-
Thông tin
-
Quiz
Chương 1 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Chương 1 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I.
Khái niệm tư tưởng và tư tưởng HCM 1. Nhận biết:
Câu 1: Tư tưởng HCM được xem là?
A. Hệ thống các quan điểm cụ thể về cách mạng Việt Nam
B. Một nhóm các quan điểm cụ thể về cách mạng Việt Nam
C. Một hệ thống các học thuyết về cách mạng Việt Nam
D. Hệ thống các tư tưởng về cách mạng Việt Nam
Câu 2: Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí MInh” lần đầu tiên được Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa
ra tại đại hội lần thứ mấy?
A. Đại hội lần thứ VI (1986)
B. Đại hội lần thứ VII (1991)
C. Đại hội lần thứ VIII (1996)
D. Đại hội lần thứ IX (2001) Dự phòng: 2. Thông hiểu
Câu 1: Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không bao gồm nội dung nào sau đây?”
A. Hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam
B. Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác - Lênin
C. Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm những vấn đề có liên quan
trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường thắng lợi cho
cách mạng Việt Nam, tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc.
D. Bao gồm những vấn đề có liên quan đến cách mạng thế giới, tài sản tinh thần cho
cách mạng thế giới.
Câu 2: Đâu là phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
A. Được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng hợp
B. Là hệ thống các quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai
Câu 3: Mục đích tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? A. Giải phóng dân tộc
B. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
C. Giải phóng các dân tộc thuộc địa
D. Giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Câu 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Đảng ta
B. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng ta
C. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng ta
D. Là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
Câu 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những tiền đề tư tưởng - lý luân nào? A. Chủ nghĩa Mác - Lênin
B. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C. Tinh hoa văn hóa nhân loại
D. Tất cả các đáp án trên Dự phòng:
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào?
A. Những điều kiện lịch sử - xã hội trong nước và thế giới
B. Những tiền đề tư tưởng - lý luận
C. Những phẩm chất chủ quan Hồ Chí Minh
D. Cả 3 phương án trên 3. Vận dụng cao
Câu 1: Trong các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam hình thành nên tư tưởng Hồ Chí
Minh, yếu tố nào giữ vị trí hàng đầu?
A. Chủ nghĩa yêu nước
B. Truyền thống đoàn kết
C. Truyền thống ham học hỏi
D. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, khi Người tìm ra
con đường cứu nước giải phóng dân tộc?
A. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn vấn đề thuộc địa của Lênin
B. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxay
C. Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp
D. Tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng cộng sản Việt Nam
Câu 3: Theo Hồ Chí Minh, nguồn gốc của những đau khổ và áp bức dân tộc là ở đâu?
A. Ở chính tại các nước thuộc địa
B. Ở tại “chính quốc”, ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình
C. Ở tại các nước tư bản phát triển D. Cả 3 phương án trên Dự phòng:
Quốc tế cộng sản thừa nhận và sửa chữa những sai lầm của khuynh hướng “tả” tại Đại hội lần thứ mấy? A. Đại hội IV B. Đại hội V C. Đại hội VI D. Đại hội VII
II. Đối tượng nghiên cứu.
Câu 1: Đối tượng của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Quá trình sản sinh tư tưởng
B. Quá trình hiện thực hóa tư tưởng
C. Quá trình sản sinh và hiện thực hóa tư tưởng
D. Quá trình Đảng cộng sản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 2: Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có mấy nhiệm vụ khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh? A. 4 nhiệm vụ B. 5 nhiệm vụ C. 6 nhiệm vụ D. 7 nhiệm vụ
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Câu hỏi nhận biết (2)
Câu 1: Phương pháp luận Hồ Chí Minh lấy phương pháp luận của 2 chủ nghĩa nào làm cơ sở?
A. chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin
B. chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
C. chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin
Câu 2: Điền vào chỗ trống sau: “Phương pháp luận đó chỉ đạo các phương pháp suy nghĩ và
hành động trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Hồ Chí Minh sống và hoạt động cách
mạng nhằm …, …, … và cuối cùng đi đến giải phóng con người.
A. giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc
B. giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng giao cấp
C. giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp
D. giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội
2. Câu hỏi thông hiểu (5)
Câu 1: Phương pháp luận trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có mấy nguyên tắc và quan điểm
A. 2 nguyên tắc và 5 quan điểm
B. 2 nguyên tắc và 3 quan điểm
C. 3 nguyên tắc và 2 quan điểm
D. 3 nguyên tắc và 3 quan điểm
Câu 2: Hồ Chí Minh chỉ rõ con người sẽ mắc phải căn bệnh gì nếu không áp dụng vào thực
tế, “dù xem được hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”. A. “lý luận suông” B. “lý thuyết” C. “thiếu thực tế” D. “lý luận hão”
Câu 3: Sự thống nhất chặt chẽ của 2 nhân tố gì là một nguyên tắc rất cơ bản trong phương
pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
A. Tính đảng và tính khoa học
B. Tính giai cấp và tính đảng
C. Tính xã hội và tính khoa học
D. Tính khoa học và tính xã hội
Câu 4: Có mấy phương pháp chủ yếu thường được sử dụng để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 5: Những phương pháp nghiên cứu cụ thể tư tưởng Hồ Chí MInh cần xuất phát từ yêu
cầu nghiên cứu nội dung cụ thể của điều gì? A. tư tưởng Hồ Chí Minh B. chủ nghĩa Mác Lê nin
C. chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. chủ nghĩa duy vật siêu hình
3. Câu hỏi vận dụng cao (3)
Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trò gì cho hành động của Đảng, toàn dân phấn đấu
cho mục tiêu của cách mạng Việt Nam kể cả khi Người đã mất?
A. Vai trò thiết yếu và nền tảng tư tưởng
B. Vai trò quan trong và nền tảng tư tưởng
C. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
D. Kỉm chỉ nam và vai trò thiết yếu
Câu 2: Phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ
Chí Minh, Hồ Chí Minh để lại những bâif viết, bài nói đã được tập hợp thành bộ sách toàn tập gồm bao nhiêu tập? A. 20 B. 15 C. 25 D. 18
Câu 3: Thuật ngữ “lý luận suông” được trích trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia tập bao nhiêu? A. Tập 16 B. Tập 15 C. Tập 20 D. Tập 5
IV. Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Câu hỏi nhận biết (2)
Câu 1: Đâu là ý nghĩa của việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Góp phần hình thành thế giới quan khoa học
B. Góp phần hình thành tri thức về chính trị - xã hội
C. Hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam.
D. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận.
Câu 2: Có mấy ý nghĩa chính của việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
2. Câu hỏi thông hiểu (2)
Câu 1: Nội dung nào là phương pháp nghiên cứu cụ thể tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Quan điểm lịch sử - cụ thể
B. Quan điểm toàn diện và hệ thống
C. Phương pháp chuyên ngành, liên ngành
D. Quan điểm kế thừa và phát triển.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: “ Sinh viên nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ có điều
kiện tốt để …., …. ,.... để lập thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội.”
A. thực hành cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nội xâm”
B. chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nội xâm”, thực hành cách mạng
C. chống “giặc nội xâm”, thực hành cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân
D. chống chủ nghĩa cá nhân, thực hành cách mạng, chống “giặc nội xâm”.
3. Câu hỏi vận dụng cao (2)
Câu 1: Vấn đề nào mà giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh chưa nêu khi nói về ý nghĩa học tập
môn học này đối với sinh viên?
A. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
B. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
C. Nâng cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về Bác kính yêu
D. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường
Câu 2; Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh trong Di chúc là gì?
A. Xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh và cường thịnh
B. Làm cho moi người được hạnh phúc
C. Xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh
D. Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.