-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 1 tổng quan - môn Quản lý học | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
Chương 1: Tổng quan về quản lý I.
Hệ thống xã hội và tổ chức 1. Hệ thống xã hội a) Khái niệm
Hệ thống xã hội là tập hợp những người hay những nhóm người có quan hệ chặt chẽ
với nhau, ảnh hưởng, tác động tương hỗ lên nhau một cách có quy luật. b) Tính chất - Tính nhất thể - Tính phức tạp - Tính hướng đích
- Chuyển hoá các nguồn lực 2. Tổ chức a) Khái niệm
Tổ chức là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những mục đích chung trong
hình thái cơ cấu ổn định. b) Đặc trưng
- Có nhiều người cùng hoạt động theo cơ cấu ổn định
- Có mục đích rõ ràng. Không có mục đích tổ chức không tồn tại
+ Mục đích là cái tổng quát, kết quả cốt lõi cuối cùng
+ Mục tiêu là cụ thể, trạng thái mong đợi cần có và có thể có sau một khoảng thời gian
nhất định. Dùng mô hình SMART để xác định mục tiêu
- Mục tiêu lớn: Cung cấp giá trị tới khách hàng - Một hệ thống mở
- Phải có nhà quản lý và được quản lý: Xác định mục tiêu, chỉ đạo vận hành và kiểm soát tổ chức
c) Các loại hình tổ chức
- Theo chế độ sở hữu: Tổ chức công và tổ chức tư
- Theo mục tiêu của tổ chức: Vì lợi nhuận và phi lợi nhuận
- Theo tính chất mối quan hệ của các thành viên: Chính thức và phi chính thức
d) Các hoạt động cơ bản của tổ chức II. Quản lý
1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của quản lý a) Khái niệm
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt
động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao một
cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động.
b) Các yếu tố cơ bản của quản lý
Thứ nhất, Quản lý là làm gì? Quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát - Lãnh đạo:
+ Nhà quản lý quan tâm có đạt được mục tiêu hay không
+ Nhà lãnh đạo thúc đẩy nhân viên làm việc 1 cách tự nguyên => năng suất tăng
- Kiểm soát từ bước đầu đến cuối
Thứ hai, đối tượng của quản lý là gì? các nguồn lực và hoạt động của tổ chức
Thứ ba, quản lý được tiến hành khi nào?
- Quá trình quản lý là quá trình năng động và liên tục theo thời gian
- Mục đích: thích nghi với môi trường luôn biến động (thiên tai, dịch bệnh,…)
Thứ tư, mục tiêu của quản lý là gì?
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt
động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao một
cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động. Năng suất Hiệu lực Hiệu quả
Đo lường số lượng và chất - Thể hiện năng lực của hệ - Thể hiện năng lực tạo ra
lượng của kết quả hoạt thống theo đuổi và thực kết quả từ việc sử dụng các
động trong mối quan hệ với hiện được các mục đích, đầu vào nhất định
chi phí của các nguồn lực mục tiêu đúng đắn
- So sánh kết quả đạt được
- So sánh kết quả đạt được với chi phí với mục tiêu
Thứ năm, quản lý được thực hiện trong điều kiện nào? Trong điều kiện môi trường luôn biến động. III. Nhà quản lý 1. Khái niệm - Đặc điểm:
+ Lao động trí óc (phải suy nghĩ, phải ra quyết định (bản chất nhà quản lý)), có tính
sáng tạo cao (có những cách tiếp cận khác nhau trong việc ra quyết định; tuỳ thuộc vào
quan điểm, khả năng của nhà quản lý)
+ Chịu trách nhiệm về công việc của nhiều người khác (có sự liên kết chặt chẽ với ý
dưới) (phạm vi ra quyết định ảnh hưởng đến những người cấp dưới)
+ Tác động rất lớn tới kết quả công việc và tới những người khác
+ Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát
- Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của
những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình.
2. Phân loại nhà quản lý - Theo cấp quản lý
+ Nhà quản lý cấp cao (chịu trách nhiệm toàn bộ tổ chức mà họ quản lý), kiểm soát
chung, đưa ra quyết định chiến lược, xây dựng kế hoạch chiến lược, có tư duy chiến lược.
VD: hiệu trưởng, giám đốc, ceo, chủ tịch,…
+ Nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm quản lý những phân hệ của tổ chức, tiếp
nhận thông tin của cấp cao. VD: trưởng khoa, trưởng phòng,…
+ Nhà quản lý cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp trước công việc của những người
lao động. VD: trưởng bộ môn, tổ trưởng các phân xưởng,… - Theo phạm vi quản lý
+ Nhà quản lý chức năng chịu trách nhiệm về 1 chức năng trong tổ chức. VD: trưởng
phòng sản xuất, trưởng phòng marketing, trưởng khoa marketing,…
+ Nhà quản lý tổng hợp chịu trách nhiệm nhiều chức năng. VD: giám đốc,…
GĐ ĐHQG là nhà quản lý tổng hợp của tổng hợp, Hiệu trưởng ĐHKT của ĐHQG là
nhà quản lý tổng hợp của chức năng
- Theo loại hình tổ chức (có bao nhiêu loại hình tổ chức thì có mấy loại)
+ Nhà quản lý trong tổ chức kinh doanh
+ Nhà quản lý trong tổ chức phi lợi nhuận
+ Nhà quản lý hoặc nhà hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước
3. Vai trò của nhà quản lý
- Vai trò liên kết con người: liên lạc giữa những người trong tổ chức và với ngoài tổ chức để lấy thông tin
- Vai trò thông tin: cầu nối thông tin giữa bên ngoài và bên trong để đưa ra quyết định - Vai trò quyết định:
+ Người giải quyết tình trạng hỗn loạn: xung đột, thay đổi từ bên ngoài,…
4. Các yêu cầu thiết yếu đối với nhà quản lý
Kỹ năng là năng lực của con người có thể đưa kiến thức vào thực tế để đạt được kết
quả mong muốn với hiệu lực, hiệu quả cao
- Kỹ năng kỹ thuật là năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn được tiến hành
bởi hệ thống với mức độ thành thục nhất định.
- Kỹ năng con người (hay kỹ năng làm việc với con người) là năng lực của một người
có thể làm việc trong mối quan hệ hợp tác với những người khác.
- Kỹ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp. Quản lý cơ sở Quản lý cấp trung Quản lý cấp cao
(Đảm bảo cung ứng (Phân bổ nguồn lực, (Đưa ra chiến sản phẩm, dịch vụ phối hợp hoạt động lược) cho khách hàng) giữa các nhóm) Kỹ năng kỹ thuật Cao Trung bình Thấp (chuyên môn) Kỹ năng con người Cao Cao Cao Kỹ năng nhận thức Thấp Trung bình Cao