Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ I. Kinh tế học
Một hộ gia đình luôn luôn đối mặt với nhiều quyết định hằng ngày để phân bổ
các nguồn lực khan hiếm giữa các thành viên trong gia đình.
Cũng như gia đình, xã hội cũng luôn phải đối mặt với nhiều quyết định làm gì
và ai sẽ làm những công việc đó. Nghĩa là xã hội phải phân bố các nguồn lực vào
những công việc sản xuất, những ngành nghề khác nhau.
Vì nguồn lực là khan hiếm( hạn chế và không đáp ứng được tất cả các nhu cầu
của xã hội) vì vậy việc quyết định phân bổ các nguồn lực là vô cùng quan trọng.
Do đó cần đưa ra một môn học chuyên nghiên cứu về những quyết định này, đó là môn Kinh tế học.
Định nghĩa: Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách xã hội quản lý các
nguồn lực khan hiếm.
Kinh tế học giúp chúng ta điều gì?
Kinh tế học quan sát hành vi lựa chọn của các thành phần kinh tế và chỉ ra chỗ lựa chọn tốt nhất.
Kinh tế học trả lời cho 3 câu hỏi:
+ Sản xuất cái gì?: Sự lựa chọn trong việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ để
phục vụ nhu cầu của thị trường.
+ Sản xuất như thế nào?: Làn vấn đề về việc đạt được lợi nhuận thông qua quá
trình sản xuất và bán hàng hóa. Nhà sản xuất phải lựa chọn được phương án sản xuất tối ưu nhất.
+ Sản xuất cho ai?: Nghĩa là phải lựa chọn đối tượng, khách hàng cho sản phẩm.
1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học được chia thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.1. Kinh tế học vi mô
- Kinh tế học vi mô ngiên cứu quyết định của các doanh nghiệp, các hộ gia
đình( người tiêu dùng) và tương tác của các quyết định này trên thị trường. - Mục tiêu:
+ Nghiên cứu giá( P) và lượng (Q) của một hàng hòa cụ thể.
+ Nghiên cứu tác động của Chính phủ đến giá và lượng của một hàng hóa cụ thể.
Vd: Giá xăng tăng lên khiến nhiều người chuyển qua sử dụng phương tiện công cộng. 1.2. Kinh tế học vĩ mô
Định nghĩa: Kinh tế học vĩ mô là môn học nghiên cứu nền kinh tế một cách tổng
thể trong mối quan hệ với nền kinh tế thế giới. Mục tiêu:
+ Giải thích những thay đổi kinh tế có ảnh hưởng đồng thời đến hộ gia đình, nhiều
doanh nghiệp và các thị trường.
+ Trả lời cho các câu hỏi: Tại sao lại có sự khác nhau (cao và thấp) trong thu nhập
bình quân giữa các quốc gia? Tại sao sản xuất và việc làm lại mở rộng trong một số
năm và thu hẹp vào những năm khác? Tại sao lại có sự thay đổi về giá cả trong các thời điểm khác nhau?...
+ Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu những tác động của Chính phủ đến nền kinh
tế: Làm thế nào Chính phủ giảm hiện tượng lạm phát? Làm thế nào để tăng GDP hay
phát triển nền kinh tế?...
Tóm lại Kinh tế học vĩ mô cung cấp cho ta những kiến thức tổng quát về nền
kinh tế, liên quan đến tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản phẩm xã hội nhằm phát triển nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô: Bởi nền kinh tế
tổng thể là một tập hợp từ nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên
nhiều thị trường cho nên kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể đặt ra
một số thách thức mới và hấp dẫn.
2. Các vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt
- Nếu đánh giá một con người về mặt kinh tế thì bạn phải nhìn vào thu nhập của
họ. Tổng quát cho một nền kinh tế của một quốc gia thì phải đánh giá qua thu
nhập của quốc gia đó. Thu thập quốc gia (GDP) là giá thị trường của tất cả
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định. Bao gồm: Tiêu dùng (là chi tiêu của các hộ gia
đình cho các hàng hóa dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà mới); đầu tư (là việc
mua những hàng hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các
hàng hóa và dịch vụ); mua sắm của Chính phủ (bao gồm chi tiêu cho các
hàng hóa và dịch vụ bởi chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang) và
xuất khẩu ròng (bao gồm chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được
sản xuất trong nước trừ đi chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài.
- Bên cạnh đó các nhà kinh tế học còn phải nghiên cứu đo lường chi phí tổng
thể của cuộc sống để tìm ra một số cách để biến số tiền thành các thước đo sức
mua có ý nghĩa. Đó được gọi là chỉ số giá tiêu dùng. Các nhà kinh tế học sử
dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả một tình huống trong đó mức giá chung của
nền kinh tế đang gia tăng. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá so
với kỳ trước đó. Vai trò của những nhà kinh tế học là điều chỉnh được những
tác động của lạm phát thông qua việc sử dụng chỉ số giá.
- Kinh tế học còn đặc biệt nghiên cứu vấn đề thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là
phần trăm những người muốn làm việc mà không có việc làm. Nền kinh tế
thường phải trải qua tình trạng thất nghiệp cả ngắn hạn và dài hạn và các nhà
chính sách luôn nghiên cứu để đưa ra những giải pháp cho vấn đề trọng yếu
này. Một nguyên nhân gây ra thất nghiệp là phải tốn thời gian cho người lao
động tìm được việc phù hợp với năng lực và sở thích. Thất nghiệp co xát này
tăng do bảo hiểm thất nghiệp, là chính sách Chính phủ thiết kế để bảo vệ thu
nhập cho người lao động. Nguyên nhân thứ 2 mà nền kinh tế của chúng ta luôn
có thất nghiệp là do luật lương tối thiểu. Bằng cách tăng mức lương của những
người không có kỹ năng và không kinh nghiệm lên trên mức cân bằng, luật
lương tối thiểu làm tăng lượng cung và giảm lượng cầu lao động. Lượng thặng
dư lao động là lượng thất nghiệp. Nguyên nhân thứ 3 là quyền lực của thị
trường công đoàn. Khi đẩy mức lương trong nền công nghiệp có công đoàn lên
trên mức công bằng, công đoàn tạo ra thặng dư thất nghiệp. Và nguyên nhân
cuối cùng là do lý thuyết tiền lương hiệu quả. Theo lý thuyết này, các doanh
nghiệp sẽ có lợi khi trả lương trên mức cân bằng. Lương cao có thể cải thiện
sức khỏe người lao động, giảm lao động bỏ việc, tăng chất lượng và nổ lực của người lao động. II.
Các nguyên lý của Kinh tế học
Con người ra quyết định như thế nào?
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
Cả ba thành phần kinh tế đều phải đối mặt với sự đánh đổi: Chính phủ, Doanh
nghiệp và Người tiêu dùng.
Chính phủ đối mặt với đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội
+ Hiệu quả kinh tế đạt được khi: kết quả > chi phí
+ Công bằng xã hội tức là phân chia các nguồn lực hữa hạn đồng đều cho mọi người.
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó
Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn.
Chi phí cơ hội gắn liền với mỗi quyết định cụ thể, vì vậy con người luôn luôn
so sánh chi phí cơ hội giữa các quyết đinh để có những quyết định hợp lý.
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Nghĩa là: con người suy nghĩ để hành động tại điểm cận biên. Con người duy
lí cố làm tốt nhất để đạt được mục tiêu của họ một cách có hệ thống và có mục
đích với các cơ hội sẵn có. Một người quyết định hợp lý thực hiện một hành động
khi và chỉ khi lợi ích cận biên của hành động vượt quá chi phí cận biên.
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích
Con người luôn luôn so sánh giữa lợi ích và chi phí vì vậy luôn phản ứng với
những khuyến khích dẫn đến việc thay đổi hành vi của họ trong tiêu dùng. Một sự
thay đổi nhỏ về động cơ khuyến khích trong thị trường cũng khiến người tiêu dùng
phản ứng mạnh mẽ vì vậy các nhà chính sách luôn cân nhắc kỹ khi đưa ra những
quyết định về động cơ khuyến khích.
Con người tương tác với nhau như thế nào?
Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi
Thương mại có thể làm lợi cho tất cả mọi người vì người ta chỉ cần tiến hành
sản xuất hàng hóa và dịch vụ có chi phí cơ hội thấp còn những hàng hóa và dịch
vụ có chi phí cơ hội cao sẽ có được thông qua thương mại thì tổng giá trị sẽ được tăng lên.
Nếu mỗi quốc gia chỉ sản xuất những hàng hóa và dịch vụ có chi phí cơ hội
thấp còn lại thông qua trao đổi thương mại thì tổng giá trị quốc dân sẽ tăng lên rất nhiều.
Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế
Các mô hình kinh tế trong các nền kinh tế bao gồm: mô hình kinh tế thị
trường, mô hình kinh tế chỉ huy và mô hình kinh tế hỗn hợp.
Trong đó nền kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế thành công. Thị
trường tự do bao gồm nhiều người mua bán, người bán vô số hàng hóa và dịch vụ
khác nhau và tất cả mọi người quan tâm đến phúc lợi riêng của họ. Nền kinh tế thị
trường đã chứng tỏ thành công lạ thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo
hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung.
Nguyên lý 7: Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Thị trường thường tạo ra những thất bại thị trường (tình huống mà thị trường
tự nó thất bại trong việc phân bố các nguồn lực một cách có hiệu quả) mà bàn tay
vô hình của thị trường không thể giải quyết được, Chính phủ vẫn có khi tham gia
vào việc giải quyết để cải thiện những kết cục của thị trường. Tuy nhiên không
phải lúc nào Chính phủ cũng có những chính sách phù hợp để cải thiện những kết cục của thị trường.
Nền kinh tế vận hành như thế nào?
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng
hóa và dịch vụ của nước đó.
Nguyên nhân của sự khác biệt về mức sống của những quốc gia khác nhau là
do năng suất lao động của mỗi quốc gia khác nhau – tức là số lượng hàng hóa
được làm ra trong một giờ lao động của một công nhân. Ở những quốc gia mà
người lao động sản xuất được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trên một đơn vị
thời gian, hầu hết người dân được hưởng mức sống cao; còn ở các quốc gia có
năng suất kém hơn, hầu hết người dân phải chịu cuộc sống nghèo nàn. Tương tự,
tốc độ tăng năng suất của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của quốc gia đó.
Nguyên lý 9: Giá cả tăng lên khi chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên nhân gây ra lạm phát: Đó là sự gia tăng của lượng tiền. Khi Chính
phủ tạo ra 1 lượng tiền lớn giá trị của lượng tiền giảm, dẫn đến sự lạm phát cao.
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
+ Tăng số lượng tiền trong nền kinh tế sẽ kích thích mức tổng chi tiêu và do
đó kích thích cầu hàng hóa và dịch vụ.
+ Cầu cao hơn theo thời gian buộc các công ty tăng giá của họ, nhưng cùng
lúc đó, cầu cao cũng khuyến khích họ thuê thêm lao động nhiều hơn và sản xuất
nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.
+ Thuê lao động nhiều hơn nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn.
→ Trong ngắn hạn nền kinh tế đối mặt giữa lạm phát và thất nghiệp.
III. Tư duy của nhà kinh tế:
Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều có ngôn ngữ và cách tư duy riêng của nó và các kinh tế
học cũng vậy. Các thuật ngữ như cung, cầu, độ co giãn, lợi thế so sánh, thặng dư tiêu
dùng, tổn thất vô ích là những thuật ngữ cần thiết phải học để trao đổi với những người
khác về các vấn đề kinh tế một cách chính xác và hiệu quả. Mục đích của phần này giúp
bạn học được cách tư duy của nhà kinh tế. Cách mà nhà kinh tế học giải quyết một câu
hỏi có gì khác thường? Suy nghĩ như một nhà kinh tế học có nghĩa là gì?
1. Nhà kinh tế là nhà khoa học:
Các nhà kinh tế cố gắng đưa ra các chủ đề theo cách khách quan của nhà khoa học.
Họ suy nghĩ về nền kinh tế như là các nhà vật lí nghiên cứu vật chất,các nhà sinh vật
nghiên cứu cuộc sống. Xây dựng các học thuyết, thu thập dữ liệu, và sau đó phân tích dữ
liệu để khẳng định hay bãi bỏ các học thuyết đó là mục đích của họ. Bản chất khoa học
của kinh tế là ở phương pháp – đó là quá trình phát triển và kiểm định một cách vô tư các
học thuyết về cách vận hành của sinh vật và hiện tượng. Qua trình này được áp dụng
trong nghiên cứu nền kinh tế của một quốc gia. Hãy thảo luận một vài cách mà nhà kinh
tế áp dụng tính logic trong khoa học vào việc tìm hiểu một nền kinh tế.
Phương pháp khoa học: quan sát, lí thuyết, tiếp tục quan sát
Sự tương tác giữa lí thuyết và quan sát cũng xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế học.
Tính khoa học của một nhóm khoa học để quyết định bởi cách tiếp cận vấn đề chứ không
phải bởi công cụ sử dụng nghĩa là phải phát triển và kiểm định các lý thuyết về phương
thức vận hành của thế giới một cách khách quan và vô tư. Mặc dù các nhà kinh tế sử
dụng lí thuyết và quan sát trong nghiên cứu như các nhà khoa học khác, họ có một trở
ngại lớn: Trong kính tế học, thực hiện một thí nghiệm thường là khó khăn và đôi khi là
bất khả thi. Vì vậy để thay thế cho các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm các nhà kinh tế
quan tâm nhiều hơn đến các thí nghiệm tự nhiên do lịch sử tạo ra.
Cũng giống như các nhà thiên văn và sinh vật học tiến hóa, các nhà kinh tế thường
phải làm việc với bất cứ dữ liệu nào sẵn có từ những hiện tượng diễn ra xung quanh .
Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều sự kiện lịch sử. Những sự kiện này rất
đáng để nghiên cứu bởi vì chúng cung cấp cho chúng ta những cách nhìn sâu và nền kinh
tế trong quá khứ, và quan trọng hơn, nó cho phép chúng ta minh họa và đánh giá các lý
thuyết kinh tế hiện tại.
Vai trò của các giả định:
Các nhà kinh tế đưa ra các giả định với cùng lí do: giả định để đơn giản hóa một thế
giới đầy phức tạp và làm cho nó dễ hiểu hơn. Nhà vật lí giả định viên đá rơi trong chân
không, giả định này là không chinh xác tuy nhiên làm vậy để đơn giản hóa vấn đề. Cũng
như để việc nghiên cứu ảnh hưởng của thương mại quốc tế, chúng ta có thể giả định rằng
cả thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Trên thực
tế thì không như vậy, mỗi quốc gia sản xuất ra hàng ngàn loại hàng hóa khác nhau.
Nghệ thuật trong tư duy khoa học – cho dù là trong vật lí, sinh học hay kinh tế học –
chính là ở chổ quyết định xem cần phải giả định cái gì. Tất cả các mô hình cho dù trong
lĩnh vực vật lí sinh học hay kinh tế học đều là sự đơn giản hóa thực hiện để giúp chúng ta
dễ nắm bắt đối tượng.
Mô hình kinh tế học:
Mô hình là một cách đơn giản để làm cơ sở cho phân tích ví dụ như các giáo viên ở
các trường phổ thông thường dùng các mô hình để cho học sinh biết được các cấu tạo cơ thể con người.
Các nhà kinh tế cũng sử dụng mô hình để tìm hiểu về thế giới, nhưng không phải mô
hình bằng nhựa mà là những biểu đồ và phương trình. Các mô hình kinh tế thường bỏ đi
nhiều chi tiết để chúng ta tập trung hiểu được những vấn đề thật sự quan trọng. Nếu như
mô hình của giáo viên không có toàn bộ các cơ và mao mạch, mô hình của nhà kinh tế
không có đầy đủ tất cả các đặc trưng của một nền kinh tế.
Khi chúng ta sử dụng các mô hình để tìm hiểu những vấn đề kinh tế khác nhau sẽ
thấy tất cả các mô hình đều được xây dựng đi kèm với các giả định, các nhà kinh tế giả
định bỏ qua nhiều chi tiết của nền kinh tế mà chúng không liên quan đến câu hỏi cần
nghiên cứu. Các mô hình - trong vật lí, sinh học hay kinh tế học – đơn giản hóa thực tế để
giúp chúng ta hiểu về chúng nhiều hơn.
Mô hình đầu tiên: Sơ đồ chu chuyển
Nền kinh tế có hàng triệu con người tham gia vào nhiều hoạt động mua, bán, làm
việc, thuê mướn, chế biến, v.v… Để hiểu một nền kinh tế vận hành như thế nào , chúng ta
phải tìm cách nào đó đơn giản hóa những suy nghĩ về các hoạt động này. Nói cách khác,
chúng ta cần một mô hình có thể giải thích xem nền kinh tế được tổ chức như thế nào và
những người tham gia trong nền kinh tế tương tác với nhau ra sao.
Sơ đồ chu chuyển: trong mô hình này, nền kinh tế được đơn giản hóa khi chỉ đưa
vào hai nhóm ra quyết định là doanh nghiệp và hộ gia đình. Doanh nghiệp sản xuất, bán
hàng hóa và dịch vụsử dụng các đàu vào như lao động, đất đai và vốn (nhà xưởng và máy
móc) những đầu vào này được gọi là các yếu tố sản xuất. Hộ gia đình sở hữu các yếu tố
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
Hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác lẫn nhau trên hai thị trường. Ở thị trường
hàng hóa và dịch vụ, hộ gia đình là người mua và doanh nghiệp là người bán. Cụ thể ở thị
trường hàng hóa và dịch vụ: doanh nghiệp bán hộ gia đình mua. Ở thị trường các yếu tố
sản xuất: hộ gia đình bán (cung cấp đầuvào cho các doanh nghiệp), doanh nghiệp mua.
Sơ đồ chu chuyển đưa ra cái nhìn đơn giản cách thức sắp xếp các giao dịch xảy ra giữa
các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong nền kinh tế
Hai vòng lặp của sơ đồ chu chuyển tuy khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau.
Hộ gia đình bán sức lao động, đất đai và vốn cho doanh nghiệp trong thị trường các yếu
tố sản xuất. Vòng bên trong biểu thị cho dòng chu chuyển của đầu vào và đầu ra. Vòng
bên ngoài đại diện cho dòng tiền luân chuyển tương ứng. Hộ gia đình chi tiền để mua
hàng hóa dịch vụ từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng khoản doanh thu có được
đẻ chi trả cho các yếu tố sản xuất, như tiền lương của người lao động. Những gì còn lại là
lợi nhuận của người chủ doang nghiệp và họ cũng là thành viên của hộ gia đình, một lần
nũa nó lại vào túi của ai đó và tại đây câu chuyện của dòng chu chuyển của nền kinh tế
lại bắt đầu một lần nữa.
Mô hình thứ hai: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Khác với sơ đồ chu chuyển phần lớn các mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên các
công cụ toán học. Ở đây chúng ta sử dụng mô hình đơn giản nhất để mô tả một vài ý
tưởng kinh tế cơ bản: mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất Mặc dù nền kinh tế sản .
xuất hàng ngàn loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, chúng ta giả định một nền kinh chỉ
sản xuất hai loại hàng hóa. Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đồ thị biểu thị
nhưng phối hợp khác nhau của sản lượng đầu ra mà nền kinh tế có thể sản xuất. Y X
Đường giới hạn khả năng sản xuất: cho thấy những phối hợp của sản lượng đầu ra
mà nền kinh tế có thể sản xuất. Nền kinh tế có thể sản xuất ở bất kì tổ hợp nào nằm ngay
trên hay trong đường giới hạn. Những điểm nằm ngoài đường giới hạn là không khả thi
đối với nguồn lực của nền kinh tế đã cho trước.
Một trong 10 nguyên lí kinh tế học là con người đối mặt với sự đánh đổi. Đường
giới hạn khả năng sản xuất thể hiện một sự đánh đổi mà nền kinh tế phải đối diện. Một
khi chúng ta đã đạt đến những điểm hiệu quả trên đường giới hạn, cách duy nhất để sản
xuất thêm 1 hàng hóa này là sản xuất bớt 1 hàng hóa khác.Vd như khi nền kinh tế di
chuyển từ điểm C sang điểm A, xã hội sản xuất thêm được 100 xe nhưng phải giảm bớt đi