Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC.
1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư b
ản độc quyền nhà nước là gì?
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền
là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa
tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc
quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối
hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
là 1 hình thức cực đoan của chủ
nghĩa tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là 1 doanh nghiệp
độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sx và phân phối
hang hóa trong nền kinh tế.Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh
tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức , quản lí các doanh
nghiệp nhà nước.Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch định và
điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính
phủ được tập trung hóa.
2. Biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền :
a) Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tự và tập trung tư bản lớn: - Tích tụ tư bản - Khái
niệm : Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt
bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó
là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.
- Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị
thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo
khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản. - Tập trung tư bản - Khái
niệm : Tập trung tư bản là sự tăng thêm, quy mô của tư bản cá
biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành
một tư bản cá biệt khác lớn hơn. - Nguyên
nhân: do cạnh tranh và tín dụng. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự
liên kết tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản
chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã
hội vào tay các nhà tư bản. - SO
SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮ
A TẬP TRUNG VÀ TÍCH TỤ : Tích tụ Tập trung
Nguồn là giá trị thặng dư
Nguồn là những tư bản cá biệt
Phản ánh trực tiếp mối quan hệ Phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh
giữa tư bản và lao động
tranh nội bộ giai cấp các nhà tư bản
Tích tụ làm tư bản tăng quy mô Tập trung tạo điều kiện thuận lợi
và sức mạnh tư bản cá biệt
để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư
- Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm
tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản
xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn
trong xã hội, do dó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá
biệt, mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.
- Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó. Nó phản ánh
trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường
bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn
nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội
do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó
phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư
bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
- Mối quan hệ: Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ mật thiết với
nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá
biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn.
Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc
lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại
nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích luỹ tư bản ngày
càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được
những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại. - Các hình thức :
- Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các tổ chức độc quyền hình
thành theo Liên kết ngang và liên kết dọc Liên
kết ngang là liên kết giữa các doanh nghiệp chung ngành,
dưới những hình thức: Cartel (cácten), syndicate (xanh đi ca), Trust (tờ rớt) cartel
là hình thức độc quyền trong các xí nghiệp tư bản lớn ký
các hiệp nghị với nhau về giá cả, sản lượng,quy mô... các tổ
chức Cartel độc lập về sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều này
làm cho các tổ chức này dễ bị tan vỡ trước kì hạn
syndicate là hình thức độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với
cartel. Các tổ chức syndicate độc lập về sản xuất nhưng mất độc
lập về lưu thong hàng hóa bởi ban quản trị chung. Nhằm thu được lợi nhuận cao
trust là hình thức cao hơn cartel và syndicate. ở hình thức này,
tất cả các khâu đều do ban quản trị chung quản lý, các xí nghiệp
tư bản sẽ trở thành các cổ đông thu lợi nhuận theo cổ phần Liên
kết dọc là liên kết rộng hơn bào gồm Syndicate, Trust,... ,
không chỉ các doanh nghiệp cùng ngành mà còn khác ngành
nhưng cùng chung lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, hình thành các consortium (công xooxiom)
Từ giữa tk XX phát triển một kiểu liên kết mới – liên kết đa
ngành – hình thành những conglomerat (công lô mê rát) hay
concern (con cơn) khổng lồ thâu tóm nhiều công ty, xí nghiệp,... Consortium
là hình thức độc quyền cao hơn cả, các tập đoàn tư
bản tham gia bao gồm các Cartel, Syndicate,... và cả cácc xí
nghiệp khác ngành liên quan về kinh tế và kỹ thuật.
b) Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chín h và hệ
thống tài phiệt chi phối: - Bên cạnh sự
phát triển của Tích tụ và tập trung sản xuất, bên trong
ngành ngân hàng quá trình đó cũng diễn ra sôi nổi:
- Các ngân hàng vừa và nhỏ không thể cạnh tranh nên bị phá sản và
thôn tính, hình thành các ngân hàng lớn hơn. Sự phát triển của công
nghiệp độc quyền yêu cầu đòi hỏi các nguồn vốn lớn, uy tín, vậy nên
các ngân hàng nhỏ không thể đáp ứng được, chúng buộc phải sát nhập
vào các ngân hàng lớn hơn hoặc phá sản.
- Ngân hàng có vai trò mới sau khi hình thành độc quyền ngân
hàng: trở thành chìa khóa vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế.
- Trong quá trình xâm nhập lẫn nhau giữa độc quyền ngân hàng và độc
quyền coong nghiệp đã làm nãy sinh nên 1 loại hình tư bản mới là tư
bản tài chính. Nó chi phối được cả độc quyền CN và độc quyền NH.
- Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành 1 nhóm nhỏ
những nhà tư bản có khả năng chi phối toàn bộ đời sống, kinh tế,
chính trị của toàn xã hội, gọi là tư bản tài phiệt, hay trùm tài chính, đầu sỏ tài chính
- Tư bản tài chính nhờ chế độ tham dự, vươn ra tham gia thống trị các
ngành khác, từ đó chi phối ngành kinh tế, chi phối chính trị, biến nhà
nước thành công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng. Thông qua các
ngân hàng đa quốc gia, chúng vươn ra thống trị thế giới.
c) Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến :
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt
giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư
bản. Sự khác nhau giữa xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu các giá trị bao gồm cả giá trị thặng dư dưới
hình thức hàng hóa, nhằm thu về các giá trị, các giá trị thặng du từ nước xuất khẩu
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu các giá trị chưa có gia trị thặng dư nhằm thu
lại giá trị thặng dư đó từ các nước nhập khẩu tư bản
- Xuất khẩu tư bản là đặc trưng của giai đoạn độc quyền.
- Nguyên nhân là do sự phát triển của tư bản, tạo nên tình trạng “Tư
bản Thừa”, Thừa ở đây không phải là thừa với nhu cầu phát triển của
đất nước mà là thừa ở nhu cầu đầu tư để thu về lợi nhuận cao. Khi ở
các nước chưa phát triển có một nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân
công giá rẻ,... nhưng lại thiếu tư bản, kỹ thuật.thấy được tiềm năng về
nguồn lợi nhuận. Từ đó tạo nên sự xuất khẩu tư bản.
- Có nhiều hình thức của xuất khẩu tư bản :
Xét về mặt đầu tư
có 2 hình thức: xuất khẩu tư bản họat động ( đầu tư trực
tiếp) và xuất khẩu tư bản cho vay ( đầu tư gián tiếp)
Đầu tư trực tiếp là hình thức các nhà tư bản xuất khẩu các hoạt động, xây
dựng những xí nghiệp mới hay mua lại các doanh nghiệp đang hoạt động để
trực tiếp kinh doanh để nhận lợi nhuận cao, biến nó trở thành các công ty mẹ
ở chính quốc. Chẳng hạn trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức
như: xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build-Operate-Transfer - BOT);
xây dựng - chuyển giao (Built and Transfer - BT) ... đặc điểm chính của nó
là không tách rời quyền sử dụng tư bản và sở hữu tư bản. Và ngày nay cũng ta hay gọi là FDI
Đầu tư gián tiếp là hình thức cho các nước nhập khẩu tư bản vay để thu lợi
tức, mua cổ tức, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác. Đặc điểm
chính của nó là tách rời quyền sở hữu và sử dụng tư bản. Hay còn gọi là nguồn ODA
Xét về mặt chủ sở hữu gồm: xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân:
Xuất khẩu tư bản nhà nước do nhà nước đảm nhận. Nhằm hình thành
các liên minh kinh tế, chính trị, quân sự,... làm dọn đường cho các xuất khẩu tư bản tư nhân
Xuất khẩu tư bản tư nhân do tư nhân đảm nhiệm, mục đính chính là thu
lại lợi nhuận độc quyền
d) Cạnh tranh để phân chia thị trư
ờng thế giới là tất yếu giữa các
tập đoàn độc quyền :
Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc,
tư bản độc quyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà
là “siêu lợi nhuận độc quyền” do có những điều kiện thuận lợi mà tại
chính quốc không có được như nguồn nguyên liệu dồi rào giá rẻ hoặc lấy không.
Do đó luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền
thuộc các quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi có sự can thiệp của nhà
nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nước mình giành giật thị
trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận độc quyền ở
ngoại quốc. Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước
đế quốc chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu
cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với đường lối
xâm lăng của nhà nước.
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu
hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ
thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi
nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi
xâm chiếm các nước khác và lập nên hệ thống thuộc địa, vì trên thị
trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng
nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối với tư bản tài
chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã được tìm ra mới có ý
nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu có thể tìm được cũng rất quan
trọng, do đó tư bản tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh
tế và thậm chí cả lãnh thổ nói chung. Chủ nghĩa tư bản phát triển càng
cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc
đấu tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt.
. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế Cartel, syndicate, Trust quốc tế.
e) Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân địn h khu vực
lãnh thổ ảnh hưởng là cách bảo vệ lợi ích độc quyền
- Sự phân chia lãnh thổ và thế giới giữa các cường quốc tư bản vẫn
tiếp tục dưới hình thức cạnh tranh và thống trị mới:
- Các nước đế quốc tăng cường cạnh tranh bằng việc thực hiện các
“chiến lược biên giới mềm” nhằm tăng cường phạm vi ảnh hưởng
và thực hiện bành trướng “biên giới kinh tế” để ra sức chia phối
các nước kém phát triển hơn. Biên giới mền là việc thể hiện rằng
các quốc gia trong các thời đại khác nhau có thể phát triển tầm
ảnh hưởng của mình với cácquoocs gia thông qua việc phát triển
các lĩnh vực khác nhau của đời sống và đưa chúng phổ biến ra thế
giới. Điều đó sẽ làm cho các nước đó bị lệ thuộc từ công nghệ
đến chính trị vào các cường quốc tư bản dưới mọi hình thức lẫn
ngấm ngầm và công khai, sau đó chiếm đi nguồn nguyên liệu, thị
trường tiêu thụ. Vào nữa cuối thế kỉ XX, tuy chủ nghĩa dân chủ cũ
sụp đổ, chủ nghĩa thực dân suy yếu nhưng nhưng các cường quốc
tư bản này vẫn hoạt động mạnh mẽ. Cũng chính vì vậy mà kinh tế
ở các nước phát triển không đồng đều, nước ra đời sau nhưng lại có
nền kinh tế phát triển hơn các nước trước đó. Sau đó là sự không
đồng đều về mặt chính trị quân sự, từ đó nổ ra các cuộc chiến
tranh với mong muốn phân chia lại thế giới.
- Đến đầu thể kỷ XXI, chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ của các cuộc chạy
đuôi vũ trang, phục hồi chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, sự phân chia
lãnh thổ được thay bằng các cuộc chiến tranh thương mại, những
cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo,... và bản chất của nó cũng
chính là những cuộc đụng độ của các cường quóc tư bản.
Hiện nay các cuộc chiến tranh thương mại vẫn diễn ra và nổi trộ là cuộc
chiến thương mại giữa Mỹ và Trung
3. Biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền n hà nước:
a) Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa t
ư bản độc quyền nhà nước:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do các nguyên nhân sau: +
: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến qui mô của Một là
nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày
càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối
bằng một kết hoạch hóa tập trung từ một trung tâm là Nhà nước.
+ Hai là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội và bùng nổ của
KHCN đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư
bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu
hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng
như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ
bản... Nhà nước tư sản với tư cách là người đại diện tập thể cho các
nhà tư bản phải đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện
cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn
+ Ba là: Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng
giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà
nước phải làm dịu những mâu thuẫn đó bằng các hình thức can thiệp
khác nhau cần thiết vào mối quan hệ này.
+ Bốn là: Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa
các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với
các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều
tiết, can thiệp của nhà nước.
+ Năm là: Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành
trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào
quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế
giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và
kinh tế quốc tế của nhà nước.
+ Sáu là: Cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực nhằm bảo tồn
và mở rộng QHSX tư bản chủ nghĩa cũng đòi hỏi sự liên minh giữa
các nhà nước và can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
b) Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nư ớc:
V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, sự liên minh về nhận thức của các
ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh về nhân sự
của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ theo kiểu: hôm nay là bộ
trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng.
- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái tư sản.
Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã
hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.
- Cùng với các đảng phái tư sản, sự kết hợp về nhân sự còn được thực
hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau, thí dụ:
Liên đoàn công nghiệp Italia, Tổ chức liên hợp công nghiệp Đức, Liên đoàn công thương Anh…
- Thông qua các “liên minh giới chủ”, một mặt, các đại biểu của các tổ
chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác
nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các
ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ những chức vụ trọng
yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ
chức độc quyền. Sự thâm nhập vào nhau này (còn gọi là ) đã sự kết hợp
tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc
quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến các địa phương ở các nước tư bản.
c) Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bả n độc quyền nhà nước :
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành khu vực kinh tế của nhà
nước tư bản được phát triển và mở rộng do:
Viện trợ của Mỹ (kế hoạch Marshall) cho các nước tư bản khôi phục lại
nền kinh tế bị tàn phá (phần lớn các nhóm viện trợ này đều đầu tư vào cơ
sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước).
Hiệu ứng làm mẫu từ các nước xây dựng CNXH do khu vực kinh tế nhà
nước vào thời kỳ đó hoạt động có hiệu quả đã khuyến khích một số nước
Tây Âu tiếp tục mở rộng doanh nghiệp nhà nước.
Để dung hòa lợi ích của tư bản độc quyền và không độc quyền buộc nhà
nước tư sản cũng phải mở rộng khu vực kinh tế của nhà nước.
-Trong CNTB độc quyền nhà nước, Nhà nước tư bản sở hữu: Toàn bộ tài
nguyên thiên nhiên, không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản
cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước, sở hữu các kho bạc; độc quyền
phát hành tiền tệ, mà gồm cả những xí nghiệp nhà nước trong công
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội như: giao
thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… trong dó ngân sách nhà
nước là bộ phận quan trọng nhất.
-Sở hữu nhà nước tư sản về bản chất mang tính hai mặt. Một mặt, hình
như nó là sở hữu của toàn dân, bởi về hình thức nhà nước tư sản do phổ
thông đầu phiếu mà bầu ra; một mặt kia, thực chất là sở hữu tập thể của
các nhà tư bản, bởi nhà nước dùng sở hữu của mình để điều tiết kinh tế
nhằm duy trì quan hệ sản xuất TBCN.
- Sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:
Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này liên quan dến những ngành
sản xuất cũ không đứng vững được trong cạnh tranh và có nguy cơ thua
lỗ, cũng như các ngành công nghiệp mới nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và
trình độ nghiên cứu khoa học, thiết kế và thử nghiệm cao được nhà nước đầu tư phát triển.
Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức dộc quyền từ những ngành ít lãi để
dưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
Ba là, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số
quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
d) Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để n
hà nước điều tiết kinh tế:
- Các công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản dùng để điều tiết kinh tế
và thực hiện các chính sách kinh tế là: ngân sách, thuế, hệ thống
tiền tệ – tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá hay
chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính – pháp lý, như
pháp lý (luật chống độc quyền…), kinh tế (chính sách tài khóa tiền
tệ, thu nhập, kinh tế đối ngoại). Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà
nước đã dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và
điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực của từng cơ chế.
4. Liên hệ thực tế: 1. a)
Liên hệ thực tế đến những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Có những biểu hiện mới:
-Sự hình thành các tổ chức độc quyền đa ngành, gồm hàng trăm doanh
nghiệp với nhiều ngành, ở nhiều nước.
-Sự xuất hiện ngày nhiều những công ty vừa và nhỏ. Chúng có vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong những ngành mới:
tin học, chất dẻo, điện tử...
Sự xuất hiện của tư bản tài chính:
-Độc quyền hoá trong công nghiệp → nhu cầu nhận gửi và cho vay của
ngân hàng tăng lên → Cần có những ngân hàng lớn.
-Cạnh tranh trong ngành ngân hàng → những ngân hàng nhỏ bị lệ thuộc
hoặc trở thành chi nhánh của những ngân hàng lớn → quy mô ngân hàng
càng lớn hơn → Những ngân hàng độc quyền.
• Ngân hàng xâm nhập vào công nghiệp.
• Công nghiệp xâm nhập vào ngân hàng.
• Sự xâm nhập lẫn nhau giữa các tổ chức độc quyền công nghiệp và
ngân hàng → hình thành tư bản tài chính.
• Khái niệm tư bản tài chính.
Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị trong giai đoạn độc quyền:
-Giai đoạn tự do cạnh tranh, giá trị hàng hóa chuyển hoá thành giá cả sản
xuất. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá cả sản xuất.
-Giai đoạn độc quyền, giá trị chuyển hoá thành giá cả độc quyền.
-Có giá cả độc quyền cao và giá cả độc quyền thấp.
-Sự hoạt động của quy luật giá trị có biểu hiện là: Giá cả thị trường lên
xuống xoay quanh giá cả độc quyền.
Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn độc quyền:
-Giai đoạn tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy
luật tỷ suất lợi nhuận bình quân.
-Giai đoạn độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật
lợi nhuận độc quyền cao.
b) Liên hệ thực tế đến những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Biểu hiện mới của CNTB độc quyền nhà nước:
-Vai trò kinh tế của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng.
• Mục tiêu điều tiết kinh tế của nhà nước là: Khắc phục những khuyết tật
của cơ chế thị trường, tạo ra sự ổn định để tăng trưởng và phát triển.
• Bộ máy điều tiết bao gồm: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
• Công cụ điều tiết: hành chính, pháp luật, kế hoạch, chính sách và các đòn bẩy kinh tế.
-Phương thức điều tiết: mềm dẻo, linh hoạt hơn. Điều tiết bằng chương
trình, kế hoạch; bằng quan hệ thị trường qua hợp đồng, hỗ trợ các ngành
truyền thống và các ngành mũi nhọn, công nghệ cao. • Nổi bật là Nhà
nước thực hiện các chính sách xã hội: hỗ trợ thất nghiệp, hỗ trợ người
nghèo, người già cả neo đơn; điều tiết mức thu nhập.