-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Tài liệu môn Hóa học 1 | Đại học Bách khoa hà nội
Kim loại được đặc trưng bằng tính chất: ánh kim, dễ rèn, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, dễ nhường electron hóa trị, ở nhiệt độ thường đều ở thể rắn (trừ Hg). Tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 1 giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1, Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học thành bảng tuần hoàn Hai nguyên tắc:
- Xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử (Z) tăng dần
- Những nguyên tố có cấu hình electron hóa trị tương tự nhau được xếp thành cột
2, Một số khái niệm • Chu kỳ:
Các nguyên tử của nguyên tố trong cùng một chu kỳ đều có số lớp electron bằng số thứ
tự của chu kỳ chứa chúng.
• Nhóm: bao gồm 2 nhóm : nhóm A và nhóm B
Nhóm A: Gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng đang được điền electron vào
phân lớp ns hoặc np (n là lớp electron hóa trị), và gọi là những nguyên tố họ s, p.
VD: Z = 20, Z = 31, Z = 37 đều thuộc nhóm A
Nhóm B: Gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng đang được điền electron vào
phân lớp d hoặc f, gọi là nguyên tố họ d, f
VD: Z = 22 là nguyên tố nhóm B.
• Xác định số thứ tự của nhóm dựa vào cấu hình electron của nguyên tử
Để biết thuộc nhóm nào người ta dựa vào lớp electron hóa trị.
Nhóm Cấu hình electron hóa trị Nhóm
Cấu hình electron hóa trị IA ns1 VA ns2np3 IIA
ns2 (trừ He là khí hiếm) VIA ns2np4 IIIA ns2np1 VIIA ns2np5 IVA ns2np2 VIIIA
ns2np6 (khí hiếm, trơ)
Bảng 1. Nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng STT nhóm
Nhóm Cấu hình electron hóa trị Nhóm
Cấu hình electron hóa trị IB
ns1(n-1)d10 VB
ns2(n-1)d3 IIB
ns2 (n-1)d10 VIB
ns1(n-1)d5 IIIB
ns2(n-1)d1 VIIB
ns2(n-1)d5 IVB
ns2(n-1)d2 VIIIB
ns2(n-1)d6,7,8
Bảng 2. Nhóm B có số electron hóa trị bằng STT nhóm • Kim loại, phi kim:
Đa phần các nguyên tố nhóm B đều là kim loại, nhóm I,II,III A đa số là kim loại trừ nguyên tố B.
Các nhóm IVA, VA, VIA, VIIA là phi kim.
- Kim loại được đặc trưng bằng tính chất: ánh kim, dễ rèn, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt,
dễ nhường electron hóa trị, ở nhiệt độ thường đều ở thể rắn (trừ Hg)
- Phi kim : không có ánh kim, giòn, dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ nhận electron. Ở
điều kiện thường một số phi kim ở thể khí.
- Tính chất KL hay PK phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cấu hình electron, cấu trúc phân
tử, cấu tạo tinh thể, năng lượng liên kết, năng lượng ion hóa, ái lực electron.
Sự biến thiên tính KL, PK trong BTH
- Nói chung tính KL giảm dần và tính PK tăng dần từ trái sang phải trong 1 chu kỳ.
- Tính KL tăng dần và tính phi kim giảm dần từ trên xuống dưới trong nhóm A
- Tính KL giảm dần từ trên xuống dưới trong nhóm B.
• Số oxi hóa dương lớn nhất của các nguyên tố
Thường bằng STT của nhóm chứa chúng trừ F, O, H, nhóm IB, VIIIB
• Số oxi hóa âm thấp nhất hầu như chỉ ở phi kim
Thường bằng STT trừ đi 8 trừ B, H và các khí hiếm.