Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là kết quảcủa sự vận đụng pp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vậtvào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là kết quả
của sự vận đụng pp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật
vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại
KHÁI NIỆM LLSX VÀ QHSX Lực lượng sản xuất PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT: Quan hệ sản xuất I.
Lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực
tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người lao động. 1. Người lao động:
Là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, là người tạo ra và sử dụng tư liệu lao động
vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
VD: người lao động là yếu tố con người và sẽ có những phẩm chất như là sức khỏe; trí
tuệ; trình độ chuyên môn; kinh nghiệm; họ có thể là công nhân, nông dân, kỹ sư, bác sĩ, …. 2. Tư liệu sản xuất:
Là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động
a. Tư liệu lao động: là những cái mà con người dùng để tác động lên đối tượng lao
động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm.
+ Công cụ lao động: ví dụ như là cái cày, cái cuốc, máy kéo,máy móc….
+ Phương tiện lao động: ví dụ như là cầu, đường, bến cảng, phương tiện giao thông.
b. Đối tượng lao động: là những cái mà con người sẽ dùng công cụ lao động để tác
động vào chúng để tạo ra sản phẩm.
+ Đối tượng có sẵn trong tự nhiên: đất, rừng, cá, tôm
+ Đối tượng đã qua chế biến: điện, xi măng, polime,… VD: Câu hỏi 1: T
rong kết cấu của LLSX yếu tố nào giữ vai trò quyết định nhất? Tại sao?
Người lao động giữ vai trò quyết định nhất
+ Người lao động là lực lượng cơ bản sáng tạo ra công cụ lao động và trực tiếp sử dụng
công cụ lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Các giá trị và hiệu quả thực tế của
công cụ lao động phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động.
+ Người lao động là chủ thể của quá trình sản xuất, quyết định tới mục đích, nhiệm vụ,
phương hướng, quy mô, trình độ, năng suất, hiệu quả… của quá trình sản xuất.
+ Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người
ngày càng tăng lên, đặc biệt là hàm lượng trí tuệ và làm cho họ trở thành yếu tố quyết
định của lực lượng sản xuất xã hội Chú ý: -
Trong các yếu tố làm nên lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố cơ bản, quyết
định và quan trọng nhất. Vì con người không chỉ sáng tạo ra công cụ lao động và
phương tiện lao động, để ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động mà còn trực
tiếp sử dụng công cụ lao động và phương tiện lao động để sáng tạo ra sản phẩm. -
Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện năng lực
thực tiễn của con người ngày một phát triển. -
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan
trọng dần trở thành nguyên nhân trực tiếp biến đổi cả sản xuất và đời sống. Và
khoa học công nghệ có thể được coi là đặc trưng của lực lượng sản xuất hiện nay. II. QUAN HỆ SẢN XUẤT :
Quan hệ sản xuất chính là biểu hiện mqh giữa con người với con người trong quá trình
SX. Chính nhờ mqh con người với con người với nhau mà quá trình SX xã hội mới diễn ra bth.
VD: Trong quá trình khai thác mỏ than, xây nhà..vv. Nếu mỗi người chỉ làm 1 công việc
mà không có sự phối hợp giữa các công nhân, không nghe theo chỉ đạo của qli, tức là
không tồn tại mqh giữa con người với nhau thì tập thể đó k thể nào sx vật chất hiệu quả
được => Con ng cũng phải duy trì tạo dựng các mqh với nhau trong quá trình sx để đảm
bảo quá trình sx được diễn ra bình thường và hiệu quả
-Quan hệ SX bao gồm 3 nội dung cb :
+Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
+ Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất
+Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động
*Phân tích & lấy ví dụ:
Câu hỏi 2: Theo quan điểm của bạn nội dung nào trong QHSX là yếu tố quan trọng nhất?
1. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất:
Quan hệ sở hữu đối với TLSX là quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất và đặc trưng nhất
cho QHSX của xã hội và quyết định hai quan hệ còn lại.
Công cụ lao động, phương tiện lao động và đối tượng lao động thuộc sở hữu của ai thì nó
sẽ xác định địa vị kinh tế xã hội của con người.
Và e muốn nói thêm ở đây Sở hữu về tư liệu sản xuất có hai hình thức cơ bản, đó là sở
hữu tư nhân và sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.
Những hình thức sở hữu này là những quan hệ kinh tế hiện thực giữa người với người
trong xã hội. Đương nhiên để cho tư liệu sản xuất không trở thành "vô chủ" phải có chính
sách và cơ chế rõ ràng để xác định chủ thể sở hữu và sử dụng đối với những tư liệu sản xuất nhất định.
VD1: Trong một cty SX bánh kẹo, thì người nắm giữ tư liệu SX là máy móc thiết bị,
nguyên liệu… và người làm chủ/ ng qli thì sẽ có vai trò tổ chức lí quản điều hành SX và
ông có quyền đưa ra phương thức để phân phối sản phẩm. Và ngược lại, những ai mà k
nắm giữ những TLSX – tức là hỏng có tiền để mua máy móc thiết bị để trở thành chủ thì
phải bán sức lao động để làm thuê và nhận đc của cải ít hơn người làm chủ.
2 .Quan hệ trong tổ chức và quản lý SX:
Trong xã hội ai là người tổ chức điều hành và quản lý SX. Nó sẽ trực tiếp tác động đến
quá trình, quy mô, tốc độ và hiệu quả của SX.
VD2: Ông chủ hay một người qli giỏi sẽ có pp tổ chức SX hợp lí để cho nhân viên đỡ cực
và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao. Ngược lại, nếu người chủ người quản lí
không được giỏi, xàm, k có khoa học ...vv. thì cái quá trình SX sẽ k thể đạt được hiệu quả như mong muốn được.
3 .Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động:
Là sự phân chia thành quả lao động sau quá trình sản xuất cho những người lao động sản
xuất. Quan hệ này ảnh hưởng đến lợi ích của người sản xuất nên nó có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
VD: Ví dụ như chỉ tiêu chủa chị B là sản xuất 10 cái áo trong vòng 1 ngày nếu mà thấp
hơn sẽ trừ lương còn hơn 10 cái thì sẽ được thưởng
=> Thế nên chị này sẽ hăng say lao động hơn. Vì nếu như làm nhiều hay ít mà cũng chỉ
tả nhiu đó lương thì chị này sẽ không có siêng năng như vậy. Và nếu áp dụng cách CÓ
THƯỞNG CÓ PHẠT này thì thái độ của chị B sẽ khác và hiệu quả đạt được nó sẽ được nâng cao hơn.
* Tóm lại, Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với quan hệ
quản lý, tổ chức sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Ngược lại, quan hệ quản lý tổ chức sản xuất và quản lý phân phối sản phẩm lao động
cũng tác động trở lại đến quan hệ sở hữu. => Chúng có thể góp phần thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của quan hệ sở hữu. Để bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn
ra không ngừng và liên tục đòi hỏi các khâu phải có sự thống nhất và liên thông.
Mối quan hệ LLSX &QHSX
I.Giới thiệu về quan hệ LLSX & QHSX
1. Phương thức sản xuất
-Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất
-Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội
=> Vậy khi LLSX phát triển đòi hỏi QHSX phải điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp
với trình độ phát triển của LLSX. Khi có sự thích ứng phù hợp đó thì LLSX tiếp tục phát
triển=> “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
Câu hỏi 3: Vì sao Quan hệ sản xuất tác động trở lại?
Vì Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội, còn lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình
sản xuất. Vì thế hình thức tác động trở lại nội dung.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai, đem lại lợi ích cho
ai, nó kích thích động lực để người sản xuất sáng tạo hoặc không kích thích
II.Nội dung về mối quan hệ LLSX & QHSX
Sẽ gồm có 3 phần : 1 là ... 2 là ... 3 là ....
1. LLSX & QHSX thống nhất với nhau, LLSX quyết định QHSX được thể hiện ở 2 mặt: -
LLSX nào thì QHSX đó, và khi LLSX thay đổi thì QHSX cũng phải thay đổi cho phù hợp
VD: Tại thời kỳ nguyên thủy, trình độ con người thấp, công cụ lao động thô sơ,
năng suất sản xuất thấp; QHSX là công hữu về TLSX, quản lý công xã, phân phối bình đẳng.
Còn ngày nay thì con người phát triển, công cụ lao động cũng ngày càng tiên
tiến, năng suất lao động tăng cao nên dẫn đến có thêm nhiều hình thức sở hữu
TLSX, quản lý và phân phối sản phẩm theo khả năng lao động của con người.
2. QHSX có thể tác động lại LLSX -
QHSX có thể quyết định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của người
lao động, tổ chức phân công lao động và sự ứng dụng khoa học, công nghệ nên sẽ
tác động đến LLSX. Điều này có thể diễn ra 2 hướng: tích cực và tiêu cực
VD: Trong một công ty, nếu người quản lý có thể đưa ra hình thức tổ chức phù
hợp, năng suất hiệu quả và đảm bảo lợi ích của người lao động thì điều đó sẽ kích
thích người lao động có thể phát huy hết khả năng từ đó tăng năng suất lao động,
ổn định đời sống, xã hội. Còn nếu không phù hợp thì sẽ gây ra hiện tượng ngược lại ...... -
Có 2 khả năng dẫn đến không phù hợp: QHSX lỗi thời hoặc QHSX quá tiên tiến.
3. Mối quan hệ LLSX & QHSX là quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối
quan hệ thống nhất của 2 mặt đối lập -
Sự vận động mâu thuẫn giữa LLSX & QHSX là đi từ sự thống nhất đến mâu thuẫn
và được giải quyết bằng sự thống nhất mới, quá trình này lặp đi lặp lại, tạo ra quá
trình vận động và phát triển của PTSX
QHSX phù hợp với LLSX =>LLSX phát triển=>Thay đổi QHSX=>Thay đổi PTSX
Câu hỏi 4 :Tại sao quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất ?
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất các
mặt đối lập chứa đựng mâu thuẫn trong quá trình sx xã hội, trong đó lực lượng sản xuất
quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản
xuất. Sự tác động này có xảy ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực
Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt
nam trước và sau Đổi mới (1986):
1. Thời kỳ trước đổi mới:
Sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc kéo dài, kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu nay lại càng
gặp nhiều khó khăn hơn, lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp kém và chưa có điều kiện phát triển.
Trình độ người lao động rất thấp, hầu hết không có chuyên môn tay nghề, phần lớn lao
động chưa qua đào tạo. Lao động Việt nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà cha ông để lại. Trường dạy nghề rất hiếm, chủ
yếu chỉ xuất hiện ở Hà Nội, Sài Gòn,….Tại những đô thị lớn, trình độ của người lao động
cao hơn các vùng khác trong cả nước.
Tư liệu sản xuất mà nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kỳ này còn thô sơ, lạc hậu.
Là một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cày, cuốc, theo hình
thức “ con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ yếu, trong công
nghiệp máy móc thiết bị còn ít và rất lạc hậu. Phát triển công cụ lao động giữa các vùng,
miền cũng có sự khác nhau.
Nhìn chung trước trước Đổi Mới lực lượng sản xuất ở Việt nam thấp kém, lạc hậu và phát triển không đồng đều.
2.Sau thời kỳ đổi mới:
Nhận thức được sai lầm trong thời kỳ trước, ở Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã
thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và chủ trương Đổi mới phương thức quản lý kinh tế và
cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hệ thống trường dạy nghề các cấp được
mở rộng. Đội ngũ trí thức cũng tăng lên nhanh chóng.
Năm 2008, số lượng các trg đh, trg cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng được
phần nào nhu cầu đào tạo lao động cho đất nước. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn bị
phân mảng, tồn tại tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động, nhất là thiếu thợ
=> Nền kinh tế đang thiếu đi nguồn nhân lực có tay nghề, chất lượng nhân lực của Việt
Nam còn thấp so với các nước lân cận.
Máy móc và các trang thiết bị hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành
kinh tế. Trong nông nghiệp là máy cày, máy bừa,…các giống cây trồng mới cũng được
tìm ra và phổ biến. Trong công nghiệp, kỹ thuật hạt nhân bắt đầu phát triển, đẩy mạnh sản xuất.
=>Tuy nhiên nhìn chung so với nhiều quốc gia trên Thế giới thì tư liệu sản xuất nước ta
còn nghèo nàn, chậm cải tiến, hiệu quả chưa thật sự cao và còn phân hóa giữa các vùng trong cả nước.
CHỐT: =>Như vậy, trong hoàn cảnh lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, Đảng
và Nhà nước ta chủ trương đa dạng các mối quan hệ xã hội đã bước đầu vận dụng đúng
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và được đạt
nhiều thành tựu đáng kể.
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
Trong điều kiện tiến hành CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, nhấn mạnh nhiệm vụ
phát triển NNL CLC như là một phương hướng cụ thể của phát triển NNL. Trong NNL,
chất lượng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển NNL CLC đóng vai trò vô cùng quan trọng và là động lực thúc đẩy nền kinh tế
xã hội phát triển. Phát triển NNL CLC cũng gắn với phát triển NNL của xã hội nhưng tập
trung khai thác NNL ở khía cạnh lao động chất xám, với trình độ tay nghề cao, có khả
năng đáp ứng được yêu cầu cho CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng có thể xem phát triển NNL CLC là quá trình thay đổi về số lượng, cơ cấu, chất
lượng của bộ phận nhân lực có CLC nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh của
doanh nghiệp cả trong hiện tại và tương lai, đồng thời nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải
thiện hiệu quả làm việc của nhân lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Câu hỏi 5: VẬY ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ?
- Nâng cao trình độ người lao động bằng cách phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là
đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề, nhằm đẩy mạnh
phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. (nêu vd )
- Tăng cường những bước cơ bản về cơ sở vật chất cho khoa học – công nghệ, tập
trung xây dựng một số phòng thí nghiệm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên các
lĩnh vực công nghệ trọng điểm như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa dầu….