Chương 6: Định chế xã hội và dư luận xã hội - Xã hội học | Đại học Văn Lang

Chương 6: Định chế xã hội và dư luận xã hội - Xã hội học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

CHƯƠNG 6: ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
I. ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI
1. Phân tích định chế xã hội:
1.1. Khái niệm định chế xã hội
Định chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ động nhằm thoả mãn nhu cầu
xã hội quan trọng.
kết cấu các vị trí hội ít nhiều tính cách ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu bản
của con người trong xã hội.
dụ: Gia đình sự kết hợp hợp một số vị trí vai trò (chồng, vợ, cha, mẹ, con,…)
hình thành một hệ thống những quan hệ hội thông qua đó đời sống gia đình được
hình thành.
Trong xã hội, thường kể đến các định chế bản sau: Gia đình, giáo dục, kinh tế, chính
trị, văn hoá (tôn giáo, truyền thông, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,…)
Định chế tập hợp các tương quan, các ứng xử, các chuẩn mực này đòi hỏi phải
những con người cụ thể thực hiện chúng. Như vậy, mỗi định chế có nhiều tổ chức xã hội
vệ tinh để thực hiện các khuôn mẫu, các hành vi, các chuẩn mực của định chế. Trường
học có các hội phụ huynh, hội cựu học sinh, các hội văn nghệ, thể thao. Nhà nước thì có
các tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể, nhóm áp lực,…
I.2 Một số nét đặc trưng của định chế xã hội
Mỗi định chế đều có những đặc thù riêng, nhưng đồng thời cũng có những nét chung với
các định chế khác. Tất cả các định chế đều muốn duy trì sự trung thành của các thành
viên, đều muốn áp đặt uy quyền của mình, đều đưa ra các khuôn mẫu hành vi. Đều đề ra
các phương cách đối phó với các định chế khác. Do đó, các định chế đều sử dụng một số
kỹ thuật giống nhau.
Mỗi định chế đều đề cao một số ứng xử, hành vi và thấi độ nhất định, gia đình đề cao sự
chung thuỷ, nhà nước dạy công dân mình lòng trung thành, bổn phận, sự phục tùng, định chế
kinh tế: tư duy, kiếm lời, năng suất,…
Mỗi định chế sử dụng các biểu tượng như một dấu hiệu để nhắc nhở về sự hiện hữu của
mình.
Các định chế thường chuẩn bị cho các thành viên trong định chế thực hiện các vai trò chỉ định
bằng cách đưa ra các quy tắc, các luật lệ, quy định hành vi, đôi khi được thể hiện một cách
chính thức, như trong trường hợp lời thề Hippocrates của người bác sĩ, như lễ trao nhẫn cưới,
như lời thề trung thành vói các đoàn thể chính trị. Nhiều ứng xử trong một vai trò nhất định
được học hỏi hoặc truyền lại không qua con đường chính thức mà do quan sát, do kinh nghiệm
từ cuộc sống rút ra, bằng con đường này cũng rất quan trọng trong việc hình thành nhân
cách của con người trong các định chế. Ví dụ: Những đứa trẻ sống trong gia đình hoà thuận, sẽ
dễ dàng hơn trong việc đảm nhận vai trò làm vợ, làm chồng, hay vai trò của người cha, người
mẹ.
Mỗi định chế đều các chuẩn mực quy định các thành viên trong định chế phải ứng xử như
thế nào. Nhưng mặt khác mỗi định chế đều có hệ tư tưởng riêng để giải thích tại sao phải hành
động như thế. Các luật lệ các khuôn mẫu hành vi có mục đích ràng buộc các thành viên thì hệ ý
thức đem lại những giải về mặt trí cho việc áp dụng những chuẩn mực của định chế vào
những vấn đề cụ thể của xã hội.
Ví dụ Định chế gia đình:
Khuôn mẫu ứng xử và thái độ: Chung thuỷ, tình yêu, trách nhiệm,
Biểu tượng: Nhẫn cưới
Văn hoá vật thể: Nhà, bàn ghế, bàn thờ tổ tiên,…
Luật lệ quy định ứng xử: Bộ luật gia đình, tập tục nuôi dạy con, gia phả
Hệ ý thức: chủ nghĩa lãng mạng, quan niệm dòng họ
Câu hỏi: Hãy liệt kê đặc trưng các định chế Kinh tế, giáo dục
I.3 Các chức năng của định chế xã hội:
Quy định hành vi:
Các định chế hội đã tạo ra hệ thống các khuôn mẫu chuẩn mực cho các nhân
hoạt động với các kiểu hành vihội được chấp nhận trong nhiều trạng tháihộik
hác nhau. Thông qua quá trình hội hoá, đồng thời với sự hoạt động của các định
chế hội, nhân tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi thực hiện theo các khuôn
mẫu đó theo các tình huống cụ thể. Định chế hội đã quy định khuôn mẫu hành
động hội theo hai cách (1) bắt buộc phải làm như quy định không theo không
được (2) quy định những hành động không được phép thực hiện. Định chế cũng tập
hợp các vai trò đã được chuẩn hoá đó chính các vai trò mọi nhân cần phải
học để thực hiện thông qua quá trình hội hoá. Nghĩa là, thiết chế cung cấp cho
nhân những vai trò có sẵn.
Định hướng vai trò xã hội hoá cá nhân:
Các định chế xác định phần lớn các vai trò của cá nhân theo yêu cầu của xã hội để cá
nhân nhận biết trong quá trình hội hoá. Các vai trò này thước đo hội quy
định để đánh giá giá trị xã hội của cá nhân và tổ chức đã cống hiến cho xã hội. Từ đó
nhân đó biết lựa chọn vai trò nào đối với mình phù hợp, thể biết được sự
mong đợi của vai trò trước khi cá nhân đó thể hiện.
Đem lại lòng tin, sự ổn định và kiên định cho các thành viên xã hội
Định chế hội đã định hướng hành động hội vào sự củng cố, xây dựng phát
triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc chung cho mọi người.
Định chế hội đã duy trì được sự ổn định phát triển hội, do vậy đã hướng
nhận thức của các thành viên tới các định chế xã hội như là một sự chấp nhận các giá
trị, chuẩn mực hội và khuôn mẫu hành vi, nhằm củng cố nhận thức và thống nhất
hành đọng của mọi người tronghội hướng vào xây dựng xã hội vững mạnh. Nhìn
chung các nhân ít khi hành động ngược lại các định chế, bởi cung cách duy
phong cách hành động đã được thiết chế hoá có ý nghĩa quan trọng đối với con
người. Định chế mang lại cảm giác yên tâm an toàn cho người tuân thủ nó,
chính cái hội cho đúng, chuẩn mực thực hiện theo đám đông, chỉ
những thành viên không thực hiện mới cảm thấy bất an vì bị xã hội lên án.
Điều chỉnh và kiểm soát hành vi:
Định chế là căn cứ để phân định đúng sai, phải trái trong hành động xã hội. Do đó nó
đã điều chỉnh kiểm soát hành vi hội của các nhân, các nhóm để chúng phù
hợp với mong đợi xã hội.nhân sử dụng định chế xã hội như là khuôn mẫu chuẩn
cho hành động để giám sát hành động của người khác yêu cầu họ tuân thủ theo.
Trường hợp thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều hoà và kiểm soát xã hội không
đúng cách thể dẫn đến tác động tiêu cực đối với hội, đặc biệt sự kiểm soát
của các định chế quá mạnh sẽ triệt tiêu mọi ssáng tạo của nhân, đồng thời định
chế sẽ mang tính bảo thủ, thể hiện khuôn mẫu tác phong lỗi thời lạc hậu. Các định
chế này cản trở sự phát triển của xã hội và ngược lại.
2. Định chế trong xã hội hiện đại
2.1 Qúa trình phân biệt hoá định chế xã hội
Chức năng xã hội Loại hình xã hội
Xã hội cổ truyền Xã hội hiện đại
Truyền thông Gia đình, hệ thống thân tộc Truyền thông đại chúng
Sản xuất Gia đình, dòng họ Các định chế kinh tế
Phân phối Gia đình mở rộng, chợ Thị trường định chế
chuyên chở
Bảo vệ, che chở Gia đình, thị tộc, làng xóm Quân đội, cảnh sát, công ty
bảo hiểm, định chế y tế
Thay thế, tái sản xuất
hội
Gia đình Gia đình, trường học, tôn
giáo
Kiểm soát xã hội Gia đình Gia đình, định chế tôn
giáo, các tổ chức chính
quyền
Khi hội trở nên to lớn hơn phức tạp hơn, các định chế hội phát triển qua một
quá trình phân biệt hoá. Ví dụ trong xã hội sơ khai con người chưa có khái niệm và chưa
sử dụng tiền tệ và sự trao đổi sản phẩm là sự trao đổi trực tiếp. Trái lại xã hội hiện đại
một xã hội bị tiền tệ hoá và nhiều cơ cấu xá hội gắn liền tiền tệ như ngân hàng bảo hiểm,
quỹ tín dụng một loạt các vị trí hội gắn liền với các tổ chức tài chính này. Theo
G.Lénki, các nhu cầu chủ yếu các thành viên trong bất cứ xã hội nào đều có:
(1) Nhu cầu thông tin giữa các thành viên; trước hết là thông qua ngôn ngữ, sau đó là các
định chế truyền thông
(2) Sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ: trước tiên là thoả mãn nhu cầu sống còn, sau đó để
thoả mãn nhu cầu tìm của ngon vật lạ
(3) Phân phối sản phẩm và dịch vụ: trong nội bộ xã hội và sau đó qua các xã hội khác
(4) Che chở và bảo vệ: chống lại những tai hoạ của thiên nhiên và sau đó nhằm chống lại
những xã hội con người thù địch
(5) Thay thế các thành viên: nghĩa là tái sản xuất ra những thành viên mới cho xã hội (về
mặt sinh lý cũng như về mặt xã hội)
(6) Nhu cầu kiểm soát các thành viên, nhằm đảm bảo sự tồn tại của xã hội, giảm thiểu
loại bỏ những sự xung đột. Trong các hội giản đơn, nhiều chức năng trong các
chức năng này được thực hiện bởi một định chế đó là gia đình. Trong các xã hội hiện
đại, các chức năng này, được thực hiện bởi nhiều định chế khác nhau thông
thường một chức năng cơ bản được phân công cho nhiều định chế khác.
2.2 Các lĩnh vực định chế:
Trong xã hội hiện đại mỗi lĩnh vực chính yếu không chỉ bao gồm một hoặc hai định
chế một loạt định chế tương quan với nhau. dụ lĩnh vực sản xuất bao
gồm định chế sản xuất ra sản phẩm dịch vụ định chế lao động. Các định chế
của lĩnh vực sản xuất lại có liên quan mật thiết với các định chế trong lĩnh vực phân
phối lưu thông, bao gồm thị trường sản phẩm, dịch vụ lao động cũng như định chế
chuyên chở. Hợp chung lại các định chế sản xuất phân phối hình thành nên các
định chế kinh tế xã hội.
Lĩnh vực định chế Định chế chủ yếu Tổ chức then chốt
Gíao dục Giáo dục cấp 1,2,3,
Giáo dục chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học,…
Hệ thống trường công, tư
Các trường chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học,
Truyền thông tuyến Truyền thanh,
truyền hình
Báo chí,
Xuất bản
Phim ảnh,…
Hệ thống tuyến truyền
thanh, truyền hình
Báo chí, tạp chí, quầy bán
báo,..
Nhà xuất bản, phát hành
Công ty, nghiệp, làm
phim, phát hành,
Chính trị Hành pháp
Lập pháp
Tư pháp
Quân đội,…
Hội đồng nhà nước, nội
các,..
Quốc hội, hội đồng nhân
dân,…
Toà án các cấp
Quân đội chính quy, dân
quân
Tôn giáo Phật giáo
Thiên chúa giáo,…
Các giáo phái, hội đoàn
Chùa chiền, nhà thờ,
thánh thất,…
2.3. Kỳ vọng ở vai trò trong các định chế:
Những định chế khác nhau đặt ra các vị trí vai trò khác nhau cho những thành
viên của mình và chính từ những kỳ vọng khác nhau liên quan đến các vai trò này mà
các xung đột về vai trò xảy ra.
Talcott Parsons phân tích khác biệt này thành năm cặp khả năng chọn lựa khác nhau,
theo biến số cho khuôn mẫu ứng xử:
Đặc thù/phổ quát: ứng xử trong định chế gia đình khác trong định chế hành chính
Dễ xúc động/dửng dưng, trí: ứng xử của bệnh nhân khác ứng xử của bác sĩ, của
người chơi bài, khác người chia bài
Quyền lợi cá nhân/quyền lợi tập thể: ứng xử người công nhân khác với tổ sản xuất
Chỉ định/sở đắc: một ông vua khác với một tổng thống
Cố định/phân tán: định chế kinh tế có tính cách tập trung, vai trò các thành viên trong
gia đình có tính chất phân tán
2.4 Một vài đặc điểm của định chế trong các xã hội hiện đại:
Các hội công nghiệp hiện đại đặc tính sự hiện diện của các định chế mang
tính cách quan liêu sự phân công trong các định chế trên. Những hậu quả của
các khuynh hướng chủ yếu trên bao gồm việc thay thế các thể bằng những tác
nhân tập thể, việc ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức quan liêu lên trên cá
nhân và sự ra đời của định chế toàn bộ. Theo Parkinson cho rằng khuynh hướng con
người trong các tổ chức quan liêu chỉ lo lắng chăm chú o công việc họ
được giao để khỏi phải làm thêm việc khác.
Ảnh hưởng mạnh mẽ của các tổ chức quan liêu trên đời sống hội đã giảm thiểu
khả năng của nhân can thiệp cho bạn hay bà con ngoài các định chế này. Hiện
tượng này được tả dưới khái niệm “con người tổ chức” những nhân viên của
công ty, các đoàn thể thường phải gắn bó với các tổ chức này và do đó ít gắn bó hơn
với những người ngoài tổ chức.
Những định chế toàn bộ nhũng tổ chức chức năng chăm lo cho toàn bộ cuộc
sống của những người không thể tự chăm sóc cho chính mình – những người bị trừng
phạt hay bị loại bỏ khỏi các định chế hội bình thường, hoặc những người đã tình
nguyện chọn một lối sống gắn với cá tổ chức như vậy (quân đội, tu viện)
Bao gồm trong khái niệm định chế toàn bộcác viện cứu tế, nhà tù, nhà dưỡng lão,
các trường nội trú, các học viên quân sự,…Một nét bản của tổ chức như vậy
việc xoá tan ranh giới thường phân cách các hoạt động ngủ, chơi và làm việc của các
cá nhân.
Thuật ngữ xây dựng định chế nhằm chỉ những phương cách theo đó hội tạo ra
hoặc thay đổi các định chế để đáp ứng những nhu cầu mới, để thích ứng với những
thay đổi kỹ thuật hoặc để sửa sai các vấn đề xã hội.
II. DƯ LUẬN XÃ HỘI:
1. Khái niệm “Dư luận xã hội”
Dư luậnhội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi
hai từ: Public - Công khai, công chúng và Opinion - ý kiến, quan điểm.
Hiện nay thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa
học, cũng như trong đời sống hàng ngày.
Theo các nhà hội học: luận hội hình thức biểu hiện trạng thái ý thức
của xã hội, của mọi cộng đồng rộng lớn,sự phán xét, đánh giá, sự phản ánh
thái độ của các cộng đồng ấy đối với các sự kiện, hiện tượng trong xã hộiliên
quan đến nhu cầu lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định.
Đối tượng của dư luận xã hội:
Không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà là những vấn đề được cộng đồng
xã hội quan tâm.
- Chủ thể của luận hội cộng đồng người hay nhóm người mang luận
hội. Đối với vấn đề lớn liên quan đến các thành viên trong hội, luận
xã hội biểu thị ở những mặt sau đây:
+ Đánh giá đúng sai, khen chê.
+ Tỏ thái độ đồng tình hay phản đối, phê phán thiện chí, đóng góp chân tình
hay phản ứng tiêu cực.
+ Bày tỏ nguyện vọng.
2. Tin đồnluận hội Tin đồn và luận hội là hoàn toàn khác nhau.
luận hội sự đánh giá, phán xét về một vấn đề nào đó, một phần sự thật
được xác định bởi quan thẩm quyền, thường hướng đến một mục đích tốt
đẹp hoàn thiện hơn. Trong khi tin đồn chủ yếu thông qua truyền miệng
chính, chủ yếu chưa được chứng minh, được truyền đi trong trạng thái không
ràng, thêm phần cấu cho hấp dẫn, tam sao thất bổn, cũng thường đi
ngược lại với dư luận xã hội, mục đích của tin đồn cũng thường là xấu.
3. Vai trò và chức năng của Dư luận xã hội
3.1 Vai trò:
- Trong xã hội hiện đại, có hai hình thức quản lý xã hội:
+ Hình thức Nhà nước quản lý bằng pháp luật.
+ Hình thức xã hội quản lý chủ yếu bằng dư luận xã hội.
- luận hội khi đã hình thành thì đó sự biểu thị thái độ của đông đảo
người trong cộng đồng nên sức mạnh to lớn, biểu thị sức mạnh của quần
chúng.
3.2. Chức năng
- Dư luận xã hội là thước đo bầu không khí chính trị, xã hội;
- Điều hoà, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và những sai lệch diễn ra trong đời
sống xã hội;
- Giáo dục và tư vấn;
- Kiểm tra và giám sát không chính thức.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, tìm hiểu Dư luận xã hội
- Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền Nhà nước với quần chúng
nhân dân.
- Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
5. Sự hình thành Dư luận xã hội
5.1. Kết cấu của Dư luận xã hội
luận hội được kết cấu bởi hai bộ phận: chủ thể của luận hội đối
tượng của dư luận xã hội.
5.2. Sự hình thành Dư luận xã hội
- Bước 01: Mọi người chứng kiến sự việc xảy ra hoặc hình dung nó qua các kênh
thông tin khác nhau liên quan đến lợi ích của bản thân, cộng đồng (một cách
ý thức hoặc thức), trực tiếp hoặc gián tiếp, nảy sinh nhu cầuy tỏ tìm
cách bộc lộ ý kiến ban đầu bằng nhiều cách khác nhau.
- Bước 02: Mọi người tiếp tục trao đổi thông tin, tranh luận về các quan điểm, ý
kiến khác nhau xung quanh đối tượng của luận hội, tạo thành các nhóm ý
kiến lớn. Đây là quá trình xã hội hoá ý kiến, chuyển từ ý kiến cá nhân sang ý thức
xã hội.
- Bước 03: Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại theo các quan điểm bản,
hình thành sự phán xét, đánh giá chung thoả mãn được lợi ích nhu cầu, tâm
nguyện vọng cơ bản của đại đa số người.
- Bước 04: Hình thành lập trường cộng đồng thống nhất, nêu lên những yêu cầu,
kiến nghị đòi hỏi cách giải quyết để thoả mãn lợi ích chung cho cộng đồng.
luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếphội. Trong đó truyền thông đại
chúng là cơ chế hữu hiệu đảm bảo sự hình thành dư luận xã hội trên phạm vi rộng
lớn và trong giới hạn thời gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự.
6. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội:
Tính khuynh hướng: Thái độ chung của luận hội đối với mỗi sự kiện hiện
tượng, quá trình hội thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, bao
gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lự (chưa thái độ) cũngthể phân chia
luận xã hội theo khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu,…
Tính lợi ích: Nhìn nhận trên 2 phương diện, (1) lợi ích vật chất: thể hiện khi
các hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hộiliên quan chặt chẽ đến hoạt động
kinh tế sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân (2)lợi ích tinh thần:
được đề cập đến khi các vấn đề, sự kiện diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá
trị, các chuẩn mực xã hội, các phong tục tạp quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn
hoá của cộng đồng của xã hội.
Tính lan truyền: luận hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể,
một hiện tượng xã hội được các nhà xã hội học rất quan tâm. Bất kỳ 1 hành vi tập
thể nào cũng hiệu ứng phản xạ quay vóng, khỏi điểm từ một nhân hay một
nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các nhân khác hoặc nhóm hội
khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này cần nhân tố tác động đến chế
hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm xã hội.
Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi: phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đối với
các sự kiện, hiện tượng, các quá trình quen thuộc, luận hội rất bền vững
như luận đánh giá rất cao về cuộc đời sự nghiệp của Bác.Tính dễ biến đổi
xét trên 2 phương diện sau: (1) Biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá.
Sự phán xét nào về bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội phụ thuộc vào hệ thống các
giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hoá của cộng đồng người.(2)
biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của hội, nhiều giá trị văn hoá,
các chuẩn mựchội, phong tục tạp quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng nền
văn hoá xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã
hội.
Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế hội của luận hội: Sự
phản ánh của dư luận xã hội có thế đúng, có thể sai (nhiều hoặc ít)
6. Những yếu tố tác động đến dư luận xã hội
- luận hội phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, vào tính chất của các sự kiện,
hiện tượng và quá trình xã hội.
- Dư luận xã hội phụ thuộc vào trình độ văn hóa và hệ tư tưởng.
- Những nhân tố về tâm lý là yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận xã hội.
- Yếu tố hoàn cảnh sinh hoạt chính trị. Khi nghiên cứu luận hội cần phải
chú ý đến mặt chất lượng của dư luận, nghĩa là phải dựa vào các yếu tố sau:
+ Nguồn dư luận;
+ Quy mô dư luận;
+ Biểu hiện của dư luận;
+ Những tác động gây nhiễu luận kênh luận cũngnh hưởng đến chất
lượng của dư luận.
Tóm lại, luận hội một hiện tượng tinh thần của hội, biểu hiện trạng
thái ý thức hội, sản phẩm giao tiếp XH mang tính chất tổng hợp của ý thức
xã hội. luận XH không những khả năng phản hồi, giáo dục cao,còn có
khả năng mạnh hơn cả pháp luật, tạo sức ép đối với cá nhân hay tổ chức XH.
| 1/7

Preview text:

CHƯƠNG 6: ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI I. ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI
1. Phân tích định chế xã hội: 1.1.
Khái niệm định chế xã hội
Định chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ động nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội quan trọng.
Là kết cấu các vị trí xã hội ít nhiều có tính cách ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản
của con người trong xã hội.
Ví dụ: Gia đình là sự kết hợp hợp một số vị trí và vai trò (chồng, vợ, cha, mẹ, con,…)
hình thành một hệ thống những quan hệ xã hội và thông qua đó đời sống gia đình được hình thành.
Trong xã hội, thường kể đến các định chế cơ bản sau: Gia đình, giáo dục, kinh tế, chính
trị, văn hoá (tôn giáo, truyền thông, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,…)
Định chế là tập hợp các tương quan, các ứng xử, các chuẩn mực này đòi hỏi phải có
những con người cụ thể thực hiện chúng. Như vậy, mỗi định chế có nhiều tổ chức xã hội
vệ tinh để thực hiện các khuôn mẫu, các hành vi, các chuẩn mực của định chế. Trường
học có các hội phụ huynh, hội cựu học sinh, các hội văn nghệ, thể thao. Nhà nước thì có
các tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể, nhóm áp lực,…
I.2 Một số nét đặc trưng của định chế xã hội
Mỗi định chế đều có những đặc thù riêng, nhưng đồng thời cũng có những nét chung với
các định chế khác. Tất cả các định chế đều muốn duy trì sự trung thành của các thành
viên, đều muốn áp đặt uy quyền của mình, đều đưa ra các khuôn mẫu hành vi. Đều đề ra
các phương cách đối phó với các định chế khác. Do đó, các định chế đều sử dụng một số kỹ thuật giống nhau.
Mỗi định chế đều đề cao một số ứng xử, hành vi và thấi độ nhất định, gia đình đề cao sự
chung thuỷ, nhà nước dạy công dân mình lòng trung thành, bổn phận, sự phục tùng, định chế
kinh tế: tư duy, kiếm lời, năng suất,…
Mỗi định chế sử dụng các biểu tượng như là một dấu hiệu để nhắc nhở về sự hiện hữu của mình.
Các định chế thường chuẩn bị cho các thành viên trong định chế thực hiện các vai trò chỉ định
bằng cách đưa ra các quy tắc, các luật lệ, quy định hành vi, đôi khi được thể hiện một cách
chính thức, như trong trường hợp lời thề Hippocrates của người bác sĩ, như lễ trao nhẫn cưới,
như lời thề trung thành vói các đoàn thể chính trị. Nhiều ứng xử trong một vai trò nhất định
được học hỏi hoặc truyền lại không qua con đường chính thức mà do quan sát, do kinh nghiệm
từ cuộc sống rút ra, bằng con đường này nó cũng rất quan trọng trong việc hình thành nhân
cách của con người trong các định chế. Ví dụ: Những đứa trẻ sống trong gia đình hoà thuận, sẽ
dễ dàng hơn trong việc đảm nhận vai trò làm vợ, làm chồng, hay vai trò của người cha, người mẹ.
Mỗi định chế đều có các chuẩn mực quy định các thành viên trong định chế phải ứng xử như
thế nào. Nhưng mặt khác mỗi định chế đều có hệ tư tưởng riêng để giải thích tại sao phải hành
động như thế. Các luật lệ các khuôn mẫu hành vi có mục đích ràng buộc các thành viên thì hệ ý
thức đem lại những lý giải về mặt lý trí cho việc áp dụng những chuẩn mực của định chế vào
những vấn đề cụ thể của xã hội.
Ví dụ Định chế gia đình:
Khuôn mẫu ứng xử và thái độ: Chung thuỷ, tình yêu, trách nhiệm,
Biểu tượng: Nhẫn cưới
Văn hoá vật thể: Nhà, bàn ghế, bàn thờ tổ tiên,…
Luật lệ quy định ứng xử: Bộ luật gia đình, tập tục nuôi dạy con, gia phả
Hệ ý thức: chủ nghĩa lãng mạng, quan niệm dòng họ
Câu hỏi: Hãy liệt kê đặc trưng các định chế Kinh tế, giáo dục
I.3 Các chức năng của định chế xã hội: Quy định hành vi:
Các định chế xã hội đã tạo ra hệ thống các khuôn mẫu chuẩn mực cho các cá nhân
hoạt động với các kiểu hành vi xã hội được chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hộik
hác nhau. Thông qua quá trình xã hội hoá, đồng thời với sự hoạt động của các định
chế xã hội, cá nhân tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi và thực hiện theo các khuôn
mẫu đó theo các tình huống cụ thể. Định chế xã hội đã quy định khuôn mẫu hành
động xã hội theo hai cách (1) bắt buộc phải làm như quy định không theo không
được (2) quy định những hành động không được phép thực hiện. Định chế cũng tập
hợp các vai trò đã được chuẩn hoá đó chính là các vai trò mà mọi cá nhân cần phải
học để thực hiện thông qua quá trình xã hội hoá. Nghĩa là, thiết chế cung cấp cho cá
nhân những vai trò có sẵn.
Định hướng vai trò xã hội hoá cá nhân:
Các định chế xác định phần lớn các vai trò của cá nhân theo yêu cầu của xã hội để cá
nhân nhận biết trong quá trình xã hội hoá. Các vai trò này là thước đo xã hội quy
định để đánh giá giá trị xã hội của cá nhân và tổ chức đã cống hiến cho xã hội. Từ đó
cá nhân đó biết lựa chọn vai trò nào đối với mình là phù hợp, có thể biết được sự
mong đợi của vai trò trước khi cá nhân đó thể hiện.
Đem lại lòng tin, sự ổn định và kiên định cho các thành viên xã hội
Định chế xã hội đã định hướng hành động xã hội vào sự củng cố, xây dựng và phát
triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc chung cho mọi người.
Định chế xã hội đã duy trì được sự ổn định và phát triển xã hội, do vậy đã hướng
nhận thức của các thành viên tới các định chế xã hội như là một sự chấp nhận các giá
trị, chuẩn mực xã hội và khuôn mẫu hành vi, nhằm củng cố nhận thức và thống nhất
hành đọng của mọi người trong xã hội hướng vào xây dựng xã hội vững mạnh. Nhìn
chung các cá nhân ít khi hành động ngược lại các định chế, bởi cung cách tư duy và
phong cách hành động đã được thiết chế hoá có ý nghĩa quan trọng đối với con
người. Định chế mang lại cảm giác yên tâm và an toàn cho người tuân thủ nó, vì nó
chính là cái mà xã hội cho là đúng, là chuẩn mực – thực hiện là theo đám đông, chỉ
những thành viên không thực hiện mới cảm thấy bất an vì bị xã hội lên án.
Điều chỉnh và kiểm soát hành vi:
Định chế là căn cứ để phân định đúng sai, phải trái trong hành động xã hội. Do đó nó
đã điều chỉnh và kiểm soát hành vi xã hội của các cá nhân, các nhóm để chúng phù
hợp với mong đợi xã hội. Cá nhân sử dụng định chế xã hội như là khuôn mẫu chuẩn
cho hành động để giám sát hành động của người khác và yêu cầu họ tuân thủ theo.
Trường hợp thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều hoà và kiểm soát xã hội không
đúng cách có thể dẫn đến tác động tiêu cực đối với xã hội, đặc biệt là sự kiểm soát
của các định chế quá mạnh sẽ triệt tiêu mọi sự sáng tạo của cá nhân, đồng thời định
chế sẽ mang tính bảo thủ, thể hiện khuôn mẫu tác phong lỗi thời lạc hậu. Các định
chế này cản trở sự phát triển của xã hội và ngược lại.
2. Định chế trong xã hội hiện đại
2.1 Qúa trình phân biệt hoá định chế xã hội Chức năng xã hội Loại hình xã hội Xã hội cổ truyền Xã hội hiện đại Truyền thông
Gia đình, hệ thống thân tộc Truyền thông đại chúng Sản xuất Gia đình, dòng họ Các định chế kinh tế Phân phối Gia đình mở rộng, chợ Thị trường định chế chuyên chở Bảo vệ, che chở
Gia đình, thị tộc, làng xóm Quân đội, cảnh sát, công ty
bảo hiểm, định chế y tế
Thay thế, tái sản xuất xã Gia đình
Gia đình, trường học, tôn hội giáo Kiểm soát xã hội Gia đình Gia đình, định chế tôn giáo, các tổ chức chính quyền
Khi xã hội trở nên to lớn hơn và phức tạp hơn, các định chế xã hội phát triển qua một
quá trình phân biệt hoá. Ví dụ trong xã hội sơ khai con người chưa có khái niệm và chưa
sử dụng tiền tệ và sự trao đổi sản phẩm là sự trao đổi trực tiếp. Trái lại xã hội hiện đại là
một xã hội bị tiền tệ hoá và nhiều cơ cấu xá hội gắn liền tiền tệ như ngân hàng bảo hiểm,
quỹ tín dụng và một loạt các vị trí xã hội gắn liền với các tổ chức tài chính này. Theo
G.Lénki, các nhu cầu chủ yếu các thành viên trong bất cứ xã hội nào đều có:
(1) Nhu cầu thông tin giữa các thành viên; trước hết là thông qua ngôn ngữ, sau đó là các định chế truyền thông
(2) Sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ: trước tiên là thoả mãn nhu cầu sống còn, sau đó để
thoả mãn nhu cầu tìm của ngon vật lạ
(3) Phân phối sản phẩm và dịch vụ: trong nội bộ xã hội và sau đó qua các xã hội khác
(4) Che chở và bảo vệ: chống lại những tai hoạ của thiên nhiên và sau đó nhằm chống lại
những xã hội con người thù địch
(5) Thay thế các thành viên: nghĩa là tái sản xuất ra những thành viên mới cho xã hội (về
mặt sinh lý cũng như về mặt xã hội)
(6) Nhu cầu kiểm soát các thành viên, nhằm đảm bảo sự tồn tại của xã hội, giảm thiểu và
loại bỏ những sự xung đột. Trong các xã hội giản đơn, nhiều chức năng trong các
chức năng này được thực hiện bởi một định chế đó là gia đình. Trong các xã hội hiện
đại, các chức năng này, được thực hiện bởi nhiều định chế khác nhau và thông
thường một chức năng cơ bản được phân công cho nhiều định chế khác.
2.2 Các lĩnh vực định chế:
Trong xã hội hiện đại mỗi lĩnh vực chính yếu không chỉ bao gồm một hoặc hai định
chế mà là một loạt định chế có tương quan với nhau. Ví dụ lĩnh vực sản xuất bao
gồm định chế sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ và định chế lao động. Các định chế
của lĩnh vực sản xuất lại có liên quan mật thiết với các định chế trong lĩnh vực phân
phối lưu thông, bao gồm thị trường sản phẩm, dịch vụ lao động cũng như định chế
chuyên chở. Hợp chung lại các định chế sản xuất và phân phối hình thành nên các
định chế kinh tế xã hội. Lĩnh vực định chế Định chế chủ yếu Tổ chức then chốt Gíao dục Giáo dục cấp 1,2,3,
Hệ thống trường công, tư
Giáo dục chuyên nghiệp, Các trường chuyên cao đẳng, đại học,…
nghiệp, cao đẳng, đại học, … Truyền thông
Vô tuyến Truyền thanh, Hệ thống vô tuyến truyền truyền hình thanh, truyền hình Báo chí,
Báo chí, tạp chí, quầy bán Xuất bản báo,.. Phim ảnh,… Nhà xuất bản, phát hành Công ty, xí nghiệp, làm phim, phát hành, Chính trị Hành pháp
Hội đồng nhà nước, nội Lập pháp các,.. Tư pháp
Quốc hội, hội đồng nhân Quân đội,… dân,… Toà án các cấp Quân đội chính quy, dân quân Tôn giáo Phật giáo Các giáo phái, hội đoàn Thiên chúa giáo,… Chùa chiền, nhà thờ, thánh thất,…
2.3. Kỳ vọng ở vai trò trong các định chế:
Những định chế khác nhau đặt ra các vị trí và vai trò khác nhau cho những thành
viên của mình và chính từ những kỳ vọng khác nhau liên quan đến các vai trò này mà
các xung đột về vai trò xảy ra.
Talcott Parsons phân tích khác biệt này thành năm cặp khả năng chọn lựa khác nhau,
theo biến số cho khuôn mẫu ứng xử:
Đặc thù/phổ quát: ứng xử trong định chế gia đình khác trong định chế hành chính
Dễ xúc động/dửng dưng, lý trí: ứng xử của bệnh nhân khác ứng xử của bác sĩ, của
người chơi bài, khác người chia bài
Quyền lợi cá nhân/quyền lợi tập thể: ứng xử người công nhân khác với tổ sản xuất
Chỉ định/sở đắc: một ông vua khác với một tổng thống
Cố định/phân tán: định chế kinh tế có tính cách tập trung, vai trò các thành viên trong
gia đình có tính chất phân tán
2.4 Một vài đặc điểm của định chế trong các xã hội hiện đại:
Các xã hội công nghiệp hiện đại có đặc tính là sự hiện diện của các định chế mang
tính cách quan liêu và có sự phân công trong các định chế trên. Những hậu quả của
các khuynh hướng chủ yếu trên bao gồm việc thay thế các cá thể bằng những tác
nhân tập thể, việc ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức quan liêu lên trên cá
nhân và sự ra đời của định chế toàn bộ. Theo Parkinson cho rằng khuynh hướng con
người trong các tổ chức quan liêu là chỉ lo lắng và chăm chú vào công việc mà họ
được giao để khỏi phải làm thêm việc khác.
Ảnh hưởng mạnh mẽ của các tổ chức quan liêu trên đời sống xã hội đã giảm thiểu
khả năng của cá nhân can thiệp cho bạn bè hay bà con ngoài các định chế này. Hiện
tượng này được mô tả dưới khái niệm “con người tổ chức” những nhân viên của
công ty, các đoàn thể thường phải gắn bó với các tổ chức này và do đó ít gắn bó hơn
với những người ngoài tổ chức.
Những định chế toàn bộ là nhũng tổ chức có chức năng chăm lo cho toàn bộ cuộc
sống của những người không thể tự chăm sóc cho chính mình – những người bị trừng
phạt hay bị loại bỏ khỏi các định chế xã hội bình thường, hoặc những người đã tình
nguyện chọn một lối sống gắn với cá tổ chức như vậy (quân đội, tu viện)
Bao gồm trong khái niệm định chế toàn bộ là các viện cứu tế, nhà tù, nhà dưỡng lão,
các trường nội trú, các học viên quân sự,…Một nét cơ bản của tổ chức như vậy là
việc xoá tan ranh giới thường phân cách các hoạt động ngủ, chơi và làm việc của các cá nhân.
Thuật ngữ xây dựng định chế nhằm chỉ những phương cách theo đó xã hội tạo ra
hoặc thay đổi các định chế để đáp ứng những nhu cầu mới, để thích ứng với những
thay đổi kỹ thuật hoặc để sửa sai các vấn đề xã hội. II. DƯ LUẬN XÃ HỘI:
1. Khái niệm “Dư luận xã hội”
Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi
hai từ: Public - Công khai, công chúng và Opinion - ý kiến, quan điểm.
Hiện nay thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa
học, cũng như trong đời sống hàng ngày.
Theo các nhà xã hội học: Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức
của xã hội, của mọi cộng đồng rộng lớn, là sự phán xét, đánh giá, là sự phản ánh
thái độ của các cộng đồng ấy đối với các sự kiện, hiện tượng trong xã hội có liên
quan đến nhu cầu lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định.
Đối tượng của dư luận xã hội:
Không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm.
- Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận
xã hội. Đối với vấn đề lớn có liên quan đến các thành viên trong xã hội, dư luận
xã hội biểu thị ở những mặt sau đây:
+ Đánh giá đúng sai, khen chê.
+ Tỏ thái độ đồng tình hay phản đối, phê phán có thiện chí, đóng góp chân tình hay phản ứng tiêu cực. + Bày tỏ nguyện vọng.
2. Tin đồn và dư luận xã hội Tin đồn và dư luận xã hội là hoàn toàn khác nhau. Dư
luận xã hội là sự đánh giá, phán xét về một vấn đề nào đó, có một phần sự thật
được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền, thường hướng đến một mục đích tốt
đẹp và hoàn thiện hơn. Trong khi tin đồn chủ yếu thông qua truyền miệng là
chính, chủ yếu chưa được chứng minh, được truyền đi trong trạng thái không rõ
ràng, có thêm phần hư cấu cho hấp dẫn, tam sao thất bổn, và nó cũng thường đi
ngược lại với dư luận xã hội, mục đích của tin đồn cũng thường là xấu.
3. Vai trò và chức năng của Dư luận xã hội 3.1 Vai trò:
- Trong xã hội hiện đại, có hai hình thức quản lý xã hội:
+ Hình thức Nhà nước quản lý bằng pháp luật.
+ Hình thức xã hội quản lý chủ yếu bằng dư luận xã hội.
- Dư luận xã hội khi đã hình thành thì đó là sự biểu thị thái độ của đông đảo
người trong cộng đồng nên có sức mạnh to lớn, biểu thị sức mạnh của quần chúng. 3.2. Chức năng
- Dư luận xã hội là thước đo bầu không khí chính trị, xã hội;
- Điều hoà, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và những sai lệch diễn ra trong đời sống xã hội; - Giáo dục và tư vấn;
- Kiểm tra và giám sát không chính thức.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, tìm hiểu Dư luận xã hội
- Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền Nhà nước với quần chúng nhân dân.
- Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
5. Sự hình thành Dư luận xã hội
5.1. Kết cấu của Dư luận xã hội
Dư luận xã hội được kết cấu bởi hai bộ phận: chủ thể của dư luận xã hội và đối
tượng của dư luận xã hội.
5.2. Sự hình thành Dư luận xã hội
- Bước 01: Mọi người chứng kiến sự việc xảy ra hoặc hình dung nó qua các kênh
thông tin khác nhau có liên quan đến lợi ích của bản thân, cộng đồng (một cách
có ý thức hoặc vô thức), trực tiếp hoặc gián tiếp, nảy sinh nhu cầu bày tỏ và tìm
cách bộc lộ ý kiến ban đầu bằng nhiều cách khác nhau.
- Bước 02: Mọi người tiếp tục trao đổi thông tin, tranh luận về các quan điểm, ý
kiến khác nhau xung quanh đối tượng của dư luận xã hội, tạo thành các nhóm ý
kiến lớn. Đây là quá trình xã hội hoá ý kiến, chuyển từ ý kiến cá nhân sang ý thức xã hội.
- Bước 03: Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại theo các quan điểm cơ bản,
hình thành sự phán xét, đánh giá chung thoả mãn được lợi ích nhu cầu, tâm tư
nguyện vọng cơ bản của đại đa số người.
- Bước 04: Hình thành lập trường cộng đồng thống nhất, nêu lên những yêu cầu,
kiến nghị đòi hỏi cách giải quyết để thoả mãn lợi ích chung cho cộng đồng. Dư
luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Trong đó truyền thông đại
chúng là cơ chế hữu hiệu đảm bảo sự hình thành dư luận xã hội trên phạm vi rộng
lớn và trong giới hạn thời gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự.
6. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội:
Tính khuynh hướng: Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện hiện
tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, bao
gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lự (chưa rõ thái độ) cũng có thể phân chia dư
luận xã hội theo khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu,…
Tính lợi ích: Nhìn nhận trên 2 phương diện, (1) lợi ích vật chất: thể hiện rõ khi
các hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động
kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân và (2)lợi ích tinh thần:
được đề cập đến khi các vấn đề, sự kiện diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá
trị, các chuẩn mực xã hội, các phong tục tạp quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn
hoá của cộng đồng của xã hội.
Tính lan truyền: Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể,
một hiện tượng xã hội được các nhà xã hội học rất quan tâm. Bất kỳ 1 hành vi tập
thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vóng, khỏi điểm từ một cá nhân hay một
nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các nhân khác hoặc nhóm xã hội
khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này cần có nhân tố tác động đến cơ chế
hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm xã hội.
Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi: phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đối với
các sự kiện, hiện tượng, các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội rất bền vững
như dư luận đánh giá rất cao về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.Tính dễ biến đổi
xét trên 2 phương diện sau: (1) Biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá.
Sự phán xét nào về bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội phụ thuộc vào hệ thống các
giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hoá của cộng đồng người.(2)
biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hoá,
các chuẩn mực xã hội, phong tục tạp quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng nền
văn hoá xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội.
Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội: Sự
phản ánh của dư luận xã hội có thế đúng, có thể sai (nhiều hoặc ít)
6. Những yếu tố tác động đến dư luận xã hội
- Dư luận xã hội phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, vào tính chất của các sự kiện,
hiện tượng và quá trình xã hội.
- Dư luận xã hội phụ thuộc vào trình độ văn hóa và hệ tư tưởng.
- Những nhân tố về tâm lý là yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận xã hội.
- Yếu tố hoàn cảnh sinh hoạt chính trị. Khi nghiên cứu dư luận xã hội cần phải
chú ý đến mặt chất lượng của dư luận, nghĩa là phải dựa vào các yếu tố sau: + Nguồn dư luận; + Quy mô dư luận;
+ Biểu hiện của dư luận;
+ Những tác động gây nhiễu dư luận và kênh dư luận cũng ảnh hưởng đến chất lượng của dư luận.
Tóm lại, dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần của xã hội, biểu hiện trạng
thái ý thức xã hội, là sản phẩm giao tiếp XH mang tính chất tổng hợp của ý thức
xã hội. Dư luận XH không những có khả năng phản hồi, giáo dục cao, nó còn có
khả năng mạnh hơn cả pháp luật, tạo sức ép đối với cá nhân hay tổ chức XH.