Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nguyễn Thị Trà My MSSV 22200078 Nhóm 96
1,Chủ nghĩa duy vật biện chứng gồm hai nguyên lý cơ bản :
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại
trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa
các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản. Cái chung và cái riêng
Bản chất và hiện tượng
Nội dung và hình thức
Nguyên nhân và kết quả
Khả năng và hiện thực
Tất nhiên và ngẫu nhiên Tính chất : Tính khách quan:
+ Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là cái vốn có.
+ Mối liên hệ tồn tại đọc lập không phụ thuộc vào ý thức con người.
+ Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ. Tính phổ biến:
+ Không có sự vật hiện tượng, quá trình tồn tại tuyệt đối biệt lập.
+ Sự tồn tại của các sựu vật, hiện tượng là môt hệ thống mở, có mối liên hệ với hệ thống khác, tương
tác và biến đổi lẫn nhau.
Tính đa dạng phong phú:
Mối liên hệ phổ biến được chia làm nhiều dạng
+ Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và gián tiếp
+ Mối liên hệ phổ biến bản chất và hiện tượng
+ Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và thức yếu.
+ Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và ngẫu nhiên.
...........................................................................
Ý nghĩa: Khi xem xét bất kỳ sự vật hiện tượng nào chúng ta phải có quan điểm toàn diện đặt sự vật hiện
tượng trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng khác phải nghiên cứu các mặc cấu thành củ nó, các quá
trình phát triển của nó từ đó chúng ta có cái nhìn đa chiều nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng và sửu
lý hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống tránh sự phiến diện siêu hình hình và ngụy biện. VÍ DỤ:
Khi giải đề môn toán chúng ta phải vận dung kiến thức ngữ văn để đọc và đánh giá đề thi.
Khi giải đề môn lý chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán .
Khi học vận dụng về các môn xã hội chúng ta phải vận dụng tư duy logic của các môn tự nhiên.
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan
phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản Trong đó:
Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Ba quy luật này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Tính chất:
+ Tính khách quan: Tất cả các sự vật hiện tượng trong cuộc sống luôn vận động, phát triển một cách
khách quan, độc lập với ý thức của con người.
+ Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở tất cả sự vật hiện tượng lĩnh vực trong cuộc sống từ tự nhiên xã hội và tư duy
+ Tính kế thừa: sự phát triển tạo ra cái mới trên cơ sở chọn lọc, kế thừa giữ lại những gì hợp lý đồng
thời loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu của cái cũ.
+ Tính đa dạng phong phú: sự phát triển có muôn hình muôn vẻ biểu hiện ra bên ngoài theo nhiều loại hình khác nhau
Giới hữu cơ: sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
Xã hội: năng lực chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội ngày càng lớn của con người
Tư duy: nhận thức ngày càng sâu sắc toàn diện đúng đắn hơn Ý nghĩa:
Khi xem xét các sự vật hiện tượng ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển
Không được giao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển và chủ động thúc đẩy sự phát triển Ví dụ:
Thời đại công nghiệp 4.0 và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, em –thế hệ gen Z đang
ngày càng phát triển bản thân để đáp ứng, thích nghi với sự giaothoa, hòa nhập với các nước trên thế giới.
Để phát triển bản thân một cách hiệu quả nhất cần hiểu được bản thân mình cónhững điểm mạnh, điểm
yếu nào. Em sẽ nhận thức và phát triển những kỹ năng cầnthiết để phát huy tối đa những điểm mạnh
và cải thiện những điểm hạn chế, chưa tốtcủa bản thân. Khi các công ty liên kết với nước ngoài thì việc
học một ngôn ngữ mới là một “vũ khí” mạnh trên con đường thăng tiến trong công việc. 2,Tóm tắt 3 quy luật
Quy luật mâu thuẫn: là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan
trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy
luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển
chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâuthuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
Nội dung: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướngđối lập tạo thành
những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập là nguồn gốc của sự
vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cáimới ra đời.
Ý nghĩa: Cần phải thấy được đông lực phát triển của sự vật xuất phát từ những mâu thuẫn trong bản
thân nó. Việc nhận thức mâu thuẫn là điều cần thiết và phải khách quan. Trong hoạt động thực tiễn,
phải xác định được trạng thái chín muồi của mâu thuẫn đê kịp thời giải quyết.
VÍ DỤ: như khi em bị điểm kém vì một bài kiểm tra hay kì thi thì đây là lúc bản thân xẩy ra mâu
thuẫn. Tại sao lại như vậy? Đây là lúc em phải tự ngồi xuống nhìn nhận lại bản thân mình. Em đặt ra
vô số câu hỏi cho bản thân như:Em có thực sự cố gắng chưa? Em có dành nhiều thời gian với môn học
nàychưa? Em đã có tìm hiểu bài và học bài kĩ chưa? Thì khi đó là lúc em nhận ra bản thân em đã
không làm được, em chưa cố gắng, em còn sự xao nhãn, còn lướt mạng xã hội quá nhiều, mà cái cần
ưu tiên và quan trọng hơn là việc học bàivà ôn tập cho bài kiểm tra. Qua nhiều lần tự hỏi và phê bình
bản thân em đã thấy được mặt hạn chế cũng như mâu thuẫn của bản thân (muốn điểm cao nhưng lại
lười biếng) vì thế mà em có động lực, có cái để sửa sai và rút kinh nghiệm trongnhững bài kiểm tra sau.
Quy luật Lượng – chất: chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành
theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang
một trạng thái phát triển tiếp theo. Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này:“ Những thay đổi đơn thuần về
lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóathành những sự khác nhau về chất”
Nội dung: bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi về lượng dẫn đến biến
đổi về chất. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đếnbiến đổi về chất, sản sinh chất mới.
Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị
tất yếu của biến đổi về chất.Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi
về chấtvà lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
Ý nghĩa quy luật: Muốn có sự thay đổi về chất phải tích lũy về lượng, không được nóng vội, chủ
quan. Khi tích lũy về lươngj đã đủ cần thực hiện bước nhảy tránh bảo thủ, trì trệ. Cần phân biệt và vận
dụng sáng tạo bước nhảy. Đẻ sự vật còn là nó phải nhận thức được độ của nó và không để lượng thay
đổi vượt quá giới hạn độ. Khi chất mới được ra đời cần xác định quy mô và tốc độ phát triển mới về lượng.
Ví dụ về quy luật lượng chất đó chính là sự chuyển hoá thành các dạng tồn tại khác nhau của nước.
Nước xét trên phương diện cấu tạo hoá học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố đó là
hidro và oxi. Nước có công thức hoá học là H20. Ở điều kiện bình thường, nước tồn tại ở dạng lỏng
nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước còn tồn tại ở nhữung dạng khác nhau như rắn, khí hau plasma.
Quy luật lượng chất thể hiện rõ nhất trong quá trình chuyển hoá giữa những dạng tồn tại khác nhau của
nước. Trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta có thể thấy rằng chất của nước chính là
trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí hay plasma) còn lượng chính là nhiệt độn nước, vận tốc của các phân
tử nước. Có thể nhận thấy rõ ràng, trạng thái của nước luôn tương ứng với nhiệt độ của nó. Khi nhiệt
độ của nước ở -237 độ c thì nước ở thể rắn, nhiệt độ có tăng them tới -270 độ c hay thậm chí lên tới -10
độ c thì nước vẫn ở thể rắn mà thôi.
Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biệnchứng duy vật trong
triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển,theo đó sự phát triển của sự vật, hiện
tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giaiđoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoắn trôn ốc.
Nội dung: Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là domâu thuẫn trong bản
thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh vàchuyển hoá giữa các mặt đối lập trong
bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặtphủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật
cũ chuyển thành cái đối lậpvới cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách
là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và trở lại cái ban đầu nhưng khônggiống nguyên
vẹn như cái cũ mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn
Trong thực tế, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật có thể gồm nhiều lần biện chứng.
Ý nghĩa của quy luật: đây là cơ sở để hiểu sự ra đời của cái mới và mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn và phải biết sàng lọc
những gì tích cực của cái cũ. Phát triển không phải là đường thẳng mà theo đương xoắn ốc đi lên tức là
có nhiều khó khăn phức tạp trong quá trình vận động phát triển. Ví dụ
Phép biện chứng chỉ có ba quy luật cơ bản vì :
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chỉ ra hình thức chung nhất của sự vận động, phát
triển của thế giới vật chất và nhận thức của con người về thế giới đó, đồng thời các quy luật này cũng
tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng. Vì vậy đây là nền tảng cho sự phát triển
của sự vật hiện tượng sau này.
Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên
nhân và động lực bên trong của sự vận động, quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến
những biến đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức và tính chất của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra.
Các quy luật này định hướng cho việc nghiên cứu của những quy luật đặc thù và đến lượt mình, những
quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới, của nhận thức và những hình thức cụ thể của chúng chỉ có
tác dụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với những quy luật đặc thù.
Theo triết học Mác-Lênin thì mối quan hệ qua lại giữa các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
với các quy luật đặc thù của các khoa học chuyên ngành tạo nên cơ sở khách quan của mối liên hệ giữa
chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa học chuyên ngành.
3, * Hình thái kinh tế - xã hội:
Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội:
Hình thái kinh tế - xã hội là mộtphạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy
vậtbiện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhấtđịnh, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp vớimột trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến
trúc thượngtầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
Nó chínhlà các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa cácmặt trong đời sống xã
hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn
chỉnh, có cấu trúc phức tạp,trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và
kiếntrúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng vàtác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. - Kết cấu:
+ Lực lượng sản xuất: nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội, là yếu tố suy đến cùng quyết
định sự hình thành và phát triển hình thái KTXH
+ Quan hệ sản xuất: quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Các QHSX tạo thành CSHT và
quyết định quan hệ xã hội.
+ Kiến trúc thượng tầng: bảo vệ và duy trì, phát triển CSHT đã sinh ra nó
+ Ngoài ra còn các quan hệ khác: gia đình, dân tộc, quan hệ xã hội khác gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất.
Quan điểm của em về việc bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến lên thẳng CNXH
Bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là tuân theo quy luật.
Con đường đi lên CNXH “bỏ qua” chế độ TBCN:
Thứ nhất, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường cách mạng tất yếu khách
quan,con đường xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Thứ hai, trong thời kỳ quá độ lên CNXH: còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, song sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thanhg phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm vai
trò chủ đạo, còn nhiều hình hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động vẫn là chủ đạo,
ngoài ra còn phân phối thep mức độ đóng góp và quỹ phức lợi xã hội; còn quan hệ bót lột và bị bót
lột, song vai trò bót lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị.
Thứ ba, tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã được chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là
những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu về quản lý để phát triển xã hội, quản lý phát
triển xã hội, đặc biệt là phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Thứ tư, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là tạo sự biên đổi về chất của xã hội trên tất cả các
lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiềuh ình thức tổ
chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân. 4,
Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật,
công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người.
Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.
Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người với người
về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất vì:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất các mặt đối lập
chứa đựng mâu thuẫn trong quá trình sx xã hội, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
và quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Sự tác động này có xảy ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực
Khi QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX sẽ thúc đẩy các yếu tố trong LLSX phát triển.
Khi QHSX không phù hợp với trình độ pt của LLSX sẽ kìm hãm các yếu tố trong LLSX phát
triển tạo thành mâu thuẫn trong lòng xã hội giữa LLSX mới và QHSX cũ
+ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong mối quan hệ quy định lẫn nhau, thống nhất với
nhau. Tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp
với trình độ đó trên cả 3 phương diện: Sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý, phân phối
+ Tính ổn định phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có
khả năng phát triển Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
chính là nội dung cơ bản của quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất”.
+ Sự tác động của quy luật này tạo nên nguồn gốc động lực cơ bản nhất đối với sự vận động và phát triển
của nền sx VC do đó, là sự VĐ, phát triển của toàn XH
+ Ví dụ: công nhân trình độ không cao trước đây đều làm bằng thủ công, khi áp dụng công nghệ cao và mới
mẻ vào trong sản xuất thí thời gian để có thể thích nghi rất lâu, có thể làm trì trệ công việc và giảm năng
suất của lực lượng sản xuất. Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơ quan xí nghiệp sản xuất hàng hóa
nhiều và tốt, năng suất lao động tăng, người lao động hăng hái sản xu
Làm cho lịch sử loài người vận động trải qua 5 hình thái PTSX từ thấp đến cao
Xã hội cộng đồng nguyên thủy
Xã hội chiếm hữu nô lệ Xã hội phong kiến
Xã hội tư bản chủ nghĩa.
Xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Quy luật đấu tranh giai cấp không hoạt động trong tất cả hình thái KT-XH vì khi có mâu thuẫn giai cấp mới có
đấu tranh giai cấp mà hình thái kinh tế – xã hội cộng đồng nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên và sơ
khai nhất trong lịch sử loài người, một số đặc trưng nổi bật của hình thái này là: Tư liệu lao động thô sơ, chủ
yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động; Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản
phẩm lao động; Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật; Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng,
cùng làm cùng hưởng thụ. Vì vậy quy luật đấu tranh giai cấp không tồn tại trong xã hội cộng đồng nguyên thủy.