Chứng minh cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chứng minh cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE ===000===
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯƠNG TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Chứng minh cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội Sinh viên thực hiện : Nguyễn Công Dũng Mã sinh viên : 11211495 Lớp : Kinh tế quốc tế CLC 63A Khóa : 63 Hà Nội - 20/10/2022 1 lOMoAR cPSD| 23022540 Mục lục
A. Phần mở đầu .......................................................................................................................................... 3
B. Nội dung .................................................................................................................................................. 3
1. Cách tiếp cận của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề chủ nghĩa xã hội ............................................ 3
1.1. Quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ..................................................... 3
1.2. Mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội ........................................................................................................................................... 5
2. Tính thống nhất giữa độc lập dân tộc gắn liền với tính xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh ...... 6
2.1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội .................................................. 6
2.2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc ............................................... 7
3. Quan điểm cá nhân ............................................................................................................................. 8
C. Kết Luận ............................................................................................................................................... 10 2 lOMoAR cPSD| 23022540 A. Phần mở đầu
Trải qua bao nhiêu năm giữ gìn và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam,
khao khát của chúng ta vẫn luôn chỉ có một, đó chính là một nền độc lập và tự cho
cho nhân dân không chỉ vậy, đó cũng chính là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất
hủ mà chính chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là hiện thân của cho tinh thần ấy. Người đã
từng nói: “Cái mà tôi mong ước nhất trên đời chính là đồng bào tôi được tự do, tổ
quốc tôi được độc lập”. Nhiêu đó thôi cũng đủ để chúng ta thấy rằng nền độc lập dân
tộc Việt Nam là thiêng liêng, cao quý đến nhường nào.
Thế nhưng, có lẽ bên cạnh sự độc lập cao quý ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
vô cùng đề cao chủ nghĩa xã hội trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân
tộc một cách hoàn toàn, triệt để. Xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng tiềm
lực phát triển của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở
tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về chủ đề này, từ đó lý giải và áp dụng vào thực tiễn
những giải pháp ổn định và sáng tạo cho đất nước, em nhận thấy cần phải nhìn nhận
một cách đúng đắn qua đó chứng minh tính cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là sự gắn liền giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình hoàn thiện,
dù đã có sự tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu, song, bài tiểu luận vẫn không thể tránh
khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn. B. Nội dung
1. Cách tiếp cận của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề chủ nghĩa xã hội
1.1. Quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh không để lại một định nghĩa cố
định về chủ nghĩa xã hội. Với cách diễn đạt dung dị, dễ hiểu dễ nhớ khái niệm chủ 3 lOMoAR cPSD| 23022540
nghĩa xã hội được người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra đặc
trưng ở một lĩnh vực nào đó của chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng tất cả đều hướng đến
một mục tiêu cơ bản đó chính là làm sao để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và một cuộc sống hạnh phúc.
Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là
quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá
trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh
là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi
giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta. Chính thông qua quá trình đề ra các mục
tiêu đó, chủ nghĩa xã hội được biểu hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết
yếu của người lao động, theo các nấc thang từ thấp đến cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng
động của chế độ xã hội mới.
Theo Hồ Chí Minh, hiểu mục đích của chủ nghĩa xã hội, nghĩa là nắm bắt nội
dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế xã hội mà chúng ta phấn đấu xây
dựng. Tiếp cận chủ nghĩa xã hội về phương diện mục đích là một nét đặc sắc, thể
hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận khái quát của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh
có nhiều cách đề cập mục đích của chủ nghĩa xã hội. Có khi Người trả lời một cách
trực tiếp: "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là:
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân
dân lao động". Hay "mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức
sống của nhân dân". Hoặc Người diễn giải mục đích tổng quát này thành các tiêu chí
cụ thể: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung
sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những
phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ,
vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". Nhiều khi
Người nói một cách gián tiếp, không nhắc đến chủ nghĩa xã hội, nhưng xét về bản
chất, đó cũng chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Người. 4 lOMoAR cPSD| 23022540
1.2. Mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mục tiêu chính trị: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị
phải là chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động làm chủ và làm chủ; Nhà nước
là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, độc
tài chống kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách rời nhau mà luôn song
hành với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và
sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặt khác, đòi hỏi một chế độ độc tài với thiểu số
phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cách thức,
biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp và nâng cao năng lực hoạt động
của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng nhân dân. ; củng cố các hình thức
dân chủ đại diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các ngành lập pháp, hành pháp và
tư pháp, giải quyết và phân định rõ chức năng của các ngành đó.
Hồ Chí Minh xác định rõ dân chủ là một giá trị phổ quát mà nhân loại khao
khát, và phải đến khi chế độ xã hội chủ nghĩa giá trị phổ quát này mới đạt đến mức
hoàn thiện nhất. Giá trị dân chủ, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được Người diễn
đạt bằng ngôn ngữ giản dị, nhưng hàm chứa nhiều điều cao cả và quan trọng: dân
chủ là tài sản quý nhất của nhân dân; chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là quyền làm
chủ của nhân dân; lợi ích cho dân bao nhiêu thì quyền lực thuộc về dân bấy nhiêu,
quyền lực thuộc về dân. Mặt khác, Người cũng xác định dân chủ là động lực của sự
phát triển: thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn; Dân
chủ là chìa khóa của mọi sự tiến bộ và phát triển ... Quan niệm này đặt nền tảng và
giữ vai trò chủ đạo trong lý luận về xây dựng nhà nước, xây dựng mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân, nhất là trong điều kiện Đảng và Nhà nước cầm quyền. Khả năng lãnh đạo. 5 lOMoAR cPSD| 23022540
Mục tiêu kinh tế: nền kinh tế chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
với nền công - nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, chế độ bóc lột tư
bản chủ nghĩa từng bước được xóa bỏ, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng
được cải thiện và nâng cao.
Mục tiêu văn hóa - xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu cơ bản của
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa được thể hiện trong mọi hoạt động tinh thần
của xã hội, đó là xóa mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây
dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, vệ sinh phòng bệnh,
vui chơi giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín, dị đoan. Phong tục lạc hậu ...
2. Tính thống nhất giữa độc lập dân tộc gắn liền với tính xã hội trong tư
tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn
bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và trong đường lối của cách mạng Việt
Nam. Tư tưởng đó thể hiện sự lựa chọn sáng suốt của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và cả dân tộc Việt Nam, phù hợp với xu hướng của thời đại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và
dân chủ: độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không
chỉ vậy độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân. Cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh khẳng định là con đường
cách mạng vô sản và là tiền đề của xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai chặng đường nối tiếp nhau của một
tiến trình cách mạng. Hay nói cách khác, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai
mục tiêu cụ thể của hai cuộc cách mạng trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc là mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân. Đây là 6 lOMoAR cPSD| 23022540
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng dân tộc, dân chủ, làm tiền đề để thực hiện các mục
tiêu khác, như quyền lực chính trị, dân chủ, vấn đề ruộng đất, bảo đảm đời sống vật
chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí… xây dựng một thể chế chính trị do dân
làm chủ, xây dựng nền dân chủ nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội….
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai đoạn tiếp theo của tiến trình cách mạng Việt
Nam, sau khi kết thúc giai đoạn trước là cách mạng dân tộc, dân chủ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đúng đắn và sáng tạo cũng chỉ đáp ứng được yêu cầu
khách quan cụ thể của cách mạng Việt Nam mà còn phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.
2.2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc
Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân
dân Việt Nam. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải mang tính định
hướng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Năm 1960,
Người khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Theo Hồ
Chí Minh, ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội trước hết là một chế độ dân chủ, do nhân
dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chế độ dân chủ thể hiện trong tất cả mọi
mặt của đời sống xã hội và được thể chế hoá bằng pháp luật, đây là điều kiện quan
trọng nhất để đảm bảo nền độc lập dân tộc, tạo ra nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ
quyền dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu thôn tính, đe doạ nền độc
lập, tự do của dân tộc.
Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, còn là một xã hội tốt đẹp, không còn chế
độ áp bức bóc lột. Đó là một xã hội bình đẳng, công bằng và hợp lý làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, bảo đảm phúc lợi xã hội cho người
già, trẻ em và những người còn khó khăn trong cuộc sống, mọi người đều có điều
kiện để phát triển như nhau. Đó còn là một xã hội có nền kinh tế phát triểncao, gắn 7 lOMoAR cPSD| 23022540
liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân, là một xã hội có sự phát triển cao đạo đức và văn hoá..., hoà bình hữu
nghị, làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới.
Như vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là xây dựng cơ sở cho
phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Với một chế độ xã hội như trên, chủ
nghĩa xã hội sẽ có khả năng làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ, sẽ tạo nền tảng
vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế nữa, sẽ là một tấm gương cho
các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia mới giành được độc lập dân tộc đang
định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng sẽ góp phần hạn chế
những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ được nền hoà bình trên thế giới, độc lập
dân tộc sẽ được giữ vững.
3. Quan điểm cá nhân
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi xuyên suốt
toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời cũng thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý
luận và hoạt động thực tiễn của Người. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến khi
trở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là
gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng
Việt Nam. Cũng chính vì vậy nên Đảng ta đã và đang vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vô cùng tích cực trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.
Chúng ta cần phải khẳng định, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có mối quan
hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Độc lập dân tộc là sự không lệ thuộc, không phụ
thuộc, không chịu sự chi phối, hướng lái từ bên ngoài; là việc bất khả xâm phạm của
quốc gia trên tất cả các lĩnh vực; là quyền tự quyết định tương lai, vận mệnh của
chính dân tộc mình. Cũng chính vì vậy, mô hình chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang
xây dựng là xã hội do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi 8 lOMoAR cPSD| 23022540
áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; có nền kinh tế phát
triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các dân tộc trong cộng đồng Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển… Độc lập dân
tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội là cơ sở
để bảo đảm độc lập dân tộc trên thực tiễn. Do đó, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội là điều kiện bảo đảm thắng lợi của cách mạng nước ta.
Bên cạnh tầm quan trọng của việc giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Chúng ta cũng cần phải đề cao cảnh giác đối với những đối
tượng thù địch luôn ngấm ngầm hay thậm chí là công khai chống phá cách mạng.
Bởi lẽ, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng, phù hợp
với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là chủ trương nhất quán,
đúng đắn của cách mạng Việt Nam. Mọi luận điệu xuyên tạc mối quan hệ giữa độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đòi xóa bỏ chủ nghĩa xã hội … đều đi ngược lại
quyền lợi, lợi ích của nhân dân, dân tộc. Các luận điệu này cần phải bị vạch trần và đấu tranh, loại bỏ.
Thực tiễn cho thấy, Nhờ xác định rõ nội dung và cụ thể hóa mục tiêu về độc lập
dân tộc cũng như chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo
đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu to lớn
có ý nghĩa lịch sử. Thậm chí, Văn kiện Đại hội XIII đã khẳng định: “Đất nước ta
chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đây là
niềm tự hào, là nguồn lực và là động lực to lớn, là niềm tin lớn lao để toàn Đảng,
toàn dân ta vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn tin tưởng vào tin tưởng. 9 lOMoAR cPSD| 23022540
Thế hệ trẻ Việt Nam là lực lượng đông đảo đồng thời đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Do đó, vấn đề giáo dục lý tưởng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ
càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Cá nhân là một sinh viên, em hiểu được tầm
quan trọng của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, cũng chính vì vậy, việc trau dồi và phát triển bản
thân cũng như nỗ lực hết sức trong học tập và công việc là hoàn toàn cần thiết. Bên
cạnh đó cũng cần phải biết thích ứng với biển bão của cuộc sống, đồng thời nắm bắt
được thời cơ trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt ở “kỉ nguyên 4.0” khi mọi thứ đều đang
hội nhập và phát triển với tốc độ chóng mặt. Cuối cùng chính là nhiệm vụ không chỉ
giành riêng cho cá nhân em mà còn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với tất cả
mọi người, đặc biệt là với thế hệ trẻ Việt Nam, đó chính là phải đề cao cảnh giác đồng
thời chung tay tuyên truyền, phản đối đối với các thế lực thù địch luôn ngấm ngầm
hay thậm chí công khai có những hành vi chống phá và cách mạng Việt Nam, đi
ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. C. Kết Luận
Trong 91 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhờ xác định rõ nôi dung và cụ ̣
thể hóa mục tiêu về đôc lậ p dân tộ c và chủ nghĩa xã hộ i theo tư tưởng Hồ Chí ̣ Minh,
Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt được những
thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn đó chỉ ra rằng, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ, là sự lựa chọn nhất quán và đúng đắn của Ðảng
Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta trong 91 năm qua. Hiện
tại, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Ðảng ta vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, vì đó là con đường đúng đắn, là quy luật và xu thế phát triển tất yếu
của thời đại; là điều kiện bảo đảm để dân tộc thực sự độc lập, nhân dân có cuộc sống 10 lOMoAR cPSD| 23022540
ấm no, tự do, hạnh phúc; mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh trở thành hiện thực.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là
các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá, hòng xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hôi chủ nghĩa ở nước ta, đòi hỏi ngay trong nội bộ̣
Đảng và cán bộ, đảng viên phải luôn vững vàng lâp trường, bản lĩnh, kiên định coṇ
đường đôc lậ p dân tộ c gắn liền với chủ nghĩa xã hộ i. Mỗi cấp, ngành và địạ phương;
mọi lực lượng và toàn dân cần tin tưởng tuyệt đối vào mục tiêu đôc lậ p ̣ dân tôc và
chủ nghĩa xã hộ i; nêu cao cảnh giác, chủ động ứng phó có hiệu quả vớị mọi tình
huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hôi chủ nghĩa.̣
D. Tài liệu tham khảo
1. Mạch Quang Thắng (Chủ biên) – Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ giáo
dục và đào tạo – Hà Nội – 2019
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5 – Nxb Chính trị quốc gia – Hà Nội – 2011
3. Hồng Hà - Thời thanh niên của Bác Hồ - NXB Thanh niên - Hà Nội -1976
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII -
Nxb Chính trị quốc gia Sự thật - Hà Nội – 2021
5. Tạp chí Triết học, số 5 (168) – 2005 – Truy cập 26/10/2022 từ
https://www.vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Ve-
nhungcot-loi-trong-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-156
6. Đào Việt Dũng - Tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc Lập Dân Tộc gắn liền Với Chủ
Nghĩa xã Hội - Truy cập 26/10/2022 từ
https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/24668/22/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-vedoc-
lap-dan-toc-gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi.html 11 lOMoAR cPSD| 23022540
7. Nguyễn Võ Cường - Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội – Sự lựa
chọn phù hợp xu thế phát triển của thời đại, khát vọng thiêng liêng của dân tộc
Việt Nam – Truy cập 26/10/2022 từ https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/doc-lap-
dantoc-gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi-%E2%80%93-su-lua-chon-phu-hop-xu-
thephat-trien-cua-thoi-dai-1491878626
8. Th. S Ngô Thanh Danh – Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là niềm
tin tất thắng của Việt Nam - Truy cập 26/10/2022 từ
https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath
%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/nghiencuukhoahoc/hoit
haokhoahoc/bnbvncvncvnbgfdgdfgsnvbvncbvncvncbn 12