Chức năng của văn học - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
7 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chức năng của văn học - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

100 50 lượt tải Tải xuống
CÁ NHÂN CHUẨN BỊ NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP:
1. Văn học có những chức năng nào? Nội dung của các chức năng? Ví dụ minh họa trong TPVH cụ
thể.
2. Tại sao nói: Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?
1. Chức năng nhận thức:
Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho
người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân
loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới.
Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống. Ăng-ghen cho rằng đọc tiểu thuyết của Ban-zắc,
người ta có thể hình dung và hiểu về xã hội nước Pháp hơn là đọc sách của nhiều ngành khoa học
xã hội cộng lại. Được như vậy là nhờ chức năng nhận thức của văn học.
Mặt khác, văn học còn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao nhiêu thế kỉ nay, con
người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn:
“Mình từ đâu đến ?”; “Mình sống để làm gì?”; “Vì sao đau khổ; “Làm thế nào để sung sướng, hạnh
phúc ?”… Toàn bộ văn học cổ kim, đông tây đều thể hiện sự tìm tòi, suy nghĩ không mệt mỏi của
con người để giải đáp những câu hỏi đó. Ở nước ta, văn học dân gian và các tác phẩm của những
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,
Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp
chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị của mỗi con người. Nguyễn Du
miêu tả những cảnh đời, những số phận bị vùi dập, khổ đau để thấy khát vọng về quyền sống của
cọn người mãnh liệt biết chừng nào. Văn học cách mạng thể hiện quàn điểm sống chết của nhiều
thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Thậm chí, từ những chi tiết tưởng chừng
nhỏ nhặt trong cuộc sống được nhà ván đưa vào tác phẩm cũng giúp người đọc soi mình vào đó để
sống tốt hơn. (Đi đường, Tự khuyên mình, Ốm nặng – Hồ Chí Minh; Con cá chột nưa, Trăng trối –
Tố Hữu…).
“Tắt đèn” lấy bối cảnh của hội Việt Nam trước những năm 1945, để kể về gia đình chị Dậu
trong những ngày đến hạn nộp sưu thuế, phải dùng đủ mọi cách để xoay tiền, phải quỳ gối trước
đám lính, trước quan lại. Từ đó làm nổi bật nên sự thống khổ của người dân Việt Nam trước ách đô
hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
Giá trị hiện thực to lớn
Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế đã biết bao người phải bán vợ đợ con để trang trải
“món nợ Nhà nước”. Vụ sưu thuế đến xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc, liên hồi
suốt đêm ngày, bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân
đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có
thể nói “Tắt đèn” là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân
nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.
Giá trị hiện thực của Tắt Đèn Ngô Tất Tố là sự phản ảnh chân thực trong thời kỳ Thực dân
Pháp. Nói lên kiếp nô lệ của nông dân, đã và đang bị bọn cường hào ác bá hà hiếp, cưỡng bứt và
xâm hại lên nhân vị của con người. Phản ảnh lên một xã hội bất công và áp bứt. Một xã hôi thối nát
cần phải tẩy chay.
Dừng chân trên văn đàn Việt Nam, bắt gặp từng con chữ của Ngô Tất Tố, người ta chẳng thể nào
ngừng xót xa cho những nhân vật trong “Tắt đèn”. Quẩn quanh trong đồng thuế vô lý, bất lực trước
sự tha hóa của lòng người, oằn mình trong vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Chưa bao giờ tính
mạng con người lại trở nên rẻ rúng đến vậy. “ Tắt đèn” đã phác họa những nét vẽ vô cùng chân
thực về một xã hội Việt Nam trước 1945.
Phác họa một xã hội bị tha hóa bởi đồng tiền
Đồng tiền lăn tròn lên lưng người đổi trắng thay đen và được đặt trên cả quyền con người cơ bản.
Làm sao mà không xót xa cho được khi chứng kiến phải bán cả con để xoay sở đồng tiền chị Dậu
sưu thuế? Làm sao mà không xót xa khi thấy đám lính đánh đập người chồng ốm yếu của chị chỉ
chị không thể xoay được tiền sưu? Ở xã hội đó, đồng tiền xoay vần, chuyển trắng thay đen, đồng
tiền có khả năng sai bảo được tất thảy. Nó được đặt trên cả đạo đức hay phẩm chất, tình thương
hay lòng vị tha, con người ta có tiền thì không cần quan tâm tình người.
Con người đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền đau đớn và đầy xót xa khi phải đi xin từng đồng
tiền ngay trên mảnh đất mà mình đang sống. Người nông dân bị dồn vào đường cùng của sự cực
khổ, khóc than cho đất nước bị xâm lược, tự thương cho só phận ngàn năm không thể đứng dậy
nổi. Đối lập với hình ảnh cướp bóc của những tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu đại diện của người
nông dân khốn khổ nhà văn Ngô Tất Tố được khắc họa vô cùng thành công nhằm tố cáo tội ác
của chính quyền thực dân phong kiến. Bọn chúng không những xâm lược nước ta mà còn biến dân
ta thành nô lệ, sống cuộc sống vô cùng lầm than nghèo đói, không bằng cuộc sống của loài vật
Xã hội không có tình thương
Cũng có những lúc tình người, điều đẹp đẽ nhất thế gian này cũng phải quỳ gối trước những thứ
được gọi là tầm thường. Là khi phải dứt ruột bán cái Tý, để nghe người ta kì kèo, sỉ nhục chị Dậu
con mình. Không có tình người là khi bọn lính đánh đập anh Dậu mặc anh sống chết để lấy bằng
được đồng tiền sưu. Bán con bán chó vậy mà đến cuối cùng vẫn không lo được tiền sưu chị Dậu
thuế, vì xã hội đó không có tình người đến độ bắt chị trả cả tiền thuế cho người đã chết. Khi những
tên lính, tên cai lệ xông tới nhà chị Dậu, nhăm nhe định bắt chồng chị anh Dậu đi. Chị Dậu nhún
nhường thể hiện với thân phận người phụ nữ yếu đuối nên chị Dậu đã nhún nhường xin "Ông tha
cho nhà cháu". Thể hiện sự kêu cứu cầu khẩn của một người tầng lớp dưới với những người tầng
lớp trên của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
Những người lãnh đạo đất nước nay lại sung sướng trên nước mắt của nhân dân, những người đáng
lẽ họ phải cúi đầu để phục vụ. Đêm tối bao trùm lên tác phẩm và lên cả cuộc đời của chị. Vì vậy
không quá khi cho rằng, “ Tắt đèn” vừa là tiếng kêu cứu đầy ai oán, cứu lấy những mảnh đời bất
hạnh đang chịu kiếp nô lệ, những con người đang bị biến chất, tha hóa đến độ đánh rơi cả nhân
tính; vừa là tiếng bi thương cho một xã hội đang dần mục nát, không thể vãn hồi.
Trong đoạn tác phẩm thể hiện nghệ thuật của ngôn ngữ kể chuyện của tác giả Ngô Tất Tố
của , thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của người nông dân trong cảnh bị chà nhân vật nhật chị Dậu
đạp, xô đẩy tới đường cùng. đã thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đạo của Tác giả Ngô Tất Tố
mình.
Nhà văn Ngô Tất Tố đã khai đồng cảm với cảnh ngộ của người nông dân, hiểu rõ nỗi lòng của
người nông dân để thấu cảm cảnh ngộ của họ, cho họ quyền sống quyền làm người. Thông qua tác
phẩm của mình tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, bóc lột của chế độ phong kiến thực dân.
2. Chức năng giáo dục:
Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của nhà văn
M.Gorki: Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người
hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát
vọng hướng tới chân lí, biết đấu tranh với cái xấu, biết tìm tòi và hướng tới cái đẹp của con người
và cuộc sống.
Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình
cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả
năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống.
Văn học nâng đỡ cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người tình cảm đúng
đắn, trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và biết sống đúng đạo lí làm
người. Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để khơi gợi, kích
thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có hành động đúng.
Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo đục, tự hoàn thiện để sống tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho
xã hội.
Tố cáo đanh thép bộ mặt tàn ác, bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời
Trong đoạn trích, phân cảnh chúng đến nhà bắt trói anh Dậu chính là lời tố cáo đanh thép nhất cho
sự bất nhân bất nghĩa của chúng. Chúng mang thái độ hách dịch, vô văn hóa, cậy thế của kẻ mà
chúng đang dưới trướng. Chúng đi bắt người mà mang cả dây thừng như bắt một loài súc vật.
Đoạn trích tố cáo sự tàn ác của xác hội phong kiến
Chúng đánh cả chị Dậu - một người phụ nữ yếu đuối, nhỏ mọn. Mặc cho anh Dậu đang ốm đau
nặng nề, chúng vẫn quyết không tha chỉ vì mục đích “hoàn thành nhiệm vụ được giao” của mình.
Chúng dường như chẳng còn là con người nữa. Và chúng chính là nhân vật tượng trưng cho xã hội
với tầng lớp thống trị tàn bạo lúc bấy giờ. Chúng tàn ác, không có tình người, thậm chí không bằng
một loại súc vật.
Ngợi ca tinh thần phản kháng, tinh thần vươn lên chống lại kẻ xấu
Chị Dậu dẫu bị bọn tay sai thực dân làm khó đủ điều, nhưng với bản chất hiền lành, nhẫn nhịn
của người nông dân, chị vẫn cố gắng nhịn và mềm mỏng với chúng. Chỉ mong sao nếu chúng có
một chút lòng người, chúng sẽ vì hoàn cảnh đáng thương của chị mà bỏ qua. Kể cả chúng có đánh
đập chị, chị vẫn chịu đựng và tha thiết khẩn cầu.
Nhưng khi nhận thấy chúng thực ra chẳng có chút tình người nào, thậm chí chúng còn định làm
hại người chồng đang ốm nặng. Chị Dậu đã chẳng thể nhịn được nữa. Theo mức độ tàn nhẫn của
chúng, sự phản kháng của chị ngày càng bộc lộ của lời nói và hành động. Để rồi, chị đã vùng lên
khi không thể chịu đựng được nữa.
Phân cảnh chị Dậu liều mạng quyết liệt đánh ngã hai tay sai vô lại chính là sự phản kháng mãnh
liệt của chị trước kẻ xấu. Qua chi tiết đó, tác giả chính là đang ca ngợi tinh thần phản kháng, đấu
tranh trước cái xấu của người nông dân. Dù họ bản tính hiền lành bao nhiêu, nhưng “tức nước” thì
sẽ có ngày “vỡ bờ”, chịu áp bức đủ sẽ có lúc họ vùng lên đấu tranh để giành lại quyền cho chính
mình. Đó chính là kết quả tất yếu, và cách mạng được tạo nên cũng vì điều đó.
3. Chức năng thẩm mĩ:
Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của hưởng thụ thẩm mĩ
là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của
văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hoàn toàn
không dính dáng gì đến lợi ích vật chất nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những
giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đến cho con người một niềm vui
tinh thần hoàn toàn vô tư nhưng không bàng quan, vô trách nhiệm.
Văn học còn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết
cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những
hình tượng nhân vật điển hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người và cuộc đời.
Nhà văn chân chính là người có tâm hồn phong phú, đẹp đẽ. Họ lấy tâm hồn chân thành của mình
để soi sáng những cảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác, ca
ngợi phẩm chất cao đẹp… Những điều đó có tác dụng rất lớn tới quá trình cảm thụ và hướng tới
những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của người đọc.
Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong
sáng, phong phú hơn. Nhưng sự hưởng thụ thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi tác phẩm có nội dung sâu sắc
và tính nghệ thuật cao, vì chỉ khi đó văn học mới bảo đảm thỏa mãn tối đa về mặt tinh thần cho
người đọc.
– Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái hiện lại
quá khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế,
quân sự, văn hóa…
1. Về nội dung tư tưởng
Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dã man của thực dân
Pháp, đã bần cùng hóa nhân dân ta; sưu thuế đánh cả vào người chết; có biết bao người phải bán
vợ đợ con để trang trải “món nợ Nhà nước"
Khi vụ sưu thuê đến, xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc liên hồi suốt đêm ngày,
bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân đình xôi thịt đã
trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói là một
bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức
bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.
Tắt đèn giàu giá trị nhân đao. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xórn làng giữa những con
người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những
người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương, nhức nhói và đau lòng.
Tất đèn đã xây dựng nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông
dân Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: cần cù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và
dũng cảm chống cường hào, chống áp bức. Chị Dậu là hiện thân của người vợ, người mẹ vừa sắc
sảo, vừa đôn hậu, trong sạch.
2. Về nghệ thuật.
Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết có quy mô khiêm tốn, trên dưới 200 trang, nhưng có giá trị nghệ
thuật đắc sắc.
Về kết cấu rất chặt chẽ, tập trung. Các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chỗ, đầy ấn tượng làm nổi bật
chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện trong tác phẩm từ đầu chí cuối.
Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn
Khắc họa thành công nhân vật. Các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn
cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.
Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu
văn xuôi thanh thoát.
Nhân vật chị Dậu đã được nhà văn Ngô Tất Tố đại diện cho lớp người nông dân dưới xã hội thời
bấy giờ: khốn khổ, tương lai đen tối, mịt mù và không có lối thoát. Cái khổ mà chị Dậu và người
nông dân thời ấy phải chịu khiến cho người đọc người nghe phải cảm khái, thương cảm. Một xã
hội thối nát đẩy người dân vào bước đường cùng.
| 1/7

Preview text:

CÁ NHÂN CHUẨN BỊ NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP:
1. Văn học có những chức năng nào? Nội dung của các chức năng? Ví dụ minh họa trong TPVH cụ thể.
2. Tại sao nói: Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người? 1. Chức năng nhận thức:
Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho
người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân
loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới.
Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống. Ăng-ghen cho rằng đọc tiểu thuyết của Ban-zắc,
người ta có thể hình dung và hiểu về xã hội nước Pháp hơn là đọc sách của nhiều ngành khoa học
xã hội cộng lại. Được như vậy là nhờ chức năng nhận thức của văn học.
Mặt khác, văn học còn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao nhiêu thế kỉ nay, con
người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn:
“Mình từ đâu đến ?”; “Mình sống để làm gì?”; “Vì sao đau khổ; “Làm thế nào để sung sướng, hạnh
phúc ?”… Toàn bộ văn học cổ kim, đông tây đều thể hiện sự tìm tòi, suy nghĩ không mệt mỏi của
con người để giải đáp những câu hỏi đó. Ở nước ta, văn học dân gian và các tác phẩm của những
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,
Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp
chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị của mỗi con người. Nguyễn Du
miêu tả những cảnh đời, những số phận bị vùi dập, khổ đau để thấy khát vọng về quyền sống của
cọn người mãnh liệt biết chừng nào. Văn học cách mạng thể hiện quàn điểm sống chết của nhiều
thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Thậm chí, từ những chi tiết tưởng chừng
nhỏ nhặt trong cuộc sống được nhà ván đưa vào tác phẩm cũng giúp người đọc soi mình vào đó để
sống tốt hơn. (Đi đường, Tự khuyên mình, Ốm nặng – Hồ Chí Minh; Con cá chột nưa, Trăng trối – Tố Hữu…).
“Tắt đèn” lấy bối cảnh của xã hội Việt Nam trước những năm 1945, để kể về gia đình chị Dậu
trong những ngày đến hạn nộp sưu thuế, phải dùng đủ mọi cách để xoay tiền, phải quỳ gối trước
đám lính, trước quan lại. Từ đó làm nổi bật nên sự thống khổ của người dân Việt Nam trước ách đô
hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
Giá trị hiện thực to lớn
Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế đã biết bao người phải bán vợ đợ con để trang trải
“món nợ Nhà nước”. Vụ sưu thuế đến xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc, liên hồi
suốt đêm ngày, bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân
đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có
thể nói “Tắt đèn” là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân
nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.
Giá trị hiện thực của Tắt Đèn Ngô Tất Tố là sự phản ảnh chân thực trong thời kỳ Thực dân
Pháp. Nói lên kiếp nô lệ của nông dân, đã và đang bị bọn cường hào ác bá hà hiếp, cưỡng bứt và
xâm hại lên nhân vị của con người. Phản ảnh lên một xã hội bất công và áp bứt. Một xã hôi thối nát cần phải tẩy chay.
Dừng chân trên văn đàn Việt Nam, bắt gặp từng con chữ của Ngô Tất Tố, người ta chẳng thể nào
ngừng xót xa cho những nhân vật trong “Tắt đèn”. Quẩn quanh trong đồng thuế vô lý, bất lực trước
sự tha hóa của lòng người, oằn mình trong vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Chưa bao giờ tính
mạng con người lại trở nên rẻ rúng đến vậy. “ Tắt đèn” đã phác họa những nét vẽ vô cùng chân
thực về một xã hội Việt Nam trước 1945.
Phác họa một xã hội bị tha hóa bởi đồng tiền
Đồng tiền lăn tròn lên lưng người đổi trắng thay đen và được đặt trên cả quyền con người cơ bản.
Làm sao mà không xót xa cho được khi chứng kiến chị Dậu phải bán cả con để xoay sở đồng tiền
sưu thuế? Làm sao mà không xót xa khi thấy đám lính đánh đập người chồng ốm yếu của chị chỉ
chị không thể xoay được tiền sưu? Ở xã hội đó, đồng tiền xoay vần, chuyển trắng thay đen, đồng
tiền có khả năng sai bảo được tất thảy. Nó được đặt trên cả đạo đức hay phẩm chất, tình thương
hay lòng vị tha, con người ta có tiền thì không cần quan tâm tình người.
Con người đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền đau đớn và đầy xót xa khi phải đi xin từng đồng
tiền ngay trên mảnh đất mà mình đang sống. Người nông dân bị dồn vào đường cùng của sự cực
khổ, khóc than cho đất nước bị xâm lược, tự thương cho só phận ngàn năm không thể đứng dậy
nổi. Đối lập với hình ảnh cướp bóc của những tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu đại diện của người
nông dân khốn khổ được nhà văn Ngô Tất Tố khắc họa vô cùng thành công nhằm tố cáo tội ác
của chính quyền thực dân phong kiến. Bọn chúng không những xâm lược nước ta mà còn biến dân
ta thành nô lệ, sống cuộc sống vô cùng lầm than nghèo đói, không bằng cuộc sống của loài vật
Xã hội không có tình thương
Cũng có những lúc tình người, điều đẹp đẽ nhất thế gian này cũng phải quỳ gối trước những thứ
được gọi là tầm thường. Là khi chị Dậu phải dứt ruột bán cái Tý, để nghe người ta kì kèo, sỉ nhục
con mình. Không có tình người là khi bọn lính đánh đập anh Dậu mặc anh sống chết để lấy bằng
được đồng tiền sưu. Bán con bán chó vậy mà đến cuối cùng chị Dậu vẫn không lo được tiền sưu
thuế, vì xã hội đó không có tình người đến độ bắt chị trả cả tiền thuế cho người đã chết. Khi những
tên lính, tên cai lệ xông tới nhà chị Dậu, nhăm nhe định bắt chồng chị anh Dậu đi. Chị Dậu nhún
nhường thể hiện với thân phận người phụ nữ yếu đuối nên chị Dậu đã nhún nhường xin "Ông tha
cho nhà cháu". Thể hiện sự kêu cứu cầu khẩn của một người tầng lớp dưới với những người tầng lớp trên của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
Những người lãnh đạo đất nước nay lại sung sướng trên nước mắt của nhân dân, những người đáng
lẽ họ phải cúi đầu để phục vụ. Đêm tối bao trùm lên tác phẩm và lên cả cuộc đời của chị. Vì vậy
không quá khi cho rằng, “ Tắt đèn” vừa là tiếng kêu cứu đầy ai oán, cứu lấy những mảnh đời bất
hạnh đang chịu kiếp nô lệ, những con người đang bị biến chất, tha hóa đến độ đánh rơi cả nhân
tính; vừa là tiếng bi thương cho một xã hội đang dần mục nát, không thể vãn hồi.
Trong đoạn tác phẩm thể hiện nghệ thuật của ngôn ngữ kể chuyện của tác giả Ngô Tất Tố
của nhân vật nhật chị Dậu, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của người nông dân trong cảnh bị chà
đạp, xô đẩy tới đường cùng. Tác giả Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đạo của mình.
Nhà văn Ngô Tất Tố đã khai đồng cảm với cảnh ngộ của người nông dân, hiểu rõ nỗi lòng của
người nông dân để thấu cảm cảnh ngộ của họ, cho họ quyền sống quyền làm người. Thông qua tác
phẩm của mình tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, bóc lột của chế độ phong kiến thực dân. 2. Chức năng giáo dục:
Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của nhà văn
M.Gorki: Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người
hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát
vọng hướng tới chân lí, biết đấu tranh với cái xấu, biết tìm tòi và hướng tới cái đẹp của con người và cuộc sống.
Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình
cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả
năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống.
Văn học nâng đỡ cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người tình cảm đúng
đắn, trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và biết sống đúng đạo lí làm
người. Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để khơi gợi, kích
thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có hành động đúng.
Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo đục, tự hoàn thiện để sống tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho xã hội.
Tố cáo đanh thép bộ mặt tàn ác, bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời
Trong đoạn trích, phân cảnh chúng đến nhà bắt trói anh Dậu chính là lời tố cáo đanh thép nhất cho
sự bất nhân bất nghĩa của chúng. Chúng mang thái độ hách dịch, vô văn hóa, cậy thế của kẻ mà
chúng đang dưới trướng. Chúng đi bắt người mà mang cả dây thừng như bắt một loài súc vật.
Đoạn trích tố cáo sự tàn ác của xác hội phong kiến
Chúng đánh cả chị Dậu - một người phụ nữ yếu đuối, nhỏ mọn. Mặc cho anh Dậu đang ốm đau
nặng nề, chúng vẫn quyết không tha chỉ vì mục đích “hoàn thành nhiệm vụ được giao” của mình.
Chúng dường như chẳng còn là con người nữa. Và chúng chính là nhân vật tượng trưng cho xã hội
với tầng lớp thống trị tàn bạo lúc bấy giờ. Chúng tàn ác, không có tình người, thậm chí không bằng một loại súc vật.
Ngợi ca tinh thần phản kháng, tinh thần vươn lên chống lại kẻ xấu
Chị Dậu dẫu bị bọn tay sai thực dân làm khó đủ điều, nhưng với bản chất hiền lành, nhẫn nhịn
của người nông dân, chị vẫn cố gắng nhịn và mềm mỏng với chúng. Chỉ mong sao nếu chúng có
một chút lòng người, chúng sẽ vì hoàn cảnh đáng thương của chị mà bỏ qua. Kể cả chúng có đánh
đập chị, chị vẫn chịu đựng và tha thiết khẩn cầu.
Nhưng khi nhận thấy chúng thực ra chẳng có chút tình người nào, thậm chí chúng còn định làm
hại người chồng đang ốm nặng. Chị Dậu đã chẳng thể nhịn được nữa. Theo mức độ tàn nhẫn của
chúng, sự phản kháng của chị ngày càng bộc lộ của lời nói và hành động. Để rồi, chị đã vùng lên
khi không thể chịu đựng được nữa.
Phân cảnh chị Dậu liều mạng quyết liệt đánh ngã hai tay sai vô lại chính là sự phản kháng mãnh
liệt của chị trước kẻ xấu. Qua chi tiết đó, tác giả chính là đang ca ngợi tinh thần phản kháng, đấu
tranh trước cái xấu của người nông dân. Dù họ bản tính hiền lành bao nhiêu, nhưng “tức nước” thì
sẽ có ngày “vỡ bờ”, chịu áp bức đủ sẽ có lúc họ vùng lên đấu tranh để giành lại quyền cho chính
mình. Đó chính là kết quả tất yếu, và cách mạng được tạo nên cũng vì điều đó. 3. Chức năng thẩm mĩ:
Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của hưởng thụ thẩm mĩ
là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của
văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hoàn toàn
không dính dáng gì đến lợi ích vật chất nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những
giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đến cho con người một niềm vui
tinh thần hoàn toàn vô tư nhưng không bàng quan, vô trách nhiệm.
Văn học còn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết
cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những
hình tượng nhân vật điển hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người và cuộc đời.
Nhà văn chân chính là người có tâm hồn phong phú, đẹp đẽ. Họ lấy tâm hồn chân thành của mình
để soi sáng những cảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác, ca
ngợi phẩm chất cao đẹp… Những điều đó có tác dụng rất lớn tới quá trình cảm thụ và hướng tới
những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của người đọc.
Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong
sáng, phong phú hơn. Nhưng sự hưởng thụ thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi tác phẩm có nội dung sâu sắc
và tính nghệ thuật cao, vì chỉ khi đó văn học mới bảo đảm thỏa mãn tối đa về mặt tinh thần cho người đọc.
– Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái hiện lại
quá khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa…
1. Về nội dung tư tưởng
Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dã man của thực dân
Pháp, đã bần cùng hóa nhân dân ta; sưu thuế đánh cả vào người chết; có biết bao người phải bán
vợ đợ con để trang trải “món nợ Nhà nước"
Khi vụ sưu thuê đến, xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc liên hồi suốt đêm ngày,
bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân đình xôi thịt đã
trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói là một
bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức
bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.
Tắt đèn giàu giá trị nhân đao. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xórn làng giữa những con
người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những
người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương, nhức nhói và đau lòng.
Tất đèn đã xây dựng nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông
dân Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: cần cù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và
dũng cảm chống cường hào, chống áp bức. Chị Dậu là hiện thân của người vợ, người mẹ vừa sắc
sảo, vừa đôn hậu, trong sạch. 2. Về nghệ thuật.
Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết có quy mô khiêm tốn, trên dưới 200 trang, nhưng có giá trị nghệ thuật đắc sắc.
Về kết cấu rất chặt chẽ, tập trung. Các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chỗ, đầy ấn tượng làm nổi bật
chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện trong tác phẩm từ đầu chí cuối.
Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn
Khắc họa thành công nhân vật. Các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn
cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.
Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.
Nhân vật chị Dậu đã được nhà văn Ngô Tất Tố đại diện cho lớp người nông dân dưới xã hội thời
bấy giờ: khốn khổ, tương lai đen tối, mịt mù và không có lối thoát. Cái khổ mà chị Dậu và người
nông dân thời ấy phải chịu khiến cho người đọc người nghe phải cảm khái, thương cảm. Một xã
hội thối nát đẩy người dân vào bước đường cùng.