Chứng minh tính tất yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chứng minh tính tất yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa lý luận chính trị
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Chứng minh tính tất yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Sinh viên thực hiện: Lê Doãn Cát Minh Mã sinh viên: 11193402 Lớp: TTHCM24
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hoa
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2021 Mục lục lOMoAR cPSD| 45568214
I. LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN
TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ................................................................................ 2
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, mối quan hệ dân tộc – giai cấp và
cách mạng giải phóng dân tộc ................................................................................. 3
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên
chủnghĩa xã hội ......................................................................................................... 4
II. ĐỘC LẬP DÂN TỘC PHẢI GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ............. 5
1. Độc lập dân tộc là nhu cầu, nguyện vọng, mục đích thiết yếu của đất nước .. 5
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội – sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh ................................................................................ 7
3. Mối quan hệ biện chứng không thể tách rời giữa độc lập dân tộc với tiến lên
chủ nghĩa xã hội ...................................................................................................... 11
III. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 13 Tài liệu tham
khảo.......................................................................................................15
I. LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN
TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
không chỉ có giá trị đối với cách mạng Việt Nam, mà còn đối với cách mạng giải
phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa
xã hội đã và đang thấm sâu vào đời sống xã hội; trở thành động lực tinh thần to
lớn trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay; đồng thời khẳng định quá độ lên
chủ nghĩa xã hội vẫn là xu hướng của thời đại hiện nay, thể hiện khát vọng độc lập lOMoAR cPSD| 45568214
trong hòa bình và tự do cũng như sức mạnh trường tồn của dân tộc ta và nhiều dân
tộc khác trên thế giới.
Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội đã hàm chứa cả một hệ thống tư tưởng về cách mạng giải phóng các
dân tộc thuộc địa nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng theo con đường cách mạng vô sản.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, mối quan hệ dân tộc – giai cấp
và cách mạng giải phóng dân tộc.
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về thực chất, là vấn đề dân tộc
thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản và độc lập, tự do là quyền thiêng liêng,
bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Ở đó, có sự kết hợp nhuần nhuyễn lập
trường dân tộc với lập trường giai cấp vô sản trong bản chất và tổng thể. Nhưng
trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp thống nhất với lợi
ích dân tộc, nhiệm vụ giải phóng giai cấp gắn liền với nhiệm vụ giải phóng dân
tộc và do vậy, lợi ích và nhiệm vụ giải phóng giai cấp phải gắn liền với lợi ích và
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Xét đến cùng và trong toàn cục thì cách đặt vấn đề
như vậy về dân tộc cũng là vì giai cấp công nhân. Từ giác ngộ dân tộc đến giác
ngộ giai cấp vô sản là bước nhảy vọt căn bản về nhận thức mà Hồ Chí Minh là
người đầu tiên thực hiện trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhờ giác ngộ giai cấp
mà Người hiểu sâu hơn vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng
thời càng sâu sắc hơn trong giác ngộ dân tộc, xác định và kiên trì lý tưởng phục
vụ lợi ích giai cấp công nhân và dân tộc. Với Người, cách mạng giải phóng dân
tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải do Đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo, phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân trên nền
tảng của liên minh công nông, phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và phải
được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng. lOMoAR cPSD| 45568214
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Trong chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, nhiều nhà tư tưởng đã
không nhận thức được tính tất yếu và sự cần thiết của việc thay đổi xã hội. Thế hệ
các nhà yêu nước mà hai cụ Phan là tiêu biểu đã nhận thức được điều đó, song cái
ý thức hệ tư sản mà các cụ tiếp thu đã trở nên lạc hậu ở phương Tây. Hồ Chí Minh
không chỉ nhận thức được tính tất yếu và sự cần thiết của việc thay đổi xã hội, mà
còn tiếp thu được hệ tư tưởng vô sản làm nền tảng cho việc xây dựng một xã hội
mới của dân, do dân, vì dân và mang một nội dung nhân văn sâu sắc. Đó là xã hội
xã hội chủ nghĩa, vì theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo vững chắc
cho một nền độc lập thật sự và đưa lại hạnh phúc, tự do thật sự cho nhân dân.
Hồ Chí Minh còn nêu lên cách hiểu của mình về chủ nghĩa xã hội, về công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, một cách hiểu thật giản dị, phổ cập, nhưng lại rất
sâu sắc và thiết thực: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giầu nước mạnh"; “chủ
nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do
nhân dân tự xây dựng lấy", "xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay
đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói
rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc" (1). Người còn nêu ra tính ưu việt
của chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng đối tượng xã hội, như "việc làm cho mọi
người", "ốm đau có thuốc chữa", "già yếu thì được nghỉ", "ai cũng được học hành",
"những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ",...
Người khẳng định: "Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi
khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới
xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta”. Do vậy, "không thể làm mau được
1 () Hồ Chí Minh. Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, t.8, tr.226; t.10, tr.556; t.9, tr. 447
2() Hồ Chí Minh. Sđd., t.8, tr.493, 226. lOMoAR cPSD| 45568214
mà phải làm dần dần" (2). Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam, từ những thập niên
đầu thế kỷ XX cho đến nay, đã chứng tỏ sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội đó là hoàn toàn đúng đắn.
II. ĐỘC LẬP DÂN TỘC PHẢI GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Độc lập dân tộc là nhu cầu, nguyện vọng, mục đích thiết yếu của đất nước
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, độc lập dân tộc bị xâm
phạm, trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn, lúc đầu có kháng cự, sau đã từng
bước nhân nhượng cầu hòa, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng
và lợi ích riêng của hoàng tộc. Nhân dân ta với tinh thần yêu nước nhiệt thành và
chí căm thù giặc sôi sục đã dấy lên phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp
rầm rộ và lan rộng khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam: Trương Định, Nguyễn Trung
Trực… (miền Nam); Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình
Phùng… (miền Trung); Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Quang
Bích… (miền Bắc). Nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại. Tiếp đến là
các phong trào yêu nước, như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng,
phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, phong trào Đông
Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo... đều bị thất bại.
Cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc về đường lối.
Đứng trước cuộc khủng hoảng con đường cứu nước, Hồ Chí Minh xác định:
“Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét
họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Căn cứ vào thực tế sống, lao động, học tập, hoạt động và nhận thức của Bác
Hồ, ta có thể hình dung quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thành các giai
đoạn cụ thể sau: (1) Từ năm 1911 đến năm 1920, là giai đoạn Bác khảo sát, tìm tòi lOMoAR cPSD| 45568214
và đến với chủ nghĩa Lênin (từ một thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản
Việt Nam đầu tiên). Đây là bước nhảy vọt trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác, một sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội); (2) Từ
năm 1921 đến năm 1930, là giai đoạn Bác hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc
và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; (3) Từ năm 1931 đến năm
1940, là giai đoạn Bác gặp nhiều thử thách gay go và kiên trì giữ vững quan điểm
tư tưởng của mình; (4) Từ năm 1941 đến năm 1969, là giai đoạn Bác về nước trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tư tưởng của Người và đường lối của Đảng ta
là thống nhất và có những bước phát triển mới, toàn diện.
Trải qua gần 10 năm bôn ba (1911-1920) đầy gian truân, thử thách, Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu những cuộc cách mạng xã hội lớn trên thế giới. Với cách
mạng giải phóng dân tộc năm 1776 của Mỹ và cách mạng nhân quyền và dân
quyền Pháp năm 1789, Người rút ra kết luận: cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ
là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi, không giải phóng những người lao
động mà lại đi áp bức các dân tộc khác. Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường đó.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra một thời đại mới
trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Bằng trí tuệ thiên tài, phẩm chất, nhân cách và năng lực hoạt động thực tiễn của
mình, từ chủ nghĩa yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Khi đọc bản Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lênin, Người đã vui mừng đến phát khóc lên, ngồi trong phòng mà Người nói to
như truớc đồng bào đang đau khổ: Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta. Từ sự phân tích, nhìn nhận một cách khách quan, khoa
học, Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chủ lOMoAR cPSD| 45568214
tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường
của cách mạng Tháng Mười, theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Người nói: “Chỉ
có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Đây là bước chuyển vô cùng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, bởi nó
chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, mở ra hướng đi mới cho lịch sử dân tộc.
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội – sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh
Trước hết, dân tộc Việt Nam không thể giành được độc lập nếu không có đường
lối cách mạng vô sản. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược
nước ta (năm 1858) đến trước năm 1930, đã có hàng trăm phong trào, cuộc khởi
nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, nhà yêu nước nhưng đều bị thực dân Pháp
đàn áp tàn bạo và đều thất bại. Nguyên nhân chính là do không có đường lối cách
mạng đúng theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng, phù hợp với tiến trình lịch sử.
Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường duy nhất đúng để
cứu nước, giải phóng dân tộc, là con đường giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp; giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì cách mạng nước ta mới thành công. Người
chỉ rõ: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là
con đường cách mạng vô sản” (2). Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh
sự đúng đắn đó bằng những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu
tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước trước đây, cũng như trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Vì vậy, cần khẳng định, độc lập dân
2 () Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 314. lOMoAR cPSD| 45568214
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, của toàn dân tộc Việt
Nam, là sự phù hợp quy luật của tiến trình lịch sử nước ta.
Giành được độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì chẳng
những không giữ được độc lập dân tộc mà còn không thể mang lại tự do, hạnh
phúc cho nhân dân. Trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới, thì việc đấu tranh lật đổ ách áp bức, bóc lột của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt của mọi quốc
gia, dân tộc bị áp bức, của các dân tộc thuộc địa. Song, việc xác định mục tiêu lâu
dài, con đường phát triển tiếp theo của mỗi nước, mỗi dân tộc lại tùy thuộc vào
quan điểm, lập trường của giai cấp cầm quyền. Một số nước sau khi kiên trì đấu
tranh giành được độc lập dân tộc quyết định đưa đất nước tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Bởi lẽ,
tính chất của thời đại mới đã tạo ra khả năng hiện thực cho những dân tộc đang
còn lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Những khả năng hiện thực này xuất
phát từ nhận thức về thời đại, từ cơ sở khoa học trong quan niệm cũng như giải
pháp để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề
để đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu
của cách mạng việt nam. chỉ có cách mạng xhcn mới giải phóng triệt để giai cấp
vô sản và nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, bất công, mới đem lại cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lao động trở thành người
làm chủ xã hội. “độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc” (3). chủ
nghĩa xã hội bảo đảm quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn con đường và mô
hình phát triển đất nước; bảo đảm quyền và phát huy năng lực làm chủ của nhân
dân, xóa bỏ triệt để tình trạng áp bức, bóc lột. chủ nghĩa xã hội tạo ra sự trao đổi,
hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
3 () ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 65. lOMoAR cPSD| 45568214
quyền, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có
sự hoành hành của tội ác, của tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người phát
triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì nhân dân ta sẽ không
được hưởng một nền dân chủ thực sự và một xã hội ổn định. Dân chủ tư sản phục
vụ cho lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản và giai cấp này nắm mọi quyền hành
trong tay chi phối toàn xã hội. Đó là một nền dân chủ cho số ít, chuyên chính cho
số đông và là căn nguyên mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tư bản không được
hưởng một nền dân chủ thực sự. Trái lại, dân chủ xã hội chủ nghĩa, với tư cách là
chế độ nhà nước được sáng tạo bởi nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, cho nên, luôn đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về tay nhân dân. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân
lãnh đạo thông qua chính đảng của mình. Điều đó cho thấy, dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì nhân dân ta sẽ mất đi
bản sắc văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội bị xuống cấp. Thực tiễn hội nhập quốc tế
ở nước ta hiện nay cho thấy, những tác động tiêu cực của lối sống và văn hóa có
nguồn gốc từ xã hội tư bản chủ nghĩa đến đời sống xã hội nước ta đang hằng ngày,
hằng giờ làm phai nhạt bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc nếu không ngăn
chặn kịp thời. Đặc trưng của sự “xâm lăng văn hóa” là cùng với sự xâm nhập ngày
càng mạnh mẽ “văn hóa tư sản” vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là sự thâm
nhập của lối sống thực dụng trong xã hội. Những tác động đó đã góp phần trực
tiếp hủy hoại nhiều tổ chức và con người. Nó làm xuất hiện và phát triển những
căn bệnh khó có liều thuốc chữa hữu hiệu; mặt trái của kinh tế thị trường tác động
vào những giá trị tinh thần, chính trị, đạo đức và truyền thống thương yêu, đùm lOMoAR cPSD| 45568214
bọc của dân tộc ta. Sự giúp đỡ lẫn nhau bị hạ xuống hạng thứ yếu trong hệ thống
giá trị; chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, địa vị của đồng tiền lên ngôi.
Vì vậy, để giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc, hội nhập mà
không hòa tan chỉ có kiên định với sự lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã
hội, cùng với xóa bỏ ách áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, loại bỏ những ảnh
hưởng tiêu cực từ văn hóa và lối sống ngoại lai, tạo những điều kiện để tiếp thu
những giá trị văn hóa, văn minh của thời đại, làm phong phú thêm cốt cách, lối
sống và bản sắc văn hóa cùng với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Giành độc lập dân tộc mà đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa là
đi ngược lại ước mơ, nguyện vọng, ý chí và phủ nhận sự hy sinh xương máu của
biết bao thế hệ người Việt Nam. Đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc
lập dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi áp bức bóc lột, đưa nhân dân ta từ thân phận
nô lệ thành người làm chủ đất nước là ước mơ, là khát vọng cháy bỏng của nhân
dân ta bao đời nay. Vì vậy, sau khi giành được độc lập dân tộc, không có lý do gì
để “lùi lại” giai đoạn dân chủ nhân dân mà lịch sử đã vượt qua. Đảng ta không thể
đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, không thể đưa giai cấp bóc lột
quay trở lại địa vị thống trị, đưa dân ta trở lại con đường lầm than, cơ cực, tiếp tục
chịu thân phận ngựa trâu. Vì vậy, không thể tự tước đoạt, tự hủy hoại thành quả
cách mạng với bao sự hy sinh xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam mới
có được. Giành được độc lập dân tộc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đối với nước ta là sự lựa chọn hợp quy luật phát
triển của nhân loại, đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm của dân tộc ta, nguyện
vọng, ý chí của nhân dân ta. lOMoAR cPSD| 45568214
3. Mối quan hệ biện chứng không thể tách rời giữa độc lập dân tộc với tiến
lên chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư
duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, thể hiện một cách tập trung
những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận của Hồ Chí Minh, là sự phản ánh mục
đích, lý tưởng, khát vọng và ham muốn tột bậc của danh nhân văn hóa Hồ Chí
Minh: nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng
của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh
phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai
đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp,
trước mắt, cấp bách, nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt
Nam. Tính chất tạo tiền đề của cách mạng dân tộc dân chủ được thể hiện:
– Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do
giaicấp công nhân lãnh đạo.
– Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất
xãhội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống Nhân dân.
– Về văn hóa xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân
chủ,khối quần chúng công – nông – trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý
thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới lOMoAR cPSD| 45568214
của văn hóa, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con
đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, trong thời đại mới, chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển
tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Điều này làm cho con đường cứu
nước giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khác biệt về chất so với con đường cứu
nước những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta và của nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Cách mạng Việt Nam thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Điều đó quyết định
vai trò lãnh đạo cách mạng tất yếu thuộc về giai cấp công nhân mà đội tiên phong
của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng
dân tộc là toàn dân Việt Nam yêu nước mà nòng cốt là khối liên minh công – nông
– trí thức. Những nhân tố này lại quy định tính tất yếu dẫn đến phương hướng phát
triển lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng giải phóng dân tộc.
Rõ ràng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở Việt Nam được chi phối và chế định bởi các nhân tố bên trong của cuộc cách mạng đó.
Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng
dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Về lý luận, độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa
xã hội thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu cuối cùng; mối
quan hệ giữa hai giai đoạn của một quá trình cách mạng. Cách mạng dân tộc dân
chủ xác lập cơ sở, tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ
nghĩa khẳng định và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. lOMoAR cPSD| 45568214
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời sống ấm no,
hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợi
của cách mạng dân tộc dân chủ. Để bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc, để không
rơi vào lệ thuộc, đói nghèo, lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên chủ
nghĩa xã hội. Do những đặc trưng nội tại của mình, chủ nghĩa xã hội sẽ củng cố
những thành quả đã giành được trong cách mạng dân tộc dân chủ, tạo điều kiện để
bảo đảm cho độc lập và phát triển dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi
ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính. III. KẾT LUẬN
Thực tế thì chủ nghĩa Marx (cho đến hiện nay) rất bối rối với việc giải quyết triệt
để, thấu đáo các vấn đề liên quan chủ nghĩa dân tộc. Sinh thời Karl Marx chưa bao
giờ bàn chủ nghĩa dân tộc, vấn đề quốc gia – dân tộc một cách rốt ráo, thấu đáo,
có hệ thống mà chỉ là các phát biểu rải rác, điểm lược, chung chung trong các bài
báo của ông ấy. Điều này tạo ra một khoảng trống khá lớn cho vấn đề lý luận của
chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa dân tộc. Mà sau này, các môn đệ của ông ấy như
Lenin, Rosa, Trotsky, Stalin, Cánh Tả Mới tranh luận về vấn đề đó.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang lại cho Hồ Chí Minh ý tưởng về độc lập dân
tộc. Một dân tộc muốn đấu tranh độc lập, thì phải đoàn kết. Thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như trong các cuộc kháng chiến trường kỳ, oanh
liệt của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay là những minh chứng hùng hồn cho
thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa
mà Việt Nam đã nêu gương cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn
thế giới. Nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Phi, lOMoAR cPSD| 45568214
châu Mỹ – La-tinh, châu Á, châu Âu đều lấy Việt Nam làm tấm gương, bài học
lịch sử để noi theo. Với mục tiêu và thắng lợi của đường lối độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã thực sự trở thành điểm sáng, là ngọn cờ
đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân loại tiến bộ. Nhiều
nước đã giành được độc lập dân tộc, lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa
Mác – Lênin ở Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động. Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đồng thời là mục tiêu của
cách mạng Việt Nam, – đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.
Bài học này đòi hỏi phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, phải tìm ra những
hình thức, bước đi, cách làm phù hợp, phải luôn luôn biết gắn lý luận với thực tiễn,
từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong phú thêm lý luận. IV. lOMoAR cPSD| 45568214
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
2. Hồ Chí Minh. Sđd.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia.
4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính
5. Ban tuyên giáo Trung ương (2016). Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
6. Nguyễn Mạnh Tường (2005). “Về những cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Triết học, ISSN: 0866-7632, 5, 168.
7. Nguyễn Võ Cường (2021), “Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội –
Sự lựa chọn phù hợp xu thế phát triển của thời đại, khát vọng thiêng liêng của
dân tộc Việt Nam”, Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh,
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/doc-lap-dan-toc-gan-lien-voi-chu-nghia-xahoi-
%E2%80%93-su-lua-chon-phu-hop-xu-the-phat-trien-cua-thoi- dai1491878626.