Chương 6: tín dụng - tài chính tiền tệ | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chương 6 về Tín dụng trong tài chính tiền tệ giúp sinh viên hiểu rõ về vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh tế. Việc quản lý tín dụng đúng cách không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của tổ chức tín dụng mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tín dụng và sự ổn định của nền kinh tế: Một hệ thống tín dụng phát triển mạnh mẽ giúp ổn định nền kinh tế, nhưng nếu tín dụng phát triển quá nóng mà không có sự quản lý chặt chẽ, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính.
Môn: Tài chính tiền tệ (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chuong 6 - Tín dụng - tài liệu CHƯƠNG 6: TÍN DỤNG
1. Lãi suất phản ánh gì?
A. Phản ánh chi phí việc vay vốn
B. Phản ánh mức sinh lời từ đồng vốn cho vay
C. Phản ánh chi phí vay vốn và mức sinh lời từ đồng vốn cho vay
D. Thể hiện năng lực vay
2. Đối với người vay lãi suất được coi là
A. Một phần chi phí vốn vay
B. Yêu cầu tối thiểu với lợi ích của khoản vay
C. Sự đền bù đối với việc hi sinh quyền sử dụng tiền
D. Yêu cầu tối thiểu với lợi ích của khoản vay và sự đền bù đối với việc hi sinh quyền sử dụng tiền
3. Lãi suất thực có nghĩa là
A. Lãi suất ghi trên các hợp đồng vay vốn
B. Lãi suất chiết khấu hay tái chiết khấu
C. Lãi suất danh nghĩa sau khi đã bỏ tỉ lệ lạm phát
D. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng như LIBOR và SIBOR
4. Đâu là mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
A. Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa + Tỷ lệ lạm phát dự kiến
B. Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát dự kiến
C. Tỷ lệ lạm phát thực tế = Lãi suất danh nghĩa + Lãi suất thực tế
D. Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực – Tỷ lệ lạm phát dự kiến
5. Hoạt động tín dụng phải đảm bảo các nguyên tăc A. Có thời hạn B. Có hoàn trả C. Có lợi tức
D. Có thời hạn, có hoàn trả, có lợi tức
6. Hoạt động nào là hoạt động tín dụng
A. Mua trái phiếu Chính phủ
B. Mua bảo hiểm nhân thọ
C. Mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
D. Mua trái phiếu Chính phủ, mua bảo hiểm nhân thọ
7. Khi một khách hàng thế chấp 1 căn nhà để vay vốn của NH thì khách hàng đó
A. Có quyền sử dụng căn nhà
B. Không có quyền sử dụng căn nhà
C. Việc khách hàng có quyền hay không có quyền sử dụng căn nhà tùy thuộc vào thỏa
thuận giữa khách hàng và ngân hàng D. Ngân hàng được sử dụng căn nhà
8. Hoạt động nào là hoạt động tín dụng A. Mua nhà trả góp
B. Mua bảo hiểm nhân thọ
C. Mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và mua bảo hiểm tài sản
D. Mua nhà trả góp và mua bảo hiểm nhân thọ
9. Quan hệ nào là tín dụng thương mại: A. Mua nhà trả góp
B. Doanh nghiệp mua chịu hàng hóa
C. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
D. Doanh nghiệp vay vốn nhà nước 10. Gọi ITT là lã
i suất thực tế, I DN là lãi suất danh nghĩa, N là mức lạm phát dự kiến thì: A. ITT = IDN + N B. IDN = ITT + N C. ITT = IDN – N
D. IDN = ITT + N hoặc ITT = IDN – N
11. Không kể đến các yếu tố khác như thị trường phân cách hay môi trường ưu tiên, khi thời
hạn cho vay càng dài thì lãi suất cho vay sẽ: A. Càng cao B. Càng thấp C. Không thay đổi D. Cao gấp đôi
12. Tín dụng vốn cố định được thực hiện giúp các doanh nghiệp:
A. Vay để dự trữ hàng hóa
B. Vay để thanh toán các khoản nợ
C. Vay để thanh toán các chi phí phát sinh trong chu kỳ sản xuất kinh doanh
D. Vay để mua sắm máy móc thiết bị
13. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Chứng khoán có độ thanh khoản càng cao thì lợi tức càng cao
B. Kỳ hạn chứng khoán càng dài thì lợi tức càng thấp
C. Các chứng khoán ngắn hạn có độ rủi ro về giá cao hơn các chứng khoán dài hạn
D. Chứng khoán có độ thanh khoản càng cao thì lợi tức càng thấp và kỳ hạn chứng
khoán càng dài thì lợi tức càng cao
14. Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác nhau phụ thuộc vào?
A. Mức độ rủi ro và thời hạn của món vay dài ngắn khác nhau
B. Khách hàng vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên
C. Vị trí địa lý của khách hàng vay vốn
D. Mức độ rủi ro, thời hạn món vay, vị trí địa lý và đối tượng ưu tiên
15. Lãi suất thực thường nhỏ hơn lãi suất suất danh nghĩa vì có yếu tố? A. Lạm phát B. Khấu hao
C. Thâm hụt cán cân vãng lai D. Giảm phát
16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Huy động vốn và cho vay đều thực hiện bằng tiền tệ.
B. Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính.
C. Ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn.
D. Ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính
17. Hạn chế của tín dụng ngân hàng là:
A. Phạm vi huy động vốn và cho vay lớn. B. Có độ rủi ro cao.
C. Thời hạn tín dụng linh hoạt. D. Quy mô cho vay đa dạng
18. Tín dụng thương mại là:
A. Quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế
B. Quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nhà sản xuất kinh doanh dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
C. Quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
D. Quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế.
19. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của tín dụng thương mại
A. Chủ thể của tín dụng thương mại là các ngân hàng.
B. Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hoá.
C. Công cụ của tín dụng thương mại là thương phiếu.
D. Người mua chịu hàng hóa là người đi vay.
20. Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng thuê mua là: A. Công ty tài chính B. Bên thuê mua
C. Người cung ứng sản phẩm
D. Công ty tài chính, bên thuê mua và người cung ứng sản phẩm
21. Hình thức nào sau đây được coi là tín dụng Nhà nước:
A. Nhà nước thu thuế của doanh nghiệp.
B. Nhà nước phát hành trái phiếu kho bạc.
C. Nhà nước cấp phát vốn cho doanh nghiệp Nhà nước.
D. Nhà nước thu thuế và cấp phát vốn cho doanh nghiệp
22. Hoạt động đi vay nào sau đây KHÔNG phải của Tín dụng nhà nước:
A. Ký hiệp định vay nợ giữa các Chính phủ B. Phát hành trái phiếu
C. Ký các hợp đồng tín dụng với các ngân hàng thương mại để thu mua nông sản D. Phát hành cổ phiếu
23. Căn cứ vào yếu tố thời hạn tín dụng, tín dụng được phân loại thành:
A. Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn
B. Tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định
C. Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
D. Tín dụng có tài sản đảm bảo, tín dụng không có tài sản đảm bảo
24. Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng, tín dụng được phân loại thành:
A. Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn
B. Tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định
C. Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
D. Tín dụng có tài sản đảm bảo, tín dụng không có tài sản đảm bảo
25. Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ, tín dụng được phân loại thành:
A. Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn
B. Tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định
C. Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
D. Tín dụng có tài sản đảm bảo, tín dụng không có tài sản đảm bảo
26. Căn cứ theo hình thức tài trợ, tín dụng được phân loại thành:
A. Cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính
B. Tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định
C. Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
D. Tín dụng có tài sản đảm bảo, tín dụng không có tài sản đảm bảo
27. Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được phân loại thành:
A. Cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính
B. Tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định
C. Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
D. Tín dụng có tài sản đảm bảo, tín dụng không có tài sản đảm bảo
28. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được phân loại thành:
A. Cho vay, bảo lãnh, tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính)
B. Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hóa, tín dụng tiêu dùng
C. Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
D. Tín dụng có tài sản đảm bảo, tín dụng không có tài sản đảm bảo
29. Chức năng của tín dụng là:
A. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả
B. Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế
C. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả; Chức
năng kiểm soát các hoạt động kinh tế
D. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
30. Tín dụng vốn lưu động giúp các doanh nghiệp:
A. Vay để dự trữ hàng hóa, để thanh toán các khoản nợ
B. Vay để mua sắm phương tiện vận tải
C. Vay để xây dựng các công trình mới
D. Vay để mua sắm máy móc thiết bị
31. Hạn chế của tín dụng thương mại là:
A. Giới hạn về quy mô, thời hạn
B. Giới hạn về thời hạn, phạm vi
C. Giới hạn về phạm vi, quy mô
D. Giới hạn về quy mô, thời hạn và phạm vi
32. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của tín dụng Nhà nước: A.
Đối tượng duy nhất của tín dụng Nhà nước là hàng hoá B.
Nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay. C.
Thương phiếu là công cụ của tín dụng Nhà nước. D. Nhà n
ươc chỉ thực hiện hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp.
33. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng thương mại (TDTM). A.
Đối tượng của TDTM là hàng hoá.
B. Chủ thể tham gia TDTM là tất cả các nhà sản xuất kinh doanh có quan hệ về cung cấp
và tiêu thụ sản phẩm của nhau. C.
Công cụ của TDTM là trái phiếu.
D. Tín dụng thương mại là tín dụng ngắn hạn.
34. Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi nói về tín dụng thương mại:
A. Tín dụng thương mại có thể đáp ứng được mọi yêu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
B. Tín dụng thương mại là tín dụng hiện vật.
C. Tín dụng thương mại chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp.
D. Tín dụng thương mại phát sinh chủ yếu giữa hai chủ thể là doanh nghiệp và ngân hàng.
35. Quan hệ tín dụng nào là tín dụng tiêu dùng:
A. Doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng
B. Mua điện thoại trả góp
C. Mua bảo hiểm nhân thọ
D. Nhà nước câp tín dụng cho những đối tượng chính sách và người có công
36. Khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thông tin càng thấp thì lãi suất thị trường có xu hướng: A. Tăng B. Giảm C. Không đổi
D. Không có cơ sở để đưa ra nhận định
37. Nếu lãi suất thực tăng lên thì người dân có xu hướng:
A. Tăng các khoản tiết kiệm và cắt giảm tiêu dùng B. Chi tiêu nhiều hơn C. Đi vay nhiều hơn
D. Rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng
38. Với cùng một mức lãi suất danh nghĩa và số kỳ hạn như nhau, khi đến ngân hàng gửi tiền
thì phương thức tính lãi nào có lợi hơn cho khách hàng: A. Lãi đơn B. Lãi kép
C. Các phương thức tính lãi đều như nhau D. Không so sánh được
39. Trong các cách trả lãi sau, người gửi tiền nên lựa chọn cách nào có lợi nhất:
A. Lãi suất 12%/năm, trả lãi một lần khi đến hạn
B. Lãi suất 6%/6 tháng, cứ 6 tháng trả lãi một lần
C. Lãi suất 3%/quý, trả lãi hàng quý
D. Lãi suất 1%/tháng, trả lãi hàng tháng
40. Trong một nền kinh tế, khi lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên thì điều gì xảy ra:
A. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng
B. Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm
C. Lãi suất thực sẽ tăng
D. Lãi suất thực sẽ giảm 41. Lãi suất là:
A. Giá của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định
B. Phần giá trị tăng thêm khi cho vay
C. Thu nhập của người có vốn đầu tư
D. Tổng số tiền thu được từ cho vay vốn
42. Hoạt động nào không phải là hoạt động tín dụng:
A. Mua trái phiếu Kho bạc nhà nước
B. Vay tiền từ ngân hàng để mua nhà
C. Một doanh nghiệp ký kết hợp đồng thuê tài chính với công ty tài chính một tài sản 10 tỷ đồng
D. Một người thuê nhà để ở trả cho chủ nhà 10 triệu đồng/tháng
43. Hoạt động nào là hoạt động tín dụng?
A. Bố mẹ chuyển nhượng nhà cho con.
B. Một người đến hiệu cầm đồ cầm cố chiếc xe máy để lấy 15 triệu.
C. Cha tặng xê máy cho con
D. Mua 10 lượng vàng tại cửa hàng bán vàng bạc
44. Khi một khách hàng thế chấp một trang trại để vay vốn ngân hàng thì trong thời gian vay:
A. Khách hàng có quyền sử dụng trang trại
B. Khách hàng không có quyền sử dụng trang trại
C. Việc khách hàng có quyền hay không có quyền sử dụng trang trại tùy thuộc vào thỏa
thuận giữa khách hàng và ngân hàng.
D. Ngân hàng được sử dụng trang trại
45. Khi một khách hàng cầm cố một thiết bị máy móc để vay vốn ngân hàng thì trong thời gian vay:
A. Khách hàng có quyền sử dụng thiết bị
B. Khách hàng không có quyền sử dụng thiết bị
C. Việc khách hàng có quyền hay không có quyền sử dụng trang trại tùy thuộc vào thỏa
thuận giữa khách hàng và ngân hàng.
D. Ngân hàng được sử dụng thiết bị
46. Quan hệ tín dụng nào được hình thành trên cơ sở mua bán chịu hàng hóa: A. Tín dụng thương mại B. Tín dụng ngân hàng C. Tín dụng nhà nước D. Tín dụng thuê mua
47. Loại hình tín dụng nào là mối quan hệ giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế: A. Tín dụng thương mại B. Tín dụng ngân hàng C. Tín dụng nhà nước D. Tín dụng thuê mua
48. Quan hệ nào dưới đây là quan hệ tín dụng:
A. Quan hệ giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi theo nguyên tắc chỉ hoàn trả gốc.
B. Quan hệ giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
C. Quan hệ giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi theo nguyên tắc
hoàn trả có kỳ hạn gốc và lãi.
D. Quan hệ giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi theo nguyên tắc chỉ hoàn trả lãi.
49. Một trong những đặc trưng cơ bản của tín dụng là:
A. Làm thay đổi quyền sử dụng nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu vốn B.
Không làm thay đổi quyền sử dụng nhưng làm thay đổi quyền sở hữu vốn
C. Làm thay đổi cả quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn
D. Không làm thay đổi cả quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn
50. Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần trong tín dụng thương mại là: A. Thương phiếu B. Trái phiếu C. Cổ phiếu
D. Các loại giấy tờ có giá