Chức năng phương tiện cất trữ môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Chức năng phương tiện cất trữ môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phương tiện cất trữ
Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện việc
mua hàng hóa tiếp theo; và lúc này tiền tệ tạm thời được rút khỏi
lưu thông và đi vào cất trữ. Trong cơ chế thị trường ngày nay thì
chức năng này còn được gọi là chức năng dự trữ giá trị của tiền.
Chức năng làm phương tiện cất trữ: được thể hiện khi tiền rút khỏi
lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. Sở dĩ
tiền tệ làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải
của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
Để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ thì phải bằng tiền mặt
và tiền có giá hoàn toàn (tức là tiền được đúc bằng vàng,bạc hoặc
những của cải bằng vàng,bạc). Vì cất trữ tiền tệ là cất trữ một
lượng của cải vật chất, bản thân tiền tệ đã là hàng hóa, nên cất trữ
về số lượng phải mang tính chất hiện thực; hơn nửa lượng tiền cất
trữ phải có khối lượng nhỏ để dễ chuyên chở, bảo quản. Đồng thời
giá trị phải lớn để dễ dàng chuyển hóa ra các loại giá trị sử dụng
khác, chỉ có vàng mới đáp ứng được những yêu cầu trên.
Trong các hoạt động kinh tế, nếu chức năng cất trữ của tiền tệ
không được thực hiện thì khả năng khủng hoảng kinh tế cao.Vì khi
tiền không được cất trữ nghĩa là tiền mặt được người dân lưu thông
quá nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc tiền giấy sẽ được sử dụng
tràn lan, khiến dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát diễn ra
thì giá cả hàng hoá tăng và khả năng mua của người dân giảm đi.
Từ đó gây khủng hoảng kinh tế. Mà vàng có khả năng thanh toán
không hạn chế- một vật có giá trị hoàn toàn. Cho nên, cất trữ vàng
không những là nhu cầu, mà còn là nhu cầu của nhiều người.
Tiền cất trữ thì không lưu thông nữa, những nơi cất trữ tiền tệ thực
sự là “kho” chứa phương tiện lưu thông và tự nó điều tiết số lượng
phương tiện lưu thông, làm cho lưu thông không bị thừa hoặc thiếu
tiền. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được
đưa vào lưu thông. Ngược lại nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa
lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.