Chức năng nhận thức của văn học - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Nhưng văn học không như các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản ánh cuộc sống trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
5 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chức năng nhận thức của văn học - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Nhưng văn học không như các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản ánh cuộc sống trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

145 73 lượt tải Tải xuống
I. Chức năng nhận thức của văn học
1. Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống:
– Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết cho con người.
Nhưng văn học không như các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản
ánh cuộc sống trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó.Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của
nhà văn Tô Hoài, người đọc tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lí thú từ hình dáng đến tập tính sống của loài dế
mèn, dế trũi, hay bọ ngựa… Thế giới loài vật trở nên sống động và gần gũi hơn trong mắt người đọc. Đọc
bộ “Thần thoại Hy Lạp”, người đọc còn khám phá thêm những cách giải thích các hiện tượng tự nhiên,
đời sống tinh thần của người xưa theo cái nhìn mới mẻ và đầy logic thú vị, văn học chính là cuốn bách
khoa toàn thư phản ánh hiện thực đời sống. Hay như “Chí Phèo”, “Trẻ con không thể ăn thịt chó”, “Lão
Hạc”, “Một bữa no”… của nhà văn Nam Cao,nhà văn đã dựng lên cả một thời lầm than, khổ cực và túng
quẫn của người nông dân trong dưới ách đô hộ “một cổ hai tròng”.
– Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái hiện lại quá
khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự,
văn hóa…
Thực vậy, các tiểu thuyết lịch sử như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung hay “Hoàng Lê Nhất
Thống Chí” của Ngô gia văn phái đã đưa ta về với lịch sử, với quá khứ xa xăm của dân tộc. “Chí Phèo” của
Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hay “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng… phản ánh quá trình phá sản, bần cùng
hóa của người nông dân đang diễn ra một cách khốc liệt. Không chỉ những người viết văn, thưởng thức
văn học mới nhận thấy chức năng phản ánh hiện thực này của văn học. Chính các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Marx cũng đánh giá cao khả năng cung cấp tri thức của văn học.
-Văn học còn giúp ta tìm hiểu thân phận của con người, khám phá các tính cách xã hội của một giai đoạn,
một xã hội, một tầng lớp, một giai cấp…• Những ai từng say mê với kịch của Sheaspear thì hẳn không
khó nhận thấy sự cực đoan của xã hội thời bấy giờ, những chuyện tình bi đát chính là cục diện, là cuộc
sống giàu có trong tù túng không lối thoát• “Truyện Kiều” cũng dựng lại một xã hội nhơ bẩn, xem đồng
tiền hơn cả con người, lấy sự vạn năng của đồng tiền để xoay chuyển cả thế gian, vùi dập con người…•
Mỗi tác phẩm văn học dù ít hay nhiều điều đề cập một khía cạnh của xã hội đó
2. Văn học giúp con người tự nhận thức chính mình và cuộc sống:
– Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế
giới đối tượng, khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhận
thức về bản thân- Văn học còn giúp con người tự nhận thức về mình.
Đọc những đoạn thơ sau đây, bạn có cảm nghĩ gì? “Thà một phút huy hoàng rồi chợp tối Còn hơn le lói
buồn suốt trăm năm.” Xuân Diệu – “Giục giã” “Hoa sen nở trong ánh mặt trời Rồi mất đi tất cả những gì
nó có Nhưng chắc nó không muốn làm chiếc nụ Trong sương mù vĩnh viễn của mùa Đông.” Tago –
“Người làm vườn” Có phải sau khi đọc những dòng thơ trên, bạn bắt đầu trăn trở suy nghĩ hay chí ít
cũng tự đặt ra cho mình những câu hỏi: mình là ai? Mình sống vì cái gì? Mục đích sống của đời mình là
gì? Nếu có, tức nhiên bạn phải nhìn nhận thực tế rằng văn học bước đầu đã tác động đến nhận thức của
bạn
• Lịch sử văn học đã từng chứng kiến không ít những thay đổi tích cực (lẫn tiêu cực) của con người dưới
ảnh hưởng của văn học: Đã có không ít những chí sĩ yêu nước tòng quân giữ nước khi nghe “Hịch tướng
” của Trần Hưng Đạo, hay không ít người mê muội đã quay đầu lại khi đọc những tác phẩm của Nguyển
Ái Quốc, Phan Bội Châu. Thơ của Hồ Xuân Hương phản ánh cái khát vọng khẳng định bản thân và khát
vọng sống của người phụ nữ -Văn học giúp ta hiểu được cái giá trị của mình,thấy được vị trí của mình,
biết mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc sống chung Khi cùng hòa mình vào công tác khôi phục đất
nước sau chiến tranh, khí thế hừng hực lẫn tinh thần kiên cường, biến chiến trường xưa thành một nông
trường xanh tươi trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, bạn có băn khoăn suy ngẫm về giá trị của cuộc đời:
“Sự sống nảy sinh từ cái chết” Hay như tiếp cận với những dòng thơ rỉ máu của Hàn Mặc Tử, bạn có từng
nghĩ đến và khâm phục nhà thi sĩ, dám sống, dám yêu và cả dũng cảm đón nhận cái chết được báo trước,
không nao núng, hay trốn chạy cái chết mà vẫn sống là làm thơ đấy. Như vậy chức năng nhận thức của
văn học là vô cùng rộng lớn, tùy theo cách diễn đạt của nhà văn, sự cảm thụ của người đọc mà văn học
tác động khác nhau.
Tóm lại: Văn chương có khả năng nhận thức vô cùng to lớn trên nhiều bình diện của hiện thực đời sống
về tự nhiên cũng như về xã hội. Nhưng đó là sự nhận thức về phương diện triết học, chính trị, xã hội,
tâm lí và thẩm mĩ… "Nó là cuốn sách giáo khoa về đời sống". Chức năng đó diễn ra trong quá trình nhà
văn nhận thức hiện thực bằng tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật, đến lượt mình, trở thành một
công cụ thẩm mĩ giúp người đọc nhận thức cuộc sống và hiện thực qua những khám phá và sáng tạo của
nhà văn.
II. Chức năng Giáo dục
1. Văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người
• Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con người đến cái thiện thông qua hình thành quan điểm
đạo đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho con người
+ Từ hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết, đến cô Tấm, Thạch Sanh trong cổ tích, hình
tượng Thúy Kiều, Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ Nôm cho đến hình tượng mẹ Tơm, mẹ Suốt,
anh hùng Núp trong văn thơ hiện đại đã ít nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm đạo đức của lớp
lớp thế hệ người Việt Nam
– Văn học là nơi nuôi dưỡng tình cảm nhân ái:
• Những tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn ta khả năng đồng cảm, làm cho ta biết vui,
biết buồn, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trắc,cái tẹp nhẹp, tầm thường, lười
biếng.• Văn học khơi dậy ở ta niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc sống…
2. Văn học biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách
• Nhân cách của con người được hình thành một cách trọn vẹn thông qua văn học Các hình tượng văn
học đã được nhà văn cẩn thận chọn lọc và gây được xúc cảm tự nhiên trong lòng người đọc. Ta kinh ghét
Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến vì ta nhận ra được bộ mặt thật của chúng qua các động tác thoáng
qua:“Ghế trên ngồi tót sổ sàng” hay “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”Nhờ sự yêu, ghét hay thương
cảm cho các nhân vật mà từ đó, nhân cách dần được hình thành trong người đọc một cách tự giác, dần
biến tư tưởng, tình cảm thoáng qua ấy thành nhận thức của người đọc Một đặc điểm khiến văn học dễ
dàng đảm nhiệm chức năng giáo dục đó chính là tính cuốn hút của nó.
• Tác phẩm văn học hiện ra không phải như người thấy thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối
thoại với bạn đọc, với khán giả. Những chân lý, luân lý, đạo đức, tư tưởng, tình cảm mà văn học mang lại
không khô khan trừu tượng như triết học hay khoa học mà rất sống động mà giàu hình ảnh, và được
người đọc cảm thụ một cách thích thú. Nếu không tin, mời bạn khảo sát ví dụ sau đây: Nếu dạy cho đứa
trẻ biết thế nào là tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên,yêu thương đồng bào, đoàn kết yêu
thương nhau, biết được giá trị của cuộc sống bằng những định nghĩa khô khan liệu có đem lại hiệu quả
và dễ gây thiện cảm ở trẻ hơn khi đọc bài thơ “Tiếng ru” của Tố Hữu. Phải chăng cách đọc thơ (tác phẩm
văn học) này sẽ giúp việc nhận thức và giáo dục có kết quả thật mỹ mãn lẫn gây hứng thú với trẻ? Câu tr
lời xin dành cho các bạn
Tóm lại: Ðặc trưng chức năng giáo dục của văn chương là ở chỗ: văn chương giáo dục con người thông
qua con đường tình cảm. Từ xúc động, lay động về tình cảm mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác
nhận ra đúng, sai. Nghệ thuật giáo dục con người bằng biện pháp tự giác. Giáo dục nghệ thuật không
phải bằng biện pháp cưỡng bách, hành chính gò ép mà hoàn toàn tự giác, thoải mái. Nghệ thuật giáo
dục bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút. Ở đây, tưởng như giáo dục vui chơi, giải trí là một. Tác
dụng giáo dục của nghệ thuật thật là lâu bền ; từ từ nhưng vô cùng sâu sắc.
III. Chức năng thẩm mỹ của văn học
Chức năng thẩm mỹ của văn học là một chức năng đặc trưng. Thẩm mỹ chính là cái đẹp. Cái đẹp ở đây
đến từ nhiều phương diện, nhưng tựu trung lại con người luôn thích chiêm ngưỡng cái đẹp. Đó chính là
bản chất của con người, là nhu cầu mà con người luôn hướng đến.
Mỗi người sẽ có định nghĩa khác nhau về cái đẹp, nên không có một thước đo chuẩn xác cho cái đẹp, bởi
lẽ nó khởi phát trong lòng người. Nhưng chức năng của cái đẹp, sự tác động của cái đẹp thì ta có thể
thấy rõ và cảm nhận được. Cái đẹp xoa dịu tâm hồn con người, gạt bỏ mọi điều xấu xa khỏi tâm hồn con
người chỉ để lại những gì thanh khiết trong tâm hồn con người.
Cái đẹp có chức năng cứu rỗi là vì thế. Chính nhờ có cái đẹp mà con người sẽ cảm thấy thêm yêu cuộc
đời này, thấy cuộc sống có thêm ý nghĩa. Đó chính là giá trị chức năng đặc trưng của các loại hình nghệ
thuật nói chung, của văn học nói riêng.
Cái đẹp của văn học đến từ cả hai phương diện hình thức và nội dung. Hình thức của văn học chính là
thể loại chính là ngôn ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng. Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà
điêu khắc dùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói nên nỗi lòng mình thì nhà văn lại
dùng ngòi bút để tạo nên đứa con tinh thần của mình. Ngôn ngữ chính là chìa khóa vạn năng để thi nhân
mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. Nhà văn nhà thơ là người chắt lọc và sử dụng ngôn ngữ để diễn
tả nỗi lòng của mình. Cái đẹp ấy chính là ngôn ngữ.
Như câu thơ của Quang Dũng trong bài Tây Tiến dù cách đây đã lâu nhưng vẫn đủ sức làm lay động trái
tim người đọc mọi thời đại
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3 cùng với sự lặp lại từ “dốc” ở đầu mỗi phần ngắt nhịp đã tạo nên một
hình ảnh độc đáo. Sự bẻ đôi của câu thơ cũng đã phần nào diễn t được độ dốc của địa hình. Và câu thơ
có nhiều thanh trắc càng gợi được sự khó khăn trúc trắc trên bước đường hành quân của người lính.
Nhịp thơ như chính hơi thở của người lính trên hành trình leo dốc đầy gian nan này. Trên bước đường
hành quân, khó khăn gian khổ là điều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là cách ta đối diện với khó
khăn. Những người lính Tây Tiến cũng thế. Họ chấp nhận khó khăn và đối diện nó một cách đầy hiên
ngang nhưng không kém phần tinh nghịch.
Biện pháp đảo ngữ đưa từ láy “heo hút” lên đầu đã nhấn mạnh sự vng vẻ của khung cảnh nơi đây đồng
thời còn nhấn mạnh sự hoang sơ của khung cảnh nơi đây không một bóng người. Thường với không gian
hoang vắng như thế, con người sẽ oán than cuộc đời hoặc cảm thấy mình bé nhỏ cô độc nhưng những
người lính không thế. Họ nhìn xa hơn vào cái hoang vắng ấy để thấy “súng ngửi trời”.
“Súng ngửi trời” là một hình ảnh nhân hóa đầy thú vị. Súng đeo trên vai luôn theo sát người lính ở mọi
bước đường hành trình. Đi trên con dốc khiến người lính có cảm tưởng như chạm đến mây. Hình ảnh ấy
gợi được độ cao của con dốc. Nhưng qua cái nhìn của người lính Tây Tiến khung cảnh hiện lên có cảm
giác thật nhẹ nhàng, tinh nghịch như một bộ phim hoạt hình. Thế nhưng chính sự lạc quan tươi vui ấy lại
là một phẩm chất cần có ở người lính. Bởi lẽ nó là chất xúc tác giúp người lính có thể vượt qua mọi khó
khăn.
Câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” là một nét phác họa gợi cho ta liên tưởng đến một bức
tranh thủy mặc thời cổ của một thi sĩ nào đó. Chính nét phác họa ấy đã tạo nên một bức tranh nhiều
chiều, dường như không chỉ là độ cao mà nó còn là độ sâu nữa. Dù hình ảnh người lính không xuất hiện
trực tiếp nhưng trên phông nền hùng vĩ của thiên nhiên ấy, ta có thể tưởng tượng hình ảnh người lính
xuất hiện hùng tráng biết bao như các chiến sĩ thời trung đại.
Có lẽ chính vì có lí tưởng, có mục đích chiến đấu cao cả nên người lính Tây Tiến không hề bé nhỏ cô đơn
mà ngược lại. Kết thúc bức tranh núi rừng tây tiến hoang sơ nhưng hùng vĩ ấy là một hình ảnh thật nên
thơ thơ mộng với “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ chỉ toàn thanh bằng khiến người đọc có một
cảm giác thật nhẹ nhàng lãng mạn….
Trong những giây phút dừng chân hiếm hoi, người lính Tây Tiến phóng tầm mắt ra xa tìm kiếm một nơi
ấm, một mái nhà ấm áp. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ làm dấy lên trong lòng họ ngọn lửa ấm áp. Đó
chính là cái đẹp mà văn học mang lại nhưng cái đẹp đó không đơn thuần là ở bên ngoài mà còn tác động
đến tầng sâu cảm xúc làm lắng đọng những suy tư. Chính vì vậy, cái đẹp của văn học mới có thể tồn tại.
Tóm lại: Nghệ thuật xây dựng cho con người lí tưởng thẩm mĩ. Con người, sản phẩm đẹp nhất của tạo
vật là đối tượng của nghệ thuật. Nghệ thuật đã chọn cho mình một đối tượng đặc biệt: tinh hoa của trời
đất, "người ta là hoa đất" (Tục ngữ), "Con người là cái đẹp nhất trong thế giới mà chúng ta cm giác
được" (Tchernychevski), "Con người là lí tưởng của cái đẹp" (Kant). Nhưng nghệ thuật vẫn xây dựng
những con người lí tưởng. Ðó là lí tưởng thẩm mĩ. Vì mục đích nghệ thuật là không phải chụp lại , hay tái
hiện tất cả những gì về phẩm chất mà con người hiện có. Con người trong nghệ thuật là con người sẽ có,
cần có. Ðó là con người lí tưởng. Do bản thân con người không bao giờ tự thỏa Mácn với mình mà luôn
luôn có nhu cầu vươn lên cái cao xa hơn - vươn lên con người lí tưởng.
IV. Chức năng giao tiếp của văn học
Văn học bên cạnh chức năng giáo dục, thẩm mỹ còn có chức năng giao tiếp. Chức năng giao tiếp của văn
học không trực tiếp cụ thể mặt đối mặt như các kiểu giao tiếp thông thường trong cuộc sống mà nó là sự
đối thoại đặc biệt giữa tác giả và người đọc. Tác giả sẽ truyền tải câu chuyện thông điệp vào trong từng
trang viết.
Cuộc đời thi nhân dường như trải ra tâm trạng của người viết cũng được phơi bày một cách trung thực
nhất không giấu giếm không lừa dối. Bởi lẽ thơ ca chỉ có thể tác động đến trái tim người đọc khi nó đi ra
từ chính trái tim của người viết. Trái tim mới có thể đi đến trái tim. Nếu như những gì anh viết không
phải là tình cảm nồng hậu chân thành thì làm sao có thể rung lên ở người đọc vô vàn xúc cảm. Như đọc
những vần thơ của Xuân Diệu:
“Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”
Hay những vần thơ của Hàn Mặc Tử:
“Làm sao giết được người trong mộng
Để trả nợ duyên kiếp phũ phàng”
Nếu đó không phải là những vần thơ xuất phát từ trái tim của thi nhân – một trái tim cô đơn khát khao
tìm kiếm tình yêu thì làm sao những vần thơ ấy còn được lưu truyền đến ngày nay. Thời gian là dòng
chảy khắc nghiệt nhất phũ phàng nhất có thể hủy hoại hết mọi thứ. Nhưng với tác phẩm văn học, thời
gian lại chính là thước đo giá trị chính xác nhất.
Bởi tác phẩm sẽ còn tồn tại, nhà văn nhà thơ sẽ còn tồn tại đến khi nào người đọc thôi nhớ, thôi xúc
động khi đọc tác phẩm. Muốn như thế thì trước hết tác phẩm phải là cái tình của nhà thơ. Đó là lí do vì
sau đã hơn nghìn năm nhưng mỗi lần đọc lại những câu ca dao xưa ông bà để lại ta không khỏi xúc động
trước một nỗi niềm
“Em tưởng giếng nước sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng nước cạn
Em tiếc hoài sợi dây”
Nhưng sự đối thoại giữa người đọc và tác giả lại được diễn ra gián tiếp thông qua tác phẩm. Nếu như
nhà văn là người mang đứa con tinh thần của mình đến với người đọc thì người đọc lại chính là người
mang lại hơi thở, sự sống cho tác phẩm. Và lời hồi đáp của người đọc dành cho tác giả chính là những
nỗi niềm trân quý, sự rung lên trong tâm hồn và sự thay đổi của người đọc. Tất cả đều góp phần kiến tạo
nên một thế giới tốt đẹp hơn.
Văn học là thế, không cần những mĩ từ ngợi ca mà nó được người đời tung hô bởi những giá trị tự thân,
mà giá trị ấy do nhiều yếu tố hợp thành như nhà văn, tư tưởng của tác phẩm, người đọc,… Một tác
phẩm hội tụ đầy đủ những giá trị chức năng này ắt hẳn sẽ không phải là một tác phẩm nông cạn, trôi
tuột trong kí ức người đọc mà ngược lại sẽ neo đậu trong lòng người đọc bao thế hệ.
| 1/5

Preview text:

I. Chức năng nhận thức của văn học
1. Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống:
– Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết cho con người.
Nhưng văn học không như các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản
ánh cuộc sống trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó.Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của
nhà văn Tô Hoài, người đọc tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lí thú từ hình dáng đến tập tính sống của loài dế
mèn, dế trũi, hay bọ ngựa… Thế giới loài vật trở nên sống động và gần gũi hơn trong mắt người đọc. Đọc
bộ “Thần thoại Hy Lạp”, người đọc còn khám phá thêm những cách giải thích các hiện tượng tự nhiên,
đời sống tinh thần của người xưa theo cái nhìn mới mẻ và đầy logic thú vị, văn học chính là cuốn bách
khoa toàn thư phản ánh hiện thực đời sống. Hay như “Chí Phèo”, “Trẻ con không thể ăn thịt chó”, “Lão
Hạc”, “Một bữa no”… của nhà văn Nam Cao,nhà văn đã dựng lên cả một thời lầm than, khổ cực và túng
quẫn của người nông dân trong dưới ách đô hộ “một cổ hai tròng”.
– Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái hiện lại quá
khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa…
Thực vậy, các tiểu thuyết lịch sử như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung hay “Hoàng Lê Nhất
Thống Chí” của Ngô gia văn phái đã đưa ta về với lịch sử, với quá khứ xa xăm của dân tộc. “Chí Phèo” của
Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hay “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng… phản ánh quá trình phá sản, bần cùng
hóa của người nông dân đang diễn ra một cách khốc liệt. Không chỉ những người viết văn, thưởng thức
văn học mới nhận thấy chức năng phản ánh hiện thực này của văn học. Chính các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Marx cũng đánh giá cao khả năng cung cấp tri thức của văn học.
-Văn học còn giúp ta tìm hiểu thân phận của con người, khám phá các tính cách xã hội của một giai đoạn,
một xã hội, một tầng lớp, một giai cấp…• Những ai từng say mê với kịch của Sheaspear thì hẳn không
khó nhận thấy sự cực đoan của xã hội thời bấy giờ, những chuyện tình bi đát chính là cục diện, là cuộc
sống giàu có trong tù túng không lối thoát• “Truyện Kiều” cũng dựng lại một xã hội nhơ bẩn, xem đồng
tiền hơn cả con người, lấy sự vạn năng của đồng tiền để xoay chuyển cả thế gian, vùi dập con người…•
Mỗi tác phẩm văn học dù ít hay nhiều điều đề cập một khía cạnh của xã hội đó
2. Văn học giúp con người tự nhận thức chính mình và cuộc sống:
– Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế
giới đối tượng, khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhận
thức về bản thân- Văn học còn giúp con người tự nhận thức về mình.
Đọc những đoạn thơ sau đây, bạn có cảm nghĩ gì? “Thà một phút huy hoàng rồi chợp tối Còn hơn le lói
buồn suốt trăm năm.” Xuân Diệu – “Giục giã” “Hoa sen nở trong ánh mặt trời Rồi mất đi tất cả những gì
nó có Nhưng chắc nó không muốn làm chiếc nụ Trong sương mù vĩnh viễn của mùa Đông.” Tago –
“Người làm vườn” Có phải sau khi đọc những dòng thơ trên, bạn bắt đầu trăn trở suy nghĩ hay chí ít
cũng tự đặt ra cho mình những câu hỏi: mình là ai? Mình sống vì cái gì? Mục đích sống của đời mình là
gì? Nếu có, tức nhiên bạn phải nhìn nhận thực tế rằng văn học bước đầu đã tác động đến nhận thức của bạn
• Lịch sử văn học đã từng chứng kiến không ít những thay đổi tích cực (lẫn tiêu cực) của con người dưới
ảnh hưởng của văn học: Đã có không ít những chí sĩ yêu nước tòng quân giữ nước khi nghe “Hịch tướng
sĩ” của Trần Hưng Đạo, hay không ít người mê muội đã quay đầu lại khi đọc những tác phẩm của Nguyển
Ái Quốc, Phan Bội Châu. Thơ của Hồ Xuân Hương phản ánh cái khát vọng khẳng định bản thân và khát
vọng sống của người phụ nữ -Văn học giúp ta hiểu được cái giá trị của mình,thấy được vị trí của mình,
biết mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc sống chung Khi cùng hòa mình vào công tác khôi phục đất
nước sau chiến tranh, khí thế hừng hực lẫn tinh thần kiên cường, biến chiến trường xưa thành một nông
trường xanh tươi trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, bạn có băn khoăn suy ngẫm về giá trị của cuộc đời:
“Sự sống nảy sinh từ cái chết” Hay như tiếp cận với những dòng thơ rỉ máu của Hàn Mặc Tử, bạn có từng
nghĩ đến và khâm phục nhà thi sĩ, dám sống, dám yêu và cả dũng cảm đón nhận cái chết được báo trước,
không nao núng, hay trốn chạy cái chết mà vẫn sống là làm thơ đấy. Như vậy chức năng nhận thức của
văn học là vô cùng rộng lớn, tùy theo cách diễn đạt của nhà văn, sự cảm thụ của người đọc mà văn học tác động khác nhau.
Tóm lại: Văn chương có khả năng nhận thức vô cùng to lớn trên nhiều bình diện của hiện thực đời sống
về tự nhiên cũng như về xã hội. Nhưng đó là sự nhận thức về phương diện triết học, chính trị, xã hội,
tâm lí và thẩm mĩ… "Nó là cuốn sách giáo khoa về đời sống". Chức năng đó diễn ra trong quá trình nhà
văn nhận thức hiện thực bằng tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật, đến lượt mình, trở thành một
công cụ thẩm mĩ giúp người đọc nhận thức cuộc sống và hiện thực qua những khám phá và sáng tạo của nhà văn.
II. Chức năng Giáo dục
1. Văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người
• Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con người đến cái thiện thông qua hình thành quan điểm
đạo đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho con người
+ Từ hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết, đến cô Tấm, Thạch Sanh trong cổ tích, hình
tượng Thúy Kiều, Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ Nôm cho đến hình tượng mẹ Tơm, mẹ Suốt,
anh hùng Núp trong văn thơ hiện đại đã ít nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm đạo đức của lớp
lớp thế hệ người Việt Nam
– Văn học là nơi nuôi dưỡng tình cảm nhân ái:
• Những tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn ta khả năng đồng cảm, làm cho ta biết vui,
biết buồn, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trắc,cái tẹp nhẹp, tầm thường, lười
biếng.• Văn học khơi dậy ở ta niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc sống…
2. Văn học biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách
• Nhân cách của con người được hình thành một cách trọn vẹn thông qua văn học Các hình tượng văn
học đã được nhà văn cẩn thận chọn lọc và gây được xúc cảm tự nhiên trong lòng người đọc. Ta kinh ghét
Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến vì ta nhận ra được bộ mặt thật của chúng qua các động tác thoáng
qua:“Ghế trên ngồi tót sổ sàng” hay “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”Nhờ sự yêu, ghét hay thương
cảm cho các nhân vật mà từ đó, nhân cách dần được hình thành trong người đọc một cách tự giác, dần
biến tư tưởng, tình cảm thoáng qua ấy thành nhận thức của người đọc Một đặc điểm khiến văn học dễ
dàng đảm nhiệm chức năng giáo dục đó chính là tính cuốn hút của nó.
• Tác phẩm văn học hiện ra không phải như người thấy thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối
thoại với bạn đọc, với khán giả. Những chân lý, luân lý, đạo đức, tư tưởng, tình cảm mà văn học mang lại
không khô khan trừu tượng như triết học hay khoa học mà rất sống động mà giàu hình ảnh, và được
người đọc cảm thụ một cách thích thú. Nếu không tin, mời bạn khảo sát ví dụ sau đây: Nếu dạy cho đứa
trẻ biết thế nào là tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên,yêu thương đồng bào, đoàn kết yêu
thương nhau, biết được giá trị của cuộc sống bằng những định nghĩa khô khan liệu có đem lại hiệu quả
và dễ gây thiện cảm ở trẻ hơn khi đọc bài thơ “Tiếng ru” của Tố Hữu. Phải chăng cách đọc thơ (tác phẩm
văn học) này sẽ giúp việc nhận thức và giáo dục có kết quả thật mỹ mãn lẫn gây hứng thú với trẻ? Câu trả lời xin dành cho các bạn
Tóm lại: Ðặc trưng chức năng giáo dục của văn chương là ở chỗ: văn chương giáo dục con người thông
qua con đường tình cảm. Từ xúc động, lay động về tình cảm mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác
nhận ra đúng, sai. Nghệ thuật giáo dục con người bằng biện pháp tự giác. Giáo dục nghệ thuật không
phải bằng biện pháp cưỡng bách, hành chính gò ép mà hoàn toàn tự giác, thoải mái. Nghệ thuật giáo
dục bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút. Ở đây, tưởng như giáo dục vui chơi, giải trí là một. Tác
dụng giáo dục của nghệ thuật thật là lâu bền ; từ từ nhưng vô cùng sâu sắc.
III. Chức năng thẩm mỹ của văn học
Chức năng thẩm mỹ của văn học là một chức năng đặc trưng. Thẩm mỹ chính là cái đẹp. Cái đẹp ở đây
đến từ nhiều phương diện, nhưng tựu trung lại con người luôn thích chiêm ngưỡng cái đẹp. Đó chính là
bản chất của con người, là nhu cầu mà con người luôn hướng đến.
Mỗi người sẽ có định nghĩa khác nhau về cái đẹp, nên không có một thước đo chuẩn xác cho cái đẹp, bởi
lẽ nó khởi phát trong lòng người. Nhưng chức năng của cái đẹp, sự tác động của cái đẹp thì ta có thể
thấy rõ và cảm nhận được. Cái đẹp xoa dịu tâm hồn con người, gạt bỏ mọi điều xấu xa khỏi tâm hồn con
người chỉ để lại những gì thanh khiết trong tâm hồn con người.
Cái đẹp có chức năng cứu rỗi là vì thế. Chính nhờ có cái đẹp mà con người sẽ cảm thấy thêm yêu cuộc
đời này, thấy cuộc sống có thêm ý nghĩa. Đó chính là giá trị chức năng đặc trưng của các loại hình nghệ
thuật nói chung, của văn học nói riêng.
Cái đẹp của văn học đến từ cả hai phương diện hình thức và nội dung. Hình thức của văn học chính là
thể loại chính là ngôn ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng. Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà
điêu khắc dùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói nên nỗi lòng mình thì nhà văn lại
dùng ngòi bút để tạo nên đứa con tinh thần của mình. Ngôn ngữ chính là chìa khóa vạn năng để thi nhân
mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. Nhà văn nhà thơ là người chắt lọc và sử dụng ngôn ngữ để diễn
tả nỗi lòng của mình. Cái đẹp ấy chính là ngôn ngữ.
Như câu thơ của Quang Dũng trong bài Tây Tiến dù cách đây đã lâu nhưng vẫn đủ sức làm lay động trái
tim người đọc mọi thời đại
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3 cùng với sự lặp lại từ “dốc” ở đầu mỗi phần ngắt nhịp đã tạo nên một
hình ảnh độc đáo. Sự bẻ đôi của câu thơ cũng đã phần nào diễn tả được độ dốc của địa hình. Và câu thơ
có nhiều thanh trắc càng gợi được sự khó khăn trúc trắc trên bước đường hành quân của người lính.
Nhịp thơ như chính hơi thở của người lính trên hành trình leo dốc đầy gian nan này. Trên bước đường
hành quân, khó khăn gian khổ là điều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là cách ta đối diện với khó
khăn. Những người lính Tây Tiến cũng thế. Họ chấp nhận khó khăn và đối diện nó một cách đầy hiên
ngang nhưng không kém phần tinh nghịch.
Biện pháp đảo ngữ đưa từ láy “heo hút” lên đầu đã nhấn mạnh sự vắng vẻ của khung cảnh nơi đây đồng
thời còn nhấn mạnh sự hoang sơ của khung cảnh nơi đây không một bóng người. Thường với không gian
hoang vắng như thế, con người sẽ oán than cuộc đời hoặc cảm thấy mình bé nhỏ cô độc nhưng những
người lính không thế. Họ nhìn xa hơn vào cái hoang vắng ấy để thấy “súng ngửi trời”.
“Súng ngửi trời” là một hình ảnh nhân hóa đầy thú vị. Súng đeo trên vai luôn theo sát người lính ở mọi
bước đường hành trình. Đi trên con dốc khiến người lính có cảm tưởng như chạm đến mây. Hình ảnh ấy
gợi được độ cao của con dốc. Nhưng qua cái nhìn của người lính Tây Tiến khung cảnh hiện lên có cảm
giác thật nhẹ nhàng, tinh nghịch như một bộ phim hoạt hình. Thế nhưng chính sự lạc quan tươi vui ấy lại
là một phẩm chất cần có ở người lính. Bởi lẽ nó là chất xúc tác giúp người lính có thể vượt qua mọi khó khăn.
Câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” là một nét phác họa gợi cho ta liên tưởng đến một bức
tranh thủy mặc thời cổ của một thi sĩ nào đó. Chính nét phác họa ấy đã tạo nên một bức tranh nhiều
chiều, dường như không chỉ là độ cao mà nó còn là độ sâu nữa. Dù hình ảnh người lính không xuất hiện
trực tiếp nhưng trên phông nền hùng vĩ của thiên nhiên ấy, ta có thể tưởng tượng hình ảnh người lính
xuất hiện hùng tráng biết bao như các chiến sĩ thời trung đại.
Có lẽ chính vì có lí tưởng, có mục đích chiến đấu cao cả nên người lính Tây Tiến không hề bé nhỏ cô đơn
mà ngược lại. Kết thúc bức tranh núi rừng tây tiến hoang sơ nhưng hùng vĩ ấy là một hình ảnh thật nên
thơ thơ mộng với “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ chỉ toàn thanh bằng khiến người đọc có một
cảm giác thật nhẹ nhàng lãng mạn….
Trong những giây phút dừng chân hiếm hoi, người lính Tây Tiến phóng tầm mắt ra xa tìm kiếm một nơi
ấm, một mái nhà ấm áp. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ làm dấy lên trong lòng họ ngọn lửa ấm áp. Đó
chính là cái đẹp mà văn học mang lại nhưng cái đẹp đó không đơn thuần là ở bên ngoài mà còn tác động
đến tầng sâu cảm xúc làm lắng đọng những suy tư. Chính vì vậy, cái đẹp của văn học mới có thể tồn tại.
Tóm lại: Nghệ thuật xây dựng cho con người lí tưởng thẩm mĩ. Con người, sản phẩm đẹp nhất của tạo
vật là đối tượng của nghệ thuật. Nghệ thuật đã chọn cho mình một đối tượng đặc biệt: tinh hoa của trời
đất, "người ta là hoa đất" (Tục ngữ), "Con người là cái đẹp nhất trong thế giới mà chúng ta cảm giác
được" (Tchernychevski), "Con người là lí tưởng của cái đẹp" (Kant). Nhưng nghệ thuật vẫn xây dựng
những con người lí tưởng. Ðó là lí tưởng thẩm mĩ. Vì mục đích nghệ thuật là không phải chụp lại , hay tái
hiện tất cả những gì về phẩm chất mà con người hiện có. Con người trong nghệ thuật là con người sẽ có,
cần có. Ðó là con người lí tưởng. Do bản thân con người không bao giờ tự thỏa Mácn với mình mà luôn
luôn có nhu cầu vươn lên cái cao xa hơn - vươn lên con người lí tưởng.
IV. Chức năng giao tiếp của văn học
Văn học bên cạnh chức năng giáo dục, thẩm mỹ còn có chức năng giao tiếp. Chức năng giao tiếp của văn
học không trực tiếp cụ thể mặt đối mặt như các kiểu giao tiếp thông thường trong cuộc sống mà nó là sự
đối thoại đặc biệt giữa tác giả và người đọc. Tác giả sẽ truyền tải câu chuyện thông điệp vào trong từng trang viết.
Cuộc đời thi nhân dường như trải ra tâm trạng của người viết cũng được phơi bày một cách trung thực
nhất không giấu giếm không lừa dối. Bởi lẽ thơ ca chỉ có thể tác động đến trái tim người đọc khi nó đi ra
từ chính trái tim của người viết. Trái tim mới có thể đi đến trái tim. Nếu như những gì anh viết không
phải là tình cảm nồng hậu chân thành thì làm sao có thể rung lên ở người đọc vô vàn xúc cảm. Như đọc
những vần thơ của Xuân Diệu:
“Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”
Hay những vần thơ của Hàn Mặc Tử:
“Làm sao giết được người trong mộng
Để trả nợ duyên kiếp phũ phàng”
Nếu đó không phải là những vần thơ xuất phát từ trái tim của thi nhân – một trái tim cô đơn khát khao
tìm kiếm tình yêu thì làm sao những vần thơ ấy còn được lưu truyền đến ngày nay. Thời gian là dòng
chảy khắc nghiệt nhất phũ phàng nhất có thể hủy hoại hết mọi thứ. Nhưng với tác phẩm văn học, thời
gian lại chính là thước đo giá trị chính xác nhất.
Bởi tác phẩm sẽ còn tồn tại, nhà văn nhà thơ sẽ còn tồn tại đến khi nào người đọc thôi nhớ, thôi xúc
động khi đọc tác phẩm. Muốn như thế thì trước hết tác phẩm phải là cái tình của nhà thơ. Đó là lí do vì
sau đã hơn nghìn năm nhưng mỗi lần đọc lại những câu ca dao xưa ông bà để lại ta không khỏi xúc động trước một nỗi niềm
“Em tưởng giếng nước sâu Em nối sợi gàu dài Ai ngờ giếng nước cạn Em tiếc hoài sợi dây”
Nhưng sự đối thoại giữa người đọc và tác giả lại được diễn ra gián tiếp thông qua tác phẩm. Nếu như
nhà văn là người mang đứa con tinh thần của mình đến với người đọc thì người đọc lại chính là người
mang lại hơi thở, sự sống cho tác phẩm. Và lời hồi đáp của người đọc dành cho tác giả chính là những
nỗi niềm trân quý, sự rung lên trong tâm hồn và sự thay đổi của người đọc. Tất cả đều góp phần kiến tạo
nên một thế giới tốt đẹp hơn.
Văn học là thế, không cần những mĩ từ ngợi ca mà nó được người đời tung hô bởi những giá trị tự thân,
mà giá trị ấy do nhiều yếu tố hợp thành như nhà văn, tư tưởng của tác phẩm, người đọc,… Một tác
phẩm hội tụ đầy đủ những giá trị chức năng này ắt hẳn sẽ không phải là một tác phẩm nông cạn, trôi
tuột trong kí ức người đọc mà ngược lại sẽ neo đậu trong lòng người đọc bao thế hệ.