Chnghĩa duy vật biện chứng là gì? Nội dung, phương pháp và ví dụ
1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?
Chnghĩa duy vật và chnghĩa duy tâm được biết đến là hai tờng phái triết học lớn
trong lịch sử triết học, giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm sự đối lập căn bản trong
quan niệm về nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế gii.
Chnghĩa duy vật biện chứng được biết đến chính hình thức bản thứ ba của chủ
nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó
được V.I.Lênin phát triển. Chnghĩa duy vật bin chứng ngay tkhi mới được ra đời đã có
vai trò quan trọng giúp có thể khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời
cổ đại, chnghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật bin chứng là đnh cao trong sự phát
trin của chnghĩa duy vật.
Theo quan đim duy vật thì nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giớivật chất,
còn theo quan điểm duy tâm thì đó là ý thức (hay tinh thần).
Ta nhận thấy rằng, chủ nghĩa duy vật bin chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như
chính bản thân nó tn tại mà chủ nghĩa duy vật biện chứng còn một công cụ hữu hiệu giúp
những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hin thực y.
Đặc trưng bản của chủ nghĩa duy vật bin chứng đó chính coi một sự vật hay một
hiện tượng trong trạng thái luôn phát trin và xem xét trong mi quan hvới các sự vật và
hiện tượng khác.
Chnghĩa duy vật bin chứng cũng chính là cơ s luận của thế giới quan khoa học;
khoa hc vnhững quy luật chung nhất của sự vn động phát trin trong t nhiên, xã hi
tư duy.
Triết học Mác - Lênin vbản chất chính là triết học duy vật, bởi triết học đó coi ý thức là
tính chất của dạng vật chất có tchức cao bộ não người nhiệm vụ của bộ não người đó
chính là phản ánh gii tự nhiên. Sự phản ánh đó sẽ có tính bin chứng, bởi thông qua đó mà
con người nhận thức được mi quan hệ qua lại chung nhất giữa các sự vật, hiện tượng của thế
giới vật chất; bên cạnh đó cũng sẽ nhn thức được rằng, sự vận động và phát triển của thế giới
kết quả của các mâu thuẫn đang tồn tạin trong thế giới đang vận động đó.
Chnghĩa duy vật bin chứng chính hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ
nghĩa duy vật. Bản chất của chủ nghĩa duy vật bin chứng được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Giải quyết duy vật bin chứng vấn đề cơ bản của triết học
- Sự thng nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tạo nên chủ nghĩa duy vt
biện chứng chnghĩa duy vật biện chứng không chỉ phương pháp giải thích, nhận thức
thế giới, mà chủ nghĩa duy vật biện chứng n là phương pháp cải tạo thế giới của giai cấp
công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội
- Quan niệm duy vật về lịch sử là cuộc cách mạng trong học thuyết về xã hội
- Sự thống nhất giữa tính khoa hc với tính cách mạng, luận với thực tiễn to nên tính
sáng to của triết học Mác - Lênin.
2. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phép biện chứng duy vật gồm 3 quy luật cơ bản cụ thể sau đây:
- Thnhất: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có nội dung bao gm:
+ Các khái niệm về mâu thuẫn mặt đối lập, thống nhất, đấu tranh chuyển biến của
các mặt đối lp;
+ Quy luật thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập nội dung là đưa ra vai tcủa
thng nhất, đấu tranh và chuyển biến của các mặt đối lập trong quá trình tn tại, vận động
phát triển của sự vật, hin tượng.
+ Ý nghĩa phương pháp lun và thực tiễn của quy lut.
- Thứ hai: Quy luật chuyển hóa những thay đổi về ng thành những thay đổi về cht
ngược lại nội dung bao gm:
+ Vị trí của quy luật trong phép biện chứng là một ni dung của quy luật chuyển hóa những
thay đổi vng thành những thay đổi về chất và ngược lại.
+ Nội dung quy luật: Các khái niệm: chất”, ng”, “độ”, điểm nút”, “bước nhảy”.
+ Biện chứng gia chất và lưng.
+ Ý nghĩa phương pháp lun của quy lut.
- Thứ ba: Quy luật phủ định của phủ định có nội dung bao gồm:
+ Vị trí của quy luật trong phép biện chứng.
+ Các khái niêm: phđịnh”, “phủ định của phủ định”.
+ Tính chu kỳ và khuynh hướng xoáy c của sự phát trin.
+ Ý nghĩa phương pháp lun của quy lut.
Các phm trù cơ bản của phép duy vật bin chứng:
Các phạm trù cơ bn của phép biện chứng duy vật bao gồm 6 phm trù cơ bản như sau:
- Cái chung - Cái riêng là mt phạm trù cơ bn của phép biện chứng duy vật.
- Nội dung - Hình thức là mt phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vt.
- Nguyên nhân - Kết quả là mt phạm tcơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Tất nhiên - Ngẫu nhiên là mt phạm tcơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Khnăng - Hin thực là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vt.
- Bản chất - Hiện tượng là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vt.
3. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phương pháp luận biện chứng là mt trong những phương pháp luận rất quan trọng trong
cả Triết học phương Đông và triết học phương Tây thi cổ đại. Theo đó, phương pháp luận
biện chứng đóng vai trò nhn thức đối tượng trong các mi liên hệ với nhau, chúng ảnh hưởng
nhau, chúng ràng buộc nhau. Nhận thức được đối tượng ở trong trạng thái vận động biến đổi,
nằm trong khuynh hướng chung chính phát triển. Đây một quá trình thay đổi về cht
đối với các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của nhng sự thay đổi ấy chính là đấu tranh của
các mặt đối lập nhằm để gii quyết các mâu thuẫn nội tại của chúng.
Như vậy, thể thy phương pháp biện chứng thể hiện được tư duy mềm dẻo, linh hoạt.
Phương pháp biện chứng thừa nhận rằng trong nhng trường hợp cần thiết tbên cạnh i
hoặc làhoặc là…” thìn cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; không những thế nó còn thừa
nhận mt chỉnh thể nào đó trong lúc “vừa là nó li vừa không phải là nó”; ngoài ra nón thừa
nhậni gọi là khẳng định và cái gọi phủ định, vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pp biện chứng phản ánh được cái hiện thực đúng như nó đang tn tại. Nhờ vậy
phương pháp tư duy biện chng đã trở thành những công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức được và cải tạo thế gii.
4. Ví dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định:
dụ như một con rắn ging cái được được coi cái khẳng định, nhưng khi con rắn ging
cái đó đẻ trứng t qutrứng được đẻ ra đó sẽ được coi là i phủ định của rắn ging cái. Sau
đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian vận động và phát trin thì quả trứng lại nở
ra con rắn con. Vậy con rắn con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định
của phủ định t sẽ tr thànhi khẳng định. Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định
của phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu k.
- Ví dụ vphép duy vật biện chứng theo quy luật chuyển hóa những thay đổi về ợng
tnh những thay đổi về chất và ngược lại:
Sau khi tan làm, đi tượng A đi xe máy với quãng đường 10 cây số tquan đcó thể
về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà A di chuyển từ cơ quan đến trước
khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về ợng, cho đến thời điểm A vđến nhà thì đó là có
thay đổi vchất. Như vậy trong trường hợp cụ thể được u này, chúng ta có thể thy sự thay
đổi về ợng đã dẫn đến sự thay đổi về cht.

Preview text:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì? Nội dung, phương pháp và ví dụ
1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm được biết đến là hai trường phái triết học lớn
trong lịch sử triết học, giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có sự đối lập căn bản trong
quan niệm về nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến chính là hình thức cơ bản thứ ba của chủ
nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó
được V.I.Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã có
vai trò quan trọng và giúp có thể khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời
cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao trong sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật.
Theo quan điểm duy vật thì nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới là vật chất,
còn theo quan điểm duy tâm thì đó là ý thức (hay tinh thần).
Ta nhận thấy rằng, chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như
chính bản thân nó tồn tại mà chủ nghĩa duy vật biện chứng còn là một công cụ hữu hiệu giúp
những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là coi một sự vật hay một
hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chính là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là
khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học Mác - Lênin về bản chất chính là triết học duy vật, bởi triết học đó coi ý thức là
tính chất của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và nhiệm vụ của bộ não người đó
chính là phản ánh giới tự nhiên. Sự phản ánh đó sẽ có tính biện chứng, bởi vì thông qua đó mà
con người nhận thức được mối quan hệ qua lại chung nhất giữa các sự vật, hiện tượng của thế
giới vật chất; bên cạnh đó cũng sẽ nhận thức được rằng, sự vận động và phát triển của thế giới
là kết quả của các mâu thuẫn đang tồn tại bên trong thế giới đang vận động đó.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ
nghĩa duy vật. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học
- Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tạo nên chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ là phương pháp giải thích, nhận thức
thế giới, mà chủ nghĩa duy vật biện chứng còn là phương pháp cải tạo thế giới của giai cấp
công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội
- Quan niệm duy vật về lịch sử là cuộc cách mạng trong học thuyết về xã hội
- Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng, lý luận với thực tiễn tạo nên tính
sáng tạo của triết học Mác - Lênin.
2. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phép biện chứng duy vật gồm có 3 quy luật cơ bản cụ thể sau đây:
- Thứ nhất: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có nội dung bao gồm:
+ Các khái niệm về mâu thuẫn và mặt đối lập, thống nhất, đấu tranh và chuyển biến của các mặt đối lập;
+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có nội dung là đưa ra vai trò của
thống nhất, đấu tranh và chuyển biến của các mặt đối lập trong quá trình tồn tại, vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn của quy luật.
- Thứ hai: Quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại có nội dung bao gồm:
+ Vị trí của quy luật trong phép biện chứng là một nội dung của quy luật chuyển hóa những
thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.
+ Nội dung quy luật: Các khái niệm: “chất”, “lượng”, “độ”, “điểm nút”, “bước nhảy”.
+ Biện chứng giữa chất và lượng.
+ Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.
- Thứ ba: Quy luật phủ định của phủ định có nội dung bao gồm:
+ Vị trí của quy luật trong phép biện chứng.
+ Các khái niêm: “phủ định”, “phủ định của phủ định”.
+ Tính chu kỳ và khuynh hướng xoáy ốc của sự phát triển.
+ Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.
Các phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng:
Các phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật bao gồm có 6 phạm trù cơ bản như sau:
- Cái chung - Cái riêng là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Nội dung - Hình thức là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Nguyên nhân - Kết quả là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Tất nhiên - Ngẫu nhiên là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Khả năng - Hiện thực là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Bản chất - Hiện tượng là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
3. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phương pháp luận biện chứng là một trong những phương pháp luận rất quan trọng trong
cả Triết học phương Đông và triết học phương Tây ở thời cổ đại. Theo đó, phương pháp luận
biện chứng đóng vai trò nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, chúng ảnh hưởng
nhau, chúng ràng buộc nhau. Nhận thức được đối tượng ở trong trạng thái vận động biến đổi,
nó nằm trong khuynh hướng chung chính là phát triển. Đây là một quá trình thay đổi về chất
đối với các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của những sự thay đổi ấy chính là đấu tranh của
các mặt đối lập nhằm để giải quyết các mâu thuẫn nội tại của chúng.
Như vậy, có thể thấy phương pháp biện chứng thể hiện được tư duy mềm dẻo, linh hoạt.
Phương pháp biện chứng thừa nhận rằng trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái
“hoặc là… hoặc là…” thì còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; không những thế nó còn thừa
nhận một chỉnh thể nào đó trong lúc “vừa là nó lại vừa không phải là nó”; ngoài ra nó còn thừa
nhận cái gọi là khẳng định và cái gọi là phủ định, nó vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pháp biện chứng phản ánh được cái hiện thực đúng như nó đang tồn tại. Nhờ vậy
mà phương pháp tư duy biện chứng đã trở thành những công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức được và cải tạo thế giới.
4. Ví dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định:
Ví dụ như một con rắn giống cái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con rắn giống
cái đó đẻ trứng thì quả trứng được đẻ ra đó sẽ được coi là cái phủ định của rắn giống cái. Sau
đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở
ra con rắn con. Vậy con rắn con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định
của phủ định thì sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định
của phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
- Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại:
Sau khi tan làm, đối tượng A đi xe máy với quãng đường 10 cây số từ cơ quan để có thể
về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà A di chuyển từ cơ quan đến trước
khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về lượng, cho đến thời điểm A về đến nhà thì đó là có
thay đổi về chất. Như vậy trong trường hợp cụ thể được nêu này, chúng ta có thể thấy sự thay
đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.