-
Thông tin
-
Quiz
Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau: giai cấp công nhân; giai cấp nông dân; đội ngũ trí thức; đội ngũ doanh nhân. Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội | Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học
Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau: giai cấp công nhân; giai cấp nông dân; đội ngũ trí thức; đội ngũ doanh nhân. Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(KH) 71 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
I. Các giai cấp, tầng lớp cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
- Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau: giai cấp công
nhân; giai cấp nông dân; đội ngũ trí thức; đội ngũ doanh nhân. 1. Giai cấp công nhân. a. Vai trò.
- Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến trong xã hội.
- Giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Là lực lượng nồng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức.
=> Nhiệm vụ trọng tâm của giai cấp công nhân là phát triển kinh tế,
tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa. b. Đặc điểm.
- Sự biến đổi nhanh chóng về số lượng và cơ cấu của giai cấp công nhân.
- Sự tăng cường của bộ phận "công nhân hiện đại" và "công nhân tri thức".
- Trình độ chuyên môn và tác phong công nghiệp của công nhân ngày càng được nâng cao.
- Công nhân được trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm
việc trong môi trường công nghiệp hiện đại.
- Công nhân có ý thức tổ chức kỹ thuật lao động, làm việc theo cách tối
ưu nhằm đạt hiệu suất và chất lượng cao. c. Hạn chế.
- Trong giai cấp công nhân Việt Nam, có sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét.
- Có sự chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống giữa những người
giàu có và người thu nhập thấp, tạo ra bất bình đẳng và bất công trong nội bộ công nhân.
- Một bộ phận công nhân vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu
thốn về mọi mặt, chưa có điều kiện sống tốt, thiếu đảm bảo về lương
thực, chỗ ở, giáo dục và y tế.
- Giác ngộ ý thức chính trị giai cấp ở một số công nhân này chưa cao,
họ chưa nhận thức rõ về tình hình xã hội, quyền lợi của bản thân và
khả năng tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi.
- Những hạn chế trên không chỉ gây ra bất bình đẳng và bất công trong
nội bộ công nhân, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và sức mạnh
của giai cấp công nhân như một lực lượng đoàn kết và tiến bộ.
- Cần có sự chú trọng đến việc nâng cao mức sống, điều kiện làm việc,
đảm bảo quyền lợi và công bằng, cũng như tăng cường giáo dục và
giác ngộ chính trị cho tất cả công nhân. 2. Giai cấp nông dân. a. Vai trò.
- Nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò chiến lược trong quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần đáng kể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nông nghiệp và nông thôn là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát
triển kinh tế-xã hội bền vững, duy trì ổn định chính trị, đảm bảo an ninh và quốc phòng.
- Nông thôn là nơi sinh sống của đa số dân cư Việt Nam, cung cấp
nguồn lao động, nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp, tạo thu nhập
ổn định và cải thiện điều kiện sống.
- Nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng xã hội đa văn hóa.
- Nông thôn là chủ thể trong quá trình phát triển và xây dựng nông
thôn mới, trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư và lao động, thúc đẩy
sự phát triển bền vững. b. Đặc điểm.
- Sự biến đổi và đa dạng về cơ cấu giai cấp nông dân:
Xuất hiện những chủ trang trại lớn, có quy mô sản xuất lớn và sử
dụng công nghệ hiện đại.
Vẫn tồn tại những nông dân mất rừng, mất đất, đứng đầu trong
tình trạng nghèo đói và thiếu vốn.
- Xu hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ nông dân trong cơ cấu xã hội - giai cấp:
Sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Một bộ phận nông dân trở thành công nhân trong các khu công
nghiệp hoặc dịch vụ có tính chất công nghiệp. c. Hạn chế.
- Sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ giai cấp nông dân:
Sự chênh lệch về tài nguyên, vốn và quy mô sản xuất giữa các nông dân.
Dẫn đến chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống.
- Một số nông dân có điều kiện tốt hơn:
Có thể đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật cao và quản lý hiệu quả.
Trong khi một số nông dân khác vẫn gặp khó khăn trong việc
trang trải cuộc sống hàng ngày.
- Thách thức trong đảm bảo sự công bằng và phát triển bền vững cho nông dân. - Giải pháp:
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật và
thị trường tiêu thụ để phát triển nông nghiệp.
Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và
đời sống người nông dân. 3. Đội ngũ trí thức. a. Vai trò.
- Lực lượng lao động sáng tạo quan trọng trong công nghiệp hóa và
hiện đại hóa, đóng góp vào phát triển và cải tiến công nghệ, quy trình
sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Tham gia vào các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành, tạo mạng lưới hợp
tác, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài nguyên, nâng cao năng lực
và sức mạnh của đội ngũ tri thức.
- Trở thành chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhà lãnh đạo, đóng góp vào
việc xây dựng và phát triển bền vững của đất nước.
- Vai trò ngày càng quan trọng hơn trong bối cảnh công nghệ và cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng và phát triển công nghệ tiên tiến
để thúc đẩy tiến bộ và tăng trưởng bền vững. b. Đặc điểm.
- Họ là lực lượng lao động sáng tạo với kiến thức chuyên sâu trong các
lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và văn hóa.
- Họ không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có khả năng ứng dụng kiến
thức vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tế.
- Họ liên tục cập nhật kiến thức mới, theo dõi các phát triển mới nhất
trong các lĩnh vực của mình.
- Nghiên cứu và sáng tạo của họ đóng góp vào việc tìm ra các giải
pháp, công nghệ và định hướng phát triển mới.
- Vai trò của họ là nguồn lực quan trọng để đất nước vượt qua thách
thức và khai thác các cơ hội mới trong bối cảnh phát triển nhanh chóng
của khoa học công nghệ và xã hội. c. Hạn chế.
- Sự tập trung quá mức vào lý thuyết, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn:
Điều này có thể khiến các trí thức gặp khó khăn trong việc ứng
dụng kiến thức của mình vào thực tế.
Cần có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn trong quá
trình đào tạo và phát triển.
- Sự ỷ lại vào sự sắp xếp của Nhà nước, thiếu tính chủ động:
Điều này có thể phát sinh do môi trường giáo dục và nghiên cứu
không khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Cần tạo ra môi trường học tập và làm việc, khuyến khích tinh
thần chủ động, sáng tạo.
- Thiếu thông tin và hỗ trợ về cơ hội việc làm:
Điều này có thể hạn chế khả năng tự tin và đóng góp tích cực của
trí thức vào xã hội và kinh tế.
Cần cung cấp thông tin và hỗ trợ cho trí thức trong việc tìm kiếm
cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp.
- Để khắc phục những hạn chế này, cần có những chính sách và biện pháp sau:
Cải cách nền giáo dục và môi trường nghiên cứu, tạo điều kiện
cho sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn.
Khuyến khích tinh thần chủ động, đổi mới và sáng tạo trong học
tập, nghiên cứu và làm việc.
Cung cấp thông tin và hỗ trợ về cơ hội việc làm, giúp trí thức tự
tin và phát huy được vai trò của mình. 4. Đội ngũ doanh nhân. a. Vai trò.
- Đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất
cao đóng vai trò quan trọng trong:
Xây dựng các doanh nghiệp, tập đoàn có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, thu thuế cho quốc gia.
Đóng góp vào sự phát triển kinh tế tổng thể.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ của doanh nhân cũng đóng góp quan trọng thông qua:
Tạo ra số lượng việc làm lớn, đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Giúp giảm nghèo, xóa đói trong cộng đồng.
Tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp vào các dự án, chương trình an sinh xã hội.
- Đội ngũ doanh nhân tạo ra tiềm lực kinh tế lớn, đóng góp vào việc
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia thông qua:
Khả năng đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp.
Mở rộng thị trường.
Thúc đẩy sự đổi mới kinh tế, tạo ra cơ hội phát triển mới.
Tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. b. Đặc điểm.
- Phát triển nhanh về số lượng và quy mô trong môi trường kinh doanh đang phát triển.
- Là những người tìm kiếm cơ hội và khai thác tiềm năng kinh doanh.
- Sự cạnh tranh và thị trường mở tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng số lượng doanh nhân.
- Đảng và Nhà nước quan tâm, chủ trương xây dựng đội ngũ doanh
nhân vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân phát triển.
- Được xem là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội.
- Đòi hỏi doanh nhân phải có trình độ, năng lực và phẩm chất cao, chịu
trách nhiệm với cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước. c. Hạn chế.
- Thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp bài bản, dẫn đến
quản lý kém hiệu quả, thiếu sự chuyên nghiệp
- Chỉ tập trung vào lợi nhuận trước mắt, thiếu tầm nhìn chiến lược cho
phát triển lâu dài, bỏ qua cơ hội phát triển bền vững
- Không đầu tư đầy đủ cho nghiên cứu và phát triển, không xem xét đủ
các yếu tố xã hội và môi trường - Giải pháp:
Tăng cường giáo dục và đào tạo cho doanh nhân, đặc biệt những
người xuất thân từ tay ngang.
Khuyến khích doanh nhân có tầm nhìn chiến lược và khả năng quản lý chuyên nghiệp.
Tăng cường sự hỗ trợ từ chính phủ, tổ chức và cộng đồng để thúc
đẩy phát triển bền vững.