Chủ nghĩa tự do - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Chủ nghĩa tự do - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
+ Đặc điểm: bao gồm các tư tưởng thiếu hệ thống, mang nặng tính triết lý, chủ yếu
tập trung vào chính trị nội bộ (dosmetic politics)
+ Các đại diện tiêu biểu:
Khổng Tử, Mạnh Tử: “Nhân chi sơ tính bản thiện” bản chất tốt đẹp của con người
Phe.De Victoria: mang khái niệm luật pháp và đạo lý vào quan hệ quốc tế
John Locke (“Hai chuyên luận của chính quyền dân sự”): khế ước xã hội
Adam Smith: “Bàn tay vô hình”
Immanuel Kant (Nền hòa bình vĩnh viễn): không tin rằng kết cục xã hội sẽ
luôn là xung đột, tin vào nền hòa bình có thể đạt được.
Các tư tưởng và trào lưu tự do khác ở châu Âu và Mỹ trong thế kỷ XVIII và
XIX, bao gồm chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa hòa bình.
CÁC TƯ TƯỞNG CHÍNH
Chính trị và đạo đức là thống nhất, các quyền tự nhiên của con người là
không thể tước bỏ được và việc bảo đảm các quyền này là ưu tiên hàng đầu
Bản chất con người là tốt đẹp (nếu xấu thì có thể can thiệp qua giáo dục,
cảm hóa) và lợi ích giữa các cá nhân về cơ bản là hòa hợp với nhau.
Trong xã hội tự do, nhà nước – quốc gia chỉ đóng vai trò tối thiểu, chủ yếu là
trọng tài phân xử các tranh chấp cá nhân và duy trì các điều kiện để bảo đảm quyền của cá nhân.
Không phủ nhận tình trạng vô chính phủ và xung đột, chiến tranh trong
QHQT, nhưng cho rằng do bản chất tốt đẹp của con người, các quốc gia có
thể tạo ra sự hòa hợp về lợi ích và đi đến thiết lập một nền hòa bình ‘vĩnh
viễn” bằng nhiều cách: thông qua thúc đẩy tự do thương mại, mở rộng chế
độ dân chủ, cùng nhau xây dựng bộ luật và thể chế chung điều tiết lợi ích giữa các quốc gia.
Chú ý: tư tưởng “nhóm lợi ích
GIAI ĐOẠN TỪ WW1 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 1970
GIAI ĐOẠN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH
Khuynh hướng lý tưởng: chiến tranh có thể được ngăn chặn và hòa bình có
thể được kiến tạo thông qua việc áp dụng các nguyên tắc và thể chế dân chủ
trong QHQT, trước hết là thành lập tổ chức quốc tế điều tiết mối quan hệ
này, thành lập có chế ngăn chặn chiến tranh (Hội Quốc Liên) => An ninh tập thể
THỂ HIỆN CỤ THỂ TRONG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN
Chương trình cải tạo thế giới sau chiến tranh TGI của Mỹ (phát biểu 14 điểm
của W. Wilson nêu ra sáng kiến làm cách nào đem lại hòa bình thế giới
hội quốc liên) => Tuy nhiên quốc hội Mỹ bác bỏ đề xuất và cho rằng đề xuất
của Wilson quá viễn vông, Mỹ thực thi chính sách biệt lập nên ko tham gia
vào Hội Quốc Liên. (cô lập các nước thất bại trong chiến tranh thế giới thứ
nhất, hệ thống an ninh tập thể đầu tiên ở châu Âu có những khiếm khuyết về
mặt hệ thống và không ngăn chặn được CTTT2 nổ ra. Nhưng là ý tưởng hay tiền đề cho LHQ)
Công ước Brian – Kelloge 1928 (đảm bảo an ninh cho Pháp và tránh 1 cuộc chiến tranh mới
Học thuyết Stimson 1932 (chính sách mở cửa Trung Quốc, phản đối Nhật
chiếm đóng toàn bộ thị trường Trung Quốc)
GIAI ĐOẠN TỪ SAU WW2 ĐẾN CUỐI NHỮNG NĂM 1970
+ Là giai đoạn thống trị của chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa tự do bị công kích và
phê phán kịch liệt, ảnh hưởng trong giới học giả và chính khách giảm mạnh.
Cold War gay gắt nhất (chạy đua vũ tranh, tranh giành quyền lực,…)
+ Mốc đột phá: 1973
Đánh dấu đầu tiên một siêu cường thua một nước nhược tiểu. Hiệp định hòa
bình Paris được ký kết.
Sự sụp đổ hệ thống Bretton Woods (gắn giá trị vàng với dollar)
Khủng hoảng dầu mỏ 1973
Phân hóa thành 3 khuynh hướng chính khi đi vào luận giải vấn đề cụ thể của QHQT
+ Chủ nghĩa quốc tế: Immanuel Kant
+ Chủ nghĩa lý tưởng: W.Wilson + Chủ nghĩa thế chế:
Thuyết liên kết (David Mitrany)
Thuyết đa nguyên (Ernest B. Haas): tôn trọng tính đa nguyên trong xã hội và xã hội quốc tế
Thuyết xuyên quốc gia và tủy thuộc lẫn nhau (Joseph Nye, Robert
Keohance): quan hệ quốc tế ngày càng chằng chịt, đan xen trên mọi lĩnh vực
và không nước nào có giải quyết vấn đề một cách đơn độc.
(khuynh hướng này cũng coi trọng vai trò của quốc gia như những người hiện thực chủ nghĩa)
Sau khi Mỹ rút lui biệt lập và không đóng vai trò lãnh đạo thế giới, thờ ơ với
chủ nghĩa đa phương (sau CT Việt Nam), những tổ chức đa phương vẫn tiếp
tục tồn tại và phát triển dù người đẻ ra nó (Mỹ) rút.
Các tổ chức quốc tế là những chủ thể độc lập (khác chủ nghĩa hiện thực chỉ
là các nation độc lập) bên ngoài các quốc gia => Sách “Hậu bá quyền” tạo nền
tảng cho chủ nghĩa tự do thể chế mới
MÔ HÌNH TỰ DO CHỦ NGHĨA HIỆN NAY (neo-liberalism)
1. Khuynh hướng quốc tế chủ nghĩa mới
Đại diện: J.Muravchik, F. Fukuyama (Sự cáo chung của lịch sử và con người cuối cùng”)
Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, thế giới đã tạo ra được mô hình ưu việt
nhất là tư bản kinh tế tự do
Khi thế giới đến sự cáo chung của lịch sử, con người cuối cùng trên thế giới
này đến từ một quốc gia tư bản, dân chủ CÁC LUẬN ĐIỂM:
“hòa bình dân chủ”
Các nền dân chủ không đánh nhau do mô hình dân chủ tự do luôn được điều
khiển bởi tam quyền phân lập, một người không thể quyết định tất cả. Do đó
quyết định chiến tranh rất khó để thông qua.
Các nước dân chủ có các giá trị tự do yêu chuộng hòa bình, chia sẻ những giá
trị và lợi ích chung. Do đó khó tưởng tượng các nền dân chủ có thể đánh nhau.
(ko phủ nhận khả năng một nền dân chủ đánh nhau với một nền phi dân chủ)
“toàn cầu hóa nền dân chủ”
Khi các quốc gia đều đạt được nền dân chủ thì thế giới sẽ không có chiến tranh
Các quốc gia phương Tây sử dụng “can thiệp nhân đạo” => cho rằng các nước
dân chủ có vị thế cao hơn, các nước khác là phi dân chủ. Do đó, mình có vai
trò phải giương cao ngọn cờ dân chủ trong nền chính trị quốc tế
2. Khuynh hướng Lý tưởng mới Đại diện: David Held CÁC LUẬN ĐIỂM:
Chia sẻ cùng người quốc tế chủ nghĩa quan điểm coi trọng hình thức cai trị
dân chủ và cho rằng sự tùy thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy hòa bình. NHƯNG
hòa bình công lý không phải là điều kiện tự nhiên mà là sản phầm của kế
hoạch hay thiết kế có chủ kiến, kêu gọi dân chủ hóa cả cấu trúc trong nước
và quốc tế, ở cấp độ vi mô và vĩ mô
Nêu ra dự án thay đổi hệ thống thay đổi QHQT “Hệ thống Westphalia”
3. Khuynh hướng thể chế luận mới (non-liberal institionalism) CÁC LUẬN ĐIỂM:
Quốc gia là một đại diện hợp pháp của xã hội, mặc dù nhấn mạnh tầm quan
trọng của các chủ thể phi quốc gia khác
Thừa nhận tình trạng vô chính phủ nhưng cho rằng điều này không có nghĩa
hợp tác giữa các nước là không có thể, các quy tắc và thể chế quốc tế có thể
làm giảm nhẹ tình trạng này
Liên kết cấp khu vực và toàn cầu ngày càng gia tăng và là quá trình chính của QHQT (ASEAN, EU)
Phồn vinh tối đa về kinh tế là mục tiêu chính các quốc gia theo đuổi khi
tham gia vào hợp tác quốc tế (còn đối với các nhà hiện thực thì là bảo đảm
an ninh). Và vì vậy nội dung chính của hợp tác giữa các quốc gia là cùng có
lợi về kinh tế ( đối với những nhà hiện thực đó là an ninh quân sự chung)
NHÁNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ TOÀN CẦU
Phân biệt Int’l Government và Int’l Governance
Chủ thể: quốc gia có chủ quyền, IGOs, NGOs, TNCs, chuyên gia – cố vấn,
mạng lưới chính sách toàn cầu, cá nhân quyền lực, chính quyền địa phương
Công cụ: luật pháp quốc tế - Int’l Law, Soft Laws (mang tính khuyến cáo: Human Rights, labor rights)
Bản chất: các thiết chế chính thức và phi chính thức đảm bảo hòa bình
CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN
(1) CHỦ THỂ QHQT: không chỉ có các quốc gia mà còn có các tổ chức quốc
tế, các cty, các nhóm xã hội và các cá nhân (các cá nhân bình thường cũng
có thể đóng vai trò trong QHQT). Quốc gia không phải là cấu trúc đơn nhất
(nói đến CSĐN Mỹ cũng cần nghiên cứu tổng thống theo hướng cảnh tả hay
cánh hữu do sẽ khó những khác biệt, những tập đoàn cá nhân nào đứng đằng
sau tổng thống), hành động duy lý nhưng không theo cách hiểu của chủ
nghĩa hiện thực. CSĐN là kết quả đấu tranh và thỏa hiệp giữa các lực lượng
và nhóm lợi ích khác nhau.
(2) BẢN CHẤT QHQT: vô chính phủ không phải là bản chất bất biến của
QHQT (có thể điều chỉnh và giảm nhẹ). Tăng cường vai trò của các tổ chức
quốc tế, của luật pháp và đạo đức, truyền bá giá trị và lý tưởng dân chủ sẽ
hạn chế và làm giảm thiểu tình trạng này.
(3) Quá trình chính: hợp tác và tùy thuộc lẫn nhau là quá trình chính của
QHQT (CNHT cho rằng xung đột cạnh tranh giữa các quốc gia là quá trình chính của QHQT)
(4) MỤC TIÊU CỦA CÁC CHỦ THỂ: là đa dạng với niềm tin chung là sự ưu
tiên các giá trị và lý tưởng dân chủ phổ cập
(5) PHƯƠNG TIỆN cơ bản: để đạt được mục tiêu đề ra: là an ninh tập thể,
thành lập các tổ chức quốc tế, phát triển và hoàn thiện luật pháp quốc tế,
tăng cường hợp tác, truyền bá giá trị tự do.
(6) TƯƠNG LAI QHQT: xung đột và chiến tranh sẽ được khắc phục, “nền hòa
bình vĩnh viễn” sẽ được thiết lập
(7) XUẤT PHÁT ĐIỂM: các giá trị và tư tưởng dân chủ vốn có nguồn gốc ở
bản chất tốt đẹp của con người (khao khát tự do, bình đẳng, công lý bác ái),
là động lực, mục tiêu, phương tiện của mọi chính trị trong đó có chính trị quốc tế. ĐÁNH GIÁ:
Là 1 lý thuyết QHQT, đồng thời là 1 lý thuyết KTCTQT
Những mặt giải thích được
Những mặt giải thích chưa thuyết phục
Có phải là 1 lý thuyết tốt? (phạm vi giải thích bao xa, phủ quát được mọi vấn
đề không, giải thích được những mặt nổi trội sau CTL không?)
Thể hiện 2 bức tranh vừa tương đồng với đối lập. Cả 2 lý thuyết đều xuất phát từ hành vi cá nhân