-
Thông tin
-
Quiz
Cơ cấu nhập khẩu đậu tương của Việt Nam năm 2022
Cơ cấu nhập khẩu đậu tương của Việt Nam năm 2022 giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài báo cáo của mình đạt kết quả cao
Đại học Tài Chính - Marketing 679 tài liệu
Cơ cấu nhập khẩu đậu tương của Việt Nam năm 2022
Cơ cấu nhập khẩu đậu tương của Việt Nam năm 2022 giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài báo cáo của mình đạt kết quả cao
Preview text:
-
Việt Nam đã và đang nhập khẩu đậu tương từ nhiều nguồn trên thế giới để đáp ứng nhu cầu trong
công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và ngành công nghiệp thực phẩm. Hoa Kỳ là một trong những quốc
gia xuất khẩu đậu tương tới Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta tiêu thụ trung bình gần
2 triệu tấn đậu tương. Khoảng 70% trong số này được sử dụng cho hoạt động ép dầu để sản xuất khô đậu
tương – thành phần chính trong hỗn hợp thức ăn chăn nuôi. -
Phần lớn nhu cầu tiêu thụ đậu tương tại nước ta vẫn được đáp ứng bởi nguồn hàng nhập khẩu.
Theo số liệu sơ bộ từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, nước ta nhập khẩu 1,84 triệu tấn đậu tương trong
năm 2022, trong đó Mỹ là nhà cung cấp lớn thứ 2 với 594,791 tấn. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là
một trong những đối tác thương mại đậu tương lớn của Mỹ. Dữ liệu chính thức của USDA cho thấy, Việt
Nam luôn nằm trong danh sách 10 nhà nhập khẩu đậu tương lớn nhất của nước này xét về giá trị kể từ ít nhất là năm 2013. -
Do năng lực sản xuất đậu tương nội địa còn hạn chế, việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên
liệu nhập khẩu của ngành chăn nuôi và ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam sẽ không thể đạt được
trong một sớm một chiều. Thay vào đó, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và công nghiệp thực
phẩm ở nước ta cần hướng tới giải pháp thay đổi linh hoạt nguồn cung nhằm giảm bớt áp lực chi phí. -
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ, nhận định: “Hoa Kỳ là một trong
những thị trường nhập khẩu quan trọng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam, cung cấp
sản phẩm nguồn như bông, thức ăn gia súc, ngô, đậu tương, hóa chất, máy móc, công nghệ… Do đó, việc
tăng cường nhập khẩu các sản phẩm nguồn này từ Hoa Kỳ tạo ưu thế quan trọng là giúp làm "sạch hóa"
chuỗi cung ứng khi có nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất có chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.”
- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong tháng
8/2023 đạt 166.091 tấn với kim ngạch hơn 96,6 triệu USD, tăng 83,8% về lượng và tăng 86% về trị giá so
với tháng trước đó. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này cán mốc hơn 1,3 triệu
tấn với trị giá hơn 876 triệu USD, tăng 7,1% về lượng và tăng 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
-Xét về thị trường, Mỹ đang là nhà cung cấp đậu tương lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đang ghi nhận sản
lượng nhập khẩu tăng mạnh nhất trong số các thị trường. Cụ thể trong tháng 8, nhập khẩu đậu tương từ
Mỹ vào Việt Nam đạt 16.415 tấn với kim ngạch hơn 10,8 triệu USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 16,1%
về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ đạt
498.347 tấn với kim ngạch hơn 340 triệu USD, tăng 23% về lượng và tăng 24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. -
Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 594.791 tấn đậu tương, chiếm tỷ trọng 32% về sản
lượng. Đến hết tháng 8, tỷ trọng đã tăng lên 38% cho thấy Việt Nam đang ngày càng trở thành thị trường
tiềm năng cho đậu tương của Mỹ. -
Về đậu tương, Mỹ là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu, với hơn 118
triệu tấn đậu tương được thu hoạch tại Mỹ trong năm 2022 và thu về hơn 34 tỷ USD nhờ vào xuất khẩu,
chiếm tỷ trọng 37% trên toàn cầu, xếp sau Brazil. Dữ liệu chính thức của USDA cho thấy, Việt Nam luôn
nằm trong danh sách 10 nhà nhập khẩu đậu tương lớn nhất của nước này xét về giá trị kể từ ít nhất là năm 2013. -
Còn tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, sản lượng của nước ta đạt khoảng 13 triệu tấn/năm,
chỉ bằng1/10 so với Mỹ và tương đương với 35% nhu cầu (33 triệu tấn/năm), do vậy phải phụ thuộc phần
lớn vào nguồn cung nhập khẩu. Chỉ tính riêng mặt hàng khô đậu tương, năm 2022, Việt Nam mua khoảng
5,3 triệu tấn từ thị trường quốc tế và đứng thứ 3 trên bản đồ nhập khẩu thế giới.