dục, tuy Pháp vẫn duy trì Nho
học, nhưng đồng thời cũng truyền bá một nền giáo dục hoàn toàn mới, tác động
lớn đến vị trí Nho giáo nói chung. Sự thành công của nền giáo dục Pháp đã cho
thấy những giới hạn không thể vượt qua của Nho giáo. Cụ thể là sự tập trung thái
quá vào khoa học xã hội, tư tưởng hoài cổ trong khi đòi hỏi bắt kịp các quốc gia
xung quanh, cũng như tính chất cực đoan vốn có của Nho giáo. Năm 1910, khoa
15Tống Thị Quỳnh Hương, Quá trình cách tân Phật giáo Nhật bản thời Minh Trị và công cuộc chấn hưng Phật
giáo Việt Nam (Cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX): Những điểm tương đồng và khác biệt, tr. 326-327 13
thi hội cuối cùng của nền giáo dục Nho Giáo Việt Nam được tổ chức. Đây là một
hệ quả tất yếu. Nhưng đó cũng là sự sụp đổ gây ra không ít thiệt hại cho chúng ta ngày nay.16
Vì vậy, để giữ cho sự tồn tại của Nho giáo, hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo là
một cơ sở tồn tại mới mà những người theo “Khuynh hướng truyền thống” ở
Việt Nam buộc phải thực thi. Những năm 30-40, các hoạt động tái thiết Nho giáo
diễn ra rất sôi nổi ở Việt Nam. Tác phẩm "Nho giáo" của Trần Trọng Kim là một
trong những tác phẩm tiêu biểu cho hoạt động thức tỉnh Nho giáo, đồng thời thể
hiện rõ xu hướng hiện đại hoá tư tưởng Nho giáo. c) Đạo giáo
Đạo giáo chủ yếu tồn tại trong các tôn giáo mới, tôn giáo bản địa, như đạo
Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương… Ví dụ như trong giáo lý của Bửu
Sơn Kỳ Hương có tư tưởng vô vi của Đạo giáo.
Mối quan hệ tam giáo đồng nguyên cuối XIX đầu XX
Tam giáo và sự xuất hiện của các tôn giáo mới
- Một là, giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương: là sự dung hợp của tư tưởng Tam giáo
và tín ngưỡng dân gian. Đạo lý Phật giáo, vô vi Đạo giáo được kết hợp nhuần
nhuyễn với triết lý Nho gia để trở thành giáo thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương. Đặc
biệt, những giá trị nhân văn của Bửu Sơn Kỳ Hương đã tạo tiền đề cho đạo Tứ
Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo kế thừa làm cơ sở lý luận tư tưởng giáo lý của mình.
- Hai là, đạo Cao Đài: Những người sáng lập Đạo Cao Đài tuyên bố bao gồm
tất cả các tôn giáo xuất hiện trên đất nước Việt Nam. Đạo Cao Đài thâu hóa đạo
Phật ở giác độ từ bi, dùng đạo lý của Nho trong việc xử thế, thừa nhận khuynh
hướng thần bí của Đạo giáo.17
- Ba là Phật giáo Hòa Hảo: Các tư tưởng của Hòa Hảo đã đạt đến trạng thái
dung hòa tuyệt đối giữa tinh thần Phật-Nho-Đạo và bản sắc dân tộc Việt. Rõ ràng
Phật giáo vẫn là chủ đạo của đạo Hòa Hảo, Nho giáo và Đạo giáo chỉ thể hiện
trong cung cách có luân thường đạo lý (Nho) và phong thái an nhiên tự tại (Đạo).
16GS. Nguyễn Khắc Thuần, Sự lùi bước của Nho giáo ở Việt nam thế kỷ XIX, Tạp chí rif (Pháp), 2013
17Huệ Khải, Tam giáo Việt Nam tiền đề tư tưởng mở đạo Cao Đài, NXB Tam giáo đồng nguyên, 2010 14 2. T
am giáo đồng nguyên hiện nay Phật giáo:18
a)Vai trò định hướng tư tưởng:
“Những ai cho rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những ý tưởng cao vời, đến
tư tưởng triết học và luân lý cao siêu mà quên đi lợi ích kinh tế và xã hội của con
người là sai lầm”19. Từ bao đời nay, sự tồn tại của Phật giáo trong lòng dân đóng
vai trò như ngọn hải đăng định hướng tư tưởng xã hội. Thông qua việc tuân thủ
những nguyên tắc và thấm nhuần tinh thần cao cả của đạo Phật, con người được
dẫn lối tới an yên, thoát khỏi dục vọng. Nhiều hoạt động được tổ chức trên tinh
thần giác hóa, giác ngộ cho Phật tử, mưu cầu cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp.
b)Vai trò với đời sống tín ngưỡng dân tộc:
Bên cạnh những mặt tích cực của tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt,
không thể phủ nhận những ứng dụng văn hóa Phật giáo vào tín ngưỡng dân tộc.
Chẳng hạn, ngoài việc đi chùa lễ Phật, một số người đã lập bàn thờ Phật ngay tại
nhà bên cạnh bàn thờ tổ tiên và thần linh bản địa. Các nhà sư dần đóng một vai
trò thiết yếu trong những nghi lễ hiếu hỉ. Thói quen cúng dường tam bảo, bố thí,
phóng sinh được thay thế cho tập tục đốt nhiều vàng mã của thời đại cũ.
c)Vai trò với giáo dục đạo đức, lối sống:
Từ vị trí của một tôn giáo ngoại sinh, những giá trị đạo đức của Phật giáo dần
đồng nhất với tư duy truyền thống của dân tộc Việt. Xuyên suốt tiến trình phát
triển của Tổ Quốc, lòng yêu nước, nhân ái, nghĩa hiệp, đoàn kết, đạo đức lao
động đã trở thành những chuẩn mực cao nhất trong sự hòa quyện giữa tinh thần
dân tộc và triết lý Phật giáo. Đặc biệt, lòng yêu nước của nhân dân ta không chỉ
biểu hiện qua sự kiên quyết, lòng tự tôn dân tộc, mà còn là thái độ “đánh kẻ chạy
đi, không ai đánh người chạy lại”, vị tha, bao dung, hòa hảo. Nho giáo20
Quan điểm kết hợp “lễ, nhạc, hình, chính” trong việc xây dựng xã hội của
Nho giáo vẫn được ứng dụng trong ngày nay. Cụ thể, bên cạnh những khái niệm
“hình”, “chính” khô khan, cứng nhắc, “lễ” còn thường được sắp xếp hài hòa với
18 Vũ Ngọc Định, Vai trò của Phật giáo trong lĩnh vực tư tưởng và đạo đức xã hội
19 W. Rahula – Lê Kim Kha (dịch) (2011), Những điều Đức Phật đã dạy, Nxb Phương Đông.
20 Thái Vĩnh Thắng, Ảnh hưởng của nho giáo đối với văn hóa pháp luật Việt Nam, 2009, Tr. 34-39 15
“nhạc” để làm cho con người tương thân, tương kính. “lễ” được biểu hiện qua lối
sống chừng mực, điều độ, một phong thái chỉn chu, tôn trọng những mối quan hệ
xung quanh, từ đó góp phần thiết lập trật tự xã hội. Khổng tử cho rằng: “dùng
nhạc để trị lòng người, thì cái lòng giản dị, chính trực, từ ái, thành tín, tự nhiên
phơi phới mà sinh ra”. Hơn ai hết, Đức Thánh hiểu rõ “cái thế lực rất mạnh về
đường đạo đức” của tính nhạc, nên mới tập trung “chế nhạc để dạy người”. Quan
điểm nhạc “cốt hoà thanh âm cho tao nhã để di dưỡng tính tình” vẫn được ứng
dụng trong hai cuộc chiến vĩ đại chống Pháp và Mỹ của Tổ quốc. Đó là những
bài ca hừng hực tinh thần yêu nước và tráng chí, hết lòng cổ vũ thanh niên xông
pha trận mạc bảo vệ quê hương. Trên tất cả, “nhạc” gắn kết con người và thổi
vào lý tưởng của họ một sức sống mới. Đạo giáo21
Tuy Đạo giáo không còn tồn tại với tư cách là một tôn giáo trong đời sống
hiện đại, nhưng tác động của nó đối với tư tưởng và đời sống xã hội Việt Nam
vẫn luôn được thể hiện qua các hình thức dưỡng sinh, võ thuật, các hình thức
xem bói, thờ cúng. Một số đạo quán vẫn còn tồn tại ở Hà Nội có thể kể đến như
Thăng Long tứ quán. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt
Nam không ngừng dung chấp, cải tiến trên tinh thần sáng tạo, đậm đà bản sắc. Vì
vậy, tín ngưỡng thờ thần của người Việt không phải là Đạo giáo.
Phần 3: Quan điểm cá nhân về “tam giáo đồng nguyên” trong xã hội
Việt Nam qua các thời kì
Nhìn chung, hiện tượng Tam giáo đồng nguyên xuyên suốt các thời kì
phong kiến đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Về cơ bản, Nho giáo là rường cột
trong thể chế chính trị, Phật giáo là tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần,
còn Đạo giáo phục vụ đời sống tín ngưỡng. Về sự dung hợp của Tam giáo, tuy
khác biệt về phương thức và quan điểm, nhưng cả ba tôn giáo đều hướng đến
phát triển những phẩm chất tốt đẹp, định hướng xã hội theo chiều hướng tích
cực, cũng như khiến đời sống tinh thần con người thêm phần phong phú. Nền
21TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phong thủy và tĩn ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (kỳ 4): Tín
ngưỡng Việt Nam có phải là Đạo giáo?, Báo Pháp luật Việt Nam, 2021 16
tảng là giáo lý đậm đà tinh thần nhân đạo của Phật giáo vẫn đóng vai trò dung
hòa tính chất vô vi, huyền ảo của Đạo giáo và triết lý của Nho giáo.
Bên cạnh những giá trị to lớn của Tam giáo đồng nguyên vẫn còn được bảo
tồn và phát huy, trong bối cảnh hội nhập, sự xuất hiện của một số nền văn hóa
ngoại lai, các tín ngưỡng, trào lưu không lành mạnh đã dẫn đến những tác động
tiêu cực đến văn hóa, xã hội. Có thể kể đến là hiện tượng “Hội Thánh Đức Chúa
Trời” lợi dụng tự do tín ngưỡng để truyền đạo trái phép, kích động chia rẽ tôn
giáo, cổ xúy mê tín dị đoan, lừa đảo tài sản, đập phá bàn thờ tổ tiên. Hay những
tổ chức, cá nhân, thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích cá
nhân của họ. Có thể kể đến như trường hợp Tịnh Thất Bồng Lai, một cơ sở thờ
tự bất hợp pháp, trá hình Phật giáo để trục lợi cá nhân. Đó cũng có thể là các thế
lực thù địch lợi dụng tôn giáo để công kích, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà
nước với những luận điệu như “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, “vi phạm quyền tự
do tôn giáo” của người dân; yêu cầu tự do tôn giáo không cần đặt dưới sự quản
lý của Nhà nước. Trước sức lan tỏa của truyền thông, các phần tử này còn không
ngừng sử dụng những nền tảng xã hội để phát tán các bài viết, thông tin kích
động quần chúng, từ đó gây sức ép lên ngoại giao và đồng thời gắn các vấn đề
dân chủ và nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo với các vấn đề về viện trợ kinh tế,
đầu tư phát triển, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.22
Trước tình hình đó, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức xã hội về
tôn giáo của người dân, cũng như đẩy mạnh công tác đối ngoại về tôn giáo, chủ
động tham gia các diễn đàn tôn giáo quốc tế và khu vực. Mỗi công dân trong thời
đại mới cũng cần giữ một sự tỉnh táo nhất định, đồng thời không ngừng đấu
tranh, bài trừ các hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện các hành vi sai lệch
chuẩn mực đạo đức, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc. 23 III. PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích Văn hóa Việt Nam dưới góc độ phân tử, ta nhìn
nhận được tính hỗn dung điển hình trong Tam giáo đồng nguyên nói riêng và bản
22 Hoài Nhung, Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng tôn giáo kích động gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Báo Công an Kom Tum, 2021
23 Vũ Chiến Thắng, Kiên quyết đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo nhằm chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, 2020. 17
sắc Việt Nam nói chung. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, nền văn hóa mở của
chúng ta không chỉ là lợi thế lớn với sự đa dạng, phong phú, mà nó còn tiềm ẩn
nguy cơ tiếp thu cái xấu cũng nhanh tương đồng. Chính vì vậy, thế hệ trẻ-những
con người chèo lái chiếc thuyền tương lai của nhân loại cần tích cực xây dựng
nhận thức của bản thân, thấu hiểu những giá trị đẹp đẽ của Tam giáo đồng
nguyên để từ đó, không ngừng bảo tồn và phát triển. IV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 2: Từ Lý Nam Đế (544) đến Lý
Thái Tông (1054), NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2001
2.Nguyễn Khắc Viện, Bàn về đạo Nho, Nhà xuất bản Trẻ, 1998
3.Nguyễn Thọ Đức, Nho giáo và tư tưởng dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2 (136), 2017
4.Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Khảo mục chí, T III, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961, tr 54
5.Phan Ngọc , Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin HN, 2002.
6.PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch Sử Việt Nam, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Tr 95 đến 99
7.Tống Thị Quỳnh Hương, Quá trình cách tân Phật giáo Nhật bản thời Minh Trị và
công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam (Cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX):
Những điểm tương đồng và khác biệt, tr. 326-327
8.Thái Vĩnh Thắng, Ảnh hưởng của nho giáo đối với văn hóa pháp luật Việt Nam, 2009, Tr. 34-39
9.Thích Nhật Từ (biên tập), Lãnh đạo chánh niệm & hòa bình, NXB Tôn giáo, 2019 10.
Trần Hoàng Dũng, Sự dung hợp và tiếp biến của tư tưởng Tam giáo đồng
nguyên ở Việt Nam so với Trung Hoa, Tạp chí nghiên cứu Phật học, NCS
Trường ĐHKHXH&NV ĐHQGHN, 2012. 11.
TS. Trần Thị Hồng Thúy (chủ biên), Đại cương văn hóa Việt Nam, NXB
Lao động – Xã hội, 2011 18 12.
TS. Phạm Thái Việt (chủ biên), Đại cương về văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, 2004 13.
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phật giáo thời Hậu Lê, NXB Tôn giáo, 2014 14.
BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam, Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc
Chánh thiện, 2006, xem tại: https://gdptvietnam.org/lich-su-phat-giao-viet- nam-thoi-dai-le-nguyen.gdpt 15.
Dương Thị Giàu, Trần Hoàng, Võ Thị Thúy Quyên, Nho, Phật, Đạo giáo
thời Nguyễn (1802 – 1884), Blog Tìm hiểu lịch sử, 2018, xem tại:
http://timhieulichsuvn.blogspot.com/2018/02/nho-phat-ao-giao-thoi-nguyen- 1802-1884.html 16.
Hoài Nhung, Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng tôn giáo kích động gây mất ổn
định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Báo Công an
Kom Tum, 2021, xem tại: https://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-
tu/chong-dien-bien-hoa-binh/76907.html 17.
Huệ Khải, Tam giáo Việt Nam tiền đề tư tưởng mở đạo Cao Đài, NXB Tam
giáo đồng nguyên, 2010, xem tại: https://vietbooks.info/threads/tam-giao-
viet-nam-tien-de-tu-tuong-mo-dao-cao-dai-nxb-tam-giao-dong-nguyen-hue- khai-218-trang.23370/ 18.
Lê Anh Dũng, Nhịp cầu giáo lý, Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của dân
tộc Việt Nam qua các thời đại, 2004, xem tại:
http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=142 19.
Nguyễn Công Lý, Tạp chí Hán Nôm số 2 (51), 2002, tr. 3-11, xem tại:
https://phatgiao.vn/bai-viet/tinh-than-dung-hop-tu-tuong-phat-lao-nho-
trong-van-hoc-phat-giao-ly-tran.html 20.
Nguyễn Quốc, Hội thánh Đức Chúa Trời” - Thủ đoạn nguy hiểm của “tà
đạo, Báo Sài Gòn giải phóng, 2018, xem tại: https://www.sggp.org.vn/hoi-
thanh-duc-chua-troi-thu-doan-nguy-hiem-cua-ta-dao-515275.html 21.
Nguyễn Thị Linh, Nho giáo thời Lý-Trần, 2017, xem tại
http://thpt.daytot.vn/thuat-ngu/Lop-10/NHO-GIAO-THOI-LY-TRAN- 844.html 19 22.
Phong Kiều, “Tam giáo đồng nguyên” trong đời sống chính trị, tôn giáo
Thăng Long – Hà Nội, Trang thông tin NXB Hà Nội, 2015, xem tại:
http://www.nxbhanoi.com.vn/chi_tiet_tin/tabid/204/cateID/4/artilceID/1460 6/language/vi-VN/Default.aspx 23.
Redsvn, "Quan điểm về Nho – Phật – Đạo và tinh thần tam giáo đồng
nguyên thời Trần", 2021 xem tại: http://redsvn.net/quan-diem-ve-nho-phat-
dao-va-tinh-than-tam-giao-dong-nguyen-thoi-tran2/ 24.
Trần Trọng Dương, báo Công an nhân dân, Tản mạn về tín ngưỡng và tam
giáo trong văn hóa Đại Việt, 2021, xem tại: https://cand.com.vn/Khoa-hoc-
Van-Minh/tan-man-ve-tin-nguong-va-tam-giao-trong-van-hoa-dai-viet- i631093/. 25.
Thích Tâm Chánh, Pháp tu Tịnh Độ của Phật giáo Việt Nam thời Lê –
Nguyễn, 2021, xem tại: https://phatgiao.org.vn/phap-tu-tinh-do-cua-phat-
giao-viet-nam-thoi-le-nguyen-d45923.html 26.
TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phong thủy và tĩn ngưỡng thờ thần thánh tại các
tứ trấn Việt Nam (kỳ 4): Tín ngưỡng Việt Nam có phải là Đạo giáo?, Báo
Pháp luật Việt Nam, 2021, xem tại: https://baophapluat.vn/phong-thuy-va-
tin-nguong-tho-than-thanh-tai-cac-tu-tran-viet-nam-ky-cuoi-doc-dao-tin-
nguong-tho-troi-post426952.html 27.
Th.S Nguyễn Thị Hiền, Tìm hiểu hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” thời
Lý Trần”, Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Kon Tum, 2021,
xem tại: https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-
doi/tim-hieu-hien-tuong-tam-giao-dong-nguyen-o-viet-nam-thoi-ly-tran- 200.html 28.
Vũ Chiến Thắng, Kiên quyết đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề tôn
giáo và công tác tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây
mất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, 2020,
xem tại: https://tapchicongsan.org.vn/media-
story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/e-ton-giao-va-cong-tac-ton-
giao-nham-chia-re-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-gay-mat-on-dinh-chinh- tri-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-nay 20