Chuyên đề rút gọn môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Lối sống đô thị phụ thuộc phần lớn vào dịch vụ công cộng và yêu cầu ngày càng cao của người dân. Người dân đô thị sử dụng thời gian tự do rất đa dạng vào việc học thêm để nâng cao trình độ, luyện tập sức khỏe, giải trí, nghỉ ngơi… Họ dễ lựa chọn những công việc thích hợp hơn và có hiệu quả hơn cho thời gian tự do để phát triển con người toàn diện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46672053
.1.1 . Đặc điểm công chúng đô thị và nông thôn
Nếu xét về thói quen, nhu cầu, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng thì công
chúng đô thị và công chúng nông thôn có một số điểm tương đồng và một số điểm
khác biệt trong tiếp cận thông tin báo chí.
Đặc điểm công chúng đô thị:
Lối sống đô thị phụ thuộc phần lớn vào dịch vụ công cộng và yêu cầu ngày
càng cao của người dân. Người dân đô thị sử dụng thời gian tự do rất đa dạng vào
việc học thêm để nâng cao trình độ, luyện tập sức khỏe, giải trí, nghỉ ngơi… Họ dễ
lựa chọn những công việc thích hợp hơn và có hiệu quả hơn cho thời gian tự do để
phát triển con người toàn diện. Công chúng đô thị có nhiều lựa chọn để chủ động
trong việc đọc/xem trực tiếp/gián tiếp, tại nhiều thời điểm, không gian. Tại các đô
thị lớn, con người hầu như không thể tách rời các hoạt động trong đời sống cá nhân
và công việc khỏi các thiết bị công nghệ và nền tảng số hóa. “Nghiện” điện thoại
thông minh (smartphone) và mạng xã hội đã trở thành phổ biến và qua đó, mọi kênh
tiếp cận thông tin và hưởng thụ thông tin của người dùng cũng ngày càng được số hóa.
Sự phát triển và ngày càng sẵn có của các phương tiện truyền thông, đặc biệt
là truyền thông số đang chiếm hữu thời gian của các cá nhân ở đô thị theo chiều
hướng tăng lên. Trước đây công chúng đô thị tiếp nhận thông tin chủ yếu từ truyền
hình, phát thanh, báo giấy, còn hiện nay họ tiếp nhận thông tin bằng nhiều phương
tiện, ngoài các phương tiện truyền thống còn có máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng…
Đặc điểm công chúng nông thôn:
Công chúng nông thôn là một trong các nhóm công chúng báo chí, là yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên sự thành công hoặc thất bại của một sản phẩm báo chí. 1 lOMoAR cPSD| 46672053
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xu hướng và tâm lý tiếp cận truyền
thông của công chúng nói chung và công chúng nông thôn nói riêng đã và đang thay đổi mạnh mẽ.
Người dân ở nông thôn có nhu cầu sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thiết
bị có tính năng đa phương tiện chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm gần đây, sự bùng
nổ của Internet và smartphone ở các vùng nông thôn Việt Nam, hành vi của người
dân ở nông thôn đang dần trở nên đa dạng và “số hoá", đồng nghĩa với việc nhiều
ngày một nhiều hơn công chúng nông thôn tiếp cận với các loại hình báo chí.
Theo Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen , ở các thành phố thứ cấp, 71%
người dân sử dụng điện thoại thông minh trong số 93% người sử dụng điện thoại di
động. Đáng chú ý hơn, ở khu vực nông thôn, trong khi 89% dân số sử dụng điện
thoại di động, thì đã có 68% trong số đó sở hữu 1 chiếc điện thoại thông minh.
(Báo cáo “hành vi người dùng điện thoại thông minh” của Hãng nghiên cứu
thị trường Neilsen được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tuyến với 2 lOMoAR cPSD| 46672053
1.882 người dùng trực tuyến thường xuyên ở các thành phố trọng điểm, 1.930 người
tiêu dùng ở các thành phố thứ cấp và 2.027 người tiêu dùng ở nông thôn (có sử dụng
Internet) từ 16 tuổi trở lên. Kết quả và phân tích không bao gồm các hành vi hoặc
hồ sơ của người dùng không sử dụng Internet)
Sự xuất hiện của Internet và các phương tiện truyền thông sử dụng Internet
làm nền tảng ở Việt Nam đã giúp công chúng có khả năng tiếp cận thông tin nhanh
chóng và đa dạng trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó công chúng đang dần nâng cao trình
độ hiểu biết và hình thành nên những phẩm chất cần có của nhóm đối tượng có trình độ.
2.1.2 . Nhu cầu và xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng
Theo báo cáo của Kantar Worldpanel năm 2018:
Có một số điểm khác biệt giữa 2 thành phố lớn của cả nước, người dân thành
phố Hồ Chí Minh dành thời gian cho nhiều kênh truyền thống hơn trong khi người
Hà Nội lại dành thời gian cho kênh trực tuyến nhiều hơn.
Người Hà Nội dành nhiều thời gian trong ngày hơn so với người thành phố
Hồ Chí Minh để lên các trang báo mạng, mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn.
Trung bình mỗi ngày người dùng tại đây tiêu tốn 3,1 giờ để “lướt” mạng và 2,6 giờ để xem Tivi.
Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có tỷ lệ sử dụng báo giấy và tạp chí nhiều
nhất, lần lượt là 1/3 và 1/5 trong tổng số hộ gia đình ở khu vực này. Nếu chỉ nhìn
vào nhóm có độ tuổi cao hơn, hay khá giả hơn thì con số này có thể lên đến 40 % hoặc hơn. 3 lOMoAR cPSD| 46672053 4 lOMoAR cPSD| 46672053
Công chúng phát thanh vẫn giữ được một lượng nhất định ở vùng nông thôn
và gia tăng trên các phương tiện giao thông tại thành thị. Họ luôn có nhu cầu bày tỏ
quan điểm, tương tác với báo chí.
Qua thực hiện khảo sát công chúng ở thành thị, xu hướng tiếp nhận thông tin
của công chúng đã thay đổi nhiều so với trước đây, họ tìm kiếm thông tin, giải trí,
nghe nhạc trên nhiều phương tiện truyền thông mới, di động, điện thoại thông minh, mạng internet.
Có sự dịch chuyển khá rõ xu hướng nghe phát thanh qua radio truyền thống sang
nghe bằng các phương tiện truyền thông thời công nghệ số, cụ thể là điện thoại di
động. Số người tiếp nhận thông tin từ internet tập trung chủ yếu ở đối tượng được
khảo sát là cán bộ, viên chức, học sinh và những người sống ở đô thị.
Theo số liệu khảo sát của Kantar Media Việt Nam (KMV) có thể thấy: Tại 4
thành phố lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ thời gian sử dụng
phương tiện truyền thông trung bình 359,5 phút/người/ngày.
Thời gian sử dụng PTTT theo 4 thành phố lớn lớn năm 2016 (phút/người/ngày). 5 lOMoAR cPSD| 46672053
Báo cáo về xu hướng tìm kiếm của người dùng năm 2020 được Google thống kê và phân tích:
77% người dân nông thôn Việt Nam hiện có truy cập Internet và 91% truy cập
web hàng ngày. Internet đã trở thành cầu nối với các tài nguyên, sản phẩm và dịch
vụ mà người dùng đang truy cập.
Tỷ lệ sử dụng internet tại nông thôn Việt Nam
Người dùng nông thôn đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để
giao tiếp, giáo dục, phát triển bản thân và giải trí.
Facebook và GroupM Việt Nam nghiên cứu công bố đã phát hiện nhiều điểm
mới thú vị về người tiêu dùng khu vực nông thôn:
Người dân ở các vùng nông thôn đang sử dụng Internet nhiều hơn là các loại
hình media truyền thống và tăng nhanh từ năm 2018 (84%) đến năm 2021 (91%).
Sử dụng mạng xã hội là hoạt động Internet phổ biến nhất với 92% số người.
Facebook là mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất với 97% số người. 6 lOMoAR cPSD| 46672053
Người dân vùng nông thôn cũng thích dùng Youtube. Nội dung phù hợp và
dễ tiếp cận của YouTube thu hút người dân nông thôn, với 97% sử dụng nền tảng
này hàng tuần và 62% xem nội dung trên đó hàng ngày.
Theo khảo sát của KMV, tại thời điểm năm 2016, thời gian trung bình để mỗi
người tiêu tốn vào việc sử dụng các phương tiện truyền thông mỗi ngày dao động 5 ,3-6,0 giờ tùy theo vùng.
Thời gian sử dụng PTTT theo cả nước và 4 thành phố lớn theo giới tính năm 2016)
( phút/người/ngày) – KMV
Từ những số liệu của KMV, có thể nhận thấy một số điểm như sau: i) Thời gian
sử dụng phương tiện truyền thông của cư dân cả nước cũng như tại 4 thành phố trực
thuộc trung ương trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên; ii) Khán/thính/độc
giả của các kênh truyền thông truyền thống (tivi, radio, báo/tạp chí giấy) có xu hướng
ngày càng giảm, trong khi các kênh truyền thông mới trên môi trường internet ngày 7 lOMoAR cPSD| 46672053
càng thắng thế; iii) Thời gian sử dụng internet của người dân có mức tăng vượt trội
so với các phương tiện còn lại và có triển vọng ngày càng chiếm ưu thế hơn nữa.
Rõ ràng sự phát triển và ngày càng sẵn có của các phương tiện truyền thông, đặc
biệt là truyền thông số đang chiếm hữu thời gian của các cá nhân theo chiều hướng tăng lên.
Số liệu của KMV còn cho thấy, những con số phản ánh mục đích của người
dùng internet lần lượt là: xem video online (96%), đọc tin tức online (91%), vào
mạng xã hội (89%) và nghe nhạc online (85%). Trong khi đó các lý do để phục vụ
công việc chiếm khá thấp - cao nhất trong số đó là vào mạng để nhận và gửi email cũng chỉ chiếm 43%.
2.1.3 . Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận thông tin của công chúng
Cùng với tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ đã tạo cho công chúng
nhiều cơ hội để tiếp cận với báo chí. Tiện ích của các phương tiện truyền thông mới
đã góp phần tạo ra những nhóm công chúng mới với những nhu cầu ngày càng cao
hơn. Kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020 mà Tổng cục Thống kê, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư vừa công báo thì thu nhập bình quân người/tháng chung cả nước
theo giá hiện hành đạt khoảng 4.230 nghìn đồng; khu vực thành thị cao gấp 1,6 lần
khu vực nông thôn. Với mức sống hiện nay, một gia đình trung lưu đã có thể mua
sắm ti vi, máy tính có kết nối mạng Internet, di động có tính năng cảm ứng, dễ dàng
truy cập Internet ở bất kỳ đâu.
Hệ thống phát thanh phục vụ nhu cầu công chúng gồm có: Đài Tiếng nói Việt
Nam, bộ phận phát thanh của đài phát thanh truyền hình tỉnh, các trạm phát lại
chương trình phát thanh và các đài phát sóng phát thanh FM của huyện thị, truyền 8 lOMoAR cPSD| 46672053
thanh không dây của cấp xã, phường. Đài Tiếng nói Việt Nam hiện quản lý hệ thống
các đài phát sóng phát thanh với hơn 50 trạm phát sóng trải khắp cả nước, cùng với
đó là trên 100 máy phát FM, sóng ngắn và sóng trung. Một số công nghệ truyền dẫn,
phát sóng mới như phát thanh số mặt đất cũng đó được áp dụng ở nước ta. Điều này
tạo điều kiện thuận lợi để công chúng nông thôn tiếp cận thông tin.
Các yếu tố nghề nghiệp, mức sống, học vấn, độ tuổi, giới tính... đều ảnh hưởng
tới cách thức, mức độ và mục đích tiếp nhận thông tin của công chúng. Trong đó
nghề nghiệp, học vấn là hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến cách thức ứng xử
của công chúng. Càng học vấn cao thì nhu cầu theo dõi tin tức, thời sự càng cao và
ngược lại, nhóm có trình độ học vấn thấp thì nằm trong nhóm muốn tiếp cận các
thông tin giải trí nhiều hơn.
Mức sống là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng chi trả cho mục đích tiêu
dùng văn hóa, phản ánh mức độ tiếp nhận và sử dụng, phản ánh phong cách tiêu
dùng văn hóa, trong đó có tiêu dùng cho truyền thông. Thu nhập cao hơn, đời sống
tốt hơn là yếu tố thúc đẩy công chúng tiếp cận phương tiện truyền thông hiện đại hơn.
*Nhận xét chung:
Xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng đô thị đã thay đổi nhiều so với
trước đây, họ tìm kiếm thông tin, giải trí trên nhiều phương tiện truyền thông mới
như điện thoại thông minh, mạng internet. Thời đại công nghệ số đã hình thành một
bộ phận không nhỏ công chúng có thói quen đọc báo hàng ngày và sàng lọc thông
tin qua truy cập mạng internet cũng như có thói quen sử dụng những sản phẩm truyền
thông thiên về thỏa mãn giác quan một cách trực tiếp. Khi tư duy tiện ích được đề 9 lOMoAR cPSD| 46672053
cao thì công chúng có xu hướng đọc, nghe, xem thật nhanh và chỉ đọc những thông
tin thật sự cần thiết và “bắt mắt” để tiết kiệm thời gian.
Đời sống con người hiện nay ngày càng gắn chặt vào các thiết bị và ứng dụng
công nghệ. Con người hiện đại, đặc biệt tại các đô thị lớn, giới trí thức, nghệ sĩ, giới
trẻ, viên chức nhà nước hầu như không thể tách rời các hoạt động của đời sống cá
nhân và công việc khỏi các thiết bị công nghệ và nền tảng số hoá. “Nghiện
smartphone”, “nghiện Facebook”, “nghiện mạng xã hội” đã và đang trở nên xu thế
phổ biến, qua đó, mọi kênh tiếp cận thông tin và hưởng thụ thông tin của người dùng
cũng ngày càng được số hoá.
Theo một thống kê của Hiệp hội báo chí xuất bản thế giới (WAN-IFRA),
những trang web được xem nhiều nhất thế giới hiện nay là: Google, YouTube,
Facebook, Wikipedia, Amazon… Như vậy, có thể thấy các kênh tiếp nhận, tìm kiếm
thông tin tổng hợp (Google, Yahoo, Wikipedia), mạng xã hội (Facebook), giải trí và
tương tác video (YouTube), kênh thương mại điện tử (Amazon), tức là chỉ cần ngồi
trước màn hình máy tính, hoặc mở máy tính bảng, smartphone, người dùng có thể
thoả mãn mọi nhu cầu của mình, từ tiếp nhận thông tin, giao tiếp xã hội, giải trí và
thực thi các nhu cầu cá nhân.
Công chúng hiện nay chủ yếu xem thông tin qua các thiết bị di động và xu
hướng là thích các tin ngắn cô đọng, súc tích, nhiều hình ảnh, video sinh động. Họ
không có nhiều thời gian để đọc các bài viết dài trừ khi đó thực sự là một vấn đề
đáng quan tâm. Nhu cầu của công chúng là khai thác được thông tin theo nhiều chiều,
với nhiều cách thức linh hoạt, phù hợp với cách tiếp cận thông tin của từng cá nhân.
Sự xuất hiện của Internet và các phương tiện truyền thông sử dụng Internet làm
nền tảng ở Việt Nam đã giúp công chúng có khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng
và đa dạng trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó công chúng đang dần nâng cao trình độ
hiểu biết và hình thành nên những phẩm chất cần có của nhóm đối tượng có trình 10 lOMoAR cPSD| 46672053
độ. Thế hệ công chúng này đặt ra những đòi hỏi mang tính thời đại đối với hoạt động
báo chí truyền thông chính thống. Sự phát triển của Internet và việc thay đổi cách
thức truy cập vào nhiều nguồn phương tiện truyền thông đã bắt buộc các tập đoàn
truyền thông phải tiến hành tìm hiểu sâu hơn, nghiên cứu kỹ hơn về cách công chúng
sử dụng các công nghệ truyền thông mới, về cách họ tiếp cận và tương tác với các
nội dung chuyển tải trong thời gian tới. 11