Chương 3 - Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử | Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngân Hàng

Chương 3 - Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40419767
CHƯƠNG 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH
Ths. Vũ Thị Tuyết Chinh (sđt 090.777.2429) Bộ môn Lý luận chính tr
Khoa Khoa học cơ bản
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Vị trí và trọng tâm kiến thức chương 3?
2. Cơ sở - nền tảng quyết định đời sống xã hội và vai trò của phương thức sản
xuất?
3. Quy luật cơ bản của sự phát triển các phương thức sản xuất?
4. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?
5. Hình thái kinh tế - xã hội?
6. Biện chứng của tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
7. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội?
8. Quan điểm duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần
chúng nhân dân?
I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN
XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó
a) Khái niệm sản xuất vật chất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng của con người. Quá trình này tác động đến
tự nhiên và tác động với nhau để tao ra các sản phẩm vật chất, tinh thần hay chính
bản than con người được gọi là sản xuất xã hội.Trong đó sản xuất vật chất đóng vai
trò quan trọng nhất.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin khẳng định rằng: sản xuất vật chất
(SXVC) là quá trình con người sử dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự
nhiên, nhằm biến đổi giới tự nhiên theo nhu cầu mục đích của con người. Và hơn
cả là chúng ta tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu bản năng sinh tồn của con
người ( chính bản than mình) sau đó là cho xã hội để đảm bảo sự sinh tồn và phát
triển.
lOMoARcPSD| 40419767
dụ:
Con người tham gia trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra lương thực – thực phẩm
Từ đó rút ra 3 đặc trưng của SXVC:
Hoạt động SXVC mang tính lịch sử xã hội, bởi hoạt động này mang
tính chất hoạt động của một tập đoàn người.
Trong quá trình SXVC con người không thể tách mình ra khỏi cộng
đồng xã hội. Bởi vì con người chúng ta tồn tại theo tư cách là thực thể
xã hội. (Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì phải đi
cùng nhau)
Hoạt động SXVC là hoạt động có mục đích, đáp ứng nhu cầu bản
năng sinh tồn của con người, cũng như sự phát triển của xã hội. Và
mang tính khách quan.
b)Vai trò của sản xuất vật chất
SXVC là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:
Đời sống xã hội loài người bao gồm nhiều mặt, nhiều hoạt động: kinh tế,
chính trị, văn hóa, nghệ thuật,…Xã hội càng phát triển thì các hoạt động này
càng phong phú. Các hoạt động này do con người tạo ra thông qua SXVC.
Con người muốn tồn tại trước hết phải đáp ứng nhu cầu: ăn, ở, mặc. Nhu cầu
này không có sẳn trong giới tự nhiên, mà phải thông qua hoạt động sản xuất.
Chính lao động sản xuất đã biến đổi các đối tượng trong giới tự nhiên thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của con người và xã hội.
Không có hoạt động SXVC thì không có sự tồn tại của con người và xã hội
loại người.
Hoạt động SXVC là nền tảng làm nảy sinh các mối quan hệ trong đời sống xã hội.
Hoạt động SXVC là cơ sở hình thành, phát triển, biến đổi xã hội. Lịch sử phát
triển của loài người đã chứng minh, xả hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế
xã hội do hoạt động SXVC quyết định.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
a) Khái niệm phương thức sản xuất,lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Phương thức sản xuất (PTSX) là cách thức con người thực hiện quá trình SXVC
ở những giai đoạn nhất định.
PTSX chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và
một quan hệ sản xuất tương ứng với trình độ.
lOMoARcPSD| 40419767
Lực lượng sản xuất (LLSX) là một phạm trù triết học dung để chỉ mối quan h
giữa con người với giới tự nhiên.
LLSX bao gồm:
Người lao động: với sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm. Người lao động có
vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển LLSX.
Tư liệu sản xuất (TLSX): gồm tư liệu lao động ( đất đai, nhà xưởng, các
vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất…) và công cụ lao động ( Mác gọi
là “cánh tay nói dài” của con người dung để chinh phục tự nhiên). Trong
đó, công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con
người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế (Thời đồ đá, thời đồ
đồng, thời đồ sắt…)
Ngày nay, trong sự phát triển của LLSX, yếu tố khoa học kỹ thuật có vai trò ngày
càng to lớn. Có thể nói khoa học – công nghệ đang trở thành đặc trưng nổi bật của
LLSX hiện đại.
Quan hệ sản xuất (QHSX) là phạm trù triết học dung để chỉ mối quan hệ giữa con
người với con người, hay giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác trong
quá trình sản xuất.
QHSX gồm 3 mặt:
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản nhất, đặc
trưng cho QHSX trong từng xã hội, quan hệ này quyết định các quan hệ
khác (lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến có 2 loại sở hữu: tư nhân
và công cộng)
Quan hệ tổ chức và quản lý: nó có thể thích ứng thúc đẩy hoặc làm biến
dạng đối với QHSX
Quan hệ phân phối sản phẩm: nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con
người, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất.
b)Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Triết
học Mác – Lênin khẳng định rằng QHSX và LLSX là hai mặt của một phương
thức sản xuất. Hai mặt này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tồn tại không
thể tách rời nhau. Trong đó, LLSX là nội dung của quá trình SXVC, còn QHSX
hình thức của quá trình SXVC. Mà vận dụng cặp phạm trù nội dung – hình
thức, thì nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, hình thức có nhiệm vụ tác
động ngược trở lại đối với nội dung. Điều này nghĩa là:
LLSX bao giờ cũng quyết định QHSX ở những nội dung sau:
lOMoARcPSD| 40419767
LLSX quyết định QHSX về mặt nội dung: cụ thể là nội dung của
LLSX như thế nào, thì đỏi hỏi QHSX phải như thế đó, mới đảm bảo
sự phù hợp.
LLSX quyết định QHSX về mặt tính chất, trình độ cũng như mặt biến
đổi. Điều này có nghĩa rằng khi LLSX thay đổi về mặt nội dung thì tất
yếu theo quy luật vận động và phát triển, QHSX cũng thay đổi theo để
phù hợp với sự phát triển của LLSX. Sự thay đổi của QHSX diễn ra
trên 3 mặt: sở hữu, quản lý, phân phối.
QHSX tác động ngược trở lại đối với LLSX. Mặc dù QHSX là hình thức
nhưng QHSX mang tính độc lập tương đối và nó tác động ngược trở lại với
LLSX(nội dung). Sự tác động này diễn ra theo 2 hướng:
Nếu QHSX phản ánh đúng trình độ phát triển của LLSX đặc biệt là ở
khâu phân phối sản phẩm lao động làm ra. Nghĩa là QHSX phân phối
sản phẩm lao động làm ra một cách hợp lý đối với người lao động,
kích thích hay tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào quá
trình SXVC. Tất yếu dẫn đến năng suất lao động tang cao, sản phẩm
làm ra được nhiều.
Nếu QHSX phản ánh sai lệch với sự phát triển của LLSX, đặc biệt
khâu phân phối sản phẩm lao động làm ra không hợp lý đối với người
lao động thì dẫn tới tạo cho người lao động tâm lý chán nản, bất mãn
sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp hay không đạt được những gì nhà
sản xuất mong đợi.
c)Kết luận
Quy luật QHSX phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ
bản, nền tảng chi phối toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người. Do đó, khi
giải thích sự phát triển của xã hội, phân tích nguyên nhân, sự biến đổi của xã hội,
thì phải xuất phát từ quy luật này.
II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG
TẦNG
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a) Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng (CSHT)là một phạm trù triết học dung để chỉ những quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
- Kết cấu của cơ sở hạ tầng gồm: QHSX tàn dư, QHSX thống trị, QHSX mầm
mống.
lOMoARcPSD| 40419767
b) Khái niệm, kết cấu kiến trúc thượng tầng
- Kiến trúc thượng tầng (KTTT) là một phạm trù triết học dung để chỉ toàn bộ
những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật với
những thể chế xã hội tương ứng như ( nhà nước, đảng phái, tôn giáo, các đoàn
thể,…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Trong xã hội có giai cấp, KTTT bao gồm quan điểm, tư tưởng và thể chế của giai
cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm xã hội trước để lại. Tính chất cơ bản của
KTTT trong một chế độ xã hội nhất định do tính chất hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị quyết định ( KTTT mang tính giai cấp). Bên cạnh đó, Nhà nước trong
KTTT giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.
2.Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của
xã hội
a) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- Tính chất của CSHT như thế nào sẽ quy định tính chất của KTTT như thế ấy.
QHSX nào giữ vị trí thống trị về mặt kinh tế cũng chiếm địa vị thống trị về mặt
chính trị.
- Nếu CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng sẽ thay đổi theo, nhưng quá
trình đó diễn ra một cách phức tạp. Vì trong đó chứa nhiều yếu tố của KTTT cũ
chưa bị diệt vong. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó diễn ra thông qua cuộc
đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
b) Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Tất cả các yếu tố trong KTTT đều tác động trở lại đối với CSHT. Tuy nhiên, các
yếu tố do tính chất khác nhau nên vai trò tác động cũng khác nhau. Trong xã hội có
giai cấp, nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất đến CSHT, vì đó là bộ máy bạo
lực tập trung của giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Các yếu tố còn lại cũng có sự
tác động đến CSHT với các tác dụng khác nhau, song đều bị nhà nước và pháp luật
của giai cấp thống trị chi phối.
- Sự tác động tích cực của KTTT đối với CSHT còn được thể hiện ở chức năng xã
hội của nó là sinh ra để bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó,
đồng thời tích cực đấu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT cũ.
Tóm lại, KTTT có tác dụng tích cực to lớn đối với CSHT khi nó tác động cùng
chiều đối với quy luật vận động của CSHT. Ngược lại, khi nó tác động ngược
chiều với quy luật kinh tế khách quan sẽ gây cản trở đối với sự phát triển CSHT.
III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC
LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
a) Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
lOMoARcPSD| 40419767
- Tồn tại xã hội (TTXH) là toàn bộ sinh hoạt vật chất cùng với những điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội. TTXH bao gồm các yếu tố chính là: phương thức sản
xuất vật chất, điều kiện tự nhiên – hoàn cành địa lý, dân số và mật độ dân số,… - Ý
thức xã hội (YTXH) là tất cả các mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, …nảy sinh từ tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.
b) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
- TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy. Mỗi khi TTXH thay đổi thì sớm hay
muộn YTXH cũng sẽ tha đổi theo cho phù hợp.
2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- YTXH thường lạc hậu hơn TTXH
Vd: Hiện nay, mặc dù kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi tuy nhiên một số tư
tưởng lạc hậu vẫn còn “trọng nam khinh nữ”, “cào bằng”,…
- YTXH có thể vượt trước TTXH do nắm bắt được bản chất, quy luật của sv-
ht.
Vd: Tư tưởng về nền kinh tế tri thức đã có nhưng bản than kinh tế tri thức vẫn chưa
có ở nước ta.
- YTXH có tính kế thừa.
Vd: tinh thần yêu nước, các giá trị truyền thống của dân tộc…
- Các hình thái YTXH như triết học, đạo đức học, nghệ thuật, khoa học,…có
tác động qua lại với nhau. Trong đó ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan
trọng.
- YTXH tác động ngược trở lại TTXH theo hai chiều hướng.
Tính cực thúc đẩy
Tiêu cực kìm hãm
IV. HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ-TỰ
NHIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI
(SV tự tham khảo SGK)
V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG
GIAI CẤP
(SV tự tham khảo SGK)
VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON
NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN
DÂN
1. Con người và bản chất của con người
lOMoARcPSD| 40419767
a) Khái niệm con người
- Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện
chứng giữa tự nhiên và xã hội.
* Mặt sinh học:
- Con người là sinh vật cao cấp, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài trong
giới tự nhiên.
- Con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, do đó sự tồn tại và phát triển của con
người luôn luôn tuân theo quy luật tự nhiên (trao đổi chất, sinh lão bệnh tử,…) -
Con người cũng có những nhu cầu như động vật, nên muốn tồn tại con người phải
đáp ứng những nhu cầu đó: đói thì ăn, khát thì uống, giải tỏa tâm sinh lý,… *Mặt
xã hội:
- Ở con người, chủ thể xã hội được hình thành do quan hệ xã hội và lao động xã
hội, trong đó lao động là hành động quan trọng nhất( con người thoát khỏi giới
động vật, cản thiện đời sống tinh thần và vật chất…)
- Sự tồn tại và phát triển của con người bị chi phối bởi các quy luật xã hội: kinh
tế, văn hóa, nghệ thuật,…Từ đó, hình thành nên bản chất xã hội và nhân cách của
con người.
b) Bản chất của con người
- Triết học Mác Lênin khẳng định “Con người mang bản chất xã hội. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
Con người có bản chất xã hội nghĩa là bản chất của con người quy định bởi
điều kiện xã hội. Con người sống trong môi trường xã hội nào thì mang bản
chất của xã hội ấy. Vậy khi nghiên cứu con người phải đặt con người trong
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không tách rời không gian thời gian.
“trong tính hiện thực” nghĩa là trong thực tế không có con người nói chung
chung, con người nói chung chỉ là khái niệm, mà chỉ có con người trong
những điều kiện cụ thể.
“Bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” nghĩa là các
mối quan hệ không ngừng xâm nhập, tác động, quy định lẫn nhau, làm nên
bản chất của con người. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận mà con người có
những mối quan hệ khác nhau.
Từ quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người
ta rút ra được
Bản chất của con người không được sinh ra mà được SINH THÀNH, tức là
bản chất của con người được hình thành và biến đổi bởi các quy luật xã hội.
Muốn con người theo hướng thiện thì phải xây dựng môi trường nhân văn.
lOMoARcPSD| 40419767
Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong
chừng mực nào đó, thì con người cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực
nhất định. Phát huy năng lực sáng tạo của con người.
Muốn giải phóng con người thì phải xóa bỏ những mối quan hệ kìm hãm sự
phát triển của con người.
2.Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng
nhân dân và cá nhân
a)Khái niệm quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là một bộ phận đông đảo dân cư có cùng chung lợi ich
căn bản, bao gồm những thành phần, tần lớp xã hội và giai cấp được liên kết thành
một tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức đảng phái nhằm giải quyết
những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
b)Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong
lịch sử
Triết học Mác Lênin khẳng định: quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử, có vai trò quyết định tới sự phát triển của lịch sử. Vì:
Quần chúng nhân dân là LLSX vật chất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất
ra của cải vật chất, cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của các cuộc CM xã hội.
Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa và tinh thần
của xã hội
Xét từ các quá trình kinh tế đến chính trị, từ các hoạt động vật chất cho đến
các hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn có vai trò quyết định đến
lịch sử.
----------------------HẾT------------------------
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40419767 CHƯƠNG 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH
Ths. Vũ Thị Tuyết Chinh (sđt 090.777.2429) Bộ môn Lý luận chính trị –
Khoa Khoa học cơ bản TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Vị trí và trọng tâm kiến thức chương 3?
2. Cơ sở - nền tảng quyết định đời sống xã hội và vai trò của phương thức sản xuất?
3. Quy luật cơ bản của sự phát triển các phương thức sản xuất?
4. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?
5. Hình thái kinh tế - xã hội?
6. Biện chứng của tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
7. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội?
8. Quan điểm duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân?
I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN
XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó
a) Khái niệm sản xuất vật chất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng của con người. Quá trình này tác động đến
tự nhiên và tác động với nhau để tao ra các sản phẩm vật chất, tinh thần hay chính
bản than con người được gọi là sản xuất xã hội.Trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng nhất.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin khẳng định rằng: sản xuất vật chất
(SXVC) là quá trình con người sử dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự
nhiên, nhằm biến đổi giới tự nhiên theo nhu cầu – mục đích của con người. Và hơn
cả là chúng ta tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu bản năng sinh tồn của con
người ( chính bản than mình) sau đó là cho xã hội để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển. lOMoAR cPSD| 40419767 Ví dụ:
Con người tham gia trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra lương thực – thực phẩm
Từ đó rút ra 3 đặc trưng của SXVC:
• Hoạt động SXVC mang tính lịch sử xã hội, bởi hoạt động này mang
tính chất hoạt động của một tập đoàn người.
• Trong quá trình SXVC con người không thể tách mình ra khỏi cộng
đồng xã hội. Bởi vì con người chúng ta tồn tại theo tư cách là thực thể
xã hội. (Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng nhau)
• Hoạt động SXVC là hoạt động có mục đích, đáp ứng nhu cầu bản
năng sinh tồn của con người, cũng như sự phát triển của xã hội. Và mang tính khách quan.
b)Vai trò của sản xuất vật chất
SXVC là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:
• Đời sống xã hội loài người bao gồm nhiều mặt, nhiều hoạt động: kinh tế,
chính trị, văn hóa, nghệ thuật,…Xã hội càng phát triển thì các hoạt động này
càng phong phú. Các hoạt động này do con người tạo ra thông qua SXVC.
• Con người muốn tồn tại trước hết phải đáp ứng nhu cầu: ăn, ở, mặc. Nhu cầu
này không có sẳn trong giới tự nhiên, mà phải thông qua hoạt động sản xuất.
Chính lao động sản xuất đã biến đổi các đối tượng trong giới tự nhiên thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của con người và xã hội.
• Không có hoạt động SXVC thì không có sự tồn tại của con người và xã hội loại người.
Hoạt động SXVC là nền tảng làm nảy sinh các mối quan hệ trong đời sống xã hội.
Hoạt động SXVC là cơ sở hình thành, phát triển, biến đổi xã hội. Lịch sử phát
triển của loài người đã chứng minh, xả hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế
xã hội do hoạt động SXVC quyết định.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
a) Khái niệm phương thức sản xuất,lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Phương thức sản xuất (PTSX) là cách thức con người thực hiện quá trình SXVC
ở những giai đoạn nhất định.
PTSX chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và
một quan hệ sản xuất tương ứng với trình độ. lOMoAR cPSD| 40419767
Lực lượng sản xuất (LLSX) là một phạm trù triết học dung để chỉ mối quan hệ
giữa con người với giới tự nhiên. LLSX bao gồm:
• Người lao động: với sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm. Người lao động có
vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển LLSX.
• Tư liệu sản xuất (TLSX): gồm tư liệu lao động ( đất đai, nhà xưởng, các
vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất…) và công cụ lao động ( Mác gọi
là “cánh tay nói dài” của con người dung để chinh phục tự nhiên). Trong
đó, công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con
người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế (Thời đồ đá, thời đồ
đồng, thời đồ sắt…)
Ngày nay, trong sự phát triển của LLSX, yếu tố khoa học kỹ thuật có vai trò ngày
càng to lớn. Có thể nói khoa học – công nghệ đang trở thành đặc trưng nổi bật của LLSX hiện đại.
Quan hệ sản xuất (QHSX) là phạm trù triết học dung để chỉ mối quan hệ giữa con
người với con người, hay giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác trong quá trình sản xuất. QHSX gồm 3 mặt:
• Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản nhất, đặc
trưng cho QHSX trong từng xã hội, quan hệ này quyết định các quan hệ
khác (lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến có 2 loại sở hữu: tư nhân và công cộng)
• Quan hệ tổ chức và quản lý: nó có thể thích ứng thúc đẩy hoặc làm biến dạng đối với QHSX
• Quan hệ phân phối sản phẩm: nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con
người, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất.
b)Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Triết
học Mác – Lênin khẳng định rằng QHSX và LLSX là hai mặt của một phương
thức sản xuất. Hai mặt này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tồn tại không
thể tách rời nhau. Trong đó, LLSX là nội dung của quá trình SXVC, còn QHSX
hình thức của quá trình SXVC. Mà vận dụng cặp phạm trù nội dung – hình
thức, thì nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, hình thức có nhiệm vụ tác
động ngược trở lại đối với nội dung. Điều này nghĩa là:
LLSX bao giờ cũng quyết định QHSX ở những nội dung sau: lOMoAR cPSD| 40419767
• LLSX quyết định QHSX về mặt nội dung: cụ thể là nội dung của
LLSX như thế nào, thì đỏi hỏi QHSX phải như thế đó, mới đảm bảo sự phù hợp.
• LLSX quyết định QHSX về mặt tính chất, trình độ cũng như mặt biến
đổi. Điều này có nghĩa rằng khi LLSX thay đổi về mặt nội dung thì tất
yếu theo quy luật vận động và phát triển, QHSX cũng thay đổi theo để
phù hợp với sự phát triển của LLSX. Sự thay đổi của QHSX diễn ra
trên 3 mặt: sở hữu, quản lý, phân phối.
QHSX tác động ngược trở lại đối với LLSX. Mặc dù QHSX là hình thức
nhưng QHSX mang tính độc lập tương đối và nó tác động ngược trở lại với
LLSX(nội dung). Sự tác động này diễn ra theo 2 hướng:
• Nếu QHSX phản ánh đúng trình độ phát triển của LLSX đặc biệt là ở
khâu phân phối sản phẩm lao động làm ra. Nghĩa là QHSX phân phối
sản phẩm lao động làm ra một cách hợp lý đối với người lao động,
kích thích hay tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào quá
trình SXVC. Tất yếu dẫn đến năng suất lao động tang cao, sản phẩm làm ra được nhiều.
• Nếu QHSX phản ánh sai lệch với sự phát triển của LLSX, đặc biệt là
khâu phân phối sản phẩm lao động làm ra không hợp lý đối với người
lao động thì dẫn tới tạo cho người lao động tâm lý chán nản, bất mãn
sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp hay không đạt được những gì nhà sản xuất mong đợi. c)Kết luận
Quy luật QHSX phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ
bản, nền tảng chi phối toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người. Do đó, khi
giải thích sự phát triển của xã hội, phân tích nguyên nhân, sự biến đổi của xã hội,
thì phải xuất phát từ quy luật này.
II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a) Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng (CSHT)là một phạm trù triết học dung để chỉ những quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
- Kết cấu của cơ sở hạ tầng gồm: QHSX tàn dư, QHSX thống trị, QHSX mầm mống. lOMoAR cPSD| 40419767
b) Khái niệm, kết cấu kiến trúc thượng tầng
- Kiến trúc thượng tầng (KTTT) là một phạm trù triết học dung để chỉ toàn bộ
những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật với
những thể chế xã hội tương ứng như ( nhà nước, đảng phái, tôn giáo, các đoàn
thể,…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Trong xã hội có giai cấp, KTTT bao gồm quan điểm, tư tưởng và thể chế của giai
cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm xã hội trước để lại. Tính chất cơ bản của
KTTT trong một chế độ xã hội nhất định do tính chất hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị quyết định ( KTTT mang tính giai cấp). Bên cạnh đó, Nhà nước trong
KTTT giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.
2.Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
a) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- Tính chất của CSHT như thế nào sẽ quy định tính chất của KTTT như thế ấy.
QHSX nào giữ vị trí thống trị về mặt kinh tế cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị.
- Nếu CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng sẽ thay đổi theo, nhưng quá
trình đó diễn ra một cách phức tạp. Vì trong đó chứa nhiều yếu tố của KTTT cũ
chưa bị diệt vong. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó diễn ra thông qua cuộc
đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
b) Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Tất cả các yếu tố trong KTTT đều tác động trở lại đối với CSHT. Tuy nhiên, các
yếu tố do tính chất khác nhau nên vai trò tác động cũng khác nhau. Trong xã hội có
giai cấp, nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất đến CSHT, vì đó là bộ máy bạo
lực tập trung của giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Các yếu tố còn lại cũng có sự
tác động đến CSHT với các tác dụng khác nhau, song đều bị nhà nước và pháp luật
của giai cấp thống trị chi phối.
- Sự tác động tích cực của KTTT đối với CSHT còn được thể hiện ở chức năng xã
hội của nó là sinh ra để bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó,
đồng thời tích cực đấu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT cũ.
Tóm lại, KTTT có tác dụng tích cực to lớn đối với CSHT khi nó tác động cùng
chiều đối với quy luật vận động của CSHT. Ngược lại, khi nó tác động ngược
chiều với quy luật kinh tế khách quan sẽ gây cản trở đối với sự phát triển CSHT.
III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC
LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
a) Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội lOMoAR cPSD| 40419767
- Tồn tại xã hội (TTXH) là toàn bộ sinh hoạt vật chất cùng với những điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội. TTXH bao gồm các yếu tố chính là: phương thức sản
xuất vật chất, điều kiện tự nhiên – hoàn cành địa lý, dân số và mật độ dân số,… - Ý
thức xã hội (YTXH) là tất cả các mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, …nảy sinh từ tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.
b) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
- TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy. Mỗi khi TTXH thay đổi thì sớm hay
muộn YTXH cũng sẽ tha đổi theo cho phù hợp.
2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội -
YTXH thường lạc hậu hơn TTXH
Vd: Hiện nay, mặc dù kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi tuy nhiên một số tư
tưởng lạc hậu vẫn còn “trọng nam khinh nữ”, “cào bằng”,… -
YTXH có thể vượt trước TTXH do nắm bắt được bản chất, quy luật của sv- ht.
Vd: Tư tưởng về nền kinh tế tri thức đã có nhưng bản than kinh tế tri thức vẫn chưa có ở nước ta. - YTXH có tính kế thừa.
Vd: tinh thần yêu nước, các giá trị truyền thống của dân tộc… -
Các hình thái YTXH như triết học, đạo đức học, nghệ thuật, khoa học,…có
tác động qua lại với nhau. Trong đó ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng. -
YTXH tác động ngược trở lại TTXH theo hai chiều hướng. Tính cực thúc đẩy Tiêu cực kìm hãm IV.
HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ-TỰ
NHIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI (SV tự tham khảo SGK)
V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP (SV tự tham khảo SGK)
VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON
NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1. Con người và bản chất của con người lOMoAR cPSD| 40419767
a) Khái niệm con người
- Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện
chứng giữa tự nhiên và xã hội. * Mặt sinh học:
- Con người là sinh vật cao cấp, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài trong giới tự nhiên.
- Con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, do đó sự tồn tại và phát triển của con
người luôn luôn tuân theo quy luật tự nhiên (trao đổi chất, sinh lão bệnh tử,…) -
Con người cũng có những nhu cầu như động vật, nên muốn tồn tại con người phải
đáp ứng những nhu cầu đó: đói thì ăn, khát thì uống, giải tỏa tâm sinh lý,… *Mặt xã hội:
- Ở con người, chủ thể xã hội được hình thành do quan hệ xã hội và lao động xã
hội, trong đó lao động là hành động quan trọng nhất( con người thoát khỏi giới
động vật, cản thiện đời sống tinh thần và vật chất…)
- Sự tồn tại và phát triển của con người bị chi phối bởi các quy luật xã hội: kinh
tế, văn hóa, nghệ thuật,…Từ đó, hình thành nên bản chất xã hội và nhân cách của con người.
b) Bản chất của con người
- Triết học Mác – Lênin khẳng định “Con người mang bản chất xã hội. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
• Con người có bản chất xã hội nghĩa là bản chất của con người quy định bởi
điều kiện xã hội. Con người sống trong môi trường xã hội nào thì mang bản
chất của xã hội ấy. Vậy khi nghiên cứu con người phải đặt con người trong
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không tách rời không gian thời gian.
• “trong tính hiện thực” nghĩa là trong thực tế không có con người nói chung
chung, con người nói chung chỉ là khái niệm, mà chỉ có con người trong
những điều kiện cụ thể.
• “Bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” nghĩa là các
mối quan hệ không ngừng xâm nhập, tác động, quy định lẫn nhau, làm nên
bản chất của con người. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận mà con người có
những mối quan hệ khác nhau.
Từ quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người ta rút ra được
• Bản chất của con người không được sinh ra mà được SINH THÀNH, tức là
bản chất của con người được hình thành và biến đổi bởi các quy luật xã hội.
Muốn con người theo hướng thiện thì phải xây dựng môi trường nhân văn. lOMoAR cPSD| 40419767
• Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong
chừng mực nào đó, thì con người cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực
nhất định. Phát huy năng lực sáng tạo của con người.
• Muốn giải phóng con người thì phải xóa bỏ những mối quan hệ kìm hãm sự
phát triển của con người.
2.Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng
nhân dân và cá nhân
a)Khái niệm quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là một bộ phận đông đảo dân cư có cùng chung lợi ich
căn bản, bao gồm những thành phần, tần lớp xã hội và giai cấp được liên kết thành
một tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức đảng phái nhằm giải quyết
những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
b)Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử
Triết học Mác – Lênin khẳng định: quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử, có vai trò quyết định tới sự phát triển của lịch sử. Vì:
• Quần chúng nhân dân là LLSX vật chất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất
ra của cải vật chất, cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
• Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của các cuộc CM xã hội.
• Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa và tinh thần của xã hội
Xét từ các quá trình kinh tế đến chính trị, từ các hoạt động vật chất cho đến
các hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn có vai trò quyết định đến lịch sử.
----------------------HẾT------------------------