Chương 1: Nhập môn đối tượng của tâm lý học - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang
Chương 1: Nhập môn đối tượng của tâm lý học - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Nhập môn tâm lí học (NMTLH)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN
ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC:
1. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu
nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.
2. Đối tượng của tâm lý học:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ đời sống tâm lý của con người như: cảm
giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách…
II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI:
1.Tâm lý có bản chất phản ánh: Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực khách quan.
Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc tính,
phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh
này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên để có các hình
ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên ngoài tác động tới
các giác quan và não bộ bình thường của con người.
Tâm lý mang tính chủ quan của từng người. Tâm lý là phản ánh tồn tại khách quan,
nhưng sự phản ánh tâm lý không máy móc, nguyên xi như phản ánh cơ học, mà tâm lý là
tổng hoà các hình ảnh chủ quan ( hình ảnh tâm lý) về tồn tại khách quan.
2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý.
Để tồn tại và phát triển, thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm xã hội- lịch sử cho thế hệ
sau. Thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm và sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh
thần mới. Qua đó tâm lý con người được hình thành và phát triển
Con người tiếp thu nền văn minh nhân loại và biến thành tâm lý của bản thân. Tâm lý
mỗi người có cái chung của loài người, của dân tộc, của vùng, của địa phương nhưng
cũng có cái riêng của mỗi con người cụ thể.
Như vậy, mỗi người có một đời sống tâm lý riêng, một tâm hồn riêng. Tâm lý mỗi người
là kinh nghiệm xã hội- lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân.
3. Tâm lý có bản chất phản xạ.
Tất cả các hình ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống bản thân đều tồn tại trong não bộ.
Nhưng không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác
động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động ấy.
Để tiếp nhận tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động. Não hoạt động theo cơ chế
phản xạ. Phản xạ có bốn khâu: Khâu dẫn vào, khâu trung tâm, khâu dẫn ra, khâu liên hệ ngược.
Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không
điều kiện là cơ sở sinh lý thần kinh của bản năng, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý
của các các hoạt động tâm lý khác, đặc trưng của con người. Nhưng mỗi hiện tượng tâm
lý không phải gồm một phản xạ có điều kiện mà gồm nhiều hoặc một hệ thống phản xạ có điều kiện.
Như vậy, muốn có tâm lý nhất thiết phải có phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện.
Tâm lý có bản chất phản xạ.
III.CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ:
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:
1. Cách phân loại phổ biến theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng
trong nhân cách. có ba loại chính:
a. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+. Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+. Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu…
+. Quá trình hành động ý chí.
b. Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng…
c. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, tạo thành những
nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân
như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức và các
hiện tượng tâm lý chưa có ý thức.
3. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội.
Chương 2: HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP I. HOẠT ĐỘNG:
Theo Triết học thì hoạt động là quá trình qua đó con người tái sản xuất và cải tạo một cách sáng
tạo thế giới, làm cho con người trở thành chủ thể của hoạt động về h ện tượng của thế i giới mà
con người nắm được trở thành khách thể của hoạt động.
Theo tâm lý hoc, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách
thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (khách thể).
Cấu trúc của hoạt động
Hoạt động vây bắt -> động cơ ( bắt đ ợc đố ư
i tượng ngăn chặn tội phạm) Phải có những hành ộ
đ ng cụ thể ( lên chiến lượt, theo dấu hoặc đuổi theo hoặc xác định kẻ tình nghi ) -> phục vụ mục đích
Mục đích bắt đúng đối tượng ( đảm bảo an toàn cho người dân) Để thực hiện ầ c n n ữ h ng thao tác ( ậ b t tay ra
Xô ngã trối tay..... bằng những phương tiện xe máy còng hoặc dây thừng.....)
3. Phân loại hoạt động:
a. Xét về phương diện phát triển cá thể, ta thấy trong đời người có bốn loại hình hoạt động kế tiếp nhau: Hoạt động vui chơi Hoạt động học tập Hoạt động lao ộ đ ng Hoạt động nghỉ ngơi Đối với sự phát tr ể i n ủ c a ừ
t ng con người cụ thể, trong ỗ m i giai đoạn h ặ o c thời kỳ phát tr ể i n ủ c a nhân cách
con người, tuy có nhiều loại hình hoạt động trong đó vẫn có một (hoặc có thể nh ều hơn ) hoạ i t động đóng vai trò chủ đạo.
b. Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần ) người ta chia thành hai loại hoạt động: Hoạt động thực tiễn Hoạt động lý luận
c. Còn có cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại: Hoạt động biến đổi Hoạt động nhận thức
Hoạt động định hướng giá trị Hoạt động giao lưu II. GIAO TIẾP:
1. Khái niệm giao tiếp:
giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người từ nhu cầu hoạt
động chung nhau trong cuộc sống.
Hiểu đơn giản giao tiếp nghĩa là tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi, giao lưu...
2. Chức năng của giao tiếp
a. Chức năng thông tin hai chiều
Đây là chức năng có vai trò quan trọng thứ hai sau chức năng thỏa mãn nhu cầu của giao
tiếp. Chức năng này biểu hiện ở khía c
ạnh truyền thông của giao tiếp thể h ện qua hai mặ i t
truyền tin và nhận tin. Qua giao tiếp mà con người trao đổi với nhau những thông tin nhất
định, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm,... cho nhau.
b. Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong cùng một hoạt động cùng nhau.
Đây là chức năng dựa trên cơ sở xã hội. Trong một nhóm, một tổ chức có nhiều cá nhân, nhiều bộ p ận nên để c h
ó thể tổ chức hoạt động hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng thì các cá nhân phải có
sự tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công. Nhờ chức năng này, con người có thể phối
hợp cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ
c. Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi
Chức năng này thể hiện ở sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiế p. Quá trình giao tiếp
cá nhân có thể tác động, gây ảnh hưởng đến người khác đồng thời người khác cũng có thể tác
động, gây ảnh hưởng đối với cá nhân đó. Qua đó, cá nhân có thể đ ều c i hỉnh hành vi của mình
cũng như điều khiển hành vi của người khác trong giao tiếp. d. Chức năng xúc cảm
Chức năng này giúp con người thỏa mãn những nhu cầu xúc cảm, tình cảm. Trong giao tiếp, cá
nhân có thể b ểu lộ thái độ, tâm i
trạng của mình đối với người khác cũng như có thể bộc lộ quan
điểm, thái độ về một vấn đề. Ngược lại, qua giao tiếp cá nhân cũng có thể n ận biết nhữ h ng xúc
cảm, tình cảm nhất định của cá nhân khác. Vì vậy giao tiếp cũng là một trong những con đường
hình thành tình cảm của con người.
e. Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau
Trong quá trình giao tiếp, các chủ thể luôn diễn ra quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã
hội, nhận thức bản thân và về người khác nhằm hướng tới những mục đích khác nhau. Giao tiếp
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên,xã hội
giúp con người lĩnh hội được khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại. Bên cạnh đó, giao tiếp
là phương tiện giúp cá nhân tự n ận thứ h
c bản thân. Qua đó, cá nhân tiếp thu những đánh giá
của về bản thân mà từ đó có sự đối chiếu và tự n ận thức, t h
ự đánh giá lại, tự đ ều chinh bả i n thân.
f. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội mà từ đó hình thành, phát
triển nhân cách của mình do đó giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển
bình thường và thông qua giao tiếp nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất
đạo đức được hình thành và phát triển.
3. Các loại giao tiếp:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
a. Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau:
Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tiếp bằng tín hiệu: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…
Giao tiếp bằng ngôn ngữ:đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và
vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội.
b. Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hình…
c. Qua quy cách, người ta chia hai loại giao tiếp:
Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế.
Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu
nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao
tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú. III. HÀNH VI:
1. Khái niệm hành vi:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng chỉ tiến hành hoạt động, hành động
với ý thức, mục đích động cơ rõ rệt, con người còn có những hành động mà sự tham gia
của ý thức không rõ rệt hoặc không có ý thức tham gia. Đó là những hành động bản năng
và hành động tự động hoá. Những hành động này ta có thể gọi là hành vi.
Hành vi là toàn bộ những cử chỉ, phản ứng, thao tác trả lời đáp ứng những yêu cầu tác
động của thế giới khách quan hoặc do nhu cầu của con người.
2. Phân loại hành vi:
Theo lịch sử tiến hoá có ba loại hành vi:
a. Hành vi bản năng:
Bản năng là hành vi bẩm sinh, sản phẩm của sự phát triển chủng loại di truyền có cơ chế
sinh lý là phản xạ không điều kiện hoặc chuỗi phản xạ không điều kiện.
Bản năng xuất phát trực tiếp cơ thể và trực tiếp thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nhờ bản năng,
mỗi thế hệ không cần được huấn luyện đặc biệt nào vẫn có thể làm được những cái tổ tiên đã làm.
Ở động vật và trẻ mới sinh bản năng bị chi phối bởi vô thức. Nhưng với người trưởng
thành, do giáo dục, rèn luyện, bản năng con người mang đặc điểm lịch sử loài người, mang tính chất xã hội.
b. Hành vi kỹ xảo:
Kỹ xảo là các thao tác hành động, cơ thể tự tạo nên bằng cách luyện tập, lặp đi lặp lại
nhiều lần đến mức thuần thục.
Cơ sở sinh lý của kỹ xảo là các phản xạ có điều kiện. Các kỹ xảo được hình thành ở tất cả
các động vật. Tuy nhiên ở người kỹ xảo chứa đựng nhiều yếu tố trí tuệ hơn và quá trình
luyện tập để hình thành kỹ xảo ở người có sự tham gia của ý chí và ý thức với mức độ khác nhau.
c. Hành vi trí tuệ:
Hành vi trí tuệ là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao. Hành vi trí tuệ là kiểu hành
vi mềm dẻo và hợp lý nhất trong những điều kiện sống luôn biến đổi.
CHƯƠNG 3: TÂM LÍ VÀ Ý THỨC
Bài 2: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC I. Ý THỨC: 1.Khái niệm:
Ý thức là một hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có. Đó là khả
năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà người đó đã tiếp thu được.
Có thể ví ý thức như “ cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do “cặp mắt
thứ nhất“ (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc…) mang lại. Với ý nghĩa đó có thể
nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.
2. Đặc điểm của ý thức:
Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người đều được người đó nhận thức. Ý thức
được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Con người dùng ngôn ngữ để nhận xét, đánh giá phân tích
những hiện tượng tâm lý của mình.
Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người thường bao hàm thái độ ít nhiều rõ rệt của người ấy.
3. Sự hình thành và phát triển ý thức:
Khác với con vật, con người không chỉ thích ứng một cách thụ động với môi trường
không chỉ lấy những gì có sẵn trong thiên nhiên mà con người chủ động tác động làm
biến đổi thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. Sở dĩ con
người làm được như vậy là nhờ lao động. Lao động là một quá trình đòi hỏi con người
phải thấy trước kết quả lao động, có chương trình lao động, có phương pháp lao động,
biết phân tích đánh giá kết quả lao động. Làm như vậy, chính là ý thức. Như vậy ý thức ra đời trong lao động. II. VÔ THỨC: 1. Khái niệm:
Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta thường gặp những
hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người (người mắc
chứng mộng du, người bị thôi miên…). Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức
được, trong tâm lý học gọi là vô thức.
Vô thức là các hiện tượng tâm lý mà con người chưa nhận thức được, không diễn đạt
được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.
2. Đặc điểm của vô thức:
Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của mình.
Những cảm nghĩ mà con người không nhận ra được, chúng như ẩn náu trong một “ cõi
lòng” tối tăm, nhưng vẫn chi phối hành vi.
Không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.
Vô thức không bao hàm thái độ của con người. Lúc ở trạng thái vô thức, con người
không nhận xét, đánh giá gì về hành vi, thái độ, ngôn ngữ, cách cư xử của mình. 3. Vai trò của vô thức:
Vô thức đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, điều khiển hành vi của con
người. Qua phân tích các hành vi biểu hiện ở trạng thái vô thức giúp ta hiểu được các hiệ
tượng tâm lý (thái độ, suy nghĩ, quan hệ… của con người)
Toàn bộ đời sống tâm lý trẻ từ lọt lòng đến khoảng 15 – 18 tháng tuổi do vô thức điều
khiển. Một số biểu hiện vô thức trong đời sống tâm lý của trẻ là:
+ Trẻ chưa nhận ra được sơ đồ thân thể của mình, chưa nhận biết mình đau ở đâu…
+ Chưa biết chủ động hướng âm thanh ngôn ngữ về phía người thân quen.
+ Chưa biết nhận ra mẹ, ra người thân.
+ Chưa sử dụng được âm thanh, lời nói để diễn đạt được nhu cầu sinh lý của mình.
+ Trẻ làm theo, nói theo, bắt chước hành vi của người lớn một cách không chủ định… III. TỰ Ý THỨC: 1.Khái niệm:
Tự ý thức là sự phản ánh bản thân mình theo một mẫu mực nào đó và cố gắng hoạt động
theo đúng khuôn mẫu đó.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên
ba. Thông thường tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:
+ Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội.
+ Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá.
+ Tự điều khiển, tự điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác.
+ Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện
2. Vai trò của tự ý thức:
Tự ý thức tạo điều kiện cho con người tự điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi, hành động của họ.
Giúp con người xác định mục đích phù hợp, đánh giá mục đích hành động trong mối
tương quan với những đặc điểm của bản thân, lựa chọn các phương tiện, biện pháp hành
động phù hợp với khả năng, nhu cầu của bản thân.
Tự ý thức là điều kiện để con người trở thành chủ thể hành động độc lập, trở thành chủ thể của xã hội.
CHƯƠNG 4 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Bài 4 : CHÚ Ý
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÚ Ý:
1. Định nghĩa chú ý :
Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng, sự vật nào đó để định hướng hoạt
động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả.
2. Vai trò của chú ý :
Chú ý là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Do tính chọn lọc của chú ý, nên nó
giúp cho hoạt động tâm lý ở người tập trung vào đối tượng này mà bỏ qua hoặc xao lãng
đối tượng khác. Nhờ vậy, hoạt động tâm lý có ý thức hơn, các hoạt động tập trung hơn,
kết quả hoạt động sẽ cao hơn.
II. PHÂN LOẠI CHÚ Ý: Có 3 loại chú ý:
1. Chú ý không chủ định:
Là loại chú ý không có mục đích đặt ra trước, không cần sự nỗ lực của bản thân. Chú ý
không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích như :
Độ mới lạ của kích thích. Cường độ kích thích.
Độ hấp dẫn của kích thích.
Loại kích thích này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duy trì lâu.
2. Chú ý có chủ định :
Là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân. Do đã xác định
mục đích của hoạt động nên chủ thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến hành
hoạt động không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích.
3. Chú ý sau chủ định :
Là chú ý lúc đầu do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có
chủ định đã phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.
Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người giảm được căng thẳng thần kinh, giảm
được tiêu hao năng lượng. Nó bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của con người.
III. CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ Ý:
1. Sức tập trung của chú ý : Là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối
hẹp, cần thiết cho hoạt động lúc đó và không để ý đến mọi chuyện khác. Số lượng các đối
tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý.
2. Cường độ của chú ý : Là sự tiêu hao năng lượng thần kinh để thực hiện hoạt động.
3. Sự bền vững của chú ý : Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hoặc một số đối
tượng. Ngược với tính bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý. Tính bền vững của chú ý
có liên quan mật thiết với những điều kiện khách quan của hoạt động và những đặc điểm của mỗi cá nhân.
4.Sự di chuyển chú ý : Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
5. Sự phân phối chú ý : Là khả năng chú ý đồng thời tới một số đối tượng với mức độ rõ ràng như nhau. Bài 5: NGÔN NGỮ
I. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ:
Cần phân biệt khái niệm ngữ ngôn và ngôn ngữ. 1. Ngữ ngôn:
Ngữ ngôn là một thứ tiếng của một dân tộc. Ngữ ngôn bao gồm một hệ thống các ký
hiệu, từ, ngữ và hệ thống các quy tắc ngữ pháp. Ngữ ngôn là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. 2. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn để giao tiếp, để truyền đạt
để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội – lịch sử, hoặc để kế hoạch hoá hoạt động của
mình. Ngôn ngữ là đối tượng của tâm lý học.
Như vậy, ngữ ngôn là phương tiện hay công cụ để giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh
nghiệm… còn ngôn ngữ chính là quá trình sử dụng ngữ ngôn để giao tiếp, truyền đạt, lĩnh hội kinh nghiệm.
II. CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ:
Ngôn ngữ có bốn chức năng cơ bản là: Chức năng chỉ nghĩa:
Là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó,
câu đó… với một sự vật hiện tượng. Chức năng chỉ ý:
Mỗi từ, câu… có chức năng chỉ “nghĩa” của nó đối với riêng người nói từ ấy, câu ấy, tức
là chúng có ý riêng của từng người. Chức năng thông báo:
Mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một nội dung thông tin, sự biểu cảm dùng để
truyền đạt từ người này đến người kia, hay tự nói với bản thân mình.
Chức năng điều khiển, điều chỉnh:
Ngôn ngữ có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của các hoạt động (trong đó
có hoạt động trí tuệ). Nó bao gồm kế hoạch hoá hoạt động, thực hiện hoạt động và đối
chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã đề ra.
III. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ:
Có nhiều cách phân chia các loại ngôn ngữ. Thông thường, người ta đề cập đến hai dạng
ngôn ngữ. Ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên trong.
1. Ngôn ngữ bên ngoài:
Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác, nhằm mục đích giao
tiếp. Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Ngôn ngữ nói: là thứ ngôn ngữ có trước. Ngôn ngữ nói biểu hiện bằng âm thanh và được
tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Có hai loại ngôn ngữ nói: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
Ngôn ngữ đối thoại nhằm trao đổi thông tin giữa hai hay một số người với nhau. Ngôn
ngữ độc thoại là loại ngôn ngữ trong đó một người nói và những người khác nghe.
Ngôn ngữ viết: ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ
được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu, chữ viết.
2. Ngôn ngữ bên trong:
Đây là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, nó hướng vào bản thân chủ thể. Ngôn ngữ bên
trong là vỏ từ ngữ của tư duy, của ý thức, giúp con người tự điều khiển, tự điều chỉnh
mình. Ngôn ngữ bên trong có thể biểu hiện qua ngôn ngữ thầm không phát ra âm thanh
hoặc ngôn ngữ bên trong thực sự dành cho bản thân.
BÀI 6: NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên bao gồm cảm giác và tri giác.
I. ĐỊNH NGHĨA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC: 1. Cảm giác:
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan. 2. Tri giác:
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện
tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Đặc điểm của cảm giác:
Là quá trình tâm lý, cảm giác có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng.
Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng thông qua
hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.
Cảm giác xảy ra khi sự ,vật hiện tượng trực tiếp tác động lên giác quan.
Cảm giác của con người mang bản chất xã hội.
2. Đặc điểm của tri giác:
Tri giác là sự phản ánh thế giới một cách trọn vẹn, chỉnh thể.
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở các cảm giác, nhưng tri giác không phải
là sự cộng lại đơn giản của các cảm giác tạo thành, mà là sự tổng hợp các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình tri giác có sự tham gia của vốn sống, kinh nghiệm, tư duy, ngôn ngữ và
nhiều chức năng tâm lý khác.
III. PHÂN LOẠI CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Các loại cảm giác:
Có nhiều cách phân loại cảm giác, dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Nếu phân loại
dựa trên vị trí của nguồn kích thích nằm bên ngoài hay bên trong cơ thể ta có hai nhóm
cảm giác: cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong.
Cảm giác bên ngoài do những kích thích bên ngoài gây nên: cảm giác nhìn, cảm giác
nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da.
Cảm giác bên trong gồm: cảm giác cơ thể, cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng.
2. Các loại tri giác:
Có nhiều cách phân loại tri giác:
Dựa trên bộ máy phân tích giữ vai trò chính, trực tiếp nhất tham gia vào quá trình tri giác,
có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác sờ mó…
Dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của sự vật hiện tượng trong thế
giới, có các loại tri giác: tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng, tri giác các
thuộc tính thời gian của đối tượng, tri giác sự chuyển động.
IV. VAI TRÒ CỦA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định trong hoạt động
nhận thức và toàn bộ đời sống con người.
Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh. Nhờ mối liên hệ đó
mà cơ thể có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường.
Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh động, cung cấp nguyên
liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.
Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn, giúp con người điều
chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế
giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.
Trong giáo dục trẻ tuổi mầm non, cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng. Trẻ em ở lứa
tuổi này nhận thức thế giới chủ yếu thông qua cảm giác và tri giác. Ở lứa tuổi này nhận
thức cảm tính chiếm ưu thế. Những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp được xem
như là một trong những cơ sở của nguyên tắc trực quan trong giáo dục trẻ mầm non.
V. TÍNH NHẠY CẢM VÀ NĂNG LỰC QUAN SÁT:
Tính nhạy cảm là năng lực cảm giác nhạy bén, tinh vi, chính xác của con người. Tính
nhạy cảm của con người không như nhau.
Năng lực cảm giác chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trước hết là các đặc điểm cấu tạo và
chức năng của các giác quan, kiểu loại thần kinh… Song, năng lực cảm giác của con
người không hoàn toàn bẩm sinh mà được hình thành phát và triển trong hoạt động, phụ
thuộc vào việc rèn luyện và giáo dục. Năng lực cảm giác chịu sự chi phối bởi nhiều phẩm
chất tâm lý của nhân cách: nhu cầu, hứng thú, khả năng chú ý, xu hướng, vốn kinh
nghiệm… năng lực cảm giác là nhân tố chủ yếu của năng lực quan sát.
Quan sát là loại tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài, nhằm phản ánh
đầy đủ, rõ rệt các sự vật hiện tượng và những biến đổi của chúng. Năng lực quan sát của
mỗi người một khác. Đó là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác. Năng lực quan
sát được hình thành trong cuộc sống, do hoạt động, do luyện tập tích cực và có phương pháp. Bài 7: TRÍ NHỚ
I. KHÁI NIỆM TRÍ NHỚ: 1. Trí nhớ là gì?
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu
tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.
2.Vai trò của trí nhớ:
Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Không
có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một
hoạt động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người.
II. CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ:
1. Quá trình ghi nhớ:
Ghi nhớ là khâu đầu tiên của hoạt động trí nhớ. Đó là quá trình tạo nên dấu vết của đối
tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn tài liệu mới vào chuỗi kinh nghiệm đã có của bản thân.
Có nhiều hình thức ghi nhớ.. Căn cứ vào mục đích của ghi nhớ ta có thể có ghi nhớ
không chủ định và ghi nhớ có chủ định.
Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ từ
trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc dùng một cách thức nào để ghi nhớ, tài liệu
được ghi nhớ một cách tự nhiên.
Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước, đòi hỏi nỗ lực
ý chí, lựa chọn các biện pháp, thủ thuật để ghi nhớ.
Có hai cách ghi nhớ có chủ định:
Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách
đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu cần ghi nhớ không cần
hiểu nội dung tài liệu đó.
Ghi nhớ ý nghĩa: Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận
thức những mối liên hệ lôgíc giữa các bộ phận của tài liệu đó.
2. Quá trình giữ gìn:
Là quá trình lưu giữ những thông tin đã ghi nhớ bằng cách củng cố những dấu vết đã hình thành trên vỏ não.
Có hai hình thức giữ gìn là giữ gìn tiêu cực và giữ gìn tích cực.
Giữ gìn tiêu cực: Là sự giữ gìn dựa trên sự tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn
giản, thụ động tài liệu cần ghi nhớ.
Giữ gìn tích cực: Là sự giữ gìn bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi nhớ, không cần tri giác tài liệu đó.
3. Quá trình nhận lại và nhớ lại:
Nhận lại: Là khả năng nhận ra đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó.
Nhớ lại: Là khả năng làm sống lại những hình ảnh sự vật, hiện tượng đã được ghi nhớ
trước đây trong não, khi sự vật hiện tượng không còn ở trước mắt.
Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định và có chủ định. 4. Quên:
Quên là biểu hiện của sự không nhận lại hay nhớ lại được hoặc là nhận lại hay nhớ lại sai.
Trong một số trường hợp sự quên là cần thiết. Về một mặt nào đó quên là hiện tượng hợp lý và có ích.
III. CÁC LOẠI TRÍ NHỚ:
Có nhiều căn cứ để phân loại trí nhớ.
Căn cứ vào nội dung phản ánh trong trí nhớ, người ta chia trí nhớ thành: Trí nhớ vận
động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ lôgíc.
Căn cứ vào tính chất mục đích của hoạt động trí nhớ được chia thành: Trí nhớ không chủ
định và trí nhớ có chủ định.
Căn cứ vào thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu mà phân biệt trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
Căn cứ vào sự ưu thế, chủ đạo của giác quan nào trong trí nhớ mà người ta có thể chia ra
thành trí nhớ bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay…
Tất cả các loại trí nhớ có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo nên một thể thống nhất
trong kho tàng trí nhớ của con người.
BÀI 8: NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Muốn cải tạo thế giới, con người phải đạt tới mức độ nhận thức cao hơn nhận thức cảm
tính đó là nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và tưởng tượng) I. TƯ DUY: 1. Khái niệm:
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh một cách gián tiếp, khái quát những thuộc tính
bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng mà
trước đó ta chưa biết.
2. Đặc điểm của tư duy:
A. Tính có vấn đề của tư duy:
Khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà vốn hiểu biết cũ, phương pháp hành
động đã biết của con người không đủ để giải quyết, lúc đó con người rơi vào “ hoàn cảnh
có vấn đề “. Khi đó con người phải tư duy.
B. Tính khái quát của tư duy:
Tư duy có khả năng phản ánh những thuộc tính chung, những mối liên hệ, quan hệ có
tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng.
C. Tính gián tiếp của tư duy:
Trong tư duy, con người phản ánh thế giới một cách gián tiếp – phản ánh bằng ngôn ngữ.
D. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà con người nhận thức được hoàn
cảnh có vấn đề, đặt ra được vấn đề cần giải quyết, nhờ ngôn ngữ mà con người tiến hành
các thao tác tư duy. Sản phẩm của tư duy là các khái niệm, phán đoán, suy nghĩ được