-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học với đề tài: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giúp sinh viên tham khảo và làm tốt bài tiểu luận cuối kỳ đạt kết quả cao.
Chủ nghĩa xã hội khoa học (ML018) 11 tài liệu
Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học với đề tài: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giúp sinh viên tham khảo và làm tốt bài tiểu luận cuối kỳ đạt kết quả cao.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (ML018) 11 tài liệu
Trường: Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Cần Thơ
Preview text:
1 Table of Contents
1. Cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lê chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam ..................................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu
xã hội ........................................................................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu xã hội ........................................... 1
1.1.2. Khái niệm vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội. 1
1.2. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam ..................................................................................................... 3
3. Cơ cấu xã hội- giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời
kỳ quá đồ lên chủ nghĩa xã hội học ở Việt Nam ............................................. 3
3.1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam ....................................................................................................... 3
3.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam ..................................................................................... 5 2
ĐỀ TÀI: CƠ CẤU XÃ HỘI- GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GAI CẤP,
TẦNG LỚP TRONG KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lê chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1.1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp
trong cơ cấu xã hội.
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu xã hội.
Cơ cấu xã hội là một trong những vấn đề trung tâm của nghiên cứu xã
hội, vì thế hầu như các ngành khoa học xã hội đều nghiên cứu cơ cấu xã hội
theo cách tiếp cận và mục đích của mình. Cho đến nay có nhiều quan điểm
khác nhau về cơ cấu xã hội nhưng ta có thể nêu một cách chung nhất, đó là:
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã
hội do sự tác động lẫn nhau của cộng đồng với tạo nên. Cơ cấu xã hội vừa
phản ánh sự tồn tại của xã hội, vừa tác động lại sự phát triển của xã hội.
Có nhiều cách phân loại cơ cấu xã hội tùy thuộc vào các cách tiếp cận
khác nhau của các ngành khoa học cũng như các mục đích nghiên cứu và
quản lý xã hội. Mỗi cá nhân có thể nằm trong nhiều cơ cấu xã hội khác nhau
tùy thuộc vào các hình thức phân chia khác nhau như: giai cấp, tầng lớp, nghề
nghiệp, nơi cư trú, tôn giáo... Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn Chủ nghĩa
xã hội khoa học tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp vì đó là một 3
trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong
một chế độ xã hội nhất định.
1.1.2. Khái niệm vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp
trong cơ cấu xã hội.
Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội
tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua
những mối quan hệ với sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản
lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị- xã hội các giai cấp và tuần lớp đó.
Trong xã hội có giai cấp cơ cấu xã hội- giai cấp là loại hình cơ
bản và có vị trí định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác vì những lý do sau:
Cơ cấu xã hội - giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và
nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý tổ chức lao
động, vấn đề phân phối thu nhập... trong một hệ thống sản xuất
nhất định. Các loại hình cơ cấu xã hội khác không có được những
mối quan hệ quan trọng và quyết định này.
khác không có được những mối quan hệ quan trọng và quyết định này.
Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi
của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của cơ toàn bộ cơ cấu
xã hội. Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tác
động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt động xã hội và mọi thành viên trong xã hội.
Mặc dù cơ cấu xã hội - giai cấp giữ vị trí quan trọng, song không vì thế mà
tuyệt đối hóa nó, xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác, từ đó có thể dẫn
đến tùy tiện, muốn xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội một cách
đơn giản theo ý muốn chủ quan.
1.2. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế có nhiều tăng 4
trưởng tích cực, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tiến bộ vượt bậc về
khoa học công nghệ, cơ cấu xã hội - giai cấp có rất nhiều sự đa dạng và những
biến đổi mang tính quy luật như sau:
Một là, xã hội xuất hiện nhiều giai cấp và tầng lớp có vị trí khác nhau
như: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tiểu thương,...
Trong đó, giai cấp công nhân có vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế và lãnh đạo xã hội bởi họ là đại biểu cho nền sản xuất tiên tiến.
Giai cấp nông dân đông về số lượng và là lực lượng quan trọng trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp. Tầng lớp trí thức đại biểu cho lao động trí tuệ có trình
độ cao, là chủ thể của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Điều này
có được là do tồn tại kết cấu kinh tế nhiều thành phần, có sự đan xen giữa
những cái mới và những dấu vết của xã hội cũ.
Hai là, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi do tác động của những yếu tố
về kinh tế. Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phục vụ lợi ích
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng Cộng sản
lãnh đạo. Không chỉ vậy, cơ cấu kinh tế còn biến đổi theo xu
hướng tăng tỷ trọng công
Không chỉ vậy, cơ cấu kinh tế còn biến đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; hình thành các vùng kinh tế và
các trung tâm kinh tế lớn; phát triển lực lượng sản xuất với trình độ công nghệ
tiên tiến theo hướng ứng dụng những thành tựu khoa học
công nghệ. Mặt khác, nền kinh tế trong thời kỳ quá độ phát triển
mạnh hơn với tính cạnh tranh cao và xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng nên các giai cấp, tầng lớp xã hội 5
ngày càng năng động, thích ứng nhanh, chủ động sáng tạo
trong lao động sản xuất.
Ba là, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong mối quan hệ
vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích
lại gần nhau. Mức độ liên minh giữa các giai cấp tầng lớp thì tùy thuộc vào
các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn của thời kỳ
quá độ. Trong đó, giai cấp công nhân không chỉ là lực lượng tiêu biểu cho
phương thức sản xuất mà còn có vai trò chủ đạo trong sự phát triển mối quan
hệ liên minh công – nông - trí, từ đó tạo nên sự thống nhất của cơ cấu xã hội -
giai cấp trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu về các phong trào công nhân ở
Tây Âu giai đoạn 1848 - 1852 và đi đến kết luận rằng: Những cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân thất bại chủ yếu là do giai cấp công nhân “đơn độc” vì
đã không liên minh với giai cấp nông dân. Do vậy những cuộc đấu tranh đó
đã trở thành những “bài đơn ca ai điếu”. Các Mác khẳng định: “Đứng trước
giai cấp tư sản phản cách mạng, đã liên minh lại thì dĩ nhiên là những phần tử
đã được cách mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và nông dân, phải liên minh
với người đại biểu chủ yếu cho những lợi ích cách mạng, tức là giai cấp vô
sản cách mạng” Vì “...người nông dân thấy rằng giai cấp vô sản thành thị,
giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là người bạn đồng minh, người lãnh
đạo tự nhiên của mình”.
Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C.Mác và Ăngghen 6
trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao, V.I.Lênin cũng khẳng định
liên minh công - nông là vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo thắng lợi
cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Lênin chỉ
rõ: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp
giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo
những tầng lớp lao động không phải vô sản hoặc với phần lớn những tầng lớp
đó, liên minh nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản,
tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những vụ toàn khôi
phục của giai cấp ấy nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội”
và “Nếu không liên minh với nông dân thì không thể có được chính quyền
của giai cấp vô sản, không thể nghĩ được đến việc duy trì chính quyền đó...
Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp
vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và
chính quyền nhà nước”.
Như vậy liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội
nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng
thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
3. Cơ cấu xã hội- giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá đồ lên chủ nghĩa xã hội học ở Việt Nam.
3.1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Từ khi cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc
biệtTừ khi cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 7
đặc biệtlà sau hơn 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội - giai cấp có những biến đổi sau:
Một là, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa mang tính quy luật phổ biến,
Một là, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa mang tính quy luật phổ
vừa mang tính đặc thù của Việt Nam. Sự biến đổi mang tính quy
luật bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế. Từ Đại hội
VI (1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam chuyển sang cơ
chế thị trường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nước ta đã dịch chuyển
theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Sự biến đổi trên đã hình
thành nên một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng. Sự biến đổi đa
dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam diễn
ra trong nội bộ từng giai cấp, có sự chuyển hóa lẫn nhau,
xuất hiện các tầng lớp xã hội mới. Đó cũng là một trong những
yếu tố có tác động trở lại làm cho nền kinh tế đất nước phát triển
trở nên năng động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng vào
sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là, trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội- giai cấp, vai trò của
các giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định.
Giai cấp công nhân có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam và là lực lượng
nòng cốt trong liên minh công – nông - trí. Trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân biến đổi nhanh
cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo trong bộ công nhân cũng ngày càng rõ
nét. Một bộ phận công nhân thu nhập thấp, giác ngộ ý thức chính trị giai cấp
chưa cao và còn nhiều khó khăn về mọi mặt sự tồn tại.
Giai cấp nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong thời kỳ quá 8
độ, giai cấp nông dân có xu hướng giảm dần trong tỷ lệ cơ cấu xã hội - giai
cấp. Ở các vùng nông thôn, số lượng nông dân chuyển từ
lao động nông nghiệp sang lao động trong các khu công nghiệp
ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, trong giai cấp nông dân cũng
xuất hiện những chủ trang trại và những nông dân đi làm thuê
do mất đất… và sự phân hóa giàu nghèo cũng được thể hiện rõ rệt.
Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế tri thức phát triển mạnh, càng ngày càng
tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Họ mang lại những tri thức khoa học,
những sản phẩm tinh thần phục vụ và định hướng cho
nhận thức và hành động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực. Xây dựng
đội ngũ trí thức sẽ góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…
Phụ nữ là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, luôn phát huy truyền thống “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm
đang”. Ngoài việc đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con
cái, họ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong số các đại biểu quốc
hội Việt Nam, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là “Phụ
nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới”.
Đội ngũ thanh niên mang trong mình sứ mệnh của chủ nhân tương lai của đất
nước như Bác Hồ đã viết: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại
phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị tương lai đó”. 9
Tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
cần phải có những giải pháp xác thực, đồng bộ và tác động tích
cực để giai cấp, tầng lớp có thể khẳng định vị trí xứng đáng và
phát huy hiệu quả vai trò của mình trong cơ cấu xã hội và trong
sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn. Điều này có được một phần là
nhờ sự liên minh giai cấp, tầng lớp trên nhiều lĩnh vực. Trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc tổ chức liên minh vững mạnh
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện những nội dung cơ bản của liên minh.
Nội dung kinh tế của liên minh: Đây là nội dung cơ bản, quyết
định nhất là cơ sở vật chất - kỹ thuật vững chắc của liên minh
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và được cụ thể hóa như sau:
Phải xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế, nhu cầu kinh tế và sự
hợp tác quốc tế, từ đó xác định đúng cơ cấu kinh tế. Đảng ta xác định cơ cấu
chung của kinh tế nước ta là:“Công - nông nghiệp - dịch vụ” và yêu cầu
“Tăng cường phát triển kinh tế tri thức, từ đó mà tăng cường liên minh công -
nông - trí thức”. Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều
hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, phân
Nội dung chính trị của liên minh:
Nội dung chính trị của liên minh:
Một là, giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân,
đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
khối liên minh và với toàn thể xã hội. Có như vậy thì mới thỏa mãn được nhu
cầu, lợi ích của cả ba giai cấp, tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức và của toàn dân. 10
Hai là, xây dựng Đảng vũng mạnh về chính trị, tư tưởng; hoàn
thiện, phát huy dân chủ xã hội và quyền làm chủ của dân tộc,
không ngừng cũng cố, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc; tăng
cường sự đồng thuận xã hội.
Ba là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Động viên các lực lượng trong
khối liên minh gương mẫu thực hiện đường lối của Đảng, pháp
luật, chính sách của nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo
vệ thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời
kiên quyết đấu tranh chống lại các kẻ thù địch.
Đồng thời, em nhận thấy những biến đổi về cơ cấu giai cấp - xã hội và
liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là một vấn đề mang tính thời sự. Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn
về điều này để chấp hành tốt các chính sách của Đảng và nhà nước, hiểu được
vai trò của mình trong xã hội để góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của đất nước. KẾT THÚC
Cơ cấu giai cấp - xã hội đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xã hội và
sự phát triển của đất nước. Liên minh các giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không chỉ mang lại nhiều lợi ích mà còn nâng cao
khối đại đoàn kết toàn dân. Do đó, mỗi cá nhân cần chấp hành tốt các chủ
trương của Đảng và nhà nước để nâng cao chất lượng cơ cấu xã hội - giai cấp
của đất nước, từ đó góp phần vào quá trình phát triển đất nước trong thời đại hội nhập quốc tế 15
HaiHai là, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng;
hoàn thiện,phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; khô