Chương 1 triết học Mác Lênin | Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngân Hàng

Chương 1 triết học Mác Lênin | Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40419767
Chương 1
I. Lựa chọn đúng/sai và giải thích ngắn gọn.
Câu 24. Triết học xuất hiện do nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Đúng
Triết học xuất hiện do nguồn gốc nhận thức vì: nhận thức là 1 nhu cầu tự nhiên, khách quan của
con người. Trong quá trình sống và cải biến thế giới, sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng
lực khái quát trong quá trình nhận thức sẽ làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế
giới và về vai trò của con người trong thế giới đó hình thành- đó là lúc triết học xuất hiện với tư
ch là một loại hình tư duy lý luận.
Triết học xuất hiện do nguồn gốc xã hội vì: triết học chỉ ra đời khi xã hội loại người đã đạt đến 1
trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động hình thành, tư hữu hóa sản xuất
được luật định, giai cấp phân hóa rõ và mạnh, Nhà nước ra đời.
Câu 25. Đối tượng nghiên cứu của triết học có sự thay đổi qua các thời kỳ lịch sử.
Đúng. Vì triết học tạo điều kiện cho sự ra đời của các khoa học, nhưng sự phát triển của các khoa
học chuyên ngành cũng từng bước xóa bỏ vai trò của triết học tự nhiên cũ, kéo theo sự thay đổi
về đối tượng nghiên cứu của triết học.
Câu 26. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thể hiện chủ yếu ở việc giải
quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học.
Đúng. Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào?
Việc giải quyết mặt thứ nhất đã chia các nhà triết học thành 2 trường phái lớn. Các nhà duy vật
cho rằng vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức. Còn các nhà duy tâm cho rằng ý
thức có trước vật chất và ý thức quyết định vật chất.
Câu 27. Triết học Mác là sự kế thừa có sáng tạo tư tưởng triết học cổ điển Đức.
Đúng. Triết học cổ điển Đức, đặc biệt những “hạt nhân hợp lý” trong triết học của 2 nhà triết học
Hegel và Feuerbach”, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. C. Mác và Ph. Ăngghen
đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hegel, nhưng đã kế thừa phép biện chứng bằng cách cải
tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng-phép biện chứng duy
vật. Trong đó, chủ nghĩa duy vật được kế thừa từ Feuerbach đã được 2 ông khắc phục tính chất
siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó. Như vậy, triết học Mác ra đời là sự thống nhất
hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
lOMoARcPSD| 40419767
Câu 28. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng gắn liền với sự phát triển của
khoa học tự nhiên.
Đúng.Vì khoa học tự nhiên là tiền đề cho sự ra đời triết học Mác. Khoa học đã cung cấp cơ sở tri
thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng vượt khỏi tính tự phát của phép biện chứng cổ đại,
đồng thời thoát khỏi vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm. Với ba phát minh lớn, khoa học đã
vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác
nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát
triển của nó. Sự phát triển tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể
đem lại. Như Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, mỗi khi KHTN có những phát minh mang tính vạch thời
đại thì CNDV không thể không thay đổi hình thức của nó.
Câu 29. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đầu thế kỉ 19 là một trong những điều kiện
ra đời của triết học Mác.
Đúng. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác.
Vì thực tiễn cách mạng vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói
riêng. Từ đó, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu khách quan, đóng vai trò là cơ sở lý luận
chung: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho giai cấp cách mạng. Kết hợp một cách hữu
cơ tính cách mạng và tính khoa học trong bản chất của bản chất của nó, lý luận ấy có khả năng
giải đáp những vấn đề của thời đại đặt ra.
Câu 30. Một trong những bước ngoặt cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph. Ănghen thực
hiện là đã thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng.
Đúng.
Triết học Mác đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy của nhân loại, sáng tạo
nên chủ nghĩa duy vật triết học mới về chất,hoàn bị nhất, triệt để nhất, đó là chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng, sáng tạo ra chủ
nghĩa duy vật lịch sử - nội dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học và thành tựu
vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã bổ sung những đặc tính mới vào triết học, sáng tạo ra triết học chân
chính khoa học- triết học duy vật biện chứng.
Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng, giữa quan niệm duy vật tự nhiên với
quan niệm duy vật về đời sống xã hội, giữa việc giải thích hiện thực về mặt triết học với cuộc
đấu tranh cải tạo hiện thức bởi thực tiễn cách mạng, trở thành thế giới quan và phương pháp luận
khoa học của giai cấp công nhân và chính đảng của mình để nhận thức và cải tạo thế giới.
III. Tự luận
lOMoARcPSD| 40419767
Câu 31. Phân tích nội dung và ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học?
Vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học như Ănghen đã
khẳng định: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề
quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Giải quyết vấn đề, ý thức của con người có thể phản ánh đúng vật chất hay không?
Nói cách khác là con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Ý nghĩa
Mọi trường phái triết học đều phải nghiên cứu vấn đề này, không thể bỏ qua mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức. Không nghiên cứu vấn đề cơ bản này thì triết học sẽ không có đối tượng
nghiên cứu và do đó triết học cũng không thể tồn tại.
Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của
các nhà triết học là duy vật hay duy tâm. Do đó, mối quan hệ này là điểm xuất phát của thế giới
quan.
Cách giải quyết vấn đề này có ảnh hưởng quyết định đến cách giải quyết mọi vấn đề khác trong
triết học.
Câu 32. So sánh sự khác nhau giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng trong
triết học. Lấy ví dụ minh họa?
PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
Phương pháp siêu hình nhận thức đối Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở
trạng thái cô lập, tách rời đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có tượng ra
khỏi các quan hệ được xem xét của nó. Đối tượng và các thành phần của và coi
các mặt đối lập với nhau có một đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh ranh giới
tuyệt đối. hưởng, ràng buộc và quy định lẫn nhau.
Phương pháp siêu hình nhận thức đối Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở
trạng thái tĩnh, đồng nhất đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, tượng với
trạng thái tĩnh nhất thời đó. nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển.
lOMoARcPSD| 40419767
Thừa nhận sự biến đổi chỉ là sự biến đổi Quá trình vận động thay đổi cả về lượng và
về số lượng, về các hiện tượng bên ngoài. chất của các sự vật hiện tượng.
Nguyên nhân của sự biến đổi được coi là Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là
nằm ở bên ngoài đối tượng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu
thuẫn nội tại trong bản thân sự vật, hiện
tượng
Chỉ thấy được sự tồn tại của những sự Không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn vật
mà không nhìn thấy sự phát sinh và thấy cả sự sinh thành, phát triền và tiêu sự tiêu
vong của những sự vật ấy. vong của sự vật.
Một sự vật tồn tại hoặc không tồn tại, Thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó một
sự vật không thể vừa là chính nó vừa vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng là cái
khác, cái khẳng định và cái phủ định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa định
tuyệt đối bài trừ lẫn nhau. gắn bó với nhau.
Chỉ có tác dụng trong phạm vi nhất định Là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức và cải tạo thế giới, là phương pháp
luận tối ưu của mọi khoa học.
Ví dụ: Khi một cái cây lớn lên, phương pháp siêu hình sẽ chỉ thấy được thân cây cao lên, gốc cây
to ra, số lượng cành và lá cây tăng lên. Trong khi đó, tư duy biện chứng không chỉ nhận thức
được những thay đổi đó, mà còn thấy được những chu trình trao đổi chất, quang hợp, hô hấp,....
mà cái cây đã trải qua trong quá trình phát triển.
Câu 33. Phân tích điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa Mác?
Sự củng cố và phát triển của PTSX TBCN trong điều kiện cách mạng công nghiệp
Những năm 40 của thế kỉ XIX, sự phát triển rất mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố
vững chắc, phá vỡ quan hệ sản xuất theo kiểu phong kiến.
Tác động về kinh tế: năng suất lao động tăng nhanh, năng lực sản xuất phát triển vượt bậc ,hình
thành những quy mô sản xuất lớn, làm phá sản những kiểu sản xuất nhỏ lẻ, cát cứ của thời kì
phong kiến.
Tác động về xã hội: của cải tăng lên nhưng những lý tưởng về bình đẳng xã hội không được thực
hiện mà lại làm cho bất công xã hội tăng lên. Mâu thuẫn đối kháng sâu sắc hơn, xung đột giữa
giai cấp vô sản và tư sản trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã
hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học Mác.
lOMoARcPSD| 40419767
Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị và giai cấp
vô sản là giai cấp bị trị thì mâu thuẫn mang tính đối kháng ngày càng phát triển, trở thành những
cuộc đấu tranh giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Khi
đó, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ có sứ mệnh là kẻ phá hoại chủ nghĩa
tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực tiễn cách mạng của GCVS –cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của triết học Mác
Thực tiễn cách mạng vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói
riêng. Trong bối cảnh đó, triết học Mác ra đời là cơ sở lý luận chung: cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của giai cấp cách mạng triệt để nhất trong lịch sử. Kết hợp với tính cách mạng
và tính khoa học của nó, lý luận ấy có khả năng giải đáp vấn đề của thời đại đặt ra.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40419767 Chương 1
I. Lựa chọn đúng/sai và giải thích ngắn gọn.

Câu 24. Triết học xuất hiện do nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Đúng
Triết học xuất hiện do nguồn gốc nhận thức vì: nhận thức là 1 nhu cầu tự nhiên, khách quan của
con người. Trong quá trình sống và cải biến thế giới, sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng
lực khái quát trong quá trình nhận thức sẽ làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế
giới và về vai trò của con người trong thế giới đó hình thành- đó là lúc triết học xuất hiện với tư
cách là một loại hình tư duy lý luận.
Triết học xuất hiện do nguồn gốc xã hội vì: triết học chỉ ra đời khi xã hội loại người đã đạt đến 1
trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động hình thành, tư hữu hóa sản xuất
được luật định, giai cấp phân hóa rõ và mạnh, Nhà nước ra đời.
Câu 25. Đối tượng nghiên cứu của triết học có sự thay đổi qua các thời kỳ lịch sử.
Đúng. Vì triết học tạo điều kiện cho sự ra đời của các khoa học, nhưng sự phát triển của các khoa
học chuyên ngành cũng từng bước xóa bỏ vai trò của triết học tự nhiên cũ, kéo theo sự thay đổi
về đối tượng nghiên cứu của triết học.
Câu 26. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thể hiện chủ yếu ở việc giải
quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học.
Đúng. Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào?
Việc giải quyết mặt thứ nhất đã chia các nhà triết học thành 2 trường phái lớn. Các nhà duy vật
cho rằng vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức. Còn các nhà duy tâm cho rằng ý
thức có trước vật chất và ý thức quyết định vật chất.
Câu 27. Triết học Mác là sự kế thừa có sáng tạo tư tưởng triết học cổ điển Đức.
Đúng. Triết học cổ điển Đức, đặc biệt những “hạt nhân hợp lý” trong triết học của 2 nhà triết học
Hegel và Feuerbach”, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. C. Mác và Ph. Ăngghen
đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hegel, nhưng đã kế thừa phép biện chứng bằng cách cải
tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng-phép biện chứng duy
vật. Trong đó, chủ nghĩa duy vật được kế thừa từ Feuerbach đã được 2 ông khắc phục tính chất
siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó. Như vậy, triết học Mác ra đời là sự thống nhất
hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. lOMoAR cPSD| 40419767
Câu 28. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng gắn liền với sự phát triển của khoa học tự nhiên.
Đúng.Vì khoa học tự nhiên là tiền đề cho sự ra đời triết học Mác. Khoa học đã cung cấp cơ sở tri
thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng vượt khỏi tính tự phát của phép biện chứng cổ đại,
đồng thời thoát khỏi vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm. Với ba phát minh lớn, khoa học đã
vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác
nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát
triển của nó. Sự phát triển tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể
đem lại. Như Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, mỗi khi KHTN có những phát minh mang tính vạch thời
đại thì CNDV không thể không thay đổi hình thức của nó.
Câu 29. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đầu thế kỉ 19 là một trong những điều kiện
ra đời của triết học Mác.
Đúng. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác.
Vì thực tiễn cách mạng vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói
riêng. Từ đó, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu khách quan, đóng vai trò là cơ sở lý luận
chung: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho giai cấp cách mạng. Kết hợp một cách hữu
cơ tính cách mạng và tính khoa học trong bản chất của bản chất của nó, lý luận ấy có khả năng
giải đáp những vấn đề của thời đại đặt ra.
Câu 30. Một trong những bước ngoặt cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph. Ănghen thực
hiện là đã thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng. Đúng.
Triết học Mác đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy của nhân loại, sáng tạo
nên chủ nghĩa duy vật triết học mới về chất,hoàn bị nhất, triệt để nhất, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng, sáng tạo ra chủ
nghĩa duy vật lịch sử - nội dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học và thành tựu
vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã bổ sung những đặc tính mới vào triết học, sáng tạo ra triết học chân
chính khoa học- triết học duy vật biện chứng.
Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng, giữa quan niệm duy vật tự nhiên với
quan niệm duy vật về đời sống xã hội, giữa việc giải thích hiện thực về mặt triết học với cuộc
đấu tranh cải tạo hiện thức bởi thực tiễn cách mạng, trở thành thế giới quan và phương pháp luận
khoa học của giai cấp công nhân và chính đảng của mình để nhận thức và cải tạo thế giới.
III. Tự luận lOMoAR cPSD| 40419767
Câu 31. Phân tích nội dung và ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học?
Vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học như Ănghen đã
khẳng định: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề
quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Giải quyết vấn đề, ý thức của con người có thể phản ánh đúng vật chất hay không?
Nói cách khác là con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Ý nghĩa
Mọi trường phái triết học đều phải nghiên cứu vấn đề này, không thể bỏ qua mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức. Không nghiên cứu vấn đề cơ bản này thì triết học sẽ không có đối tượng
nghiên cứu và do đó triết học cũng không thể tồn tại.
Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của
các nhà triết học là duy vật hay duy tâm. Do đó, mối quan hệ này là điểm xuất phát của thế giới quan.
Cách giải quyết vấn đề này có ảnh hưởng quyết định đến cách giải quyết mọi vấn đề khác trong triết học.
Câu 32. So sánh sự khác nhau giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng trong
triết học. Lấy ví dụ minh họa?
PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
Phương pháp siêu hình nhận thức đối Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở
trạng thái cô lập, tách rời đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có tượng ra
khỏi các quan hệ được xem xét
của nó. Đối tượng và các thành phần của và coi
các mặt đối lập với nhau có một
đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh ranh giới tuyệt đối.
hưởng, ràng buộc và quy định lẫn nhau.
Phương pháp siêu hình nhận thức đối Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở
trạng thái tĩnh, đồng nhất đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, tượng với
trạng thái tĩnh nhất thời đó.
nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển. lOMoAR cPSD| 40419767
Thừa nhận sự biến đổi chỉ là sự biến đổi
Quá trình vận động thay đổi cả về lượng và
về số lượng, về các hiện tượng bên ngoài.
chất của các sự vật hiện tượng.
Nguyên nhân của sự biến đổi được coi là
Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là
nằm ở bên ngoài đối tượng
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu
thuẫn nội tại trong bản thân sự vật, hiện tượng
Chỉ thấy được sự tồn tại của những sự Không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn vật
mà không nhìn thấy sự phát sinh và thấy cả sự sinh thành, phát triền và tiêu sự tiêu
vong của những sự vật ấy. vong của sự vật.
Một sự vật tồn tại hoặc không tồn tại, Thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó một
sự vật không thể vừa là chính nó vừa vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng là cái
khác, cái khẳng định và cái phủ
định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa định
tuyệt đối bài trừ lẫn nhau. gắn bó với nhau.
Chỉ có tác dụng trong phạm vi nhất định
Là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức và cải tạo thế giới, là phương pháp
luận tối ưu của mọi khoa học.
Ví dụ: Khi một cái cây lớn lên, phương pháp siêu hình sẽ chỉ thấy được thân cây cao lên, gốc cây
to ra, số lượng cành và lá cây tăng lên. Trong khi đó, tư duy biện chứng không chỉ nhận thức
được những thay đổi đó, mà còn thấy được những chu trình trao đổi chất, quang hợp, hô hấp,....
mà cái cây đã trải qua trong quá trình phát triển.
Câu 33. Phân tích điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa Mác?
Sự củng cố và phát triển của PTSX TBCN trong điều kiện cách mạng công nghiệp
Những năm 40 của thế kỉ XIX, sự phát triển rất mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố
vững chắc, phá vỡ quan hệ sản xuất theo kiểu phong kiến.
Tác động về kinh tế: năng suất lao động tăng nhanh, năng lực sản xuất phát triển vượt bậc ,hình
thành những quy mô sản xuất lớn, làm phá sản những kiểu sản xuất nhỏ lẻ, cát cứ của thời kì phong kiến.
Tác động về xã hội: của cải tăng lên nhưng những lý tưởng về bình đẳng xã hội không được thực
hiện mà lại làm cho bất công xã hội tăng lên. Mâu thuẫn đối kháng sâu sắc hơn, xung đột giữa
giai cấp vô sản và tư sản trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã
hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học Mác. lOMoAR cPSD| 40419767
Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị và giai cấp
vô sản là giai cấp bị trị thì mâu thuẫn mang tính đối kháng ngày càng phát triển, trở thành những
cuộc đấu tranh giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Khi
đó, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ có sứ mệnh là kẻ phá hoại chủ nghĩa
tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực tiễn cách mạng của GCVS –cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của triết học Mác
Thực tiễn cách mạng vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói
riêng. Trong bối cảnh đó, triết học Mác ra đời là cơ sở lý luận chung: cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của giai cấp cách mạng triệt để nhất trong lịch sử. Kết hợp với tính cách mạng
và tính khoa học của nó, lý luận ấy có khả năng giải đáp vấn đề của thời đại đặt ra.