Chương 2: Các hiện tượng tâm lý cá nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Chương 2: Các hiện tượng tâm lý cá nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

Thông tin:
39 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Chương 2: Các hiện tượng tâm lý cá nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Chương 2: Các hiện tượng tâm lý cá nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

CHƯƠNG 2: CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CÁ NHÂN
1. TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ
1.1. TÂM LÝ LÀ GÌ?
Trong đời sống hằng ngày, người ta quan niệm tâm chỉ ý muốn, nguyện vọng,
sự xử hoặc cách xử tình huống của người nào đó. Đôi khi người ta còn dùng từ
tâm như khả năng chinh phục đối tượng. Thực tế, tâm đâu chỉ ý muốn, nhu
cầu nguyện vọng, thị hiếu cách xử của con người, còn bao hàm vàn
các hiện tượng khác nữa. Tâm con người luôn luôn gắn liền với hoạt động của họ.
Tâm lý của con người rất đa dạng, phong phú, nó thể xuất hiện ở con người cả khi
thức lẫn khi ngủ.
Khi đã nhận thức được sự vật, hiện tượng xung quanh mình, chúng ta thường tỏ thái
độ với chúng. Hiện tượng này làm cho chúng ta buồn rầu, hiện tượng kia làm cho
chúng ta sung sướng, lúc lại làm cho chúng ta đau khổ, tức giận. Đó chính tình
cảm của con người.
Trong quá trình hoạt động, chúng ta thường gặp những khó khăn trở ngại làm hao
tổn sức lực, thậm chíthể bị đau khổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó có một
hiện tượng tâm khác xuất hiện, đó hoạt động ý chí, giúp chúng ta vượt qua
những khó khăn, trở ngại để đạt đến mục đích của hoạt động.
Có một loại hiện tượng tâmcao cấp khác giúp con người không những phản ánh
thế giới bên ngoài còn phản ánh được chính mình giúp cho chúng ta nhận biết
mình, đánh giá được hành vi, thái độ, đánh giá được tình cảm, đạo đức, tài năng cũng
như vị trí, vai trò, trách nhiệm, của mình. Đó là ý thức và tự ý thức. Và cũng chính nhờ
có ý thức và tự ý thức mà ở con người hình thành một hiện tượng tâm lý cao cấp khác
đó là nhân cách.
Tất cả những hiện tượng kể trên đều là những hiện tượng tâm lý. Như vậy thuật ngữ
“tâm lý” trong khoa học là rất rộng, đó là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong
đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người.
Theo cách hiểu này thì tâm lý con người là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí
đến tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến
các hứng thú khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế hội
những định hướng giá trị... Tất cả những hiện tượng đó tạo ra 4 lĩnh vực tâm lý cơ bản
của con người, đó là nhận thức, tình cảm - ý chí, giao tiếp và nhân cách.
1.2. CHỨC NĂNG CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Hiện tượng tâm lý có những chức năng sau:
1. Trước hết tâm lý giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, giúp
con người phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh
họ - đó là chức năng nhận thức của tâm lý.
2. Tâm lý giúp con người định hướng khi bắt đầu hoạt động: trước hết ở con
người xuất hiện các nhu cầu và nảy sinh động cơ và mục đích hoạt động.
Động cơ, mục đích đó thể một tưởng, niềm tin, cũng thể
lương tâm, danh dự, danh vọng, tiền tài..., cũng thể một tình
cảm, tưởng, khái niệm, biểu tượng v.v... hoặc một kỷ niệm thậm chí
một ảo tưởng...
3. Tâm thực hiện chức năng động lực thúc đẩy hành động hoạt động:
thông thường thì động lực của hoạt động những tình cảm nhất định
(say mê, tình yêu, căm thù...), trong nhiều trường hợp khác cũng có thể là
những hiện tượng tâm lý khác còn kèm theo cảm xúc như biểu tượng của
tưởng tượng, ám thị, sự hụt hẫng, ấm ức...
4. Tâm điều khiển kiểm soát quá trình hoạt động bằng một mẫu hình,
chương trình, kế hoạch, phương thức hay một cách thức, thao tác.
5. Tâm còn giúp con người điều chỉnh hoạt động của mình. Để thực hiện
chức năng này con người có trí nhớ và khả năng phân tích, so sánh.
Tâm lý có nhiều chức năng quan trọng như vậy cho nên để giao tiếp với con người,
quản lý con người, tác động đến con người nhà quản lý phải nắm vừng tâm lý, tác động
phù hợp với qui luật tâm lý của họ mới có thể đạt hiệu quả cao nhất trong lao động sản
xuất, trong hoạt động và trong quản lý con người, quản lý xã hội.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM
Các hiện tượng tâm lý có một số đặc điểm cơ bản chung sau đây:
a. Các hiện tượng tâm lý vô cùng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn - và có tính
tiềm tàng
Tâm lý là hiện tượng rất quen thuộc, rất gần gũi nhưng cũng rất mênh mông, xa vời.
Tâm lý “Thế giới bên trong” cùng phức tạp, hấp dẫn, kỳ diệu, thậm chí kỳ lạ,
huyền bí.... Nó huyền bí, kỳ lạ đến mức, đã có thời người ta qui các hiện tượng tâm
là hiện tượng thần linh, không giải thích nổi - “tâm lý là lĩnh vực khả cảm nhưng bất khả
tri”. Do chưa hiểu bản chất thực sự của tâm con người cho nên trong thực tế cuộc
sống còn những hiện tượng: hoặc thần bí hóa tâm lý dẫn đến mê tín dị đoan, hoặc phủ
nhận sạch trơn những hiện tượng tâm phức tạp dẫn đến những việc làm phi nhân
tính.
Trong thực tế người ta đã bắt gặp rất nhiều người khả năng ngoại cảm. dụ:
hiện tượng thấu thị khả năng tác động bằng ý chí tới một vật từ xa, khả năng hấp dẫn
các đồ vật... Chính vì tính chất tiềm tàng đó của bộ não con người mà làm cho lĩnh vực
tâm lý của chúng ta càng thêm phức tạp .
b. Các hiện tượng tâm lý quan hệ với nhau rất chặt chẽ
Các hiện tượng tâm tuy phong phú, đa dạng nhưng chúng không tách rời nhau,
mà chúng tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đều thể cảm nhận được sự tác động lẫn
nhau giữa hai lĩnh vực tâm lý - nhận thức và tình cảm: khi chúng ta nhận xét, đánh giá
một người (tức là chúng ta nhận thức về họ) thường bị chi phối bởi tình cảm của mình
đối với người đó. Hiện tượng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” là rất phổ biến, vì vậy khi đánh
giá, nhận xét một nhân viên nào đó, nhà quản trị cần lưu ý rằng tình cảm hay ác cảm
của mình đối với họ cũng có thể làm cho chúng ta nhìn nhận, đánh giá họ một cách sai
lệch đi. Hay giữa các cảm giác của con người cũng sự tác động lẫn nhau rất chặt
chẽ: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, ở đây có sự tác động qua lại giữa thị giác
tới cảm giác cơ thể, và từ thị giác tới vị giác.
c. Tâm lý là hiện tượng tinh thần
tồn tại trong đầu óc của ta, chúng ta không thể nhìn thấy nó, không thể sờ thấy,
không thể cân đong, đo, đếm một cách trực tiếp như những hiện tượng vật chất khác.
Tuy nhiên tâm lý lại được thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành động, hành
vi cử chỉ, nét mặt. Chính vì thếchúng ta có thể nghiên cứu nó bằng cách quan sát
những hành vi, cử chỉ, biểu hiện bên ngoài của con người, nghiên cứu tâm con
người thông qua các sản phẩm hoạt động.
Chẳng hạn, chúng ta không thể nhìn thấy tình cảm của một người to hay nhỏ,
dài hay ngắn, không thể bắc nó lên cân xem bao nhiêu cân, bao nhiêu lạng, bởi vì tình
cảm tinh thần hình sắc, tuy nhiên ta có thể nhận biết được tình cảm của
họ đối với ta “nặng nề, sâu sắc như thế nào thông qua ánh mắt, nụ cười, những hành vi
biểu cảm khi học tiếp xúc với ta”. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, khi chúng ta tìm hiểu tâm
của một ngườichúng ta chỉ có thể tìm hiểu thông qua những biểu hiện bên ngoài
không phải bao giờ cũng thống nhất với những tâm lý bên trong: cũng có khi “ngoài thì
xơn xớt nói cười, còn trong nham hiểm giết người không dao” hoặc cũng khi “khẩu
nhưng tâm phật”...thế khi tìm hiểu tâmcủa một người chúng ta cần phải thận
trọng kẻo dễ bị vẻ bên ngoài của họ đánh lừa.
d. Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người
Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người, nó
thể làm cho chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, sung sức hơn hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, tâm cũng thể làm cho chúng ta trở nên yếu đuối đi, nhu nhược đi mất
hết sức lực.
Khi đánh giá sức mạnh của một người chúng ta không những chú ý tới thể lực của
anh ta, còn xét xem anh ta khả năng ổn định tâm giúp cho anh ta huy động
được thêm sức mạnh tiềm tàng của mình trong những tình huống khó khăn.
Ngược lại, nếu khả năng ổn định tâm kém thì khi gặp những tình huống bất trắc,
anh ta trở nên yếu đuối đi và mất hết tính hiệu quả.
Từ những đặc điểm trên của các hiện tượng tâm lý, trong cuộc sống cũng như trong
hoạt động quản trị cần chú ý:
Không nên phủ nhận sạch trơn những hiện tượng tâm lý phức tạp,
khó hiểu, mà cần phải để ý, nghiên cứu chúng một cách thận trọng
và khoa học.
Chống các hiện tượng tín, dị đoan, hoặc tin tưởng quá vào
những hiện tượng “thần linh” để rồi thần bí hóa chúng dẫn đến sai
lầm, gây hậu quả khó lường cho cá nhân và xã hội.
Khi nhìn nhận đánh giá một người chúng ta cần xem xét tới tận bản
chất của họ, chứ không nên chỉ đánh giá thông qua vẻ bên ngoài
một cách hời hợt, dễ dấn đến sai lầm.
Cần tạo ra những hiện tượng tâm lý tích cực, bầu không khí tâm
thoải mái trong tập thể giúp con người tạo thêm sức mạnh tinh thần
và sức mạnh vật chất của họ, góp phần tăng hiệu quả lao động của
tập thể.
1.4. PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Trước hết người ta phân biệt hiện tượng tâm nhân với hiện tượng tâm
hội. Tâm nhân điều hành hành động, hoạt động của nhân người tâm đó
phản ánh hiện thực khách quan trong hoạt động của người đó thôi. Nhưng
thường khi tham gia vào hoạt động không phải chỉ có một cá nhân mà có nhiều người,
từ một nhóm nhỏ cho đến cộng đồng xã hội rộng lớn khác nhau. Hiện tượng tâm lý nảy
sinh trong trường hợp đó sẽ điều hành những hành động, hoạt động tương đối giống
nhau của cả cộng đồng người ấy phản ánh hiện thực khách quan bao hàm trong
hoạt động này một cách tương đối giống nhau. Đó là những hiện tượng tâm hội.
Ví dụ, nhà quản trị cần quan tâm đến những hiện tượng tâm lý xã hội xảy ra trong tập
thể như: phong tục, tập quán, dư luận hội, hiện tượng lực áp lực nhóm, lây lan tâm
lý,...
Cũng có khi người ta phân biệt tâm lý về phương diện là chức năng, là sự vận động,
là quá trình với tâm lý về phương diệncấu tạo, một sản phẩm. Ví dụ: Tư duy là một
quá trình, một chức năng tâm lý, một sự vận động để đi đến những cấu tạo tâm
những khái niệm, phán đoán, suy lý, ý nghĩ...cũng như thế tưởng tượng một quá
trình, một chức năng còn biểu tượng của tưởng tượng, ước mơ, sáng chế phát minh là
những cấu tạo tâm lý.
Căn cứ vào sự diễn biến thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý, ta chia
chúng ra làm 3 loại chính sau đây:
1. Các quá trình tâm lý:những hiện tượng tâm diễn ra trong một thời gian tương
đối ngắn vàmở đầu, diễn biến kết thúc. Đóquá trình nhận thức, đó là quá
trình cảm xúc, đó quá trình ý chí, đó quá trình giao tiếp, bắt chước lây lan
tâm lý... Các quá trình tâm lý nguồn gốc của tất cả đời sống tâm lý nhân và tâm
lý của tập thể.
2. Các trạng thái tâm lý: những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
dài, thường đi kèm với các quá trình tâmchi phối chúng. Ví dụ: trạng thái chú
ý, tâm trạng, trạng thái do dự, trạng thái nghi hoặc, tâm trạng tập thể, bầu không khí
tâm lý tập thể...
3. Các thuộc tính tâm lý: những hiện tượng tâm đã trở nên ổn định bền vững
tạo nên nét riêng biệt của chủ thể mang hiện tượng tâm lý đó và chi phối tới các quá
trình tâm trạng thái tâm lý.
Các thuộc tính tâm hình thành lâu dài kéo dài rất lâu. dụ: tính cách, tình
cảm, quan điểm, lý tưởng, phong tục tập quán, truyền thống...
Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, ta thể chia các hiện tượng tâm ra làm 2
loại lớn sau đây:
1.4.1. Những hiện tượng tâm lý có ý thức
những hiện tượng tâm lý sự tham gia, điều chỉnh của ý thức. Đó những hiện
tượng tâm lý được nhận thức, tức là chúng ta thể nhận biết được sự diễn biến của
chúng, đó những hiện tượng tâm chủ định, chủ tâm, dự tính trước. con
người trưởng thành bình thường, hầu hết các hiện tượng tâm ít nhiều đều ý
thức. Ở họ, các hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói...đều có sự tham gia của ý thứckết
quả của sự chi phối của ý thức. Vì thế mà hoạt động của con người khác về chất so với
loài vật.
1.4.2. Những hiện tượng tâm lý không ý thức (vô thức)
những hiện tượng tâm xảy ra không sự tham gia của ý thức con người
không nhận thức được, ví dụ:
6. Những hiện tượng tâm tính chất bệnh như hiện tượng hoang
tưởng, ảo giác, bệnh tâm thần, những hành vi trong lúc say rượu...
7. Những hiện tượng tâm xảy ra trong trạng thái ức chế của hệ thần kinh
như: mơ, mộng du, thôi miên...
8. Những hiện tượng xuất phát từ bản năng, nhưng ở con người loại này đã
được ý thức hóa một phần như. Chớp mắt, ngủ gật, ngáp.
9. Tiềm thức: những hiện tượng ban đầu ý thức, nhưng sau đó
không được lặp đi, lặp lại và ý thức “ẩn” đi, “lặn sâu” vào bên trong, không
còn bộc lộ rõ nữa, chẳng hạn các thói quen, kỷ xảo.
10.Hiện tượng vụt sáng: là sự xuất hiện những ý tưởng bất ngờ, khi chúng ta
không hề nghĩ tới. Chúng ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực sáng tạo.
Chẳng hạn sự vụt sáng của Acsimete về qui luật sức đẩy của nước, vụt
sáng của Mendelep về bảng hệ thống tuần hoàn...
Trong đời sống tâm con người thì lĩnh vực tâmý thức đóng vai trò chủ đạo,
tuy nhiên các hiện tượng vô thức cũng ý nghĩa nhất định, chúng cũng tham gia vào
điều khiển các hành vi của con người. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức là mối quan
hệ biện chứng, chuyển hóa cho nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho tâm không phải
căng thẳng quá tải mà vẫn đảm bảo hoạt động một cách tối ưu.
2. NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (Nhận thức, tình
cảm, hành động) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các
hiện tượng tâm lý khác của con người.
Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau và thể hiện ở những mức
độ phản ánh hiện thực khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực
khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm).
Căn cứ vào tính chất phản ánh thể chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ:
Nhận thức cảm tính nhận thức tính. Nhận thức cảm tính nhận thức tính
quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau, thống nhất trong qua
trình nhận thức.
2.1. CẢM GIÁC
2.1.1. Khái niệm chung về cảm giác
a. Cảm giác là gì?
Một số ví dụ về cảm giác:
11. Tay đụng vào một vật nhọn thấy đau, sờ vào nước đá thấy lạnh.
12.Để một vật tròn trên tay, nhắm mắt lại cảm thấy vật đó là tròn, nhẵn.
13.Mùa đông gió thổi vào da cảm thấy lạnh buốt.
14.Cắn quả ớt thấy cay.
15.Đi qua bờ kênh cảm thấy mùi bốc lên rất khó chịu.
Tất cả những hiện tượng đó đều gọi là cảm giác.
Vậy, Cảm giác một quá trình tâm phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện
tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta.
b. Đặc điểm của cảm giác
16.một quá trình tâm lý, kích thích bản thân các sự vật hiện tượng
trong hiện thực khách quan.
17.Chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng.
18.Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
19.Cảm giác không chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của đối tượng bên
ngoài, còn phản ánh những trạng thái bên trong của thể (đói cồn
cào, gặp người đẹp tim hồi hộp).
c. Bản chất xã hội của cảm giác
Cảm giác có cả ở người và vật, nhưng cảm giác ở người khác xa về chất so với cảm
giác của động vật. Bản chất xã hội của cảm giác thể hiện ở chỗ:
20.Đối tượng phản ánh của cảm giác không phải chỉ là sự vật hiện tượng có
trong tự nhiên bao gồm cả những sản phẩm lao động của con người
tạo ra.
dụ:
- Chế tạo ra máy lạnh để tạo ra cảm giác mát mẻ về mùa hè.
- Tường sơn màu xanh để tạo ra một cảm giác dễ chịu khi làm việc.
- Chế biến thức ăn để ăn ngon miệng: Chuột đồng miền tây, cá lóc nướng
chui, cá lóc chiên xù...
21.chế sinh của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn hệ thống
tín hiệu thứ nhất cả hệ thống tín hiệu thứ hai.
dụ:
- Một đứa trẻ xuống ta khen ngoan, giỏi thì không thấy đau
không khóc, hoặc ban đêm đi một mình ta nói chỗ đóma thì cảm giác
gợn tóc gáy.
22.Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ phong phú dưới
ảnh hưởng của hoạt động giáo dục.
dụ:
- Các thợ máy ô tô, máy bay chuyên nghe tiếng nổ động cơ.
- Các thầy thuốc nội khoa chuyên nghe tim phổi để chấn đoán bệnh.
- Những người chăn vịt lành nghề chỉ nhìn qua trứng hay con vịt mới nở
cũng biết phân biệt được đâu con cái, đâu con đực.
- Những người làm nghề nếm thử (trong các nghành chế biến rượu, chè,
thuốc ) phân biệt được 40 thứ bậc từng loại vị, mùi người chỉ tợp
một ngụm rượu cũng biết là rượu đó do cây nho ở xứ nào làm ra.
23.Cảm giác của con người còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý
cao cấp nhất.
dụ:
- Lúc buồn, hay đau khổ thì ăn cảm thấy không ngon, thậm chí không
cảm giác đói.
d. Vai trò của cảm giác
24.Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực
khách quan.
25.Cảm giác cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho hình thức nhận thức
cao hơn.
26.Cảm giác điều kiện đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó
mà hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
27.Cảm giác con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan
trọng đối với những người bị khuyết tật. Những người câm, mù, điếc đã
nhận ra người thân và hàng loạt đồ vật nhờ cảm giác, đặc biệt là xúc giác.
2.1.2. Các loại cảm giác
Căn cứ vào nguồn kích thích gây nên cảm giác ở ngoài hay trong thể thì cảm
giác được chia thành hai loại:
a. Cảm giác bên ngoài
28.Cảm giác nhìn (Thị giác): Cho ta biết hình thù khối lượng, độ sáng, độ xa
màu sắc của sự vật. giữ vai trò bản trong sự nhận thức thế giới
bên ngòi của con người nảy sinh do các sóng điện từ dài từ 380 đến 770
mn tác động vào mắt.
29.Cảm giác nghe (thính giác): Phản ánh những thuộc tính về âm thanh,
tiếng nói, nảy sinh chuyển động của sóng âm thanh có bước sóng từ 16
đến 20.000 Hz (tần số giao động trong một giây) tác động vào màng tai.
30.Cảm giác người (Khứu giác): cho biết thuộc tính mùi của đối tượng.
31.Cảm giác nếm (vị giác): Cho ta biết thuộc tính vị của đối tượng có 4 loại:
Cảm giác ngọt, cảm giác chua, mặn và đắng.
32.Cảm giác da (mạc giác): cho ta biết sự đụng chạm, sức ép của vật vào da
cũng như nhiệt độ của vật. Cảm giác da gồm 5 loại: Cảm giác đụng chạm,
cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh, cảm giác đau.
b. Cảm giác bên trong
33.Cảm giác vận động: (còn gọi cảm giác khớp) cảm giác về vận
động và vị trí của từng bộ phận của thân thể phản ánh độ co duỗi của các
cơ, dây chằng, khớp xương của thân thể . Phần lớn các cơ quan thụ cảm
vận động được phân bổ các ngón tay, lưỡi môi đó những
quan phải thực hiện những cử động lao động và ngôn ngữ tinh vi và chính
xác.
34.Cảm giá thăng bằng: cho ta biết vị trí và phương hướng chuyển động của
đầu ta so với phương của trọng lực. quan của cảm giác thăng bằng
nằm ở thành ba của ống bán khuyên ở tai trong và liên quan chặt chẽ với
nội quan. Cơ quan cảm giác thăng bằng bị kích thích quá mức sẽ gây mất
thăng bàng ta cảm thấy chóng mặt, có khi nôn mửa.
35.Cảm giác thể: cho ta biết những biến đổi trong hoạt động của các
quan nội tạng gồm cảm giác đói, no, khát, buồn nôn, các cảm giác
khác liên quan đến hô hấp và tuần hoàn.
36.Cảm giác rung: do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân
thể tạo nên. Nó phản ánh sự rung động của các sự vật, cảm giác này đặc
biệt phát triển mạnh ở người điếc, nhất là vừa điếc vừa câm.
2.1.3. Các quy luật cơ bản của cảm giác
a. Quy luật về ngưỡng của tri giác
Không phải mọi kích thích nào cũng gây ra cảm giác: kích thích yếu hay quá mạnh
đều không gây ra cảm giác. Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra cảm giác
thì gọi là ngưỡng của cảm giác.
Có hai loại ngưỡng:
Ngưỡng tuyệt đối phía trên cường độ kích thích tối đa vẫn gây
cho ta cảm giác.
Ngưỡng tuyệt đối phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ gây
cho ta cảm giác (còn gọi ngưỡng tuyệt đối), tỷ lệ nghịch với
độ nhạy cảm của cảm giác.
Trong phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên là vùng cảm giác được trong đó có
một vùng phản ánh tốt nhất. Chẳng hạn đối với cảm giác nhìn ngưỡng dưới của mắt
những sóng ánh sáng bước sóng 390 milimicron ngưỡng trên 780 milimicron,
vùng phản ánh tốt nhất 565 milimicoron của cảm giác nghe là 1000 Hz.
37.Ngưỡng sai biệt: Đó là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính
chất của hai kích thích đủ để cho ta phân biệt hai kích thích đó. Ngưỡng
sai biệt một hằng số. Cảm giác thị giác 1/100. thính giác 1/10.
Ví dụ: Một vật nặng 1 kg, phải thêm vào ít nhất là 34 gam nữa thì mới gây
cảm giác về sự biến đổi trọng lượng của nó.
b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và đảm bảo cho hệ thần kinh khỏi bị huỷ
hoại, cảm giác của con người khả năng thích ứng với kích thích. Đó khả năng
thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ kích thích.
Có nhiều kiểu thích ứng của cảm giác:
Cảm giác hoàn toàn mất đi khi quá trình kích thích kéo dài. Ví dụ: Ít
ai cảm giác về sức nặng của đồng hồ đeo tay, kính đeo mắt,
quần áo mặc trên người.
Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm. dụ: Từ chỗ
tối bước qua chỗ sáng, phải qua một thời gian đợi cho tính nhạy
cảm của khí quan phân tích giảm xuống ta mới phân biệt được các
vật chung quanh. Người lái máy bay bị đèn chiếu dọi vào mắt ít
nhất cũng qua từ 3 đến 6 giây mới giảm được sự nhạy cảm để nhìn
rõ con số trên đồng hồ.
Khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Ví dụ : Từ nơi
sáng bước vào bóng tối. Hai bàn tay, một ngâm vào nước nóng,
một ngâm vào nước lạnh sau đó nhúng cả hai vào chậu nước bình
thường thì bàn tay ngâm ở châu nước cảm thấy nước chậu lạnh
hơn so với bàn tay kia.
Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau là không giống nhau. Khả năng
thích ứng của các cảm giác là do rèn luyện
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm
giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác kia. Sự tác động qua lại đó diễn ra theo một
quy luật chung như sau: sự kích thích yếu lên một cảm giác này sẽ làm tăng độ nhạy
cảm của cảm giác kia. Sự kích thích mạnh lên một cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy
cảm của cảm giác kia. dụ:
- Những âm thanh nhẹ làm tăng thêm tình nhạy cảm nhìn.
- Một mùi thơm dễ chịu làm cho mắt ta nhìn tinh hơn.
- Lúc bệnh ăn gì cũng không cảm thấy ngon.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp giữa các
cảm giác cùng loại hay khác loại. Ví dụ: Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm
sẽ có vẻ nóng hôn. Đó là tương phản nối tiếp.
| 1/39

Preview text:

CHƯƠNG 2: CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CÁ NHÂN
1. TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ 1.1. TÂM LÝ LÀ GÌ?
Trong đời sống hằng ngày, người ta quan niệm tâm lý chỉ là ý muốn, nguyện vọng,
sự cư xử hoặc cách xử lý tình huống của người nào đó. Đôi khi người ta còn dùng từ
tâm lý như là khả năng chinh phục đối tượng. Thực tế, tâm lý đâu chỉ là ý muốn, nhu
cầu nguyện vọng, thị hiếu và cách cư xử của con người, mà nó còn bao hàm vô vàn
các hiện tượng khác nữa. Tâm lý con người luôn luôn gắn liền với hoạt động của họ.
Tâm lý của con người rất đa dạng, phong phú, nó có thể xuất hiện ở con người cả khi thức lẫn khi ngủ.
Khi đã nhận thức được sự vật, hiện tượng xung quanh mình, chúng ta thường tỏ thái
độ với chúng. Hiện tượng này làm cho chúng ta buồn rầu, hiện tượng kia làm cho
chúng ta sung sướng, có lúc lại làm cho chúng ta đau khổ, tức giận. Đó chính là tình cảm của con người.
Trong quá trình hoạt động, chúng ta thường gặp những khó khăn trở ngại làm hao
tổn sức lực, thậm chí có thể bị đau khổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó có một
hiện tượng tâm lý khác xuất hiện, đó là hoạt động ý chí, nó giúp chúng ta vượt qua
những khó khăn, trở ngại để đạt đến mục đích của hoạt động.
Có một loại hiện tượng tâm lý cao cấp khác giúp con người không những phản ánh
thế giới bên ngoài mà còn phản ánh được chính mình giúp cho chúng ta nhận biết
mình, đánh giá được hành vi, thái độ, đánh giá được tình cảm, đạo đức, tài năng cũng
như vị trí, vai trò, trách nhiệm, của mình. Đó là ý thức và tự ý thức. Và cũng chính nhờ
có ý thức và tự ý thức mà ở con người hình thành một hiện tượng tâm lý cao cấp khác đó là nhân cách.
Tất cả những hiện tượng kể trên đều là những hiện tượng tâm lý. Như vậy thuật ngữ
“tâm lý” trong khoa học là rất rộng, đó là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong
đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người.
Theo cách hiểu này thì tâm lý con người là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí
đến tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến
các hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và
những định hướng giá trị... Tất cả những hiện tượng đó tạo ra 4 lĩnh vực tâm lý cơ bản
của con người, đó là nhận thức, tình cảm - ý chí, giao tiếp và nhân cách.
1.2. CHỨC NĂNG CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Hiện tượng tâm lý có những chức năng sau:
1. Trước hết tâm lý giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, giúp
con người phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh
họ - đó là chức năng nhận thức của tâm lý.
2. Tâm lý giúp con người định hướng khi bắt đầu hoạt động: trước hết ở con
người xuất hiện các nhu cầu và nảy sinh động cơ và mục đích hoạt động.
Động cơ, mục đích đó có thể là một lý tưởng, niềm tin, cũng có thể là
lương tâm, danh dự, danh vọng, tiền tài..., mà cũng có thể là một tình
cảm, tư tưởng, khái niệm, biểu tượng v.v... hoặc một kỷ niệm thậm chí một ảo tưởng...
3. Tâm lý thực hiện chức năng là động lực thúc đẩy hành động hoạt động:
thông thường thì động lực của hoạt động là những tình cảm nhất định
(say mê, tình yêu, căm thù...), trong nhiều trường hợp khác cũng có thể là
những hiện tượng tâm lý khác còn kèm theo cảm xúc như biểu tượng của
tưởng tượng, ám thị, sự hụt hẫng, ấm ức...
4. Tâm lý điều khiển kiểm soát quá trình hoạt động bằng một mẫu hình,
chương trình, kế hoạch, phương thức hay một cách thức, thao tác.
5. Tâm lý còn giúp con người điều chỉnh hoạt động của mình. Để thực hiện
chức năng này con người có trí nhớ và khả năng phân tích, so sánh.
Tâm lý có nhiều chức năng quan trọng như vậy cho nên để giao tiếp với con người,
quản lý con người, tác động đến con người nhà quản lý phải nắm vừng tâm lý, tác động
phù hợp với qui luật tâm lý của họ mới có thể đạt hiệu quả cao nhất trong lao động sản
xuất, trong hoạt động và trong quản lý con người, quản lý xã hội.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Các hiện tượng tâm lý có một số đặc điểm cơ bản chung sau đây:
a. Các hiện tượng tâm lý vô cùng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn - và có tính tiềm tàng
Tâm lý là hiện tượng rất quen thuộc, rất gần gũi nhưng cũng rất mênh mông, xa vời.
Tâm lý là “Thế giới bên trong” vô cùng phức tạp, hấp dẫn, kỳ diệu, thậm chí kỳ lạ,
huyền bí.... Nó huyền bí, kỳ lạ đến mức, đã có thời người ta qui các hiện tượng tâm lý
là hiện tượng thần linh, không giải thích nổi - “tâm lý là lĩnh vực khả cảm nhưng bất khả
tri”. Do chưa hiểu bản chất thực sự của tâm lý con người cho nên trong thực tế cuộc
sống còn những hiện tượng: hoặc thần bí hóa tâm lý dẫn đến mê tín dị đoan, hoặc phủ
nhận sạch trơn những hiện tượng tâm lý phức tạp dẫn đến những việc làm phi nhân tính.
Trong thực tế người ta đã bắt gặp rất nhiều người có khả năng ngoại cảm. Ví dụ:
hiện tượng thấu thị khả năng tác động bằng ý chí tới một vật từ xa, khả năng hấp dẫn
các đồ vật... Chính vì tính chất tiềm tàng đó của bộ não con người mà làm cho lĩnh vực
tâm lý của chúng ta càng thêm phức tạp .
b. Các hiện tượng tâm lý quan hệ với nhau rất chặt chẽ
Các hiện tượng tâm lý tuy phong phú, đa dạng nhưng chúng không tách rời nhau,
mà chúng tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đều có thể cảm nhận được sự tác động lẫn
nhau giữa hai lĩnh vực tâm lý - nhận thức và tình cảm: khi chúng ta nhận xét, đánh giá
một người (tức là chúng ta nhận thức về họ) thường bị chi phối bởi tình cảm của mình
đối với người đó. Hiện tượng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” là rất phổ biến, vì vậy khi đánh
giá, nhận xét một nhân viên nào đó, nhà quản trị cần lưu ý rằng tình cảm hay ác cảm
của mình đối với họ cũng có thể làm cho chúng ta nhìn nhận, đánh giá họ một cách sai
lệch đi. Hay giữa các cảm giác của con người cũng có sự tác động lẫn nhau rất chặt
chẽ: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, ở đây có sự tác động qua lại giữa thị giác
tới cảm giác cơ thể, và từ thị giác tới vị giác.
c. Tâm lý là hiện tượng tinh thần
Nó tồn tại trong đầu óc của ta, chúng ta không thể nhìn thấy nó, không thể sờ thấy,
không thể cân đong, đo, đếm một cách trực tiếp như những hiện tượng vật chất khác.
Tuy nhiên tâm lý lại được thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành động, hành
vi cử chỉ, nét mặt. Chính vì thế mà chúng ta có thể nghiên cứu nó bằng cách quan sát
những hành vi, cử chỉ, biểu hiện bên ngoài của con người, nghiên cứu tâm lý con
người thông qua các sản phẩm hoạt động.
Chẳng hạn, chúng ta không thể nhìn thấy tình cảm của một người là to hay nhỏ, là
dài hay ngắn, không thể bắc nó lên cân xem bao nhiêu cân, bao nhiêu lạng, bởi vì tình
cảm là tinh thần là vô hình là vô sắc, tuy nhiên ta có thể nhận biết được tình cảm của
họ đối với ta “nặng nề, sâu sắc như thế nào thông qua ánh mắt, nụ cười, những hành vi
biểu cảm khi học tiếp xúc với ta”. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, khi chúng ta tìm hiểu tâm
lý của một người là chúng ta chỉ có thể tìm hiểu thông qua những biểu hiện bên ngoài
không phải bao giờ cũng thống nhất với những tâm lý bên trong: cũng có khi “ngoài thì
xơn xớt nói cười, còn trong nham hiểm giết người không dao” hoặc cũng có khi “khẩu
xà nhưng tâm phật”... Vì thế khi tìm hiểu tâm lý của một người chúng ta cần phải thận
trọng kẻo dễ bị vẻ bên ngoài của họ đánh lừa.
d. Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người
Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người, nó có
thể làm cho chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, sung sức hơn và hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, tâm lý cũng có thể làm cho chúng ta trở nên yếu đuối đi, nhu nhược đi và mất hết sức lực.
Khi đánh giá sức mạnh của một người chúng ta không những chú ý tới thể lực của
anh ta, mà còn xét xem anh ta có khả năng ổn định tâm lý giúp cho anh ta huy động
được thêm sức mạnh tiềm tàng của mình trong những tình huống khó khăn.
Ngược lại, nếu khả năng ổn định tâm lý kém thì khi gặp những tình huống bất trắc,
anh ta trở nên yếu đuối đi và mất hết tính hiệu quả.
Từ những đặc điểm trên của các hiện tượng tâm lý, trong cuộc sống cũng như trong
hoạt động quản trị cần chú ý:
Không nên phủ nhận sạch trơn những hiện tượng tâm lý phức tạp,
khó hiểu, mà cần phải để ý, nghiên cứu chúng một cách thận trọng và khoa học.
Chống các hiện tượng mê tín, dị đoan, hoặc tin tưởng quá vào
những hiện tượng “thần linh” để rồi thần bí hóa chúng dẫn đến sai
lầm, gây hậu quả khó lường cho cá nhân và xã hội.
Khi nhìn nhận đánh giá một người chúng ta cần xem xét tới tận bản
chất của họ, chứ không nên chỉ đánh giá thông qua vẻ bên ngoài
một cách hời hợt, dễ dấn đến sai lầm.
Cần tạo ra những hiện tượng tâm lý tích cực, bầu không khí tâm lý
thoải mái trong tập thể giúp con người tạo thêm sức mạnh tinh thần
và sức mạnh vật chất của họ, góp phần tăng hiệu quả lao động của tập thể.
1.4. PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Trước hết người ta phân biệt hiện tượng tâm lý cá nhân với hiện tượng tâm lý xã
hội. Tâm lý cá nhân điều hành hành động, hoạt động của cá nhân người có tâm lý đó
và phản ánh hiện thực khách quan trong hoạt động của người đó mà thôi. Nhưng
thường khi tham gia vào hoạt động không phải chỉ có một cá nhân mà có nhiều người,
từ một nhóm nhỏ cho đến cộng đồng xã hội rộng lớn khác nhau. Hiện tượng tâm lý nảy
sinh trong trường hợp đó sẽ điều hành những hành động, hoạt động tương đối giống
nhau của cả cộng đồng người ấy và phản ánh hiện thực khách quan bao hàm trong
hoạt động này một cách tương đối giống nhau. Đó là những hiện tượng tâm lý xã hội.
Ví dụ, nhà quản trị cần quan tâm đến những hiện tượng tâm lý xã hội xảy ra trong tập
thể như: phong tục, tập quán, dư luận xã hội, hiện tượng lực áp lực nhóm, lây lan tâm lý,...
Cũng có khi người ta phân biệt tâm lý về phương diện là chức năng, là sự vận động,
là quá trình với tâm lý về phương diện là cấu tạo, một sản phẩm. Ví dụ: Tư duy là một
quá trình, một chức năng tâm lý, một sự vận động để đi đến những cấu tạo tâm lý là
những khái niệm, phán đoán, suy lý, ý nghĩ...cũng như thế tưởng tượng là một quá
trình, một chức năng còn biểu tượng của tưởng tượng, ước mơ, sáng chế phát minh là những cấu tạo tâm lý.
Căn cứ vào sự diễn biến và thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý, ta chia
chúng ra làm 3 loại chính sau đây:
1. Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian tương
đối ngắn và có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Đó là quá trình nhận thức, đó là quá
trình cảm xúc, đó là quá trình ý chí, đó là quá trình giao tiếp, bắt chước và lây lan
tâm lý... Các quá trình tâm lý nguồn gốc của tất cả đời sống tâm lý cá nhân và tâm lý của tập thể.
2. Các trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
dài, thường đi kèm với các quá trình tâm lý và chi phối chúng. Ví dụ: trạng thái chú
ý, tâm trạng, trạng thái do dự, trạng thái nghi hoặc, tâm trạng tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể...
3. Các thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý đã trở nên ổn định và bền vững
tạo nên nét riêng biệt của chủ thể mang hiện tượng tâm lý đó và chi phối tới các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý.
Các thuộc tính tâm lý hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu. Ví dụ: tính cách, tình
cảm, quan điểm, lý tưởng, phong tục tập quán, truyền thống...
Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, ta có thể chia các hiện tượng tâm lý ra làm 2 loại lớn sau đây:
1.4.1. Những hiện tượng tâm lý có ý thức
Là những hiện tượng tâm lý có sự tham gia, điều chỉnh của ý thức. Đó những hiện
tượng tâm lý được nhận thức, tức là chúng ta có thể nhận biết được sự diễn biến của
chúng, đó là những hiện tượng tâm lý có chủ định, chủ tâm, có dự tính trước. Ở con
người trưởng thành và bình thường, hầu hết các hiện tượng tâm lý ít nhiều đều có ý
thức. Ở họ, các hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói...đều có sự tham gia của ý thức và kết
quả của sự chi phối của ý thức. Vì thế mà hoạt động của con người khác về chất so với loài vật.
1.4.2. Những hiện tượng tâm lý không ý thức (vô thức)
Là những hiện tượng tâm lý xảy ra không có sự tham gia của ý thức và con người
không nhận thức được, ví dụ:
6. Những hiện tượng tâm lý có tính chất bệnh lý như hiện tượng hoang
tưởng, ảo giác, bệnh tâm thần, những hành vi trong lúc say rượu...
7. Những hiện tượng tâm lý xảy ra trong trạng thái ức chế của hệ thần kinh
như: mơ, mộng du, thôi miên...
8. Những hiện tượng xuất phát từ bản năng, nhưng ở con người loại này đã
được ý thức hóa một phần như. Chớp mắt, ngủ gật, ngáp.
9. Tiềm thức: là những hiện tượng ban đầu là có ý thức, nhưng sau đó
không được lặp đi, lặp lại và ý thức “ẩn” đi, “lặn sâu” vào bên trong, không
còn bộc lộ rõ nữa, chẳng hạn các thói quen, kỷ xảo.
10.Hiện tượng vụt sáng: là sự xuất hiện những ý tưởng bất ngờ, khi chúng ta
không hề nghĩ tới. Chúng có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực sáng tạo.
Chẳng hạn sự vụt sáng của Acsimete về qui luật sức đẩy của nước, vụt
sáng của Mendelep về bảng hệ thống tuần hoàn...
Trong đời sống tâm lý con người thì lĩnh vực tâm lý có ý thức đóng vai trò chủ đạo,
tuy nhiên các hiện tượng vô thức cũng có ý nghĩa nhất định, chúng cũng tham gia vào
điều khiển các hành vi của con người. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức là mối quan
hệ biện chứng, chuyển hóa cho nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho tâm lý không phải
căng thẳng quá tải mà vẫn đảm bảo hoạt động một cách tối ưu.
2. NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (Nhận thức, tình
cảm, hành động) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các
hiện tượng tâm lý khác của con người.
Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau và thể hiện ở những mức
độ phản ánh hiện thực khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực
khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm).
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ:
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có
quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau, thống nhất trong qua trình nhận thức. 2.1. CẢM GIÁC
2.1.1. Khái niệm chung về cảm giác a. Cảm giác là gì?
Một số ví dụ về cảm giác:
11. Tay đụng vào một vật nhọn thấy đau, sờ vào nước đá thấy lạnh.
12.Để một vật tròn trên tay, nhắm mắt lại cảm thấy vật đó là tròn, nhẵn.
13.Mùa đông gió thổi vào da cảm thấy lạnh buốt.
14.Cắn quả ớt thấy cay.
15.Đi qua bờ kênh cảm thấy mùi bốc lên rất khó chịu.
Tất cả những hiện tượng đó đều gọi là cảm giác.
Vậy, Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện
tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta.
b. Đặc điểm của cảm giác
16.Là một quá trình tâm lý, có kích thích là bản thân các sự vật hiện tượng
trong hiện thực khách quan.
17.Chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng.
18.Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
19.Cảm giác không chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của đối tượng bên
ngoài, mà còn phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể (đói cồn
cào, gặp người đẹp tim hồi hộp).
c. Bản chất xã hội của cảm giác
Cảm giác có cả ở người và vật, nhưng cảm giác ở người khác xa về chất so với cảm
giác của động vật. Bản chất xã hội của cảm giác thể hiện ở chỗ:
20.Đối tượng phản ánh của cảm giác không phải chỉ là sự vật hiện tượng có
trong tự nhiên mà bao gồm cả những sản phẩm lao động của con người tạo ra. Ví dụ:
- Chế tạo ra máy lạnh để tạo ra cảm giác mát mẻ về mùa hè.
- Tường sơn màu xanh để tạo ra một cảm giác dễ chịu khi làm việc.
- Chế biến thức ăn để ăn ngon miệng: Chuột đồng miền tây, cá lóc nướng chui, cá lóc chiên xù...
21.Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống
tín hiệu thứ nhất mà cả hệ thống tín hiệu thứ hai. Ví dụ:
- Một đứa trẻ té xuống ta khen nó ngoan, giỏi thì nó không thấy đau và
không khóc, hoặc ban đêm đi một mình ta nói chỗ đó có ma thì cảm giác gợn tóc gáy.
22.Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ví dụ:
- Các thợ máy ô tô, máy bay chuyên nghe tiếng nổ động cơ.
- Các thầy thuốc nội khoa chuyên nghe tim và phổi để chấn đoán bệnh.
- Những người chăn vịt lành nghề chỉ nhìn qua trứng hay con vịt mới nở
cũng biết phân biệt được đâu là con cái, đâu là con đực.
- Những người làm nghề nếm thử (trong các nghành chế biến rượu, chè,
thuốc lá ) phân biệt được 40 thứ bậc từng loại vị, mùi có người chỉ tợp
một ngụm rượu cũng biết là rượu đó do cây nho ở xứ nào làm ra.
23.Cảm giác của con người còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp nhất. Ví dụ:
- Lúc buồn, hay đau khổ thì ăn cảm thấy không ngon, thậm chí không có cảm giác đói. d. Vai trò của cảm giác
24.Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan.
25.Cảm giác cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho hình thức nhận thức cao hơn.
26.Cảm giác là điều kiện đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó
mà hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
27.Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan
trọng đối với những người bị khuyết tật. Những người câm, mù, điếc đã
nhận ra người thân và hàng loạt đồ vật nhờ cảm giác, đặc biệt là xúc giác.
2.1.2. Các loại cảm giác
Căn cứ vào nguồn kích thích gây nên cảm giác ở ngoài hay ở trong cơ thể thì cảm
giác được chia thành hai loại:
a. Cảm giác bên ngoài
28.Cảm giác nhìn (Thị giác): Cho ta biết hình thù khối lượng, độ sáng, độ xa
màu sắc của sự vật. Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới
bên ngòi của con người nảy sinh do các sóng điện từ dài từ 380 đến 770 mn tác động vào mắt.
29.Cảm giác nghe (thính giác): Phản ánh những thuộc tính về âm thanh,
tiếng nói, nảy sinh chuyển động của sóng âm thanh có bước sóng từ 16
đến 20.000 Hz (tần số giao động trong một giây) tác động vào màng tai.
30.Cảm giác người (Khứu giác): cho biết thuộc tính mùi của đối tượng.
31.Cảm giác nếm (vị giác): Cho ta biết thuộc tính vị của đối tượng có 4 loại:
Cảm giác ngọt, cảm giác chua, mặn và đắng.
32.Cảm giác da (mạc giác): cho ta biết sự đụng chạm, sức ép của vật vào da
cũng như nhiệt độ của vật. Cảm giác da gồm 5 loại: Cảm giác đụng chạm,
cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh, cảm giác đau.
b. Cảm giác bên trong
33.Cảm giác vận động: (còn gọi là cảm giác cơ khớp) là cảm giác về vận
động và vị trí của từng bộ phận của thân thể phản ánh độ co duỗi của các
cơ, dây chằng, khớp xương của thân thể . Phần lớn các cơ quan thụ cảm
vận động được phân bổ ở các ngón tay, lưỡi và môi vì đó là những cơ
quan phải thực hiện những cử động lao động và ngôn ngữ tinh vi và chính xác.
34.Cảm giá thăng bằng: cho ta biết vị trí và phương hướng chuyển động của
đầu ta so với phương của trọng lực. Cơ quan của cảm giác thăng bằng
nằm ở thành ba của ống bán khuyên ở tai trong và liên quan chặt chẽ với
nội quan. Cơ quan cảm giác thăng bằng bị kích thích quá mức sẽ gây mất
thăng bàng ta cảm thấy chóng mặt, có khi nôn mửa.
35.Cảm giác cơ thể: cho ta biết những biến đổi trong hoạt động của các cơ
quan nội tạng gồm cảm giác đói, no, khát, buồn nôn, và các cảm giác
khác liên quan đến hô hấp và tuần hoàn.
36.Cảm giác rung: do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân
thể tạo nên. Nó phản ánh sự rung động của các sự vật, cảm giác này đặc
biệt phát triển mạnh ở người điếc, nhất là vừa điếc vừa câm.
2.1.3. Các quy luật cơ bản của cảm giác
a. Quy luật về ngưỡng của tri giác
Không phải mọi kích thích nào cũng gây ra cảm giác: kích thích yếu hay quá mạnh
đều không gây ra cảm giác. Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra cảm giác
thì gọi là ngưỡng của cảm giác. Có hai loại ngưỡng:
Ngưỡng tuyệt đối phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn gây cho ta cảm giác.
Ngưỡng tuyệt đối phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ gây
cho ta cảm giác (còn gọi là ngưỡng tuyệt đối), nó tỷ lệ nghịch với
độ nhạy cảm của cảm giác.
Trong phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên là vùng cảm giác được trong đó có
một vùng phản ánh tốt nhất. Chẳng hạn đối với cảm giác nhìn ngưỡng dưới của mắt là
những sóng ánh sáng có bước sóng 390 milimicron và ngưỡng trên 780 milimicron,
vùng phản ánh tốt nhất 565 milimicoron của cảm giác nghe là 1000 Hz.
37.Ngưỡng sai biệt: Đó là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính
chất của hai kích thích đủ để cho ta phân biệt hai kích thích đó. Ngưỡng
sai biệt là một hằng số. Cảm giác thị giác là 1/100. thính giác là 1/10.
Ví dụ: Một vật nặng 1 kg, phải thêm vào ít nhất là 34 gam nữa thì mới gây
cảm giác về sự biến đổi trọng lượng của nó.
b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và đảm bảo cho hệ thần kinh khỏi bị huỷ
hoại, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. Đó là khả năng
thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ kích thích.
Có nhiều kiểu thích ứng của cảm giác:
Cảm giác hoàn toàn mất đi khi quá trình kích thích kéo dài. Ví dụ: Ít
ai có cảm giác về sức nặng của đồng hồ đeo tay, kính đeo ở mắt,
quần áo mặc trên người.
Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm. Ví dụ: Từ chỗ
tối bước qua chỗ sáng, phải qua một thời gian đợi cho tính nhạy
cảm của khí quan phân tích giảm xuống ta mới phân biệt được các
vật chung quanh. Người lái máy bay bị đèn chiếu dọi vào mắt ít
nhất cũng qua từ 3 đến 6 giây mới giảm được sự nhạy cảm để nhìn
rõ con số trên đồng hồ.
Khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Ví dụ : Từ nơi
sáng bước vào bóng tối. Hai bàn tay, một ngâm vào nước nóng,
một ngâm vào nước lạnh sau đó nhúng cả hai vào chậu nước bình
thường thì bàn tay ngâm ở châu nước cảm thấy nước ở chậu lạnh hơn so với bàn tay kia.
Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau là không giống nhau. Khả năng
thích ứng của các cảm giác là do rèn luyện
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm
giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác kia. Sự tác động qua lại đó diễn ra theo một
quy luật chung như sau: sự kích thích yếu lên một cảm giác này sẽ làm tăng độ nhạy
cảm của cảm giác kia. Sự kích thích mạnh lên một cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cảm giác kia.Ví dụ:
- Những âm thanh nhẹ làm tăng thêm tình nhạy cảm nhìn.
- Một mùi thơm dễ chịu làm cho mắt ta nhìn tinh hơn.
- Lúc bệnh ăn gì cũng không cảm thấy ngon.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp giữa các
cảm giác cùng loại hay khác loại. Ví dụ: Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm
sẽ có vẻ nóng hôn. Đó là tương phản nối tiếp.