-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 8: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Vai trò của xuất khẩu ròng: nhìn vào con số tổng quát vì xuất khẩu ròng cho chúng ta biết hoặc một quốc gia là nước bán ròng hay nước mua ròng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, nên xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Giao tiếp trong kinh doanh 4 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Chương 8: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Vai trò của xuất khẩu ròng: nhìn vào con số tổng quát vì xuất khẩu ròng cho chúng ta biết hoặc một quốc gia là nước bán ròng hay nước mua ròng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, nên xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giao tiếp trong kinh doanh 4 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369
Chương 8: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ MỤC LỤC
8.1. Các dòng hàng hóa và dòng vốn quốc tế ........................................................... 1
8.1.1. Dòng hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng ................................. 1
8.1.2. Lưu chuyển các nguồn lực tài chính: Dòng vốn ra ròng ..................................... 2
8.1.3. Tiết kiệm , đầu tư và mối quan hệ với các dòng vốn quốc tế ............................. 4
8.2. Giá của các giao dịch quốc tế: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực 5
8.2.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa .................................................................................. 5
8.2.2. Tỷ giá hối đoái thực ............................................................................................. 5
8.3. Cung và cầu vốn vay, cung và cầu ngoại hối ....................................................... 6
8.3.1. Thị trường vốn vay .............................................................................................. 6
8.3.2. Thị trường ngoại hối ............................................................................................ 7
8.4. Trạng thái cân bằng trong nền kinh tế ............................................................... 7
8.4.1 Cân bằng giữa 2 thị trường vốn vay và hàng hóa ................................................ 7
8.4.2 Cân bằng đồng thời cả hai thị trường.....................................11 ........................ 8
8.4.3 Tác động của các chính sách ................................................................................ 8
8.4.3.1. Thâm hụt ngân sách chính phủ ..................................................................... 8
8.4.3.2. Chính sách thương mại....................................................12
8.4.3.3. Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn...............................13
CHƯƠNG 8: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
Mở cửa và hội nhập quốc tế đang là xu hướng phổ biến trên thế giới, nền kinh tế của
các quốc gia ngày càng hội nhập sâu hơn vả rộng hơn. Quá trình đó làm cho các hoạt
động hội nhập thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn, các nước đều nhận được
những lợi ích nhất định, nhưng điều quan trọng là nó giúp cho việc sử dụng có hiệu
quả hơn các nguồn lực khan hiếm của các nước trên thế giới. Tuy nhiên sự phát triển
của thương mại quốc tế tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn và nó cũng có những hạn chế nhất định.
Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu những nội dung chủ yếu vả cơ bản của kinh tế mở.
Nền kinh tế mở là nền kinh tế tương tác tự do với nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới
Nền kinh tế đóng là nền kinh tế không có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới
8.1. Các dòng hàng hóa và dòng vốn quốc tế
8.1.1. Dòng hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng -
Hàng hóa xuất khẩu : là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài -
Hàng hóa nhập khẩu : là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nướcngoài và được bán trong nước -
Xuất khẩu ròng của bất kì quốc gia nào là chênh lệnh giữa giá trị xuất khẩu và giá
trị nhập khẩu của quốc gia đó
Xuất khẩu ròng = giá trị xuất khẩu của quốc gia – giá trị nhập khẩu của quốc gia
Vai trò của xuất khẩu ròng: nhìn vào con số tổng quát vì xuất khẩu ròng cho chúng ta
biết hoặc một quốc gia là nước bán ròng hay nước mua ròng hàng hóa và dịch vụ trên
thị trường, nên xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại.
Xuất khẩu ròng cho chúng ta biết hoặc là một quốc gia là nước bán ròng hay là nước
mua ròng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới
+ Nếu xuất khẩu ròng là số dương người ta gọi quốc gia này có thặng dư thương mại
(lúc này sản lượng vượt quá chi tiêu trong nước,người ta xuất khẩu chênh lệch) 1 lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
+ Nếu xuất khẩu ròng là số âm thì quốc gia này đang có thâm hụt thương mại (lúc này
sản lượng nhỏ hơn chỉ tiêu trong nước, chúng ta nhập khẩu phần chênh lệch)
+ Nếu xuất khẩu ròng bằng 0, xuất khẩu chính xác bằng nhập khẩu thì quốc gia đó có thương mại cân bằng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng của một quốc gia :
+ Sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa trong nước và ngoài nước
+ Giá cả của hàng hóa tại nước nhà và nước ngoài
+ Tỷ giá hối đoái mà theo đó người ta có thể sử dụng nội tệ để mua ngoại tệ
+ Thu nhập của người tiêu dùng trong nước nhà và nước ngoài
+ Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác
+ Các chính sách của chính phủ hướng đến thương mại quốc tế
8.1.2. Lưu chuyển các nguồn lực tài chính: Dòng vốn ra ròng
+ Dòng vốn ra dòng đề cập đến sự chênh lệch giữa mua sắm tài sản nước ngoài của cư
dân trong nước và mua sắm tài sản trong nước bởi người nước ngoài
Dòng vốn ra dòng = Mua tài sản nước ngoài của cư dân trong nước – Mua tài sản
trong nước của người nước ngoài
+ Dòng vốn ra ròng ( Đôi lúc còn được gọi là đầu tư nước ngoài ròng ) có thể có giá trị
âm hoặc dương. Khi có giá trị dương, cư dân nội địa mua nhiều tài sản nước ngoài hơn
là người nước ngoài mua tài sản nội địa, vốn trong trường hợp này được gọi là đang đi
ra khỏi quốc gia. Khi dòng vốn ra ròng có giá trị âm, cư dân nội địa mua ít tài sản nước
ngoài hơn là người nước ngoài mua tài sản nội địa, vốn trong trường hợp này được gọi
là đang đi vào quốc gia. Có nghĩa là khi dòng vốn ra ròng âm, quốc gia đang có dòng vốn vào.
+ Các biến số có ảnh hưởng đến dòng vốn ra ròng:
• Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài
• Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước 2 lOMoAR cPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
• Các rủi ro nhận biết được về kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài
• Các chính sách chính phủ tác động đến quyền sở hữu tài sản trong nước của người nước ngoài
Sự ngang bằng giữa xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng
Chúng ta thấy rằng một nền kinh tế mở tương tác với phần còn lại của thế giới theo
hai con đường – các thị trường hàng hóa và dịch vụ, các thị trường tài chính quốc tế.
Xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng, mỗi khái niệm đo lường một loại mất cân bằng
trên các thị trường này. Xuất khẩu ròng đo lường sự mất cân bằng giữa xuất khẩu và
nhập khẩu một quốc gia. Dòng vốn ra ròng đo lường sự mất cân bằng giữa tổng số tài
sản nước ngoài mà cư dân trong nước mua và tổng số tài sản trong nước được mua
bởi những người nước ngoài.
Đối với một nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, dữ liệu thực tế về hoạch tóan chứng
minh rằng dòng vốn ra ròng (NCO) phải luôn luôn bằng với xuất khẩu ròng (NX) NCO=NX
Phương trình này luôn duy trì bởi vì mỗi giao dịch tác động đến một phía của phương
trình này thì cũng tác động đến phía bên kia một lượng chính xác như nhau. Phương
trình này được gọi là một đồng nhất thức – một phương trình phải đúng bởi vì cách
các biến số trong phương trình được định nghĩa và được đo lường.
• Khi một quốc gia đang có thặng dư thương mại (NX>0), quốc gia này đang bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài nhiều hơn là mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài.
Với số ngoại tệ thu được từ việc bán ròng hàng hóa và dịch vụ ra bên nước ngoài
nước này phải đang sử dụng số tiền này để mua tài sản nước ngoài. Vốn đang chảy
ra khỏi quốc gia (NCO>0)
• Khi một quốc gia đang có thâm hụt thương mại (NX<0), quốc gia này đang mua
nhiều hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài hơn là bán ra nước ngoài. Mua ròng hàng
hóa và dịch vụ này được tài trợ bởi việc đất nước này phải đang bán tài sản ra nước
ngoài. Vốn đang đi vào quốc gia này (NCO<0)
Dòng hàng hóa và dịch vụ quốc tế và dòng vốn quốc tế là hai mặt của cùng một đồng xu. 3 lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
8.1.3. Tiết kiệm , đầu tư và mối quan hệ với các dòng vốn quốc tế
Tiết kiệm và đầu tư của một quốc gia có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế
của quốc gia đó. Như chúng ta đã biết, tiết kiệm và đầu tư bằng nhau trong một nền
kinh tế đóng. Nhưng ngững vấn đề này không đơn giản trong một nền kinh tế mở.
Chúng ta hãy xem xét tiết kiệm và đâu tư có liên quan với các dòng hàng hóa và vốn
quốc tế như thế nào khi được đo lường bởi xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng
Khi thảo luận về các thành phần cấu thành của tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản
phẩm quốc nội GDP của một quốc gia (Y) được chia thành bốn thành phần : tiêu dùng (
C ), đầu tư (I), chỉ tiêu mua sắm của chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX). Chúng ta viết lại như sau: Y = C + I + G + NX
Tổng chi tiêu vào vào sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế là tổng của
chi tiêu vào tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.Vì mỗi đô la chi
tiêu được đưa vào một trong bốn thành phần này, phương trình này là một đồng nhất
thức hạch toán. Điều này luôn đúng cho cách chúng ta định nghĩa và đo lường các biến số
Tiết kiệm quốc gia là thu nhập của một quốc gia còn lại sau khi chi trả cho tiêu dung
hiện tại và chi tiêu chính phủ. Tiết kiệm quốc gia (S) bằng Y – C – G. Nếu sắp xếp lại
phương trình nhằm thể hiện kết quả này, chúng ta có được: Y – C – G = I + NX S = I +NX
Vì xuất khẩu ròng (NX) cũng bằng với dòng vốn ra ròng (NCO), chúng ta có thể viết phương trình như sau: S = I + NCO
Tiết kiệm = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng
Phương trình này chỉ ra rằng tiết kiệm của một quốc gia phải bằng với đầu tư nội địa
cộng với dòng vốn ra ròng của quốc gia đó. Nói cách khác, khi công dân Hoa Kỳ tiết
kiệm một đô la từ thu nhập của họ cho tương lai, đô la có thể sử dụng để tài trợ tích
lũy vốn nội địa hay có thể sử dụng để tài trợ cho việc mua vốn ở nước ngoài 4 lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
Trong nền kinh tế đóng, dòng vốn ra ròng là zero (NCO=0), vì vậy tiết kiệm bằng với
đầu tư (S=I). Trái lại, một nền kinh tế mở có hai cách sử dụng tiết kiệm của quốc gia:
đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng
Tóm lại là tiết kiệm, đầu tư và các dòng vốn quốc tế có liên kết chặt chẽ với nhau. Khi
tiết kiệm của một quốc gia vượt quá đầu tư, dòng vốn ra ròng của quốc gia đó là con
số dương, nghĩa là quốc gia này đang sử dụng một phần tiết kiệm của mình để mua tài
sản nước ngoài. Khi đầu tư lớn hơn tiết kiệm của một quốc gia, dòng vốn ra ròng của
nước này là con số âm, nghĩa là nước này đang tài trợ một phần đầu tư nước này bằng
cách mua tài sản nội địa của nước này
8.2. Giá của các giao dịch quốc tế: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
8.2.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là mức mà ở đó một người có thể mua bán một loại tiền tệ
của một quốc giá với tiên tệ một quốc gia khác.
Sự lên giá tiền tệ một quốc gia: là sự gia tăng giá tri của một đồng tiền đo bằng số
ngoại tệ mà nó có thể mua được.
Sự mất giá tiền tệ một quốc gia: là sự giảm giá tri của một đồng tiền đo bằng số ngoại
tệ mà nó có thể mua được.
8.2.2. Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá hối đoái thực: là mức mà ở đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ
của một nước với hàng hóa và dịch của một nước khác.
Tỷ giá hối đoái thực = (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa*Mức giá nội địa)/Mức giá nước ngoài.
Như vậy tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và vào giá hàng
hóa của hai quốc gia được đo lường dưới dạng tiền tệ của quốc gia đó.
Tỷ giá hối đoái thực = (e*P)/P*
Tỷ giá hối đoái thực này đo lường giá của một rỗ hàng hóa và dịch vụ sẵn có trong
nước so với một rỗ hàng hóa và hàng hóa sẵn có ở nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực có mỗi quan hệ mật thiết với nhau,
tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và vào giá hàng hóa của
hai quốc gia được đo lường dưới dạng tiền tệ của quốc gia đó. 5 lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
* Lý thuyết ngang bằng sức mua, một đô la ( hay một đơn vị của bật kỳ loại tiền tệ
nào) có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ như nhau ở tất cả các quốc gia.
Lý thuyết nay hàm ý rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc
gia nên phản ánh mức giá ở các quốc gia này.Vì vậy, các quốc gia có lạm phát cao một
cách tương đối nên để cho đồng tiền của mình giảm giá và các quốc gia có lạm phát
thất một cách tương đối nên để cho đồng tiền lên giá.
Hạn chế của ngang bằng sức mua:
- Lý thuyết của cân bằng sức mua không hoàn toàn chính xác. Có nghĩa là tỷ giá
hối đoái không phải luôn luôn thay đổi để đảm bảo bằng một đô la có cùng giá
trị thực ở tất cả các quốc gia và ở mọi lúc.
8.3. Cung và cầu vốn vay, cung và cầu ngoại hối
Thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối là hai thị trường đóng vai trò trung tâm
kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Trên thị trường vốn vay lãi xuất thực điều chỉnh
để cân bằng cung vốn vay và cầu vốn vay
8.3.1. Thị trường vốn vay
Để hiểu được thị trường vốn vay trong một nền kinh tế mở, điểm bắt đầu là một đồng
nhất thức đã được thảo luận ở chương trước: S = I + NCO
Tiết kiệm = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra dòng
Hai vế của dòng nhất thức này thể hiện hai mặt của thị trường vốn vay. Cung vốn vay
đến từ tiết kiệm quốc gia (S), và cầu vốn vay đến từ đầu tư nội địa (I) và dòng vốn ra dòng (NCO)
Khi NCO > 0, quốc gia đang có dòng vốn ra ròng , mua vốn nước ngoài ròng cộng thêm
vào vốn vay hình thành trong nước.
Khi NCO <0, quốc gia đang trải qua dòng vốn vào ròng; nguồn lực vốn đến từ nước
ngoài làm giảm cầu vốn vay được tạo ra trong nước.
Cung vốn vay từ tiết kiệm quốc gia
Cầu vốn vay từ đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng 6 lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
8.3.2. Thị trường ngoại hối
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh để cân bằng cung đô la( từ
dòng vốn ra ròng) và cầu đô la( từ xuất khẩu ròng). Bởi vì dòng vốn ra ròng là một
phần của cầu vốn vay và bởi vì nó cung cấp đô la cho thị trường ngoại hối , đây là biến
số kết nối giữa hai thị trường này.
Để hiểu được thị trường ngoại hối chúng ta bắt đầu với một đồng nhất thức khác: NCO = NX
Dòng vốn ra ròng = Xuất khẩu ròng
Đồng nhất thức này tuyên bố rằng khoảng mất cân bằng giữa mua và bán vốn tài sản
nước ngoài (NCO) bằng với khoảng mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (NX)
8.4. Trạng thái cân bằng trong nền kinh tế
Đến đây chúng ta đã thảo luận về cung và cầu cả hai thị trường:thị trường vốn vay và
thị trường ngoại hối.Bây giờ hãy xem xét các thị trường có quan hệ với nhau như thế nào.
8.4.1 Cân bằng giữa 2 thị trường vốn vay và hàng hóa
Dòng vốn ra ròng: mối liên kết giữa hai thị trường
Hãy bắt đầu bằng cách tóm tắt những gì học được cho đến bây giờ trong chương này .
Chúng ta đang thảo luận cách thức một nền kinh tế phối hợp bốn biến số kinh tế vĩ mô
quan trọng : tiết kiệm quốc gia (S), đầu tư nội địa (I), dòng vốn ra ròng (NCO) và xuất
khẩu rồng (NX). Hãy ghi nhớ đồng nhất thức sau đây: S = I + NCO Và NCO = NX
Trên thị trường vốn vay , cung đến từ tiết kiệm quốc gia (S), cầu đến từ tư nội địa (I) và
dòng vốn ra ròng (NCO), và lãi xuất thực giúp cân bằng cầu và cung. Trên thị trường
ngoại hối cung đến từ dòng vốn ra ròng ( NCO) , cầu đến từ xuất khẩu ròng (NX) và tỉ
giá hối đoái thực cân bằng giữa cung và cầu 7 lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
Dòng vốn ra ròng là biến số kết hợp giữa hai thị trường . Trên thị trường vốn vay ,
dòng vốn ra ròng là một phần của cầu
8.4.2 Cân bằng đồng thời cả hai thị trường -
Tỷ giá hối đoái thực cân bằng giúp lượng cung nội tệ và cầu nội tệ cân bằng -
r và ɛ điều chỉnh đồng thời để cân bằng cung và cầu trong hai thị trường. Vì vậy,
chúng xác định mức tiết kiệm quốc gia, đầu tư nội địa, NCO và NX
8.4.3 Tác động của các chính sách
8.4.3.1. Thâm hụt ngân sách chính phủ
Trước đây , khi lần đầu tiên thảo luận về cung và cầu trên thị trường vốn vay , trong
quyển sách này chúng ta đã xác định những tác động của thâm hụt ngân sách của
chính phủ xảy ra khi thu nhập vượt qua mức chi tiêu của chính phủ . Bởi vì thâm hụt
ngân sách chính phủ thể hiện tiết kiệm chính phủ là con số âm , nó làm giảm tiết kiệm
quốc gia. Vì thế , thâm hụt ngân sách chính phủ làm giảm cung vốn vay tăng lãi xuất và lấn át đầu tư. 8 lOMoARcPSD| 49221369
CHƯƠNG 8 – KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
8.4.3.2. Chính sách thương mại
Chính sách thương mại là một chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến số
lượng hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu .Chính sách
thương mại có nhiều hình thức khác nhau , thường là nhằm mục đích hỗ trợ ngành
công nghiệp nội địa cụ thể nào đó . Một chính sách thương mại phổ biến đó là thuế
quan , một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu . một dạng khác là hạn ngạch nhập
khẩu , một giới hạn số lượng hàng hóa sản xuất ở nước ngoài có thể được bán trong nước
Chính sách thương mại không tác động đến cán cân thương mại . Có nghĩa là chính
sách tác động trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu không làm thay đổi xuất khẩu
ròng.kết luận này dường như ít gây ra ngạc nhiên hơn nếu chúng ta nhớ lại đồng nhất thức hạch toán NX = NCO = S – I
Xuất khẩu ròng bằng vốn ra ròng , và cũng bằng với tiết kiệm quốc gia trừ đầu tư nội
địa . Các chính sách thương mại không làm thay đổi cán cân thương mại bởi vì chúng
không làm thay đổi tiết kiệm quốc gia hay đầu tư nội địa . Ứng với mức tiết kiệm quốc
gia và đầu tư nội địa cho trước , tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh để giữ cho cán cân
thương mại không đổi , bất kể các chính sách thương mại của chính phủ thực thi
Thương mại tự do cho phép các nền kinh tế chuyên môn hóa vào việc sản xuất ra
những gì tốt nhất họ có thể làm , làm cho cư dân ở tất cả các quốc gia đều hưởng lợi .
Các hạn chế thương mại làm thiệt hại các lợi ích này từ ngoại thương và vì vậy mà
chúng làm giảm phúc lợi kinh tế chung
8.4.3.3. Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn
Tháo chạy vốn: Sự sụt giảm lớn và bất ngờ của cầu tài sản của một quốc gia.
Những thay đổi về giá có nguồn gôc từ vốn tháo chạy đã ảnh hưởng đến những biến
số kinh tế vĩ mô quan trọng. Giảm giá nội tệ làm cho xuất khẩu rẻ hơn và nhập khẩu
đắt hơn, hướng cán cân thương mại đến thặng dư. Cùng lúc đó lãi suất tăng làm giảm
đầu tư nội địa, kéo theo làm chậm tích lũy vốn và làm chậm tăng trưởng kinh tế.
Vốn tháo chạy không chỉ có tác động lớn đối với quốc gia nơi mà vốn đang chạy trốn,
mà nó còn tác động đến các quốc gia khác. 9