Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị | Bài giảng môn kế toán quản trị | Đại học Bách khoa hà nội
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Tài liệu môn Kế toán quản trị giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Chương 1: Tổng quan
về kế toán quản trị
TS. GVC. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 1 - 1 1 Mục tiêu Chương 1
1.1.Khái niệm, vai trò và chức năng của kế toán quản trị
1.2. Đối tượng và phương pháp của kế toán quản trị
1.3. Tổ chức kế toán quản trị 1 - 1 2 Tài liệu sử dụng Tài liệu học tập
[1] Giáo trình Kế toán quản trị tập 1 và
tập 2. (2021). Khoa Kế toán, Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nhà
xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Sách tham khảo
[1] Tài liệu môn Management Information- ICAEW-CFAB
[2] Hilton, R.W. and Platt, D.E., (2017)
Managerial Accounting: Creating Value in a Global Business
Environment,11th edn (Global Edition) , McGraw-Hill, New York. 1 - 1 3 1.1.1. Khái niệm
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu
cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong
nội bộ đơn vị kế toán.
(Luật kế toán VN 2015, Điều 3 Khoản 10).
Tham khảo thêm: Thông tư 53/2006/TT-BTC,
Điểm 1, Phần I - Quy định chung về KTQT 1 - 1 4 1.1.1. Khái niệm
Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường,
tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải, và
truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để
lập kế hoạch, đánh giá, và kiểm tra trong nội bộ tổ
chức và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và
có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó .
(Hiệp hội kế toán viên quản trị Mỹ- CMA) 1 - 1 5
Vai trò của KTQT đối với việc thực hiện chức năng quản lý Lập kế hoạch Đánh giá Ra quyết định Thực hiện Kiểm tra 1 - 1 6
Vai trò của KTQT được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản
trị trong tổ chức:
- Cấp cơ sở: KTQT cung cấp thông tin cho nhà QT cấp cơ sở
thực thi, kiểm soát, và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý
- Cấp trung gian: KTQT cung cấp thông tin phục vụ cho các
nhà quản trị cấp trung gian điều hành, giám sát, và đưa ra
các quyết định về nguồn lực như NVL, vốn, sản phẩm, khách hàng….
- Cấp cao: KTQT cung cấp thông tin đã được tổng hợp theo
từng khách hàng, từng bộ phận, từng yêu cầu để giúp
nhà quản trị cấp cao đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn. 1 - 1 7
Mối quan hệ giữa chức năng quản lý với KTQT Chức năng quản lý Kế toán quản trị
Xác định mục tiêu, lập KH
Chính thức hóa bằng chỉ tiêu Lập dự toán
Tổ chức thực hiện
Thu nhận kết quả thực hiện
Đánh giá kết quả, ra QĐ Lập Báo cáo KTQT
phục vụ việc ra QĐ 1 - 1 8
1.1.3. Chức năng của KTQT
➢ Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định
và lập kế hoạch của nhà quản lý
➢ Hỗ trợ nhà quản lý trong việc định hướng và
kiểm soát các hoạt động SXKD
➢ Đo lường kết quả của các hoạt động, các đơn vị,
các nhà quản lý và nhân viên trong tổ chức
➢ Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức
➢Hỗ trợ lập các chiến lược, định hướng
phát triển cho tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn. 1 - 1 9
1.2.1. Đối tượng của KTQT
❖ Đối tượng chung của kế toán: - Tài sản - Nợ phải trả - Nguồn vốn 1 - 1 10
1.2.1. Đối tượng của KTQT
❖ Ngoài đối tượng chung của kế toán, đối tượng của KTQT còn bao gồm:
➢ Chi phí: phân loại, xây dựng định mức CP, MQH
chi phí - sản lượng - lợi nhuận.
➢ Các yếu tố SX: lao động, HTK, TSCĐ nhằm khai
thác tối đa các yếu tố sẵn có.
➢ Các trung tâm trách nhiệm: chi phí - doanh thu - lợi nhuận - đầu tư. 1 - 1 11
1.2.1.Đối tượng của KTQT
❖ Đối tượng của KTQT (tiếp):
➢Dự toán chi phí - doanh thu - kết quả tài chính,
sự biến động chi phí theo dự toán và thực tế.
➢Lựa chọn các P/A đầu tư ngắn hạn - dài hạn đảm
bảo an toàn và phát triển vốn có hiệu quả nhất. 1 - 1 12
1.2.2.Phương pháp của KTQT
❖ Các phương pháp truyền thống: ➢ PP chứng từ kế toán ➢ PP tài khoản kế toán ➢ PP tính giá
➢ PP tổng hợp cân đối 1 - 1 13
1.2.2.Phương pháp của KTQT
❖ Phương pháp đặc trưng của KTQT: ➢ PP phân loại chi phí
➢ PP tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí
➢ PP thiết kế thông tin dưới dạng so sánh, trình
bày thông tin dưới dạng phương trình, hàm
số, bảng, biểu, đồ thị, mô hình. 1 - 1 14
1.2.3.Phân biệt KTQT và KTTC
Hệ thống kế toán (Accounting System) Kế toán tài chính Kế toán quản trị (Financial Accounting) (Managerial Accounting) Sử dụng Sử dụng nội bộ bên ngoài 1 - 1 15
1.2.3. Phân biệt KTQT và KTTC Tiêu chí Kế toán tài chính Kế toán quản trị Mục đích
Cung cấp thông tin về Cung cấp thông tin cho tình hình TC và kết
việc lập kế hoạch, kiểm quả KD của DN
soát và đánh giá kết quả Các loại
Bảng CĐKT, Báo cáo Nhiều dạng báo cáo báo cáo
KQKD, Báo cáo LCTT, khác nhau và không có Thuyết minh BCTC khuôn mẫu chuẩn Người sử
Nhà đầu tư, chủ nợ và Các nhà quản trị và các dụng các đối tượng liên
đối tượng liên quan bên quan bên ngoài DN trong DN 1 - 1 16
1.2.3. Phân biệt KTQT và KTTC Tiêu chí Kế toán tài chính Kế toán quản trị Đặc điểm Chủ yếu là thông
Gồm cả thông tin quá khứ, thông tin
tin quá khứ, mang hiện tại và tương lai; thông tính tổng hợp
tin tổng hợp và bộ phận Chuẩn VAS và các chuẩn Không mực tuân mực kế toán quốc thủ tế được chấp nhận
Đơn vị báo Thường là toàn bộ Có thể từng bộ phận của cáo đơn vị đơn vị
Kỳ báo cáo Tháng, Quý, Năm
Tùy theo yêu cầu quản trị 1 - 1 17
1.3.1. Nội dung cơ bản của KTQT
- KTQT bán hàng và kết quả kinh doanh
- KTQT các khoản nợ.
- KTQT các hoạt động đầu tư TC.
- KTQT các hoạt động khác của DN. 1 - 1 18
Nội dung cơ bản của KTQT
- KTQT các yếu tố SXKD: mua sắm, sử dụng HTK,
TSCĐ, lao động và tiền lương.
- KTQT chi phí và giá thành SP (nhận diện, phân loại
chi phí, giá thành; lập dự toán CP; tập hợp, tính toán,
phân bổ CP, giá thành; lập báo cáo phân tích CP theo bộ phận) 1 - 1 19
Nội dung cơ bản của KTQT
Trọng tâm của kế toán quản trị là gì? 1 - 1 20