Chủ trương của Đảng trong những năm 1930-1935 | Tài liệu môn Lịch sử Đảng Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Luận cương chính trị mang nhiều ưu điểm kế thừa từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên điển hình như phương hướng của cuộc Cách mạng là đi lên xã hội chủ nghĩa, xác định kẻ thù là đế quốc và phong kiến, đánh giá được khả năng Cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân, dùng phương pháp bạo lực chứ không thỏa hiệp, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (LLCT220514)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chủ trương của Đảng trong những năm 1930-1935:
Luận cương chính trị (10-1930):
Luận cương chính trị mang nhiều ưu điểm kế thừa từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên
điển hình như phương hướng của cuộc Cách mạng là đi lên xã hội chủ nghĩa, xác định kẻ
thù là đế quốc và phong kiến, đánh giá được khả năng Cách mạng của giai cấp công nhân
và nông dân, dùng phương pháp bạo lực chứ không thỏa hiệp, Đảng lãnh đạo Cách mạng
và phải liên kết chặt chẽ với Cách mạng thế giới.
Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã trình bày một
cách cụ thể, khá chi tiết, mang hơi thở của xứ Đông Dương thuộc địa. Nếu Nghị quyết
Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928) nói tới việc tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, thì
Luận cương chính trị năm 1930 lại khẳng định làm tư sản dân quyền, trong đó hai mặt
tranh đấu đánh đổ các di tích phong kiến để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để và
tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
liên lạc mật thiết với nhau. Đây là một vận dụng sáng tạo so với Đại hội VI Quốc tế Cộng
sản. Sự sáng tạo này bắt nguồn từ việc xác định tính chất xã hội. Nếu xã hội hoàn toàn
phong kiến thì phải làm cách mạng dân chủ tư sản. Nếu xã hội tư sản thì phải làm cách
mạng vô sản ? Luận cương chính trị năm 1930 khẳng định “Xứ Đông Dương (Việt Nam,
Cao Miên và Lào) là một xứ thuộc địa để khai khẩn của đế quốc chủ nghĩa Pháp”, nên
cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền (có tính chất
thổ địa và phản đế) tiến lên con đường cách mạng vô sản.
Nhiệm vụ cách mạng:
1/ Nhiệm vụ chiến lược:
Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định phương hướng chiến lược gồm 3 giai
đoạn, thì Luận cương chính trị gồm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là Cách mạng tư sản
dân quyền mang tính chất thổ địa và phản đế, giai đoạn thứ hai là đi lên Xã hội chủ nghĩa.
Chiến lược này còn một số hạn chế do việc xuất phát từ sai lầm khi xác định mâu thuẫn
cơ bản bên trong xã hội. “Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải
tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn
và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa là tranh đấu để đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.”1. Việc đặt thổ địa vào
bên trong Cách mạng tư sản dân quyền đã tuyên bố toàn bộ địa chủ phong kiến là đối
tượng cần phải được triệt tiêu trong Cách mạng tư sản dân quyền, giải quyết mâu thuẫn
giai cấp và mâu thuẫn dân tộc đồng thời với nhau, quan hệ khăng khít với nhau. “Hai mặt
tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được
thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”2.
Và như đã phân tích ở trên, đưa toàn bộ địa chủ phong kiến trở thành mục tiêu để đánh đổ
là điều bất hợp lý với điều kiện thực tiễn nước ta, trong khi giai cấp phong kiến không
phải là mối đe dọa quá lớn đến Cách mạng, mà ngược lại, họ còn là lực lượng Cách mạng
đóng góp vào quá trình giải phóng dân tộc của ta.
2/ Nhiệm vụ cụ thể:
Theo như Luận cương, “Nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng tư sản dân quyền là:
a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ,
b) Lập chánh phủ công nông,
c) Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao
ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông,
d) Sung công hết thảy các sản nghiệp lớn của bọn tư bổn ngoại quốc,
đ) Bỏ các sưu thuế hiện thời, lập ra thuế lũy tiến,
e) Ngày làm công tám giờ, sửa đổi sự sanh hoạt cho thợ thuyền và quần chúng lao khổ,
g) Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết,
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 98.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 98. h) Lập đội công nông, i) Nam nữ bình quyền,
k) Ủng hộ Liên bang Xô viết; liên kết với vô sản giai cấp toàn thế giới và phong trào cách
mạng thuộc địa và bán thuộc địa.”3
Các nhiệm vụ cụ thể cho phong trào Cách mạng được Luận cương đề ra đã bám sát
phương hướng chiến lược. Bên cạnh các nhiệm vụ đúng đắn và hợp lý như liên kết với vô
sản thế giới, chống lại các chính sách của đế quốc, nam nữ bình quyền, thì vẫn có một số
nhiệm vụ hạn chế khi quá nhấn mạnh vào nhiệm vụ chống phong kiến, đặt cao lợi ích
ruộng đất của nông dân so với nhu cầu giải phóng của toàn dân tộc và tiềm lực của giai
cấp phong kiến trong công cuộc đánh đuổi đế quốc. Chưa đánh giá đúng vai trò cách
mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc mà cường điệu hoá những hạn chế của họ.
Lực lượng cách mạng:
Về lực lượng, Luận cương đã lập luận về địa vị của các giai cấp tầng lớp trong
cuộc Cách mạng ở Đông Dương, rằng địa vị các giai cấp không đều nhau, từ đó dẫn đến
quan điểm Cách mạng và ý chí đấu tranh cũng khác nhau. Cụ thể, giai cấp tư sản thương
mại vì có quyền lợi dính dáng với đế quốc cho nên đứng về một phe với đế quốc chủ
nghĩa và địa chủ mà chống cách mạng, và giai cấp tư sản công nghệ mặc dù đã được nhận
định là có quyền lợi trái với đế quốc nhưng cuối cùng vẫn kết luận là sẽ theo phe đế quốc
chủ nghĩa, phản Cách mạng. Tương tự, các tầng lớp tiểu tư sản như thủ công nghiệp dù
có ác cảm với đế quốc nhưng cũng có ác cảm với phong trào Cách mạng, tiểu thương gia
không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức chỉ hăng háng chống đế quốc trong thời
kỳ đầu đều được Luận cương lý luận rằng không thể trở thành lực lượng Cách mạng
được. Trong khi đó, theo như Hồ Chí Minh, giai cấp tiểu tư sản là giai cấp dễ dàng và cần
thiết phải kéo về phe Cách mạng, vì cuộc sống họ không ổn định, họ dễ bị sụp đổ bởi các
chính sách chèn ép của thực dân Pháp, do đó có sự ác cảm nhất định đối với đế quốc. Mặt
khác, giai cấp này cũng có tinh thần yêu nước và có tính Cách mạng cao. Bằng chứng là
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 99.
đã từng có các phong trào chống đế quốc nổi trội của các tầng lớp trí thức tiểu tư sản như
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Cuối cùng, Luận cương chính trị kết luận lực lượng Cách mạng tham gia vào
phong trào giải phóng dân tộc chỉ có công nông và quần chúng lao khổ; giai cấp vô sản là
động lực chính, dân cày là động lực mạnh của cách mạng. Đây tuy là thành phần đông
đảo trong xã hội Việt Nam, nhưng nếu chỉ dựa vào các thành phần này và quá đề cao vai
trò của công dân,nông dân, lực lượng nghèo; mà quên đi khả năng Cách mạng, chưa đánh
giá đúng vai trò Cách mạng của giai cấp phong kiến, tư sản và tiểu tư sản yêu nước thì
đây là một thiếu sót lớn trong việc tập hợp lực lượng chuẩn bị cho phong trào giải phóng
dân tộc, khi đã vô tình chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ta, không tận dụng triệt để tinh
thần đoàn kết dân tộc, thay vì kêu gọi toàn bộ giai cấp tầng lớp về chung một phe, đồng
tâm hiệp lực đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:
Toàn bộ Luận cương chính trị đều đánh giá các vấn đề trên phạm vi toàn Đông
Dương. Trong nhiệm vụ Cách mạng, Luận cương đã xác định chống phong kiến để tiến
hành cách mạng ruộng đất một cách triệt để, chống đế quốc để Đông Dương hoàn toàn
độc lập, và hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Điều này có nghĩa chống
đế quốc thì phải dứt khoát chống phong kiến, muốn Đông Dương độc lập thì phải giải
quyết vấn đề ruộng đất, thậm chí nhấn mạnh vấn đề thổ địa xem đó là cốt lõi cuộc cách
mạng tư sản dân. Đánh giá như thế là không đúng với thực tiễn của nước ta, vì mâu
thuẫn giữa nông dân và địa chủ không gay gắt. Việc lấy độc lập của toàn Đông Dương,
độc lập của cả một khu vực làm mục tiêu đấu tranh cho nước Việt Nam là bất hợp lý,
không phát huy được tính tự quyết, tự giác giải phóng dân tộc, đồng thời việc gồng mình
đấu tranh ở phạm vi như thế làm nản lòng lực lượng ta. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, mỗi
quốc gia đều có tiếng nói riêng, văn hóa, truyền thống của mình, nên từng quốc gia nhất
định phải có Đảng riêng phù hợp để lãnh đạo Cách mạng. Do đó các đánh giá, nhận định
và chiến lược Cách mạng chỉ nên áp dụng riêng cho từng quốc gia và mỗi quốc gia cần
có tinh thần tự quyết, có ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc mình.
Nghị quyết đại hội Đại biểu lần thứ nhất (3-1935) Nhiệm vụ chiến lược
Nghị quyết đã xác định “cuộc Cách mạng tư sản dân quyền ở xứ Đông Dương gồm có
hai nhiệm vụ rõ rệt, rất mật thiết quan hệ với nhau:
a) Cuộc Cách mạng phản đế.
b) Cách mạng điền địa (tức là phản phong kiến).” 4
Có thể thấy Nghị quyết 1935 vẫn chưa khắc phục được hạn chế của Luận cương
chính trị tháng 10 – 1930, đó là giai cấp phong kiến vẫn đang là đối tượng cần phải đánh
đổ, “người ta không thể làm cách mạng phản đế, sau đó mới làm cách mạng điền địa.
Cách mạng sẽ chỉ thắng lợi với điều kiện hai cuộc cách mạng ấy gắn bó chặt chẽ với nhau
và cùng đi với nhau”5. Có thể thấy văn kiện vẫn chưa khắc phục hạn chế trong giải quyết
mối quan hệ giữa cách mạng phản đế và cách mạng điền địa và từ nhận định này đã dẫn
tới việc không thể tập hợp lực lượng toàn dân.
Nhiệm vụ cụ thể:
Đảng Đại Hội đã bắt buộc các đảng bộ tập trung lực lượng của mình vào ba nhiệm vụ chính:
Củng cố và phát triển Đảng: Đảng cần củng cố lực lượng hiện tại, tăng cường phát triển
Đảng ở các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, kết nạp thêm
nông dân và trí thức. Phải đưa thêm nhiều đảng viên xuất thân từ thành phần công nhân
vào các cơ quan lãnh đạo, bảo đảm tính giai cấp. Ban Chấp hành Trung ương Đảng được
uỷ quyền đào tạo cán bộ dự bị mới cho Đảng. Để thống nhất về tư tưởng và hành động,
các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình chống tả khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật Đảng.
Thâu phục quảng đại quần chúng: Đại hội coi thu phục rộng rãi quần chúng là nhiệm vụ
trung tâm cơ bản, trước mắt của Đảng. Các đảng bộ phải bênh vực quyền lợi thiết thân
của quần chúng, quan tâm đến các dân tộc thiểu số, thanh niên, phụ nữ và quần chúng lao
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 5, trang 82.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 5, trang 419.
động ngoại kiều; phải củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, lợi dụng các hình
thức công khai và nửa công khai để xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng lãnh
đạo quần chúng đấu tranh.
Chống đế quốc chiến tranh: Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng
hộ Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc...
Nhiệm vụ cụ thể tập trung vào củng cố và phục hồi bộ máy tổ chức của Đảng, nhấn mạnh
nhiệm vụ chống phong kiến bên cạnh nhiệm vụ chống đế quốc.
Lực lượng cách mạng:
Nghị quyết đã khẳng định lực lượng cách mạng chỉ có thợ thuyền, nông dân lao
động (gồm cố nông tức công nhân nông nghiệp, bần và trung nông) và dân nghèo thành
thị. “Đảng cũng không ra khẩu hiệu đồng minh hay trung lập phú nông mà chủ trương
kéo những phần tử phú nông lẻ tẻ có tính chất Cách mạng vào Mặt trận thống nhất phản
đế”6. Còn lại giai cấp phong kiến vẫn đang là đối tượng của Cách mạng, giai cấp tư sản
cũng được cho là sẽ liên kết với đế quốc và phong kiến chống phong trào cách mạng.
“Đảng Cộng sản không chủ trương thủ tiêu ngay bọn tư bản bản xứ (ở thành thị và thôn
quê) về đường giai cấp trong thời kỳ Cách mạng tư sản dân quyền, nhưng chúng cũng
không phải là lực lượng Cách mạng”. “Những phần tử bóc lột trong các đám tiểu tư sản,
những tụi đại trí thức bị bọn đế quốc mua chuộc đều là đồng minh của đế quốc”7
Tuy nhiên, Nghị quyết đã không gom chung như trong Luận cương chính trị tháng
3 – 1930 mà chỉ ra những phần tử bóc lột trong giai cấp tiểu tư sản và đại trí thức bị đế
quốc mua chuộc mới là đồng minh của đế quốc chứ
Phạm vi vấn đề dân tộc:
6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 5, trang 48.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 5, trang 419.
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc, Đảng vẫn chưa khắc phục được hạn chế của
việc xác định mục tiêu đấu tranh cuối cùng là độc lập của toàn Đông Dương. Đảng nêu
rõ: “Lật đổ chủ nghĩa đế quốc để cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, đó là cách mạng phản đế”. Kết luận:
Nghị quyết đại hội Đại biểu lần thứ nhất (3-1935) vẫn còn giữ một số hạn chế của
Luận cương chính trị khi vẫn còn đề cao Cách mạng ruộng đất, chưa tập hợp được toàn
dân tộc, phạm vi dân tộc vẫn là toàn Đông Dương. Tuy nhiên, về phần lực lượng, Đảng
đã xác định rõ ràng hơn, giới hạn một phần giai cấp tiểu tư sản và trí thức cần được kéo
về phía Cách mạng. Hơn nữa, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ trước mắt cần phải làm
và tất cả nhiệm vụ này phù hợp với đặc điểm Việt Nam vào khoảng thời gian lúc bấy giờ.
Tiểu kết: Nhìn chung, trong giai đoạn từ tháng 10-1930 đến tháng 03-1935, chủ trương
đường lối cách mạng của Đảng không có nhiều sự thay đổi. Mặc dù vẫn còn hạn chế
trong việc chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vẫn xem trọng lật đổ chủ
nghĩa đế quốc. Bỏ giai cấp phong kiến và tư sản ra khỏi lực lượng Cách mạng, giai cấp
nông dân chỉ lấy bần nông và trung nông, gạt bỏ phú nông, từ đó dẫn tới việc chưa tập
hợp lực lượng toàn dân tộc, vô hình làm yếu đi lực lượng Cách mạng, nhưng Đảng đã cải
thiện phương hướng, đánh giá được sự quan trọng của giai cấp tiểu tư sản khi xác định
chỉ có phần tử bóc lột mới là đồng minh của đế quốc, xác định được lực lượng Cách
mạng là toàn bộ các giai cấp phản đế ở Đông Dương, phục hồi tổ chức Đảng, vạch rõ thủ
đoạn của đế quốc và mở rộng tuyên truyền chống đế quốc Pháp. Một hạn chế nữa là đặt
nhiệm vụ Cách mạng trên phạm vi ở toàn Đông Dương, mục đích cuối cùng của cuộc
Cách mạng vẫn là sự độc lập của cả 1 khu vực, từ đó không giải quyết được quyền tự
quyết dân tộc của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-3-1935-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-i-cua- dang-131743
https://baohatinh.vn/xay-dung-dang/luan-cuong-chinh-tri-thang-10-1930-nhung-gia-tri- lich-su/80554.htm